Bài học cùng chủ đề
- Video bài giảng Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (phần 1)
- Video Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (phần 2)
- Luyện tập Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất đời sống (phần 1)
- Luyện tập Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất đời sống (phần 2)
- Lý thuyết Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống (phần 1)
- Lý thuyết Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống (phần 2)
- Lý thuyết Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống (phần 3)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống (phần 1) SVIP
A. BIỂU HIỆN CỦA THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
I. Khí hậu
1. Tính nhiệt đới (Lượng bức xạ mặt trời lớn, nhiệt độ trung bình năm cao)
* Nguyên nhân:
- Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, góc nhập xạ lớn, trong năm tại mọi nơi trên lãnh thổ đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
* Biểu hiện: So sánh với các chỉ tiêu khí hậu nhiệt đới, các chỉ số khí hậu của nước ta trên tuyệt đại bộ phận lãnh thổ (trừ các vùng núi cao) đều đạt và vượt.
- Toàn bộ lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, tổng cộng trung bình năm: 110 - 130 Kcal/cm2.
- Cân bằng bức xạ quanh năm dương, cán cân bức xạ trung bình năm: 85 - 110 Kcal/cm2.
- Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều trên 200C (trừ vùng núi cao).
- Nhiệt độ tổng cộng trung bình năm: 8.000 - 10.0000C.
Bản đồ nền nhiệt trung bình nước ta
- Tổng số giờ nắng dao động từ 1400 – 3000 giờ tuỳ nơi.
- Có sự thống trị của khối khí nhiệt đới, thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch.
- Mỗi địa phương trong năm đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh:
+ Tuỳ thuộc khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ngắn hay dài mà biểu đồ chế độ nhiệt trong năm có 2 dạng: một cực đại và một cực tiểu hoặc 2 cực đại và 2 cực tiểu.
+ Phần lớn các địa phương có khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ngắn nên có biểu đồ nhiệt độ một cực đại và một cực tiểu.
Câu hỏi:
@202833773529@
2. Tính ẩm (Lượng mưa, độ ẩm lớn)
* Nguyên nhân:
- Nằm trong khu vực nhiệt đới, nên lượng bốc hơi lớn lại giáp biển Đông có lượng hơi ẩm nhiều.
- Bên cạnh đó, các yếu tố hoàn lưu khí quyển và địa hình có tác động làm tăng cường tính ẩm.
* Biểu hiện:
- Lượng mưa trung bình năm từ 1500 - 2000mm.
- Ở những vùng núi cao và các sườn núi chắn gió, lượng mưa có thể đạt 3500 – 4000mm.
- Độ ẩm tương đối của không khí trung bình năm đạt 80 - 85%, cân bằng ẩm luôn dương.
Câu hỏi:
@202833776198@
3. Tính gió mùa
3.1. Hoạt động của gió mùa
* Nguyên nhân:
- Do nước ta nằm trong khu vực địa ô châu Á gió mùa, nơi giao tranh của các khối khí theo mùa nên chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
- Gió mùa là nhân tố hình thành khí hậu có tác động sâu sắc nhất đến sự phân hóa và biến động thất thường, đồng thời cũng mang đến tính ẩm của khí hậu và thiên thiên Việt Nam.
- Chế độ gió mùa của khí hậu Việt Nam được quy định bởi sự hoạt động luân phiên của 2 mùa gió: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
a. Gió mùa đông:
* Nguồn gốc:
- Khối khí lạnh bắt nguồn từ vùng áp cao Xibia (Nga) rất rộng lớn và có trị số khí áp cao nhất trên bề mặt Trái Đất (1040 – 1060mb).
- Nhiệt độ tại trung tâm áp cao Xibia trong mùa đông khoảng -40 đến -150C, thổi về phía nam.
- Hướng thịnh hành là hướng đông bắc nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.
Phạm vi khối khí áp cao Xibia
* Đặc điểm:
- Khối khí cực đới rất lạnh và khô tràn về nước ta không liên tục mà thành từng đợt và có ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ nhất ở miền Bắc Việt Nam (dãy Bạch Mã trở ra).
- Thời gian hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Câu hỏi:
@202833780915@
* Diễn biến và tính chất:
- Nửa đầu mùa đông:
+ Gió mùa Đông Bắc tràn qua lãnh thổ Trung Quốc mang theo khối không khí lạnh, khô cho miền bắc.
+ Loại hình thời tiết đặc trưng là lạnh, hanh khô, có mưa do frông (gió bấc heo may).
- Nửa sau mùa đông:
+ Trung tâm áp cao chuyển dịch về phía Đông, gió mùa Đông Bắc thổi đến nước ta chủ yếu đi qua biển mang theo khối không khí lạnh, ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và đồng bằng sông Hồng.
+ Loại hình thời tiết đặc trưng là rất lạnh, trời đầy mây, u ám, có mưa nhỏ và mưa phùn (mưa dầm, gió bấc), có nhiều ngày rét đậm (nhiệt độ không khí xuống dưới 150C) hoặc rét hại (nhiệt độ không khí xuống dưới 130C).
Mưa phùn, sương mù dày đặc vào cuối mùa đông ở Hà Nội
- Tháng 4: gió mùa Đông Bắc hoạt động giảm dần và suy yếu hẳn.
+ Sự biến đổi về độ ẩm và lượng mưa mỗi khi frông cực tràn về có phần phức tạp hơn, tùy thuộc vào địa hình và quãng đường di chuyển.
+ Ảnh hưởng tác động của gió mùa Đông Bắc giảm dần từ bắc xuống nam trên đường di chuyển của nó và bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.
+ Lãnh thổ phía bắc từ biên giới Việt Trung đến đèo Hải Vân thì có mùa đông lạnh và ít mưa.
+ Lãnh thổ phía nam từ đèo Hải Vân trở vào thì mùa đông vẫn nóng và có mùa khô rất điển hình do có gió Tín phong thịnh hành.
Câu hỏi:
@202833787992@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây