Bài học cùng chủ đề
- Luyện tập Bài 16
- Lý thuyết Bài 16. Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P1)
- Lý thuyết Bài 16. Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P2)
- Lý thuyết Bài 16. Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P3)
- Luyện tập Bài 16. Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P2)
- Luyện tập Bài 16. Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P3)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 16. Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P3) SVIP
4. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1969
a. Hồ Chí Minh lãnh đạo kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
✽ Lãnh đạo kháng chiến trong những năm 1945-1946
- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải đối phó với nhiều khó khăn, thử thách.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chính phủ đã đề ra và trực tiếp thực hiện nhiều chính sách, biện pháp trên các lĩnh vực.
+ Về đối nội:
▪ Để giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước “Nhường cơm sẻ áo” và “Tăng gia sản xuất”, kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ và thành lập Quỹ Độc lập, gửi thư kêu gọi các tầng lớp nhân dân hưởng ứng Tuần lễ vàng ủng hộ Chính phủ.
▪ Để tạo cơ sở pháp lí cho chính quyền cách mạng và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, ngày 5-1-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu.
Câu hỏi:
@204892307281@
+ Về đối ngoại:
▪ Sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư tới Chủ tịch Hội đồng Liên hợp quốc và nguyên thủ các nước lớn, khẳng định nền độc lập của Việt Nam.
▪Trước ngày 6-3-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và Chính phủ chủ trương kiên trì hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc để tập trung đánh Pháp ở Nam Bộ.
▪ Sau khi thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc kí Hiệp ước Hoa-Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kí với Chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ. => Hiệp định Sơ bộ đã làm thất bại âm mưu câu kết giữa Pháp và Trung Hoa Dân quốc, tạo thêm thời gian hòa bình để củng cố và xây dựng lực lượng.
▪ Hiệp định Sơ bộ được kí kết nhưng thực dân Pháp vẫn ra sức phá hoại. Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp sang Pháp vận động ngoại giao. Cuộc đàm phán thất bại do dã tâm xâm lược của Pháp.
▪ Để cứu vãn tình hình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động kí bản Tạm ước (14-9-1946) với Pháp nhằm tiếp tục kéo dài thời gian hòa bình, tạo điều kiện chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
▪ Đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước ủng hộ, đồng thời chỉ đạo công cuộc chuẩn bị lực lượng kháng chiến.
▪ Tối ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Hình 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Hải ngoại Pháp ký bản Tạm ước Việt - Pháp, ngày 14-9-1946.
Câu hỏi:
@204891492642@
✽ Lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954)
- Hoạch định đường lối, phương châm kháng chiến: toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
- Mở rộng các hoạt động ngoại giao (với nhân dân Pháp tiến bộ, các nước xã hội chủ nghĩa và các nước Đông Dương).
- Chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam (2-1951)-Đại hội kháng chiến thắng lợi.
- Chỉ đạo các chiến dịch quân sự trong kháng chiến chống thực dân Pháp trên chiến trường.
Hình 2. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp bàn kế hoạch tác chiến trong Đông - Xuân 1953 - 1954
Câu hỏi:
@204891634509@
b. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1969
✽ Lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
- Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì và chỉ đạo xây dựng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960).
- Người nêu rõ: Đại hội này là đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.
✽ Chỉ đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, xác định đường lối và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược
- Tháng 1-1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam giữa lúc cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn, xác định phương hướng cơ bản cho cách mạng miền Nam.
- Từ năm 1965-1968, Mỹ đem quân viễn chinh và quân đồng minh trực tiếp tham chiến ở miền Nam và gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng phân tích tình hình, dự báo và thể hiện quyết tâm đánh thắng quân Mỹ xâm lược.
Hình 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960)
Câu hỏi:
@204891686794@
✽ Là biểu tượng đoàn kết và có vai trò to lớn trong đấu tranh ngoại giao
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện cho tiếng nói của nhân dân Việt Nam vạch trần tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ.
- Trong bối cảnh mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc, Người luôn nỗ lực dùng giải pháp ngoại giao, tranh thủ sự giúp đỡ của nước bạn, đóng góp vào việc khôi phục và tăng cường sự đoàn kết giữa các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời giữ vững đường lối độc lập, tự chủ của cách mạng Việt Nam.
- Những thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đã đưa tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đi vào lịch sử cách mạng thế giới, trở thành biểu tượng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trong thế kỉ XX.
Hình 4. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhân sĩ trí thức Mỹ phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam
Câu hỏi:
@204891700119@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây