K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 giờ trước (14:30)

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

Đề thi đánh giá năng lực

3 tháng 4

cây cầu

3 tháng 4

thác 7 tầng đúng ko

​Câu 2: Nghị luận văn học (4.0) Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn thơ sau: VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC TA ƠI Nguyễn Đình Thi Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều Quê hương biết mấy thương yêu Bao nhiêu đời...
Đọc tiếp

​Câu 2: Nghị luận văn học (4.0)

Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn thơ sau:

VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC TA ƠI

Nguyễn Đình Thi


Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều


Quê hương biết mấy thương yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn


Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa


Việt Nam đất nắng chan hòa

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

` Mắt đen cô gái long lanh

Yêu ai yêu trọn tấm lòng thủy chung


Đất trăm nghề của trăm vùng

Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem

Tay người như có phép tiên

Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.

1958

(Trích Bài thơ Hắc Hải (1955-1958), Tuyển thơ Nguyễn Đình Thi, NXB Văn học, 2001)

Và đoạn thơ: VIỆT NAM

Lê Anh Xuân


Việt Nam đẹp khắp trăm miền,

Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.

Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây,

Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang.

Sum sê xoài biếc, cam vàng,

Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi.


Có nơi đâu đẹp tuyệt vời,

Như sông, như núi, như người Việt Nam!

Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang

Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa.

Trường Sơn: chí lớn ông cha,

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.

Mặt người sáng ánh tự hào,

Dáng đi cũng lấp lánh màu tự do.


Bốn ngàn năm dựng cơ đồ,

Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người.

Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi!

Việt Nam ta gọi tên Người thiết tha.

1968

(Trích Nguyễn Văn Trỗi, Tiếng gà gáy (thơ), Hoa dừa (thơ), Nguyễn Văn Trỗi (trường ca), NXB Hội nhà văn,2015)













































Chú thích:

0
1 tháng 4

Rác thải nhựa hay còn được gọi là "Ô nhiễm trắng" là hiểm họa đang rình rập và sẵn sàng giết chết môi trường toàn cầu. Còn gì đáng sợ hơn khi các đồ nhựa được ưa chuộng, được ưu tiên sử dụng thế nhưng khi không còn sử dụng nữa chúng lại đeo bám trong môi trường sống của chúng ta hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm. Vấn đề rác thải nhựa cho đến bây giờ vẫn chưa thể giải quyết được, và cũng có thể mất rất lâu nữa để có thể giải quyết triệt để. Mỗi người cần phải nhìn nhận thật rõ về bản chất của nhựa và tác hại của chúng đến môi trường, sức khỏe của chính mình.

Rác thải nhựa là gì? Chúng từ đâu mà có? Các sản phẩm làm từ nhựa khi còn đang sử dụng thì được gọi là sản phẩm nhựa nhưng đến khi sản phẩm nhựa đó không còn sử dụng được nữa và phải bỏ đi thì đó chính là rác thải nhựa. Giống như việc bạn uống nước trong  chai nhựa, khi bạn uống hết nước và bỏ chai đi thì lúc đó chai nhựa đựng nước lại thành rác thải nhựa. Việc sử dụng chế phẩm từ nhựa đồng nghĩa với việc thải ra rác nhựa, ngoài chai nhựa còn có nhiều loại như  túi nilon, ca cốc nhựa, ống hút nhựa,... đều là những vật dụng quá quen thuộc gần như không thể thiếu của chúng ta. Rác thải nhựa trở thành vấn đề nan giải chính bởi tính chất khó phân hủy, chúng ta dễ dàng tạo ra nhựa nhưng để nhựa tự phân hủy thì phải mất hàng trăm, nghìn năm. Rác thải nhựa còn có khả năng phát tán vi nhựa ra môi trường. Các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang rất đau đầu về tình trạng gia tăng rác thải nhựa và vấn đề xử lý cũng như tái chế rác thải nhựa. Nhu cầu sử dụng càng lớn, nhựa sản xuất ra càng nhiều dẫn đến không thể kiểm soát rác thải nhựa. Trên thế giới mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được tiêu thụ thì ở Việt Nam một gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng, hàng năm có đến 8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường.

Bất cứ đâu có hoạt động sống của con người thì đều có rác thải nhựa, rác thải nhựa có mặt ở khắp mọi nơi, rất bừa bãi và không được phân loại rõ ràng. Bởi ở nước ta hiện nay cũng như đa số người dân trên thế giới không có thói quen phân loại rác, rác thải nhựa, có đến 4,8 - 12,7 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra các đại dương mỗi năm. Ở Việt Nam lĩnh vực tái chế rác thải nhựa chưa phát triển và công nghệ tái chế chậm tiến bộ, xử lý rác thải nhựa chủ yếu vẫn là chôn lấp nhưng vẫn gây ô nhiễm. Đa số các công ty xử lý rác thải nhựa là công ty nhỏ, công nghệ lỗi thời, không thể xử lý trên quy mô lớn. Hậu quả đến từ rác thải nhựa là rất nghiêm trọng, sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ ảnh hưởng đến các môi trường khác như môi trường đất, môi trường nước. Ví dụ như túi nilon trong đất làm cho đất không giữ được nước, ngăn cản quá trình hấp thụ dưỡng chất của cây cối; túi nilon vứt xuống ao hồ làm tắc nghẽn, ứ đọng sinh ra nhiều vi khuẩn. Môi trường đất nước ô nhiễm bởi túi nilon ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nếu đem túi nilon để đốt chúng sẽ sinh ra chất khí độc dioxin và furan rất có hại cho con người khi hít phải như ảnh hưởng tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch. Hàng ngày, hàng giờ rác thải vẫn đang được thải ra, đe dọa đến sinh thái, sức khỏe con người và xa hơn là sự phát triển bền vững trên toàn cầu. Rác thải nhựa tồn tại hàng trăm nghìn năm nếu không xử lý kịp thời Trái Đất sẽ ngập trong rác thải nhựa, mọi môi trường đều bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa và con người không thể sinh sống được.

Để giải quyết được vấn đề rác thải nhựa, chúng ta phải đi từ căn nguyên, khởi đầu của rác thải nhựa, nếu không dùng các sản phẩm từ nhựa nữa thì chắc chắn sẽ không thải ra rác thải nhựa. Vì thế mọi người cần thay đổi thói quen sử dụng chế phẩm từ nhựa đặc biệt là các sản phẩm nhựa dùng một lần, thay vào đó hãy dùng sản phẩm từ thủy tinh, sứ, gốm, hợp kim,... Bên cạnh đó nhất định phải phân loại rác thải nhựa với các loại rác thải khác để giúp cho quá trình xử lý rác được tốt hơn. Cần thiết phải tuyên truyền, giáo dục nhận thức về nguy hại của rác thải nhựa, lên án những hành vi xử lý rác thải nhựa không đúng cách, ví dụ như phát động những chiến dịch thu gom rác thải nhựa trên bờ biển. Nhìn ra xa chúng ta cần phải tìm ra được vật liệu thay thế nhựa, có thể là nhựa từ sinh học thay cho nhựa plastic như bây giờ.

Cần chung tay hành động vì một môi trường sống trong lành, bảo vệ môi trường trái đất tránh khỏi những ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra. Vấn đề rác thải nhựa có thể giải quyết được hay không tùy thuộc vào ý thức, hành vi và thói quen sử dụng sản phẩm nhựa của bạn. Hãy dừng lại ngay việc sử dụng sản phẩm nhựa một lần, hãy lan tỏa thông điệp này đến bạn bè ở trường lớp, những người xung quanh để bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

Minh đạp xe quanh một vườn hoa có dang hình chữ nhật, biết chiều dài bằng 15 m, chiều rộng bằng 8 m. Vậy thời gian Minh đạp xe 10 vòng quanh vườn đó với vận tốc 2,5 m/s là :

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5. (Trình bày ngắn gọn)​ĐI THUYỀN TRÊN SÔNG ĐÁYDòng sông lặng ngắt như tờ,Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo.Bốn bề phong cảnh vắng teo,Chỉ nghe cót két, tiếng chèo thuyền nan.Lòng riêng, riêng những bàn hoàn(1)Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng.Thuyền về, trời đã rạng đông,Bao la nhuốm một...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5. (Trình bày ngắn gọn)

​ĐI THUYỀN TRÊN SÔNG ĐÁY

Dòng sông lặng ngắt như tờ,

Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo.

Bốn bề phong cảnh vắng teo,

Chỉ nghe cót két, tiếng chèo thuyền nan.

Lòng riêng, riêng những bàn hoàn(1)

Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng.

Thuyền về, trời đã rạng đông,

Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi.

Viết ngày 18 - 8 - 1949

(Đi thuyền trên sông Đáy, Hồ Chí Minh, nguồn: https://www.thivien.net/)

Chú thích:

- Bài thơ "Đi thuyền trên sông Đáy" được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác năm 1949 trong một lần Bác từ Khấu Lấu (thuộc xã Tân Trào) xuôi thuyền về huyện lỵ Sơn Dương thăm một lớp học của cán bộ kháng chiến.

- (1) Sử dụng hình thức lẩy Kiều (sửa chữa hay thay đổi một vài chữ trong câu Kiều nhằm diễn đạt một đề tài): Ở đây, tác giả mượn lời một câu thơ trong Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du (Câu 771: Nỗi riêng, riêng những bàn hoàn).

Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu nhận biết thể thơ của văn bản.

Câu 2. Liệt kê những dòng thơ miêu tả thiên nhiên có trong bài thơ. 

Câu 3. Phân tích tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Dòng sông lặng ngắt như tờ,

Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo.

Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về hai câu thơ sau?

Lòng riêng, riêng những bàn hoàn,

Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng. 

Câu 5. Thông điệp anh/chị rút ra từ bài thơ là gì? (Viết đoạn văn từ 5 - 7 dòng)

1
30 tháng 3

Câu 1: Xác định nhân vật trữ tình của bài thơ.
Đáp án: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là tôi (bài thơ viết ở ngôi thứ nhất), có thể là Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc một người đại diện cho ý chí, tâm tư của Bác. Nhân vật này thể hiện những suy tư, cảm xúc về cảnh vật và tình hình đất nước trong thời kỳ kháng chiến.

Câu 2: Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên trong bài thơ.
Đáp án:

Từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên:

"Dòng sông lặng ngắt như tờ"
"Bốn bề phong cảnh vắng teo"
"Thuyền về, trời đã rạng Đông"
"Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi"
Những hình ảnh này miêu tả sự tĩnh lặng của thiên nhiên, không gian vắng lặng, tĩnh mịch, hòa hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong hai dòng thơ: "Lòng riêng, riêng những bàng hoàng, Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng."
Đáp án:

Tác dụng của biện pháp ẩn dụ:

"Lòng riêng, riêng những bàng hoàng": Cụm từ này ẩn dụ cho tâm trạng của nhân vật trữ tình. "Bàng hoàng" không chỉ là cảm xúc lo lắng mà còn thể hiện sự suy tư, trăn trở về vận mệnh của đất nước.
"Giang san Tiên Rồng": Đây là ẩn dụ chỉ đất nước Việt Nam (Tiên Rồng là biểu tượng của sự vĩ đại và thiêng liêng), thể hiện sự lo lắng của nhân vật trữ tình về sự nghiệp khôi phục và xây dựng đất nước, mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa dân tộc.
Biện pháp ẩn dụ này làm nổi bật cảm xúc sâu sắc của nhân vật trữ tình, thể hiện nỗi lo âu, khát khao và quyết tâm bảo vệ, xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.

Câu 4: Phân tích mạch vận động của cảm xúc ở hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối.
Đáp án:

Hai dòng thơ đầu: "Dòng sông lặng ngắt như tờ, / Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo."

Cảm xúc ở đây là sự tĩnh lặng, yên bình của thiên nhiên, nhưng cũng chứa đựng sự bâng khuâng, trăn trở. Dòng sông lặng lẽ như tờ giấy, thuyền chờ đợi trăng gợi lên không gian tĩnh mịch, như một khung cảnh phù hợp để suy tư, chiêm nghiệm.
Hai dòng thơ cuối: "Thuyền về, trời đã rạng Đông, / Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi."

Cảm xúc chuyển từ trạng thái lặng lẽ, trầm tư sang một cảm giác tươi sáng, đầy hy vọng. "Trời đã rạng Đông" tượng trưng cho sự khởi đầu mới, "Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi" mang đến hình ảnh đất nước trong tương lai tươi sáng, đầy hy vọng và tiềm năng. Đây là dấu hiệu của sự phục hồi, của một thời kỳ mới, giàu sức sống.
Câu 5: Từ tâm thế của nhân vật trữ tình trong bài thơ, Anh/Chị hãy bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
Đáp án: Từ tâm thế của nhân vật trữ tình trong bài thơ, người đọc có thể thấy rằng, sự lo lắng về sự phục hồi và phát triển đất nước là điều mà bất kỳ ai, đặc biệt là thế hệ trẻ, cần phải quan tâm. Bài thơ thể hiện sự trăn trở về giang sơn Tiên Rồng, đất nước sau chiến tranh. Điều này nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay về trách nhiệm bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Trách nhiệm của thế hệ trẻ:

Học tập và rèn luyện: Thế hệ trẻ cần học hỏi, trang bị kiến thức để có thể đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Kiến thức là nền tảng vững chắc để xây dựng một đất nước giàu mạnh.
Đoàn kết và yêu nước: Cũng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy, tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước là nguồn sức mạnh vô tận, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Làm việc cống hiến: Thế hệ trẻ cần cống hiến sức lực, tài năng để xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Mỗi công dân là một phần quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước.
Bài thơ "Đi thuyền trên sông Đáy" chính là một lời nhắc nhở về sự khôi phục và phát triển đất nước sau chiến tranh, mà trong đó thế hệ trẻ phải là người gánh vác, tiếp nối truyền thống yêu nước, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)Đọc đoạn trích sau:CON YÊU CON GHÉT   Lược phần đầu: Bớt và Nở đều là con gái bà Ngải nhưng lại nhận sự đối xử phân biệt yêu ghét trái ngược từ mẹ đến mức Bớt từng phải ấm ức khóc ầm ĩ: "Bu đừng có con yêu con ghét! Được, đã thế xem sau này bu già, một mình cái Nở có nuôi bu không, hay lúc ấy lại phải gọi đến tôi?". Sau này hai cô con gái đi...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

CON YÊU CON GHÉT

   Lược phần đầu: Bớt và Nở đều là con gái bà Ngải nhưng lại nhận sự đối xử phân biệt yêu ghét trái ngược từ mẹ đến mức Bớt từng phải ấm ức khóc ầm ĩ: "Bu đừng có con yêu con ghét! Được, đã thế xem sau này bu già, một mình cái Nở có nuôi bu không, hay lúc ấy lại phải gọi đến tôi?". Sau này hai cô con gái đi lấy chồng, bà vẫn đối xử kiểu phân biệt, có gì cũng bù trì cho Nở, tiền nong gửi cả Nở nhưng rồi lại bị chính Nở dáo dở lấy hết tiền gom góp dành dụm của bà. Bà giận, khóa cửa, xuống cuối làng ở với mẹ con Bớt.

   [...] Thấy mẹ đem quần áo nồi niêu đến ở chung, Bớt rất mừng. Nhưng chị cố gặng mẹ cho hết lẽ:

   - Bu nghĩ kĩ đi. Chẳng sau này lại phiền bu ra, như chị Nở thì con không muốn...

   Nghe con nhắc đến thế thì cụ lại ngượng. Bà cụ gượng cười:

   - Mày khác, nó khác. Với cái gì mà phải nghĩ hở con? Đây này, bu cứ tính thế này: Bao giờ đánh xong thằng Mỹ, bố con Hiên với cậu Tấn nó về, lúc bấy giờ ở đâu rồi hãy hay. Còn bây giờ bu cứ ở đây với mẹ con mày, chứ bu ở trên ấy một mình, vong vóng cũng buồn, mà mẹ con mày dưới này thì bấn quá. Mày thì đã lắm thứ công tác. Lại còn lo làm điểm lấy thóc nuôi con...

   Từ ngày bà đến ở chung, Bớt như người được cất đi một gánh nặng trên vai. Giờ Bớt chỉ lo công tác với ra đồng làm, giá có phải đi họp hay đi học dăm bảy ngày liền như lớp học chống sâu bệnh cho lúa vừa rồi, là Bớt có thể yên trí đùm gạo đi được, không phải như cái đận ngày xưa vừa họp đấy, mà bụng thì nôn lên với mấy đứa con còn vất vạ ra ở nhà, gửi liều cho hàng xóm. Mấy đứa trẻ được bà trông, chỉ vài tháng đã lớn, béo ra trông thấy. [...]

   [...] Bớt kéo con vào lòng, vạch tóc con ra và chỉ vào cái sẹo to bằng cái trôn bát ở gần đỉnh đầu, vô tình kể với bà:

  - Còn bố nó ở nhà, bố nó thương con này nhất, bố nó cứ bảo: Tội! Con gái xấu xí.

   Bà cụ thở dài và buột miệng cái điều mà bà vẫn lấy làm ân hận:

   - Ừ, đáng ra là thế, con nào chả là con. Có mẹ cổ nhân cổ sơ, ngày xưa mẹ mới dọa ra thế chứ!

   Bớt vội buông bé Hiên, ôm lấy mẹ:

   - Ô hay! Con có nói gì đâu, sao bu cứ nghĩ ngợi thế nhỉ?

1966 - 1974

 (Vũ Thị Thường, Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam 1945 - 2005, NXB Công an Nhân dân, 2005, tr.20 - 23)

Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn)

Câu 1. Xác định ngôi kể của người kể chuyện.

Câu 2. Chỉ ra một số chi tiết về cách ứng xử của chị Bớt Dương trong văn bản cho thấy chị không giận mẹ dù trước đó từng bị mẹ phân biệt đối xử.

Câu 3. Qua đoạn trích, anh/chị thấy nhân vật Bớt là người như thế nào?

Câu 4. Hành động ôm lấy vai mẹ và câu nói của chị Bớt: "- Ô hay! Con có nói gì đâu, sao bu cứ nghĩ ngợi thế nhỉ?" có ý nghĩa gì?

Câu 5. Qua văn bản, hãy nêu một thông điệp mà anh/chị thấy có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống hôm nay và lí giải tại sao.

1
14 tháng 3

Câu 1:

  • Ngôi kể trong đoạn trích là ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình).

Câu 2:

Một số chi tiết cho thấy chị Bớt không giận mẹ dù trước đó từng bị phân biệt đối xử:

  • Khi mẹ đến ở cùng, Bớt rất mừng nhưng vẫn hỏi lại mẹ để mẹ suy nghĩ kỹ.
  • Chị không trách móc mẹ mà chỉ lo mẹ sẽ lại thay đổi ý định.
  • Chị tận tình chăm sóc mẹ, để mẹ ở cùng mà không oán giận chuyện cũ.
  • Khi mẹ ân hận, Bớt vội ôm lấy mẹ và trấn an để mẹ không phải suy nghĩ nhiều.

Câu 3:

Nhân vật Bớt là một người:

  • Bao dung, hiếu thảo: Dù từng bị mẹ phân biệt đối xử, chị vẫn mở lòng đón mẹ về sống cùng, không oán trách.
  • Chăm chỉ, tần tảo: Một mình chị vừa lo công tác, vừa nuôi con, làm ruộng.
  • Yêu thương gia đình: Chị quan tâm, lo lắng cho mẹ và các con, luôn cố gắng vun vén gia đình.

Câu 4:

Hành động ôm lấy mẹ và câu nói "- Ô hay! Con có nói gì đâu, sao bu cứ nghĩ ngợi thế nhỉ?" có ý nghĩa:

  • An ủi mẹ, giúp mẹ bớt mặc cảm, không dằn vặt về những lỗi lầm trong quá khứ.
  • Thể hiện sự bao dung của Bớt, chị không hề trách mẹ mà ngược lại còn muốn mẹ sống thanh thản.
  • Khẳng định tình cảm mẹ con: Dù trước kia có chuyện gì xảy ra, Bớt vẫn yêu thương và kính trọng mẹ.

Câu 5:

Thông điệp ý nghĩa nhất: "Hãy bao dung và yêu thương gia đình, bởi gia đình là nơi cuối cùng ta có thể trở về."

Lí do:

  • Gia đình có thể xảy ra mâu thuẫn, nhưng nếu biết tha thứ và yêu thương, mọi vết thương đều có thể hàn gắn.
  • Như chị Bớt, dù từng chịu thiệt thòi, chị vẫn mở lòng với mẹ, giữ gìn tình cảm gia đình.
  • Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người vì những mâu thuẫn nhỏ mà xa cách người thân, nên thông điệp này càng trở nên ý nghĩa.