Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Thực hành tiếng Việt SVIP
I. LÝ THUYẾT
1. Dẫn nguồn
Dẫn nguồn có vai trò rất quan trọng trong viết luận văn, nghiên cứu và trình bày thông tin, bao gồm các mục đích chính sau:
- Chứng minh độ tin cậy: Giúp bài viết có cơ sở vững chắc, tránh đưa ra thông tin sai lệch hoặc thiếu căn cứ.
- Thể hiện sự tôn trọng tác giả: Ghi nhận công sức của người đã nghiên cứu, tránh đạo văn.
- Giúp người đọc kiểm chứng: Người đọc có thể tra cứu lại nguồn gốc thông tin để hiểu sâu hơn hoặc xác minh tính chính xác.
- Thể hiện sự nghiêm túc trong nghiên cứu: Một bài viết có trích dẫn nguồn đầy đủ chứng tỏ tác giả có tư duy khoa học và phương pháp làm việc chặt chẽ.
- Bổ sung nền tảng học thuật: Khi trích dẫn nguồn uy tín, bài viết sẽ có chiều sâu và được đánh giá cao hơn.
2. Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
- Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,... Một vài biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập, nghiên cứu: Liệt kê đầy đủ các tài liệu tham khảo đã sử dụng và trình bày tài liệu tham khảo đúng quy cách; chú thích trích dẫn và ghi cước chú đúng quy cách; tham khảo thông tin từ các nguồn có độ tin cậy cao;...
- Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một nguyên tắc quan trọng trong học thuật, nghiên cứu và sáng tạo. Nó đảm bảo rằng tác giả, nhà nghiên cứu và những người sáng tạo nội dung nhận được sự công nhận và bảo vệ hợp pháp đối với công trình của họ.
- Ý nghĩa của việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ:
+ Thể hiện sự tôn trọng đối với tác giả: Công nhận công sức, trí tuệ của người sáng tạo.
+ Bảo vệ tính nguyên gốc: Đảm bảo ý tưởng và sản phẩm sáng tạo không bị sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng trái phép.
+ Khuyến khích sáng tạo và nghiên cứu: Khi quyền lợi của người sáng tạo được bảo vệ, họ có động lực để tiếp tục nghiên cứu, đổi mới.
+ Tránh vi phạm pháp luật: Hành vi sao chép trái phép có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý như phạt tiền, gỡ bỏ nội dung hoặc thậm chí bị kiện.
- Cách bảo vệ và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ:
+ Dẫn nguồn đầy đủ và chính xác: Khi sử dụng tài liệu của người khác, cần trích dẫn rõ ràng theo đúng quy định (APA, MLA, Harvard, Chicago,…).
+ Không đạo văn: Không sao chép nguyên văn hoặc diễn đạt lại ý tưởng của người khác mà không ghi nguồn.
+ Xin phép khi cần thiết: Khi sử dụng nội dung có bản quyền (hình ảnh, tài liệu, nghiên cứu...), cần xin phép tác giả hoặc tuân thủ các quy định về bản quyền.
+ Tôn trọng giấy phép sử dụng: Chỉ sử dụng tài liệu theo điều khoản cho phép, chẳng hạn giấy phép Creative Commons hoặc nội dung thuộc phạm vi công cộng.
+ Tạo ra nội dung gốc: Khi viết bài nghiên cứu hoặc sáng tạo nội dung, cần đảm bảo tính sáng tạo và đóng góp cá nhân thay vì sao chép.
- Việc tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ thể hiện đạo đức nghề nghiệp mà còn giúp môi trường học thuật và sáng tạo phát triển lành mạnh, công bằng.
Hành vi nào sau đây vi phạm sự tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?
Hành động nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ?
3. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là hình thức truyền đạt thông tin mà không sử dụng lời nói hay chữ viết. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung, nhấn mạnh hoặc thay thế lời nói, giúp con người hiểu nhau hiệu quả hơn trong giao tiếp.
- Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ phổ biến: Cử chỉ, điệu bộ, thái độ, nét mặt, ánh mắt, giọng điệu, âm điệu, không gian cá nhân...
- Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ:
+ Bổ sung và nhấn mạnh lời nói.
+ Truyền tải cảm xúc một cách tự nhiên.
+Tạo ấn tượng và xây dựng mối quan hệ.
+ Thay thế lời nói trong một số trường hợp (Khi không thể sử dụng lời nói do khoảng cách xa, môi trường ồn ào…).
Trong một buổi diễn thuyết trước đám đông, diễn giả nên kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ nào để bài nói có sức thuyết phục hơn?
Yếu tố nào sau đây không thuộc giao tiếp phi ngôn ngữ?
II. THỰC HÀNH
1. Ở văn bản Đọc kết nối chủ điểm, nhóm biên soạn đã dẫn nguồn bài thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn như thế nào? Xác định những yếu tố trong phần dẫn nguồn đó.
ĐỢI MƯA TRÊN ĐẢO SINH TỒN
Trần Đăng Khoa
Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn
Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy
Mắt đăm đăm nhìn về nơi ấy
Nơi con mưa thăm thẳm xa khơi
Ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời...
Ôi ước gì được thấy mưa rơi
Mặt chúng tôi ngửa lên như đất
Những màu mây sẽ thôi không héo quắt
Đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên
Đảo xa khơi sẽ hoá đất liền
Chúng tôi không cạo đầu, để tóc lên như cỏ
Rồi khao nhau
Bữa tiệc linh đình bày toàn nước ngọt
Ôi, ước gì được thấy mưa rơi...
Con mưa lớn vẫn rập rình ngoài biển
Ánh chớp xanh vẫn lấp loáng phía chân trời...
Ôi, ước gì được thấy mưa rơi
Chúng tôi sẽ trụi trần, nhảy choi choi trên cát
Giãy giụa tơi bời trên mặt cát
Như con cá rô rạch nước đón mưa rào
Úp miệng vào tay, chúng tôi sẽ cùng gào
Như ếch nhái uôm uôm khắp đảo
Mưa đi! Mưa đi! Mưa cho táo bạo
Mưa như chưa bao giờ mưa, sấm sét đùng đùng
Nhưng làm sao mưa cứ ngại ngùng
Chập chòn bay phía xa khơi...
Chúng tôi ngồi ôm súng đợi mưa rơi
Lòng thắc thỏm niềm vui không nói hết
Mưa đi! Mưa đi! Mưa cho mãnh liệt
Mưa lèm nhèm chúng tôi chẳng thích đâu
Nhưng không có mưa rào thì cứ mưa ngâu
Hay mưa bụi... mưa li ti... cũng được
Mặt chúng tôi ngửa lên hứng nước
Một hạt nhỏ thôi, cát cũng dịu đi nhiều...
Ôi hòn đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu
Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn
trên mặt đảo
Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão
Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong đập
trái tim người
Như đá vững bền, như đá tốt tươi...
Mưa vẫn dăng màn lộng lẫy phía xa khơi
Mưa yểu điệu như một nàng công chúa
Dù mưa chẳng bao giờ đến nữa
Thì xin cứ hiện lên thăm thẳm cuối chân trời
Để bao giờ cánh lính chúng tôi
Cũng có một niềm vui
đón đợi...
1982
(Trần Đăng Khoa, Thơ chọn lọc, NXB Văn học, 2004, tr. 362 - 364)
Sắp xếp thứ tự các yếu tố trong phần dẫn nguồn văn bản Đọc kết nối chủ điểm: Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn theo nhóm biên soạn.
- Năm xuất bản.
- Nhà xuất bản.
- Tên tập thơ.
- Tên tác giả.
* Những yếu tố trong phần dẫn nguồn: Tên tác giả, tên tập thơ, nhà xuất bản, năm xuất bản.
2. Chỉ ra một số biểu hiện của sự tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong ngữ liệu tham khảo ở phần Viết (tr. 108 – 112).
Đánh giá hiện trạng phát sinh và đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lí rác thải nhựa tại phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải đối với khu dân cư, nhà hàng, cơ quan công sở, chợ dân sinh và khu công cộng kết hợp với phỏng vấn, điều tra khảo sát để: (1) đánh giá hiện trạng phát sinh rác thải nhựa tại phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội; (2) đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lí rác thải nhựa tại địa phương. Nghiên cứu được thực hiện trong hai tháng tại phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Từ khoá: Rác thải nhựa, nhựa, nguồn phát sinh rác, quản lí môi trường, Thượng Cát.
1. MỞ ĐẦU
Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về lượng rác thải nhựa, tương đương với 1,83 triệu tấn/ năm (Jambeck và cộng sự, 2015). Với điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi, những năm gần đây, kinh tế của phường Thượng Cát, thuộc quận Bắc Từ Liêm, phía tây Hà Nội phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, đặc biệt là rác thải nhựa đang là vấn đề cấp bách tại địa phương. Do số liệu đánh giá hiện trạng chưa đầy đủ và thực trạng quản lí rác thải nhựa chưa hợp lí nên tình trạng ô nhiễm này chưa được giải quyết triệt để. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về chất thải rắn sinh hoạt, nhưng còn khá ít nghiên cứu về rác thải nhựa, đặc biệt là phương pháp đánh giá rác thải nhựa cho một khu vực. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng rác thải nhựa tại phường Thượng Cát là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn vì trên cơ sở đó có thể đề xuất giải pháp nhằm quản lí hiệu quả hơn rác thải nhựa. Kết quả và phương pháp đánh giá của nghiên cứu này có thể được triển khai cho các địa phương khác trên cả nước. Nghiên cứu này được thực hiện để trả lời cho các câu hỏi sau: Hiện trạng phát sinh rác thải nhựa tại phường Thượng Cát như thế nào? Cần có giải pháp nào để nâng cao công tác quản lí rác thải nhựa tại địa phương?
Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng: (1) xác định khối lượng và thành phần rác thải đối với khu dân cư, nhà hàng, cơ quan công sở, (2) xác định khối lượng và thành phần rác thải đối với chợ dân sinh và khu công cộng, (3) kết hợp với phỏng vấn, điều tra khảo sát các hộ gia đình, chủ nhà hàng, người lao động tại khối cơ quan, công sở và công nhân thu gom rác. Nghiên cứu được thực hiện với 7 tổ dân phố và 2 587 hộ gia đình của phường Thượng Cát.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm rác thải nhựa
Rác thải nhựa thuộc loại chất thải rắn, đó là những vật chất ở thể rắn được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2020). Vì vậy có thể hiểu rác thải nhựa là những vật dụng bằng nhựa đã qua sử dụng hoặc không còn được dùng nữa và bị loại bỏ, khó phân huỷ hoặc lâu phân huỷ trong môi trường thải bỏ (môi trường nước, đất hoặc bãi chôn lấp chất thải rắn).
2.2. Kết quả nghiên cứu và đề xuất
2.2.1. Thành phần và khối lượng rác thải nhựa theo từng nguồn
a. Khu dân cư
Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng lượng rác thải nhựa phát sinh từ các hộ gia đình là 620,88 kg/ ngày, chiếm 10,6% tổng lượng chất thải rắn. Trong số đó có 33,3% lượng rác thải nhựa tái chế và 66,7% lượng rác thải nhựa không thể tái chế. Trong khu dân cư, loại rác thải này thường được thu gom và phân loại rất tốt để bán lại cho các cơ sở tái chế. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là rác thải nhựa không thể tái chế lại chiếm tỉ trọng cao (66,7%). Việc thu gom loại rác thải này thường không được quan tâm vì chúng không thể được tái sử dụng và không có lợi ích kinh tế. Việc xử lí chúng cũng rất khó khăn. Phương pháp xử lí phổ biến hiện nay (đốt và chôn) tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.
b. Nhà hàng
Khối lượng rác thải nhựa phát sinh từ các nhà hàng chiếm 21% lượng chất thải rắn sinh hoạt. Tổng lượng rác thải từ các nhà hàng của phường Thượng Cát là 168 kg/ ngày.
Thành phân chất thải rắn phát sinh từ nhà hàng và từ chợ Thượng Cát
c. Chợ
Theo kết quả nghiên cứu, rác hữu cơ (rau, củ, quả và đồ ăn hỏng) phát sinh từ chợ Thượng Cát chiếm 63% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt; lượng rác thải nhựa chiếm 22% (tương đương với 452,6 kg/ ngày). Thành phần rác thải nhựa tại các khu chợ chủ yếu là túi ni lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần. Đây là nguồn rác thải nhựa lớn trên địa bàn phường và việc xử lí, thu gom, phân loại gặp nhiều khó khăn.
d. Khu cơ quan, công sở
Lượng rác thải nhựa phát sinh từ nguồn này chiếm 20% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của các khu hành chính, công sở, với thành phần chủ yếu là nhựa văn phòng phẩm, thiết bị hỏng, ni lông,...
Thành phần chất thải rắn phát sinh khu cơ quan, công sở, tại tuyến đường và các khu công cộng phường Thượng Cát
e. Chất thải rắn sinh hoạt từ các hoạt động quét đường và từ các khu công cộng
Nguồn rác này do người đi đường và những hộ dân sống dọc hai bên đường vứt ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng rác thải nhựa chiếm 13% tổng lượng rác thải sinh hoạt thu gom trên những tuyến đường chính, khu công cộng ở phường Thượng Cát, tương ứng với 154 kg/ ngày.
2.2.2. Khối lượng rác thải nhựa phát sinh tại phường Thượng Cát
Kết quả nghiên cứu thực tế tại khu vực phường Thượng Cát cho thấy lượng chất thải rắn phát sinh 10 436 kg/ ngày, trong đó, lượng rác thải nhựa chiếm 1 508 kg/ ngày. Theo bảng 1, tỉ lệ rác thải nhựa phát sinh trong ngày tại khu dân cư là nhiều nhất (41,2%), tiếp theo là tại khu chợ (30%) và thấp nhất là tại khối cơ quan, công sở (7,5%).
Cũng theo bảng 1, lượng rác thải thu gom được là 9 723 kg/ ngày, đạt 93,2%. Như vậy, công tác thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn đạt hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, tỉ lệ thu gom rác thải nhựa chỉ đạt 80,6% trong tổng số rác thải nhựa phát sinh. Có thể lí giải bởi hai nguyên nhân chính: (1) lượng rác thải nhựa có thể tái chế được các hộ gia đình hoặc công nhân thu gom rác trên địa bàn phường thu gom, phân loại tại nguồn để bán cho cơ sở tái chế; (2) còn lượng rác thải nhựa không được thu gom có thể đã bị vứt bừa bãi vào các ao hồ, đồng ruộng, vườn.
Bảng 1: Khối lượng chất thải sinh hoạt và rác thải nhựa trên địa bàn phường Thượng Cát
[1] Tổng: được xác định từ việc tính toán lượng rác thải phát sinh tại các nguồn.
[2] Khối lượng rác thải thu gom: được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Xử lí chất thải xây dựng và đầu tư phát triển môi trường Hà Nội (Uỷ ban nhân dân phường Thượng Cát, 2020).
2.2.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí rác thải nhựa tại phường Thượng Cát
Căn cứ vào kết quả trên, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lí rác thải nhựa tại phường Thượng Cát. Thứ nhất, hoàn thiện, triển khai cơ chế, chính sách về quản lí rác thải nhựa, đặc biệt cần làm rõ rác thải nhựa tái chế và rác thải nhựa không tái chế phù hợp với tình hình thực tế của phường. Thứ hai, tăng cường nguồn nhân lực quản lí tại phường và tại từng tổ dân phố. Thứ ba, xã hội hoá mô hình thu gom rác thải sinh hoạt: phường có thể chuyển giao mô hình thu gom rác thải sinh hoạt cho một doanh nghiệp có năng lực, vì rác thải thu gom bao gồm rác thải nhựa có thể tái chế, nếu thu gom tốt doanh nghiệp có thể thu lợi. Thứ tư, cần có giải pháp phân loại rác thải tại nguồn đối với từng loại đối tượng khác nhau. Thứ năm, bổ sung, tăng cường đầu tư phương tiện, trang thiết bị, nhân lực để làm tốt công tác thu gom, vận chuyển; thực hiện đúng quy trình kĩ thuật về xử lí rác thải nhựa không tái chế. Thứ sáu, triển khai mô hình “thu gom rác thải nhựa đổi đồ dùng sinh hoạt”, kết hợp tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân về rác thải nhựa.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Tỉ lệ rác thải nhựa trong rác thải sinh hoạt đến từ các khu dân cư là thấp nhất (10,6%), cao nhất là rác thải nhựa đến từ các khu chợ với 22%. Tuy nhiên, trong số nguồn rác thải nhựa phát sinh của toàn phường thì rác thải đến từ các hộ gia đình lại nhiều nhất (41,2%), sau đó là từ các khu chợ (30%) và cuối cùng là khối cơ quan, công sở (7,5%). Tỉ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt khá cao, đạt 93,2% trong khi đối với rác thải nhựa, tỉ lệ thu gom chỉ đạt 80,6%.
3.2. Khối lượng rác thải nhựa phát sinh tại hộ gia đình là 0,24 kg/ hộ/ ngày, trong đó lượng rác thải nhựa tái chế được chiếm 33,3%, còn rác thải nhựa không thể tái chế chiếm tới 66,7%.
3.3. Phường Thượng Cát cần triển khai đồng bộ các giải pháp quản lí rác thải nhựa như: xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp; bổ sung nguồn lực, trang thiết bị, phương tiện, xã hội hoá mô hình thu gom rác thải, thúc đẩy thu gom, phân loại rác thải tại nguồn và đặc biệt áp dụng mô hình “thu gom rác thải nhựa đổi đồ dùng sinh hoạt” kết hợp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về rác thải nhựa.
Tài liệu tham khảo
1. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (2020). Luật Bảo vệ môi trường.
2. Jambeck, J.R., Geyer, R., Wilcox, C., Siegler, T.R., Perryman, M., Andrady, A.,... & Law, K.L. (2015). Plastic waste inputs from land into the ocean. Science, 347 (6223), 768 - 771.
3. Uỷ ban nhân dân phường Thượng Cát. (2020). Báo cáo tổng kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường năm 2019, 2020 trên địa bàn phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Theo Đào Văn Hiền, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Mạnh Khái
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
(Bài đăng trên tạp chí Môi trường, số Chuyên đề tiếng Việt III/ 2021,
http://tapchimoitruong.vn/nghien-cuu-23/danh-gia-hien-trang-phat-sinh-va-de-xuat-mot-so-giai-phap-nang cao-cong-tac-quan-ly-rac-thai-nhua-tai-phuong-thuong-cat-thanh-pho-ha-noi-25885)
Những phương án nào dưới đây là biểu hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong văn bản?
- Chú thích nguồn khi trích dẫn ý tưởng:
(1) Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về lượng rác thải nhựa, tương đương với 1,83 triệu tấn/ năm (Jambeck và cộng sự, 2015).
(2) Rác thải nhựa thuộc loại chất thải rắn, đó là những vật chất ở thể rắn được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2020).
- Chú thích nguồn thông tin khối lượng rác thải thu gom (ở bảng 1) một cách đầy đủ, rõ ràng: “Khối lượng rác thải thu gom: được cung cấp bởi công ty Cổ phần Xử lí chất thải xây dựng và đầu tư phát triển môi trường Hà Nội (Ủy ban nhân dân phường Thượng Cát, 2020)”.
- Trình bày danh mục tài liệu theo đúng quy cách, đúng tiêu chuẩn.
3. Nhận xét tác dụng của việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong các đoạn trích dưới đây và cho biết khi sử dụng những phương tiện này, người viết đã chú thích nguồn như thế nào.
a. Trong số mười một mang khuôn đúc bằng đá được tìm thấy có mười mang khuôn đúc mũi tên ba cạnh và một mang đúc mũi lao hình cánh én. Theo các chuyên gia, đây là những hiện vật gốc, độc bản được phát hiện ở Việt Nam, có giá trị đặc biệt, được tôn xưng như một danh từ riêng: mũi tên đồng Cổ Loa. Phát hiện này vô cùng quan trọng và có giá trị để giải mã bí mật huyền thoại nỏ thần thời kì An Dương Vương.
Hình 3. Mang khuôn có hình vật đúc mũi tên đồng ba cạnh (hình trái) và mũi lao cánh én (hình phải)
(https://thanhcoloa.vn/bao-vat-quoc-gia-suu-tap-khuon-duc-co-loa)
(Theo Hà Trang, Khuôn đúc đồng Cổ Loa: “nỏ thần” không chỉ là truyền thuyết)
Tại mục 3a. của phần Thực hành Tiếng Việt (sgk tr99), người viết đã sử dụng loại phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nào?
Biểu đồ 4.4. Tỉ lệ chỉ số WQI theo các mức tại các điểm quan trắc thuộc các lưu vực sông giai đoạn 2016 - 2020
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu quan trắc của Tổng cục Môi trường
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia giai đoạn 2016 – 2020, tr. 53)
Ngữ liệu ở mục 3b. phần Thực hành Tiếng Việt (sgk tr 100), người viết sử dụng loại phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nào?
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây