K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2023

Ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn nạn ở một nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta. Con người đang phải đối mặt với những hậu quả do chính mình tạo ra. Bảo vệ môi trường giờ đây là công việc quan trọng và được ưu tiên hàng đầu nhằm đảm bảo, duy trì cuộc sống tốt đẹp của con người.

Môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ với con người, với sinh vật ấy. Môi trường có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Nó tác động trực tiếp đến sức khỏe, đến công việc làm ăn của con người. nếu môi trường bị ô nhiễm, các loại bệnh tật gia tăng, các thảm họa như bão lụt, hạn hán xảy ra liên miên trực tiếp đe dọa đến cuộc sống của con người.

 

Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo, người ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần . Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác . Không chỉ với những nơi công cộng, ở một số khu phố, con đường có đặt bảng khu phố văn hóa nhưng cỏ mọc um tùm tràn lan, rác rưởi ngập đầy khắp lối đi, mùi hôi khó chịu bốc lên suốt ngày . Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết ném xuống hồ, ao, sông rạch và ra đường. Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng, cống bị tắc nghẽn. Dường như mọi người xem việc xả rác bừa bãi là một quyền lợi và ai cũng đang ra sức bảo vệ cái quyền lợi ấy.

Những việc làm trên tuy nhỏ nhưng lại gây tác hại vô cùng to lớn . Bạn nghĩ sao khi một thành phố văn minh, giàu đẹp lại ngập tràn trong biển rác? Nó thể hiện hành vi của người vô văn hóa, vô ý thức, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Người ta vô tư vứt rác xuống sông nhưng họ đâu nghĩ rằng bao nhiêu người sử dụng nguồn nước này để ăn uống, tắm giặt sức khỏe sẽ ra sao? Không có sức khỏe tốt thì con người không thể đem tài trí và sức lực của mình dựng xây đất nước. Không ở đâu xa, ngay trong thành phố Hà Nội- thủ đô thân yêu của chúng ta – nơi con sông Tô Lịch chảy qua phải chịu bao rác rưởi dơ bẩn . Sông Tô Lịch khi xưa là biểu tượng văn hóa của đất kinh kì, nước sông trong mát, thuyền bè tấp nập ngược xuôi nhưng giờ đây dòng sông như không còn mang đúng nghĩa của nó nữa. Nước sông luôn ở tình trạng đen ngòm, nước sủi tăm và mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe mọi người đặc biệt là các hộ dân quanh sông. Chắc ít ai để ý rằng chỉ vì thói quen vứt rác bừa bãi, sử dụng điện năng một cách vô điều độ, đi xe thì thỏa sức nhấn ga nhả khói đen xì khét lẹt, … mà họ đã vô tình làm cho khí hậu nóng dần lên, băng ở hai cực tan ra, nước biển dâng lên xóa sổ nhiều phần đất liền trù phú. Bão lũ xảy ra thường xuyên khiến đời sống của người dân gặp muôn vàn khó khăn. Môi trường sẽ bị hủy hoại, đời sống của con người bị đe dọa nếu như con người không chịu ý thức về hậu quả do hành động của chính mình.

 

Bảo vệ môi trường không là trách nhiệm của riêng ai. Mỗi chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ môi trường bằng những việc làm hữu ích như : trồng cây gây rừng, khuyên bảo bạn bè người thân không được xả rác bừa bãi, tích cực tham gia vào các chiến dịch ngày, giờ Trái đất, …Hãy cùng hành động vì môi trường- vì cuộc sống tốt đẹp của chúng ta.

Em rất đòng tình với việc trên

NHỚ TẶNG NHÉ

18 tháng 12 2023

BN THAM KHẢO

Môi trường bao gồm những yếu tố tự nhiên như đất, nước, không khí, sinh vật…. mang lại nhiều lợi ích to lớn, đóng vai trò quan trọng trong sự sống của loài người. Tuy nhiên hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm một cách trầm trọng, nhận được sự quan tâm và lo lắng của nhiều quốc gia trên thế giới.

Vậy ô nhiễm môi trường là gì? Ô nhiễm môi trường là một tình trạng mà tất cả những yếu tố tự nhiên đã và đang bị nhiễm các chất cặn bẩn, chất độc hại, có hại với sức khỏe con người. Với môi trường đất đai, con người sử dụng những chất thuốc hóa học như thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật,….

Tuy diệt được các loài có hại nhưng những sinh vật có ích cũng bị nhiễm độc thuốc ảnh hưởng theo, làm đất bị thoái hóa trầm trọng, đặc biệt là Việt Nam tình trạng này còn trầm trọng hơn khi ngoài việc phun thuốc hóa học để chống sâu bệnh hại quá liều mà do tỉ lệ dân số nước ta khá cao so với diện tích đất khiến cho diện tích đất trồng đang bị thu hẹp lại.

Với môi trường nước, các nhà máy hoạt động thải chất bẩn ra các con sông mà không xử lý, gây nhiễm độc nước làm nhiều loài sinh vật biển chết hàng loạt. Trong đó phải kể đến sự việc cá chết hàng loạt vào năm 2016 nhà máy Formosa thải chất thải trực tiếp xuống sông khiến các vùng biển Vũng Áng, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế bị nhiễm độc nặng, ảnh hưởng đến công việc ngư dân và đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của người dân.

Ngoài ra, việc phun thuốc hóa học không chỉ làm đất bị suy thoái, mà còn gây ô nhiễm nguồn nước khi phun thuốc trước hoặc sau các ngày mưa làm thuốc hóa học theo đất đổ ra các con sông, đồng thời khí độc trong thuốc bay hơi sẽ ảnh hưởng đến môi trường không khí. Môi trường không khí hiện nay cũng đang bị ô nhiễm rất lớn bởi khí thải của các phương tiện giao thông, các nhà máy chưa qua xử lý.

Đặc biệt tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề phải kể đến thủ đô Bắc Kinh Trung Quốc khi người dân Trung Quốc gần như không thấy mặt trời, ra đường luôn phải đội mũ bảo hộ. Đây quả thực là một tình trạng hết sức nguy cấp và có dấu hiệu gia tăng khi khí hậu đang dần biến đổi, vùng Bắc cực có dấu hiệu băng tan.

Tình trạng ô nhiễm gây ra rất nhiều tác hại mà không chỉ sinh vật, con người sẽ là nạn nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp. Với sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường gián tiếp gây ra những căn bệnh nguy hiểm khi họ ăn phải hoặc uống, sử dụng phải nguồn nước nhiễm độc, sinh vật chết do nhiễm chì nặng gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt Việt Nam ta hiện nay đang là nước đứng thứ hai thế giới vì tỉ lệ người bị mắc bệnh ung thư.

Với tâm lý xã hội, hiện tượng này sẽ gây ra sự hoang mang, lo lắng cho người dân, làm tổn hại nền kinh tế khi họ phát bệnh nặng khi sử dụng những nguồn nước và thực phẩm không đảm bảo, khiến chi phí chữa bệnh vô cùng lớn, làm ảnh hưởng đến lương tháng, công việc của họ.

Vậy tại sao môi trường lại ô nhiễm đến như vậy? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trước hết về khách quan, nước ta chưa có sự đầu tư cao cho các công tác bảo vệ môi trường, chất thải sinh ra từ các khu sinh hoạt , khu công nghiệp nhà máy quá nhiều đến mức không xử lý được hết, những phần dư sẽ tích tụ và gây nên ô nhiễm, hay tại các phố đông người phân bố thùng rác không hợp lý, hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên làm quá trình ô nhiễm bị đẩy lên cao hơn.

Tuy nhiên, yếu tố khách quan là một phần nhưng yếu tố chủ quan lại là nguyên nhân chính dẫn đến sự ô nhiễm quá mức trầm trọng bởi nếu có ý thức bảo vệ môi trường, con người hoàn toàn có thể khắc phục được những nguyên nhân khách quan, nhưng hầu hết người dân chưa thực sự ý thức được về tác hại mà những tác động dù nhỏ nhất của họ vẫn có thể dẫn đến sự ô nhiễm, nhiều người vứt rác thải bừa bãi, không đúng nơi quy định, sử dụng nhiều túi nilon, rác thải nhựa như ống hút, cốc nhựa,…

Bởi các chất thải nhựa mất đến hơn một thế kỷ mới có thể phân hủy, việc sử dụng đồ nhựa cũng khiến người dân bị nhiễm độc nhựa hay lạm dụng các chất hóa học bởi chúng “tiện”, những nhà máy cũng vì cái “tiện” mà không qua xử lý thải chất độc hại ra môi trường

Có biện pháp nào hạn chế được tác hại mà ô nhiễm môi trường gây ra hay không? Câu trả lời là có, nước ta nên có thêm những chính sách đầu tư cho các chiến dịch, công tác bảo vệ môi trường, địa phương tại các nơi thường tụ tập hoặc có đông người đi lại nên phân bổ thùng rác hiệu quả và thường xuyên vệ sinh chúng hay tạo ra ngày môi trường, vận động người dân đi xe đạp, xe điện.

Ngoài ra, bạn có thể tuyên truyền cho người dân biết về tác hại môi trường ảnh hưởng thế nào đến lợi ích của họ và gia đình, nâng cao ý thức hạn chế sử dụng đồ nhựa, sử dụng các chất hóa học, các nhà máy nên đầu tư mua các trang thiết bị lọc chất thải tối tân, hiện đại để bảo vệ môi trường.

Tuy vậy, để thực hiện được những giải pháp trên cần một quá trình lâu dài và cần sự nhận thức của tất cả mọi người rằng nên vì lợi ích chung sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, không nên vì cái lợi trước mắt mà ảnh hưởng đến cuộc sống của những người khác những sinh vật đã và đang bị đe dọa bởi ô nhiễm môi trường.

Như vậy, ô nhiễm môi trường quả là một tình trạng đáng lo ngại, là hiểm họa đối với cuộc sống sức khỏe con người nói chung và hành tinh Trái Đất nói riêng.

Là học sinh, mỗi chúng ta nên là những người biết sống xanh, biết bỏ rác đúng nơi quy định, chúng ta phải thật sự thay đổi thì người khác mới có thể thay đổi, tự trau dồi những kiến thức về môi trường để tuyên truyền và vận động những người xung quanh chúng ta.

16 tháng 9 2023

Cùng với dòng chảy của thời gian và sự phát triển của đất nước, đến nay chúng ta không còn phải lo lắng thiếu từng bữa ăn, giấc ngủ. Chúng ta không chỉ được ăn no mà còn được ăn ngon. Đây là dấu hiệu đáng mừng! Tuy vậy, chúng ta lại chưa có được những bữa ăn sạch bởi hàng ngày, thực phẩm bẩn xuất hiện tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Đây là một vấn đề nhức nhối mà gần đây đã trở thành “quốc nạn”, ngày đêm đe dọa trực tiếp đến từng cá nhân và toàn thể cộng đồng.

Thực phẩm bẩn là thuật ngữ chỉ chung những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thiếu an toàn, có chứa các chất độc hại vượt mức cho phép gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Đó có thể là những thức ăn bán sẵn được sơ chế và chế biến không đảm bảo vệ sinh, dụng cụ đựng thức ăn chưa được làm sạch. Nguy hiểm hơn, thực phẩm bẩn còn là những nguyên liệu ngay từ đầu đã bị “nhiễm bẩn”: rau bị bơm thuốc kích thích, hoa quả ngâm thuốc bảo quản, thịt lợn tiêm salbutamol để tạo nạc, ngâm tẩm hóa chất để sau một đêm biến thành thịt bò và rất nhiều phương thức khác của “công nghệ chế tạo thực phẩm” mà chúng ta chưa được biết đến. Từng ngày, từng giờ, thực phẩm bẩn đang gặm nhấm sức khỏe của cộng đồng. Chẳng thế mà có người đã từng nói rằng chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa lại ngắn đến thế. Vấn đề này không còn là vấn nạn của một người, một nhà mà đã trở thành chuyện của quốc gia, quốc tế. Nó làm dấy lên nỗi bất an, sự ám ảnh và nhiều khi còn là sự bất lực. Mỗi lần ngồi vào mâm cơm là một lần ta đánh cược với số phận, đem tính mạng phó thác cho hai chữ may rủi.

Vấn nạn thực phẩm bẩn hoành hành ở khắp nơi và gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nhãn tiền là sức khỏe con người bị xâm phạm một cách tàn nhẫn. Ở mức độ nhẹ, thực phẩm bẩn gây ra bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn nhẹ). Đây là căn bệnh duy nhất có thể tự chữa hoặc tự khỏi. Song dù là mức độ nhẹ nhất, nó cũng gây ra các rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh nhẹ hoặc các triệu chứng cấp tính. Ở mức độ nặng hơn, thực phẩm bẩn dẫn đến ngộ độc cấp tính, nếu trở thành bệnh mãn tính sẽ kéo dài dai dẳng hoặc dẫn đến tử vong. Đây quả thực là con đường ngắn nhất từ bữa ăn đến nơi yên nghỉ cuối cùng. Ngay cả khi thực phẩm bẩn không dẫn đến những hậu quả trực tiếp hay ngay lập tức thì nó cũng là chất nhiễm độc tiềm ẩn gây ung thư, vô sinh,… Đau xót hơn, nếu cơ thể người mẹ đang mang thai tích tụ những độc tố ấy sẽ khiến thai nhi trở nên dị dạng. Như vậy, thực phẩm bẩn không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng với một cá nhân, một gia đình hay một thế hệ mà nó còn là mầm mống hủy hoại giống nòi, tàn phá tương lai.

Tác hại nghiêm trọng của thực phẩm bẩn còn ở sự tha hóa, suy đồi nghiêm trọng của nhân cách con người. Truyền thống tốt đẹp bao đời nay “Thương người như thể thương thân”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” giờ đây bị lãng quên trước lợi nhuận đem lại từ thực phẩm bẩn. Lưu hành thực phẩm bẩn, người tiêu dùng bị xâm hại sức khỏe, người bán để mất nhân cách chính mình.

Nguyên nhân phát sinh vấn nạn thực phẩm bẩn nằm ở đâu? Trước hết, nó nằm ngay trong sự tham lam và mờ mắt vì lợi nhuận của kẻ buôn người bán. Điều này khiến con người tự làm hại lẫn nhau. Ngày nay, không chỉ có những người nông dân, những hộ gia đình trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ mà nhiều cơ sở sản xuất tập trung như nhà máy, xí nghiệp cũng đang áp dụng “công nghệ chế tạo thực phẩm bẩn” để trục lợi. Thực phẩm bẩn đầy rẫy xung quanh ta mà khó có cách nào phân biệt được. Không chỉ có mặt trên những phố chợ tự họp, thực phẩm bẩn với khả năng luồn lách khéo léo còn len lỏi vào những siêu thị vốn được người tiêu dùng tin tưởng. Sự kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình?

Cựu thành viên ban nhạc Bức Tường – Trần Nhất Hoàng từng chia sẻ: “Ông trồng chè khoe họ được uống chè từ khu trồng sạch nhà quây riêng dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là trà bẩn để bán. Bà bán rau cũng hân hoan nói nhà mình được ăn rau ở khu trồng sạch, khu nhiều thuốc là để bán. Ông bán thịt lợn cũng vậy. Nhưng họ không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn thịt, họ uống trà sạch nhưng vẫn phải ăn rau bẩn của kẻ khác, ăn rau nhà sạch nhưng vẫn ăn thịt bẩn của kẻ khác… Chúng ta đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi…”. Đằng sau những ông trồng chè, bà trồng rau và ông bán thịt ấy là cả một thị trường chất cấm sôi động và chưa được quản lí chặt chẽ. Nguyên nhân không chỉ nằm ở bề nổi là những sạp hàng bày trước mắt người tiêu dùng mà có nguồn gốc sâu xa từ tất cả các khâu tạo nên thực phẩm. Không chỉ thế, chính người tiêu dùng cũng đang tiếp tay cho vấn nạn này bằng nhiều cách. Có khi bằng sự dễ dãi, thỏa hiệp, có khi bằng sự thiếu thông minh trong lựa chọn thực phẩm. Hơn nữa, tâm lí ham rẻ và dễ dãi trong lựa chọn của người tiêu dùng Việt Nam cũng tạo ra một thị trường rộng lớn và tiềm năng cho thực phẩm bẩn. Cùng với nó là sự quản lí chưa chặt chẽ của lực lượng cơ quan chức năng. Chúng ta có nhiều tội ác bị phạt tù chung thân, thậm chí là tử hình nhưng sản xuất thực phẩm bẩn là ra tay đầu độc cả cộng đồng, là giết người hàng loạt lại chưa bị xử lí thích đáng. Hình ảnh nghệ sĩ Chí Trung trong vai người bán hàng cười hớn hở, cười vui vẻ “em xin chấp nhận nộp phạt”, “phạt không quá hai triệu” trong chương trình Táo quân là một minh chứng cho điều ấy. Mức phạt hành chính quá ít ỏi so với lợi nhuận chẳng thấm vào đâu làm sao đủ sức răn đe, làm sao cho đúng người đúng tội? Đó chẳng phải là cách chúng ta làm ngơ cho đồng bào mình đầu độc lẫn nhau?

Trước tình hình căng thẳng, bức bối đầy rối ren ấy, giải pháp nằm ở chính chúng ta. Mỗi chúng ta cần là nhà tiêu dùng thông thái, lựa chọn thực phẩm một cách kĩ càng. Cả người sản xuất và người tiêu dùng cần tìm hiểu về danh mục chất cấm, về dấu hiệu phân biệt thực phẩm bẩn và thực phẩm sạch. Ý thức tự giác trong bảo vệ bản thân và bảo vệ cộng đồng mới giúp được chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng có biện pháp loại bỏ thực phẩm bẩn nào tốt hơn là những nhà sản xuất tự nâng cao trách nhiệm cộng đồng, lương tâm nghề nghiệp và ý thức cung cấp thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh ra thị trường. Các cơ quan chức năng cũng cần có và phải có biện pháp răn đe nghiêm khắc, hiệu quả hơn. Một dấu hiệu đáng mừng là Bộ luật Hình sự vừa được Quốc hội thông qua quy định cụ thể hình thức tù giam với người sản xuất và kinh doanh thực phẩm bẩn. Từng học sinh cũng cần bảo vệ sức khỏe cho chính mình bằng cách biết nói “không” với những đồ ăn thức uống không rõ nguồn gốc, bày bán mất vệ sinh… tìm hiểu tiêu chuẩn thực phẩm sạch và tham khảo ý kiến người lớn để sử dụng những sản phẩm an toàn.

Vấn đề thực phẩm bẩn đã trở thành quốc nạn nên việc đẩy lùi không thể chỉ trong một sớm, một chiều, cũng không thể chỉ trông chờ vào cơ quan chức năng hay một ban ngành, đoàn thể nào. Mà nó, với “tư cách” là một quốc nạn cần được toàn dân cùng nhau đoàn kết chống lại, cũng giống như cách đây một thế kỷ, chúng ta đã bên nhau đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, đánh đuổi ách thực dân phát xít xâm lược.

18 tháng 12 2023

bạn tham khảo nhé:

Có người cho rằng, con người có thể làm chủ được thiên nhiên. Suy nghĩ trên là hoàn toàn sai lầm.

Đầu tiên, hiểu một cách đơn giản nhất, thiên nhiên là tất cả những vật chất bao quanh con người, không do con người tạo ra mà tự sinh ra dưới sự tác động qua lại lẫn nhau tạo nên các thực thể trong tự nhiên thường thấy như sông, núi…

Từ xưa đến nay, con người luôn mong muốn có thể chinh phục thiên nhiên. Nhưng theo tôi, con người cần chung sống hòa bình với thiên nhiên. Bởi thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của nhân loại.

Thiên nhiên cung cấp cho con những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Đất đai để sinh sống, trồng trọt. Nguồn nước để tắm rửa, sinh hoạt. Rừng cung cấp nguyên liệu để xây dựng, các vị thuốc quý để chữa bệnh… Không chỉ vậy, thiên nhiên còn cung cấp cho con người những giá trị mỹ quan, làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Nhiều khu du lịch sinh thái đang ngày càng được nhân rộng để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của con người. Ngoài ra thiên nhiên cũng là niềm cảm hứng bất tận trong thơ ca, nhạc họa.

Nhưng có thực trạng đáng buồn là ngày hôm nay, con người đang tàn phá thiên nhiên một cách nghiêm trọng. Từ không khí, nguồn nước đến đất đai đều đối mặt với nguy cơ bị ô nhiễm. Nhiều cánh rừng bị tàn phá, các loài động thực vật quý hiếm bị săn bắt trái phép. Việc tàn phá thiên nhiên sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người. Trái Đất ngày càng nóng lên, các hình thức thời tiết cực đoan xảy ra nhiều hơn hay các dịch bệnh mới xuất hiện. Từ sức khỏe của con người, đến sự phát triển kinh tế đều chịu ảnh hưởng của môi trường. Cuộc sống bình yên của nhân loại đang bị đe dọa từ chính những hành vi của chúng ta.

Chính vì vậy, việc bảo vệ môi trường thiên nhiên vô cùng quan trọng. Chỉ một hành động nhỏ như vứt rác đúng nơi quy định, tích cực trồng rừng, hạn chế sử dụng đồ nhựa, tắt điện khi không sử dụng… đều đem đến ảnh hưởng tích cực cho môi trường. Rõ ràng, việc bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết, cấp bách.

Thiên nhiên giống như một người mẹ bảo vệ con người. Bởi vậy, chúng ta và thiên nhiên cần chung sống hòa bình.

16 tháng 9 2023

Hiện nay, chúng ta lại chưa thực sự có được những bữa ăn sạch bởi hàng ngày, thực phẩm bẩn xuất hiện tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Đây là một vấn đề nhức nhối mà gần đây đã trở thành “quốc nạn”, ngày đêm đe dọa trực tiếp đến từng cá nhân và toàn thể cộng đồng.

Thực phẩm bẩn là thuật ngữ chỉ chung những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thiếu an toàn, có chứa các chất độc hại vượt mức cho phép gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Đó có thể là những thức ăn bán sẵn được sơ chế và chế biến không đảm bảo vệ sinh, dụng cụ đựng thức ăn chưa được làm sạch. Nguy hiểm hơn, thực phẩm bẩn còn là những nguyên liệu ngay từ đầu đã bị “nhiễm bẩn”: rau bị bơm thuốc kích thích, hoa quả ngâm thuốc bảo quản, thịt lợn tiêm salbutamol để tạo nạc, ngâm tẩm hóa chất để sau một đêm biến thành thịt bò và rất nhiều phương thức khác của “công nghệ chế tạo thực phẩm” mà chúng ta chưa được biết đến. Từng ngày, từng giờ, thực phẩm bẩn đang gặm nhấm sức khỏe của cộng đồng.

Hậu quả nhãn tiền là sức khỏe con người bị xâm phạm một cách tàn nhẫn. Ở mức độ nhẹ, thực phẩm bẩn gây ra bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn nhẹ). Đây là căn bệnh duy nhất có thể tự chữa hoặc tự khỏi. Song dù là mức độ nhẹ nhất, nó cũng gây ra các rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh nhẹ hoặc các triệu chứng cấp tính. Ở mức độ nặng hơn, thực phẩm bẩn dẫn đến ngộ độc cấp tính, nếu trở thành bệnh mãn tính sẽ kéo dài dai dẳng hoặc dẫn đến tử vong. Đây quả thực là con đường ngắn nhất từ bữa ăn đến nơi yên nghỉ cuối cùng. Ngay cả khi thực phẩm bẩn không dẫn đến những hậu quả trực tiếp hay ngay lập tức thì nó cũng là chất nhiễm độc tiềm ẩn gây ung thư, vô sinh,… Đau xót hơn, nếu cơ thể người mẹ đang mang thai tích tụ những độc tố ấy sẽ khiến thai nhi trở nên dị dạng.

Tác hại nghiêm trọng của thực phẩm bẩn còn ở sự tha hóa, suy đồi nghiêm trọng của nhân cách con người. Truyền thống tốt đẹp bao đời nay “Thương người như thể thương thân”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” giờ đây bị lãng quên trước lợi nhuận đem lại từ thực phẩm bẩn. Lưu hành thực phẩm bẩn, người tiêu dùng bị xâm hại sức khỏe, người bán để mất nhân cách chính mình.

Nguyên nhân phát sinh vấn nạn thực phẩm bẩn nằm ở đâu? Trước hết, nó nằm ngay trong sự tham lam và mờ mắt vì lợi nhuận của kẻ buôn người bán. Điều này khiến con người tự làm hại lẫn nhau. Ngày nay, không chỉ có những người nông dân, những hộ gia đình trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ mà nhiều cơ sở sản xuất tập trung như nhà máy, xí nghiệp cũng đang áp dụng “công nghệ chế tạo thực phẩm bẩn” để trục lợi. Thực phẩm bẩn đầy rẫy xung quanh ta mà khó có cách nào phân biệt được. Không chỉ có mặt trên những phố chợ tự họp, thực phẩm bẩn với khả năng luồn lách khéo léo còn len lỏi vào những siêu thị vốn được người tiêu dùng tin tưởng. Sự kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình?

Cựu thành viên ban nhạc Bức Tường – Trần Nhất Hoàng từng chia sẻ: “Ông trồng chè khoe họ được uống chè từ khu trồng sạch nhà quây riêng dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là trà bẩn để bán. Bà bán rau cũng hân hoan nói nhà mình được ăn rau ở khu trồng sạch, khu nhiều thuốc là để bán. Ông bán thịt lợn cũng vậy. Nhưng họ không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn thịt, họ uống trà sạch nhưng vẫn phải ăn rau bẩn của kẻ khác, ăn rau nhà sạch nhưng vẫn ăn thịt bẩn của kẻ khác… Chúng ta đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi…”. Đằng sau những ông trồng chè, bà trồng rau và ông bán thịt ấy là cả một thị trường chất cấm sôi động và chưa được quản lí chặt chẽ. Không chỉ thế, chính người tiêu dùng cũng đang tiếp tay cho vấn nạn này bằng nhiều cách. Có khi bằng sự dễ dãi, thỏa hiệp, có khi bằng sự thiếu thông minh trong lựa chọn thực phẩm.

Vấn đề thực phẩm bẩn đã trở thành quốc nạn nên việc đẩy lùi không thể chỉ trong một sớm, một chiều, cũng không thể chỉ trông chờ vào cơ quan chức năng hay một ban ngành, đoàn thể nào. Mà nó, với “tư cách” là một quốc nạn cần được toàn dân cùng nhau đoàn kết chống lại, cũng giống như cách đây một thế kỉ, chúng ta đã bên nhau đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, đánh đuổi ách thực dân phát xít xâm lược.

Ngày nay xã hội đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, cuốn theo nhiều sự thay đổi. Từ nhịp sống bề bộn, bon chen cho đến những truyền thống, đạo lý làm người cũng đang bị xoay vần. Trong xã hội ấy con người dường như đã trở nên thờ ơ, ít quan tâm với cuộc sống của người khác, để "mạnh ai nấy lo", "phải ai tai nấy". Nhưng cuộc sống vốn không có gì tuyệt đối bởi vậy bên cạnh đó cũng có hàng triệu trái tim đã cất lên tiếng nói yêu thương, đang lắng mình để nhìn quanh, đồng cảm và sẻ chia với những đồng loại còn khổ đau, bất hạnh của mình, để phát huy những truyền thống tốt đẹp mà xưa nay cha ông ta vẫn luôn gìn giữ.

Một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Đã là con người nếu sống không có tình thương thì chẳng khác gì loài vật, cũng chẳng khác chi một cái xác không hồn, tồn tại giữa dòng đời một cách vô nghĩa và sẽ chết dần chết mòn trong cô đơn, lạnh lẽo. Người đời cũng có câu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” - bởi vậy “cho và nhận” đã trở thành quy luật của cuộc sống. Khi làm người phải có qua có lại, tồn tại giữa tập thể, cộng đồng của ta không chỉ biết có mình. Cuộc sống ngày nay đã quá đổi thay so với lúc trước, nhưng cuộc sống vật chất có thể đổi thay nhưng tình người thì không thể nào thay đổi được.

Từ thuở khai thiên lập địa, khi con người còn sống trong cảnh phó thác số phận của mình cho thiên nhiên. Khi hai chữ "văn minh" chưa được định thành hình thù rõ nét trong trí óc của con người thì cha ông ta đã biết đến hai chữ "tình người", đã biết đến cái "nghĩa vụ" của người đối với người, để từ đó luôn nhắc nhở nhau: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng", hay "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Vậy thì tại sao chúng ta - những lớp con cháu đi sau, đã và đang sống trong thời kì mà "văn minh" đang nở rộ, bao nhiêu thuyết lí đẹp đẽ ra đời - không cố gắng phát huy những nét đẹp của ông cha?

Dù đang phát triển nhưng "đất nước ta vẫn đang còn nghèo, dân ta còn đói khổ, đồng bào ta không phải ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Bên cạnh những tòa cao ốc, những ngôi biệt thự đẹp đẽ với đầy đủ tiện nghi thì những ngôi nhà ổ chuột, lụp xụp với những tấm áo vá rách. Hay những bữa cơm đạm bạc, với những đứa trẻ nghèo mới năm, bảy tuổi đã phải nghỉ học để đi làm kiếm miếng ăn, vẫn còn đó đây trên đường phố. Cuộc sống của không ít đồng bào ta đang còn chìm ngập trong cảnh bần hàn, đang cần đến những con tim biết yêu thương, biết đồng cảm và sẻ chia.

Vậy đồng cảm và sẻ chia là gì? Nếu muốn nói cho rõ, cho rạch ròi thì rất khó bởi nó xuất phát từ trái tim con người. Nhưng làm sao có thể hiểu được nhịp đập của từng trái tim, cho nên mọi cách hiểu về nó chỉ mang tính khái quát mà thôi. Ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời họ và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình. Đồng cảm đi từ con tim đến mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia, sẻ chia là cùng người khác san sẻ niềm vui, nỗi buồn; sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không tỏ thái độ vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kỵ, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ.

Đồng cảm và sẻ chia tuy không cùng chung một "đất nước" nhưng chúng có chung một "biên giới" đó là thắp lên những nét chung của hai nét đẹp truyền thống ấy. Đó là đem đến niềm vui cho người khác hay ít nhất là giảm bớt một phần nỗi buồn đau trong họ, đồng thời làm cho giá trị bạn trong mắt mọi người càng cao hơn nữa. Nó siết chặt thêm tình nghĩa đồng bào, làm cho người gần người hơn.

Tự nhiên sinh ra con người bình đẳng nhưng sự trôi dạt, xô đẩy của dòng đời, của hoàn cảnh đôi khi đã phân hoá, tạo ra con người với những cảnh đời khác nhau, có kẻ giàu người nghèo. Và những con người chân chính luôn muốn lấp đầy rút ngắn cái khoảng cách giàu nghèo ấy bằng tình thương lòng nhiệt tình. Trên thực tế, đã có nhiều nghĩa cử cao đẹp đã được "thực hành" và đem lại nhiều kết quả không nhỏ.

Từ lâu tinh thần đồng cảm và sẻ chia đã trở thành nhu cầu của con người Việt Nam nhân ái, nồng hậu. Đến ngày nay, điều đó vẫn luôn thường trực trong nếp sống của người Việt. Lúc trước, dân ta còn trong cảnh thiếu cơm, thiếu gạo thậm chí chết vì đói vậy mà họ vẫn còn san sẻ cho nhau từng miếng cơm, hạt muối, "tối lửa tắt đèn có nhau", sống cùng sống chết cùng chết. Ngày nay nét đẹp ấy vẫn còn được bảo tồn và phát huy, nhiều ngôi nhà tình nghĩa được mọc lên, nhiều trường học dành riêng cho trẻ em khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn học tập và phát triển.

Xoáy theo vòng quay của sự phát triển công nghiệp, môi trường ngày càng bị tàn phá và hủy diệt. Con người lâm vào cảnh khốn cùng không chỉ vì thiếu cái ăn, cái mặc mà còn bị sự "trả thù" của thiên nhiên, chịu những cơn giận dữ của đất trời. Nước ta, dù đang bước đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng phần lớn nhân dân ta đang sống nhờ vào việc sản xuất nông nghiệp, vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Một đầm cá, một ao tôm trị giá hàng chục triệu, một cơn lũ quét qua đủ khiến cho một ông chủ trở thành một con nợ. Ngô lúa, hoa màu đang đến mùa, một đợt hạn hán kéo dài, một trận dịch bệnh cũng đủ làm cho nhiều gia đình rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Không dừng ở thế, đôi khi những trận "trả thù" của thiên nhiên còn ảnh hưởng đến cả một vùng lớn. Ví dụ như vào năm 2006, khi cơn bão Chanchu đi qua miền Trung đã khiến người dân ở đây phải khốn đốn, chịu nhiều thiệt hại về người và của nhưng bù lại họ được người dân trong nước quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ; giúp họ về tiền của, lương thực, đồng thời giúp họ tìm xác của những nạn nhân. Hay trong vụ sập cầu Cần Thơ vào năm 2007 đã khiến nhiều gia đình phải điêu đứng trước sự ra đi đột ngột của những người thân họ. Nhưng họ cũng như những người dân miền Trung, dù đớn đau, chua xót nhưng không đến nỗi phải chịu cảnh cô đơn, lẻ loi gánh chịu mọi khổ đau một mình mà cạnh họ hàng ngàn con tim của cả nước cũng đã cùng cất tiếng khóc thương và ra tay đóng góp, cứu trợ cho người nhà nạn nhân. Dù tiền và vật phẩm không mang những người ra đi trở về nhưng nó phần nào đã xoa dịu nỗi đau trong lòng người còn sống cũng như giúp họ vượt qua được cơn hoạn nạn, khó khăn, ít nhất là ngay lúc đó khi mà người thân của họ ra đi vĩnh viễn.

Để thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - một tổ chức chính trị có vai trò tập hợp, tăng cường khối đoàn kết toàn dân cũng đã đứng ra phát động và thành lập quỹ "Vì người nghèo" - để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bức bách, đời sống cơ cực vượt lên số phận để sống một cuộc đời như những người bình thường khác, thậm chí đã vực dậy không biết bao nhiêu cảnh đời đen bạc mà chính họ cũng cảm thấy gần như mọi thứ đã quay lưng lại với cuộc đời họ. Từ ngày được thiết lập, tài khoản của quỹ ngày càng nhận được nhiều đóng góp của những cá nhân, tập thể, từ những em bé học mẫu giáo cho đến những cụ già về hưu, từ những người dân trong nước đến những người Việt kiều xa quê hương. Mang thông điệp yêu thương, phong trào ấy đã trở thành nguồn động lực để người nghèo phấn đấu thoát nghèo, rũ bỏ cuộc sống cơ hàn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới tươi hơn, đẹp hơn, từ đó tạo ra tiềm lực để phát triển đất nước.

hok tốt ;-; !

Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn.

"Thương người như thể thương thân" là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình thương là lẽ sống tốt đẹp của triệu triệu con người Việt Nam. Truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, ngày một phát triển mạnh mẽ và sâu sắc. Tình thương, lòng nhân ái là một biểu hiện rõ nét về đạo đức của mỗi người. Tình thương, lòng nhân ái được biểu hiện một cách cụ thể qua thái độ và hành động, đó là đồng cảm và sẻ chia.

Có thương người mới biết đồng cảm và sẻ chia. Nhìn thấy người bất hạnh, tàn tật, ốm đau. đói khổ, hoạn nạn, ta động lòng thương, ta rơi nước mắt, đó là đồng cảm "Một miếng khi đói bằng một gói khi no", đó là san sẻ. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bác Hồ kêu gọi toàn dân "diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm". Bác Hồ cũng như hàng triệu gia đình đã giảm bớt khẩu phần hàng ngày, dành gạo để cứu đói. Chiến thắng được giặc đói lúc bấy giờ là một thành tích to lớn của cách mạng, là do sức mạnh lòng nhân ái của nhân dân ta.

Sau ba mươi năm chiến tranh, nước ta hiện có hàng chục vạn nạn nhân chất độc da cam. Hàng triệu đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn sống trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn, khó khăn. Lũ lụt, bão tố xảy ra triền miên, gây ra cảnh người chết, cảnh màn trời chiếu đất cho nhiều gia đình. Nhiều học sinh đến trường bị nước lũ cuốn trôi; nhiều ngư dân ra khơi đánh cá bị sóng gió cuốn mất tích. Trước những cảnh đau lòng đó, ai mà chẳng động lòng thương, ai mà chẳng rơi nước mắt?

Các phong trào quyên góp do Mặt trận Tổ quốc phát động để cứu giúp, để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam, các bệnh nhân nhiễm HIV - AIDS đã được đồng bào ta hướng ứng nhiệt liệt. Nhiều Việt kiều đã gửi về hàng trăm triệu đồng đóng góp vào quỹ từ thiện được báo chí ngợi ca. Phong trào giúp học sinh nghèo, học sinh khó khăn được đông đảo thầy cô giáo và các bạn trẻ tham gia nhiệt liệt. Tất cả các phong trào đó đã nói lên một cách cảm động sức mạnh đoàn kết, truyền thống nhân ái vô cùng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.

Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn.

Nói đến đồng cảm và sẻ chia trong xã hội ta ngày nay, tôi không bao giờ quên câu ca mà bà nội tôi vẫn nhắc các con, các cháu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

23 tháng 9 2019

Hàng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường... Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

Đây là đoạn mở đầu truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh. Những câu văn trong sáng, gợi cảm và giầu chất thơ kiểu như thế này đã để lại những dấu ấn đậm nét trong hành trang tinh thần của nhiều thế hệ bạn đọc. Có thể dễ dàng tìm thấy nhiều câu văn, nhiều đoạn văn đẹp và tha thiết trong các trang viết của ông. Thanh Tịnh thuộc loại nhà văn viết không nhiều. Tác phẩm của ông không gây ra những choáng váng, đột ngột mà nhẹ nhàng thấm sâu. Chừng nào con người còn yêu thương cảm xúc, còn nặng lòng gắn bó với quê hương, đồng loại thì còn tìm thấy trong những trang viết của Thanh Tịnh mối dây đồng cảm và niềm an ủi. Con người trong tình yêu, tình bạn, tình vợ chồng, cha con, con người với quê hương... tất cả đều được ngòi bút của ông trình bày một cách nhẹ nhàng, thanh thoát và đằm thắm.

Trước Cách mạng, tên tuổi Thanh Tịnh được gắn liền với những tập truyện ngắn. Nhưng trên con đường nghệ thuật của mình, nơi ông thử sức đầu tiên lại thuộc về lĩnh vực thơ ca. Thanh Tịnh xuất hiện và được “định vị” ngay trên thi đàn vào những năm đầu của phong trào Thơ mới. Năm 1936 bài thơ Rồi một hôm của ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ do Hà Nội báo tổ chức. Một số bài thơ khác như Mòn mỏi in trên báo Tinh hoa, Tơ trời với tơ lòng in trên báo Phong Hóa vừa xuất hiện đã gây được tiếng vang trong công chúng. Trong dòng thơ nhiều phong cách nhiều giọng điệu trước cách mạng, Thanh Tịnh có một hơi thơ và giọng thơ riêng biệt. Những câu thơ lãng mạn, mang phong vị ngậm ngùi buốn man mác đã làm xao xuyến trái tim bao người đọc ngay từ khi mới ra đời. Thơ Thanh Tịnh nhẹ nhàng, êm ái giống như văn ông, và cái đặc sắc của nó nằm ở những lời, những ý đậm đà hương sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam. Ngay cả khi Thanh Tịnh lấy cảm hứng từ một câu chuyện bắt nguồn ở phương Tây thì bài thơ của ông vẫn toát ra một không khí rất Á Đông; Em ơi, nhẹ cuốn bức rèm tơ. Tìm thử chân mây khói tỏa mờ. Có bóng tình quân muôn dặm ruổi. Ngựa hồng tuôn bụi cõi xa mơ. Bài thơ hợp tình, hợp cảnh và gần gũi với tâm hồn người Việt Nam phần lớn là nhờ ở những câu thơ lục bát rất gần với ca dao: Bên rừng ngọn gió rung cây- Chị ơi con nhạn lạc bầy kêu sương. Thơ Thanh Tịnh có nhiều câu gần gũi với âm hưởng ca dao. Thế mạnh đó của ông ngày càng được phát huy. Sau này có rất nhiều câu thơ của Thanh Tịnh được lan truyền trong nhân dân với tư cách là những câu ca dao.

Hồn thơ Thanh Tịnh rất tinh tế. Ông cảm nghe được những bước chuyển mơ hồ của cỏ cây trời đất. Mỗi sự đổi thay, dù là nhỏ nhất của thời gian, không gian cũng làm rung động những sợi tơ mỏng manh trong tâm hồn nhạy cảm của ông:

Còn nhớ hôm xưa độ tháng này
Cánh đồng xào xạc gió đùa cây
Vô tình thiếu nữ cùng ta ngắm
Một đoạn tơ trời lững thững bay

Một con người đã nặng lòng, vì “một đoạn tơ trời” như vậy, ắt sẽ nặng lòng với cuộc sống trần gian này lắm. Trần gian và thơ dường như đều có sức níu kéo con người:

Tơ trời lơ lửng vươn mình uốn
Đến nối duyên mình với... cõi không

Thanh Tịnh làm thơ không nhiều, nếu không muốn nói là quá ít ỏi nếu so với các “chủ tướng” của phong trào Thơ mới như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử... Nhưng với những bài thơ đã có, ông cũng đã được ghi nhận như là một trong những gương mặt đã góp phần tạo nên “một thời đại mới trong thi ca” thời ký Thơ mới.

Tên tuổi của nhà thơ Thanh Tịnh được nhiều người biết đến rộng rãi hơn khi tập truyện ngắn Quê mẹ của ông ra đời vào năm 1941. Từ khi xuất hiện cho đến nay, Quê mẹ đã gắn liền với cuộc đời Thanh Tịnh và trở thành một dấu ấn quan trọng trong hành trình nghệ thuật của ông. Bao trùm lên toàn bộ tập truyện là một tình cảm êm dịu nhẹ nhàng của người dân vùng quê xứ Huế. Quê mẹ cũng như những tập truyện ngắn sau này phần lớn đều viết về Huế, nơi Thanh Tịnh sinh ra và lớn lên, đầy kỷ niệm. Nhiều truyện ngắn của ông mang đầy tính cách Huế, và tạo riêng cho ông một thi pháp văn xuôi độc đáo. Trong lời tựa tập Quê mẹ xuất bản lần đầu tiên, nhà văn Thạch Lam, cây bút truyện ngắn xuất sắc trước Cách mạng đồng thời là một người bạn của Thanh Tịnh đã có những lời nhận xét thật tinh tế và chính xác: “Thanh Tịnh có lẽ là nhà văn đầu tiên ở miền Trung đã trình bày các mối dây liên lạc nối ông với đồng nội quê hương, những dây liên lạc nhẹ như tơ đờn ngày thu, nhưng không vì thế mà kém phần vương vít và quyến luyến... Ông đã muốn làm người mục đồng ngồi dưới bóng tre thổi sáo để ca hát những vẻ đẹp của đời thôn quê”. Là một nhà thơ lãng mạn, Thanh Tịnh đã mang vào truyện ngắn chất trữ tình sâu lắng. Một chất thơ bàng bạc, thấm đẫm trên những trang văn xuôi của nhà thơ Thanh Tịnh. Tập Quê mẹ man mác tình quê hương, tình người. Từng trang viết của ông thấm đượm hương vị làng quê, một làng quê miền Trung với những vẻ đẹp thanh bình êm ả nhưng cũng không hiếm những cảnh đời khổ đau, ngang trái. Những trang văn đã làm sống dậy trước mắt người đọc khung cảnh êm đềm, thơ mộng của một làng quê. Làng Mỹ Lý nhỏ bé, nằm kế bên một dòng sông đã trở thành một địa chỉ quen thuộc, một biểu trưng nghệ thuật của tình yêu quê hương... Cái tên Mỹ Lý được xuất hiện nhiều lần trong các truyện ngắn khác nhau của nhà văn Thanh Tịnh. Quê hương, tình yêu quê hương như là sự nối dài mà thành tình yêu đất nước. Đọc truyện ngắn của Thanh Tịnh, chúng ta cảm nhận rất rõ điều này. Một làng quê nhỏ bé đã là cái nôi tâm hồn nuôi dưỡng những tác phẩm của ông. Ở đó chúng ta gặp gỡ và đồng cảm với tác giả trong mối tình quê hương rung rinh, lai láng trong khung cảnh sông nước ruộng đồng. Dường như tâm hồn ông gần gũi và ưa thích với những vẻ đẹp nhè nhẹ, những nét buồn lặng lặng...

Truyện ngắn Thanh Tịnh kể về một bến đò hiu hắt, một dòng sông với con đò dọc ẩn hiện những lời trao duyên tình tứ, về nỗi nhớ quê mẹ của một người con gái đi lấy chồng xa, về một nhà ga nho nhỏ giữa cánh đồng với con tàu bỏ lại đằng sau nó những hoài niệm về một tình yêu không bao giờ tới, về nỗi lòng bịn rịn của một cô gái quê khi phải chia tay với người bạn trai sau mùa gặt hái. Đọc những truyện ngắn của Thanh Tịnh, người ta thường ít chú ý đến cốt truyện mà chỉ nhớ cái không khí, cái dư vị quyến luyến ngọt ngào, có pha chút ngậm ngùi, buồn thương. Cảm giác ấy lắng sâu trong tâm hồn người đọc. Và cùng với cảm giác đó là một âm hưởng buồn buồn thấm thía qua những trang văn. Phong cách truyện ngắn của nhà văn Thanh Tịnh sớm định hình và tương đối nhất quán. Từ Quê me, Chị và em rồi đến Ngậm ngải tìm trầm, giọng điệu của ông không mấy thay đổi. Đặc trưng lớn nhất trong nghệ thuật truyện ngắn của Thanh Tịnh là ông thường miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật bằng cảm giác. “Cái tôi” của tác giả khiêm nhường đứng đằng sau những con người bình thường và nhỏ bé. “Cái tôi” của những cảm giác, cảm xúc mơ hồ, thoáng qua rất khó nắm bắt. Những trạng thái tâm lý của nhân vật ít khi được bộc lộ một cách trực tiếp, cụ thể mà thường được thể hiện nhẹ nhàng, kín đáo. Thanh Tịnh tập trung sự chú ý của mình vào đời sống nội tâm của nhân vật, đặc biệt là những xao động bất chợt, những giây lát gặp gỡ tình cờ mà làm khuấy động cả một nếp sống thường ngày bình lặng. Trong truyện Bến Nứa ngòi bút của nhà văn Thanh Tịnh đã tỏ ra rất tinh tế khi ông tả nỗi lòng của một người thiếu phụ cô đơn. Đứa con ngây thơ bé bỏng của nàng đã vô tình khêu lên chút lửa lòng giữa nàng với người khách đi đò trong một đêm trăng sáng. Đứa bé mồ côi cha còn quá nhỏ để hiểu được nỗi bất hạnh của mình. Mỗi khi làm nũng mẹ, chú lại khóc đòi cha. Vì thương con nên mẹ chú thường “mượn” một người khách trong thuyền vờ làm “thầy” để dối con. Những lúc ấy chú bé mới chịu ngủ yên bên người cha giả. Nhưng đêm nay thì khác. Đằng sau cái trò đùa con trẻ ấy là tình cảm xao xuyến của một người thiếu phụ đang khao khát tình yêu: “Mảnh trăng hạ tuần giây bụi vàng trên quãng đồng lúa ruộng. Phương ẵm con ra ngồi trước mũi, gương mặt tự nhiên ửng hồng và đẹp một cách hiền hậu... Không hiểu tại sao, tối hôm nay lòng Phương lại rạo rực tê mê như đống tro tàn men hơi lửa”. Và trước tình cảm ấy, người khách đi đò đâu dễ dửng dưng, lòng chàng cũng “hồi hộp sẽ như cánh bướm”. Một thoáng gặp gỡ bất ngờ trên sông nước ấy đã trở thành nỗi khắc khoải khôn nguôi trong lòng người thiếu phụ. Mỗi đêm khuya, chèo thuyền qua bến cũ nàng lại cất tiếng gọi để mong tìm lại bóng người xưa. Nhưng đêm nào cũng vậy, đáp lời nàng chỉ có tiếng chuông chùa ngân dài trên mặt nước. Ở trên truyện này, Thanh Tịnh đã khéo dựng nên một khung cảnh êm đềm, thơ mộng phù hợp với tình huống xảy ra của câu chuyện. Thiên nhiên ở đây cũng tác động tích cực vào tình cảm của con người. Dòng sông, con đò, vầng trăng thường xuất hiện với vai trò là chủ thể trữ tình trong nhiều truyện ngắn của nhà văn Thanh Tịnh. Tình trong câu hát là một truyện ngắn hay của tập Quê mẹ. Ở đây câu chuyện thơ mộng cũng được diễn ra trên một con đò, một dòng sông. Đạt là một anh lái đò góa vợ, nhưng trong lòng luôn luôn tưởng nhớ tình xưa. Rồi một hôm trên dòng sông, bên con thuyền lướt qua, Đạt thoáng nhìn thấy bóng một người con gái giống hệt vợ mình. Đạt căng buồm đuổi theo, nhưng chiếc thuyền phía trước chạy như bay, “thấp thoáng trong chiều sương trông như bóng nhạn”. Biết không thể đuổi kịp con thuyền, Đạt đành mượn câu hát để bày tỏ lòng mình. Người con gái trên thuyền cũng cất tiếng hò tình tứ đáp lại lời Đạt. Tiếng hò của nàng cũng trong trẻo giống hệt như vợ chàng thưở trước. Hai con thuyền và tiếng hát vẫn chập chờn đuổi nhau trên mặt phá rộng mênh mông lấp loáng ánh trăng vàng. Cảnh thần tiên, như thực như mộng. Nhưng rồi mộng đã tan, từ thuyền của cô gái một câu hò chia biệt đã cất lên:

Tình về Đại Lược
Duyên ngược Kim Long
Đến đây là chỗ rẽ của lòng
Gặp nhau còn biết trên sông bến nào.

Lòng Đạt nghẹn ngào trước cảnh biệt ly. Chàng nhớ đến vợ cũ, đến người bạn mới gặp trong đêm mà không ngăn được dòng nước mắt. Chút tình thoảng qua ấy mãi mãi chỉ là tình trong câu hát. Những câu chuyện thơ mộng đầy huyền ảo đã được Thanh Tịnh viết bằng những câu văn đẹp và trau chuốt. Nhiều trang văn của Thanh Tịnh xứng đáng được xếp vào hàng ngũ những trang văn mẫu mực của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Thanh Tịnh thường chảy trôi theo dòng cảm giác của nhân vật. Về đặc điểm này, các truyện ngắn của Thanh Tịnh có nhiều nét gần gũi với truyện ngắn của Thạch Lam, có những truyện đặt bên nhau tưởng chừng như đồng dạng. Trong nhiều truyện ngắn của Thanh Tịnh nhân vật không sống với hiện tại mà thường quay về với những hồi tưởng trong quá khứ, những hồi ức và kỷ niệm trở thành phần sống động nhất trong cuộc đời hôm nay. Số lượng những từ “nhớ lại”, “thoáng hiện”, “như thấy lại”, “sống lại”, “tưởng tượng ra”... tràn ngập trong các truyện ngắn của Thanh Tịnh. Ký ức từ dĩ vãng luôn gắn liền với dòng suy tưởng của nhân vật. Truyện ngắn Một đêm xuân kể về một nhà sư tu hành nơi am vắng đã bao năm, mà vẫn không sao dứt được lòng trần. Trong khi đang say sưa tụng kinh gõ mõ sư cụ lại “lắng hết tâm tư đuổi theo một giấc mơ huyền bí”. Chỉ một chút vang vọng của cuộc đời trần thế ngoài kia cũng đủ làm sư cụ buồn. “Một thứ buồn lạ lùng trên gương mặt chỉ biết bình tĩnh và trầm ngâm”. Trong tâm tưởng của nhà sư, quá khứ luôn luôn sống động: “Sư cụ còn nghe trong tưởng tượng những tiếng pháo xa xa nổ dòn như những chuỗi cười đêm Tết. Một luồng máu lạnh như đến tràn ngập trong lòng và bắt sư cụ tê mê một lúc. Sư cụ đi vào am và cảm thấy mình như một người lạc bước..." Tác giả tỏ ra rất tinh tế khi miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật. Sống với thế giới tâm linh nhưng con người cũng không thể tách rời với những vấn đề thuộc về đời sống tình cảm đã từng bao năm chi phối cuộc đời họ.

Thời gian, một mặt làm người ta lớn lên, trưởng thành, mặt khác cũng xóa bỏ biết bao điều tốt đẹp từng làm chỗ dựa tinh thần cho con người. Đọc Thanh Tịnh chúng ta thấy ông luôn ngoái nhìn về quá khứ với một niềm nhớ tiếc không nguôi. Quá khứ đã qua là qua hẳn, mang theo những đẹp đẽ tinh hoa của cả một thời. Có thể xem lời kết trong truyện Chị và em như một lời “tuyên ngôn” cho quan niệm đó của tác giả: “Đến nay, quãng đời xưa không còn nữa, mất đi cảnh sáng đẹp trong giấc nằm mơ. Ngày xanh tươi của tuổi thơ chỉ để lại trong lòng người một sự tiếc thương, ngậm ngùi và êm ái..." Điều đó làm nên nỗi buồn, sự thiếu hụt của con người trước những đổi thay mà thiếu nó, người ta sẽ sống nghèo nàn, cằn cỗi biết bao.

Truyện của Thanh Tịnh mang một âm hưởng buồn, ngậm ngùi, xót xa. Điều này càng được khẳng định hơn khi đọc những truyện viết về tình yêu của nhà văn. Hầu hết đều là những mối tình lỡ, tình câm, tình nghẹn, tình sương khói. Truyện của Thanh Tịnh vắng bóng những con người hạnh phúc, may mắn trong tình yêu. Phần lớn các truyện đều nói đến sự tan vỡ vừa đau xót vừa tất yếu của những mối tình đầu, của những đôi trai gái yêu vừa yêu nhau đã nhìn thấy trước sự chia ly vĩnh viễn, những Sương và Xuân (Tình thư) Duyên và Trưu (Bên con đường sắt), Xuân và Sương Hoa (Rosée), Phương và Thảo (Bến Nứa), Thuyên và Lê (Tình vay), Hương và Mẫn (Quê bạn)... Ở đây những người đang yêu không phải trải qua những thử thách ghê gớm những ngang trái éo le của số phận, phần lớn họ đều là những con người cam chịu. Tình yêu của họ chưa đủ mạnh để đến được với nhau trọn đời. Có thể gọi đó là những “khoảnh khắc yêu đương”, những “mối tình vơ vẩn” thì đúng hơn. Nhưng dù sao những nỗi đau, những niềm ai oán của những cuộc tình lỡ dở vẫn để lại trong lòng người đọc niềm thương cảm, bàng hoàng như chính mình đang trong cảnh ngộ. Những cuộc chia tay của Thanh Tịnh vừa thấm đẫm nỗi buồn thân phận, vừa mang vẻ tội nghiệp của những con người không biết vượt lên hoàn cảnh.

Xu hướng văn chương lãng mạn nhưng không tách rời hiện thực, đồng cảm xót xa với số phận của những con người nhỏ bé trong xã hội cũng là một nét lớn trong truyện ngắn của Thanh Tịnh. Những Am culi xe, Làng, Ngậm ngải tìm trầm, Con so về nhà mẹ, Con ông Hoàng, Chuyến xe cuối năm, Người khách đêm... là loạt truyện tiêu biểu cho xu hướng này. Am culixe và Ngậm ngải tìm trầm thuộc loại truyện truyền kỳ. Tác giả đã tìm được cốt truyện hay, kết cấu truyện chặt chẽ, gây được ấn tượng đối với người đọc. Vì cuộc mưu sinh, vì miếng cơm manh áo mà những người lao động nghèo khổ bị đẩy vào những cảnh ngộ bi đát, những bất hạnh khôn lường. Ở truyện Am culixe, Thanh Tịnh đã gợi lên một hình ảnh thật tội nghiệp, một đứa bé mười tuổi rách rưới, gầy còm, đêm đêm dắt người ông mù lòa, ốm yếu kéo một chiếc xe tay cũ nát, bánh nhồi rơm lủi thủi đi trong đêm vắng. Một đêm mưa giá lạnh chờ mãi không đón được người khách nào. Đứa cháu nhỏ vì thương ông đã bưng một hòn đá nặng dặt lên xe và giục ông chạy xe. Kinh nghiệm của một đời kéo xe khiến ông lão hiểu ngay được sự việc. Nhưng ông vẫn vờ như không biết và cắm cúi chạy xe. Dọc đường ông lão đã chết gục vì đói rét, buồn khổ và tuyệt vọng, để lại đứa cháu côi cút. Người nông dân hiền lành, chất phác trong truyện Ngậm ngải tìm trầm lại gặp phải một hòan cảnh đau đớn khác. Để tính chuyện mưu sinh cho vợ con, người chồng đã liều mạng ngậm ngải tìm trầm trong rừng sâu. Quá thời hạn trở về, bùa thiêng đã biến người chồng thành hổ. Nhưng đằng sau cái vỏ thú dữ khiến mọi người kinh sợ đó vẫn còn nguyên vẹn những tình cảm của một con người. Bi kịch nẩy sinh từ đó. Sau một lần về làng thăm vợ con, bị những người thân và dân làng khiếp hãi, xua đuổi người - hổ đành quay về rừng xanh, vĩnh viễn phải chịu cảnh chia lìa với gia đình và đồng loại.

Ở loại truyện này ngòi bút của Thanh Tịnh bớt đi vẻ nhẹ nhàng, bâng khuâng, thơ mộng. Lúc này ông không còn là “người mục đồng thổi sáo” ca ngợi cái tình và cái thi vị của một vùng quê nữa. Ông đi vào miêu tả thân phận những con người khốn khổ với một sự thấu hiểu và đồng cảm xót xa. Cái nhìn hiện thực của nhà văn được nâng lên ở một mức độ cao hơn. Thật dễ nhận ra trong truyện ngắn của Thanh Tịnh hình ảnh những con người nghèo khổ sau lũy tre làng. Tất cả ở họ đều ánh lên vẻ đẹp của tâm hồn: hiền lành, chất phác, giầu tình cảm... nhưng hầu như ai cũng có nỗi đau khổ riêng. Ở họ không bao giờ mất được lòng yêu thương giữa những con người cùng cảnh ngộ và lúc nào cũng khắc khoải một nỗi niềm nhớ về quê hương. Đặc biệt những người con gái như Thảo (Quê mẹ), Sương (Tình thư), Hương (Quê bạn), Phương (Bến Nứa), Duyên (Bên con đường sắt)...mà cuộc đời của họ tưởng đã bị vùi lấp đi giữa bao nhiêu ngày tảo tần kiếm sống, nhưng chính họ lúc nào cũng mong chờ cuộc sống mang lại cho mình cái phần quý giá thiêng liêng nhất là tình cảm.

Truyện ngắn của Thanh Tịnh luôn luôn đem lại những mối đồng cảm trong người đọc. Nhưng dù sao chúng ta vẫn mong muốn ở ông sự phanh phui sâu sắc hơn nữa những ngang trái, bất công trong đời sống của “những con người nhỏ bé”. Nhân vật trong tác phẩm của ông chưa có những tính cách độc đáo, điển hình. Nó thể hiện cái nhìn của nhà văn về cuộc đời, cái nhìn của người hiểu được sự trôi chảy không cùng của đời sống, chấp nhận và cam chịu. Nét riêng của Thanh Tịnh so với một số tác giả khác là khi diễn tả những nỗi bất hạnh của con người, ông không làm cho nó chói gắt lên, những tiếng kêu than của nhân vật và tác giả dường như bị nén lại sau những trang sách, song sự bất hạnh vì thế lại càng đọng lại trong lòng người đọc như một day dứt mãnh liệt. Với gần ba mươi truyện ngắn, những gì Thanh Tịnh để lại cho chúng ta trong con số khiêm nhường đó cũng là rất đáng trân trọng. Thông qua tâm hồn tác giả, hiện thực cuộc sống được phản ánh giản dị mà sâu sắc, không phải chỉ ở bên ngoài mà ở phần sâu kín bên trong. Tác phẩm của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình, trong sáng và gợi cảm. Thạch Lam đã nhận xét rằng ở Thanh Tịnh “truyện ngắn nào hay đều có chất thơ, và bài thơ nào hay đều có cốt truyện”

Thanh Tịnh chỉ có một tập truyện dài duy nhất Xuân và Sinh, ra đời năm 1944. So với truyện ngắn, truyện dài của ông không đặc sắc bằng. Nó chỉ vẫn mang dung lượng của một truyện ngắn nhưng có phần dàn trải và ít sức khái quát hơn. Xuân và Sinh là một câu chuyện tình mang phong cách lãng mạn đậm nét. Ở đây chúng ta vẫn gặp một Thanh Tịnh tinh tế và đằm thắm khi miêu tả những trạng thái tình cảm của nhân vật. Cũng giống như phần lớn các truyện ngắn của Thanh Tịnh, Xuân và Sinh vẫn lấy bối cảnh và không gian nghệ thuật ở một vùng quê xứ Huế. Sinh là một cậu học trò nghèo lên trọ học ở Huế, sống cùng với người chị tên là Cam. Sau khi Cam bị chết vì bệnh lao, Xuân là bạn của Cam đã đón Sinh về nhà và giúp đỡ để cậu tiếp tục được đi học. Xuân là một cô gái làm nghề vũ nữ. Nàng sống rất tình cảm và giàu lòng nhân ái. Xuân và Sinh đều có tình cảm với nhau nhưng cả hai cùng che giấu. Sau bao nhiêu dằn vặt và khổ sở, chia ly và xa cách, cuối cùng họ cũng đã đến được với nhau. Một kết thúc có hậu rất hiếm hoi trong các sáng tác của Thanh Tịnh. Trước sau nhân vật của Thanh Tịnh vẫn là những con người “nhỏ bé” được đặt trong cuộc sống đời thường. Họ không phải là những người dám thay đổi hoàn cảnh mà thường bị dòng chảy của đời sống cuốn đi. Thân phận con người và sự biến đổi của thời gian, đó luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu trong phần lớn các sáng tác của nhà văn Thanh Tịnh.

Tôi có may mắn dược biết nhà thơ Thanh Tịnh đã từ lâu. Ông vốn là bạn và là người đồng hương miền Trung với cha tôi, nhà thơ nhà viết kịch Lưu Quang Thuận. Nhưng cho đến năm 1983 khi Viện Văn học tổ chức làm tập sách Cách mạng kháng chiến và đời sống văn học, được cử đến làm việc với ông, tôi mới có dịp hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông. Chúng tôi hiểu điều đã khiến cho mọi thi sĩ lãng mạn nổi danh từ thời tiền chiến như Thanh Tịnh đến với Cách mạng, hòa nhập và gắn bó hết lòng với thực tế kháng chiến đầy khó khăn, gian khổ. Đó chính là tình yêu da diết đối với con người, với quê hương đất nước, là sự nhạy cảm bản năng của người nghệ sĩ, là khát khao hướng tới sự hoàn thiện, sự tốt đẹp cho mỗi số phận con người. Đó cũng là những động lực giúp cho ông viết được những tác phẩm có sức sống lâu bền trong lòng người đọc, giúp cho ông có những thành công đáng kể ở ngay chặng đường đầu tiên bước vào nghề văn. Những trang viết nặng tình quê mẹ của nhà văn Thanh Tịnh sẽ còn song hành cùng bạn đọc ở những thế hệ mai sau.

#Châu's ngốc