Bài học cùng chủ đề
- Video bài giảng Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (phần 1)
- Video Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (phần 2)
- Luyện tập Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất đời sống (phần 1)
- Luyện tập Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất đời sống (phần 2)
- Lý thuyết Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống (phần 1)
- Lý thuyết Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống (phần 2)
- Lý thuyết Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống (phần 3)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống (phần 2) SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
3.1. Hoạt động của gió mùa
b. Gió mùa hạ:
* Nguồn gốc:
- Đầu mùa hạ: khối khí nhiệt đới ẩm bắt nguồn từ Bắc Ấn Độ Dương (vịnh Ben Gan) thổi về nước ta theo hướng tây nam.
- Giữa và cuối mùa hạ: gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu nam thổi qua vùng biển xích đạo, lên bán cầu bắc bị chuyển hướng thành tây nam thổi vào nước ta.
Hướng thổi của gió mùa mùa hạ
* Đặc điểm:
- Mang theo khối không khí nóng và rất ẩm (xích đạo và nhiệt đới hải dương).
- Thổi khá đều và mạnh gây nên lượng mưa lớn trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Thời kỳ hoạt động: từ tháng 5 đến tháng 10.
Câu hỏi:
@202833789497@
* Diễn biến:
- Đầu mùa hạ:
+ Khối khí nhiệt đới ẩm từ bắc Ấn Độ Dương (vùng áp cao Ben Gan) thổi vào lãnh thổ nước ta theo hướng Tây Nam gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, thời tiết đặc trưng là nóng, ẩm.
+ Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần phía nam khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây nam, gió phơn, gió Lào, gió tây khô nóng) với thời tiết đặc trưng trong nhiều ngày là nóng và rất khô.
Quá trình hình thành gió phơn
- Vào giữa và cuối mùa hạ:
+ Gió mùa Tây Nam từ áp cao cận chí tuyến Nam gây mưa lớn ở Nam Bộ, Tây Nguyên. Gió mậu dịch Nam bán cầu qua xích đạo chuyển thành Tây Nam, mang không khí nóng ẩm, kết hợp hội tụ và dòng thăng tạo mưa lớn, đặc biệt ở địa hình cao.
+ Ở đồng bằng sông Hồng có gió đông nam từ biển thổi vào, chỉ mạnh nhất vào tháng 8, gây ra kiểu thời tiết mưa ngâu.
- Gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh tạo dải hội tụ nhiệt đới, hình thành bão hoặc áp thấp trên biển, gây mưa to, gió lớn, lũ quét, sạt lở, đe dọa con người và công trình. Gió này kết hợp với bão gây mưa vào mùa hạ trên cả nước.
- Khối khí xích đạo hoạt động mạnh hơn ở miền Nam do dải hội tụ nhiệt đới tồn tại lâu hơn (tháng 6 - 10), khiến mùa mưa kéo dài. Đến tháng 10, gió mùa Tây Nam suy yếu, nhường chỗ cho gió mùa Đông Bắc.
Câu hỏi:
@202833798917@
3.2. Hệ quả hoạt động của gió mùa
- Sự luân phiên hoạt động của các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau về cả hướng và tính chất đã tạo nên sự phân mùa của khí hậu Việt Nam.
+ Miền Bắc có 2 mùa khí hậu là mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; giữa 2 mùa có thời kỳ chuyển tiếp (có 2 mùa chuyển tiếp là xuân và thu).
+ Miền Nam có 2 mùa khô – mưa rõ rệt.
+ Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô, ở ven biển Trung Bộ mùa mưa lệch về thu đông.
Nhiệt độ và lượng mưa trung bình các tháng tại trạm quan trắc Pleiku (Gia Lai)
- Gió mùa ảnh hưởng sâu sắc đến khí hậu Việt Nam thông qua các khối khí, frông, dải hội tụ nhiệt đới, kết hợp với vị trí địa lý, hình thể và địa hình.
- Khí hậu Việt Nam mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa rõ nét, do ảnh hưởng của bức xạ Mặt Trời, gió mùa, gió mậu dịch, nhiễu động thời tiết, kết hợp với vị trí địa lý, hình thể và địa hình.
Câu hỏi:
@202833800391@
II. Địa hình
* Biểu hiện:
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện ở các quá trình ngoại lực (phong hoá, xâm thực, bồi tụ) diễn ra mạnh mẽ.
- Quá trình phong hoá diễn ra mạnh mẽ làm cho bề mặt địa hình bị thay đổi. Ở một số khu vực đá vôi hình thành địa hình các-xtơ với các dạng hang động, thung khô và các cánh đồng các-xtơ như ở Quảng Bình, Hà Giang, Ninh Bình.
- Xâm thực và bồi tụ là hai quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại.
+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: Ở miền đồi núi, quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ. Địa hình bị cắt xẻ, bào mòn, hiện tượng sạt lở diễn ra trên các sườn đồi, sườn núi vào mùa mưa lũ khá phổ biến, nhất là trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật.
+ Bồi tụ ở vùng đồng bằng hạ lưu sông: Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình ở miền đồi núi là sự mở rộng nhanh chóng của các đồng bằng hạ lưu sông. Rìa phía Đông Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía Tây Nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển từ vài chục mét đến hàng trăm mét.
Câu hỏi:
@202833806469@
Bồi tụ phù sa ở đồng bằng sông Hồng
* Nguyên nhân:
- Do đặc điểm nóng ẩm của khí hậu, địa hình cao dốc, mưa tập trung theo mùa, thúc đẩy nhanh quá trình bóc mòn địa hình.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây