K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 6

Có 2 hội thề gồm:

Hội thề Lũng Nhai

Hội thề Đông Quan

ChatGPT

Nội dung cơ bản của Hội thảo Lũng Nhai và Đông Quan bao gồm:

  1. Phản đối chính quyền triều Minh: Tham gia hội thảo là các nhóm người dân Việt Nam, bao gồm các nhà lãnh đạo dân tộc và dân làng, nhằm phản đối sự thôn tính của chính quyền triều Minh đang thống trị Việt Nam.

  2. Cam kết đấu tranh cho tự do và độc lập: Tại các hội thảo, những người tham gia đã cam kết đấu tranh cho sự tự do và độc lập của dân tộc Việt Nam, bằng cách phản đối sự thống trị của triều Minh và thúc đẩy sự tự chủ và tự quản của dân tộc.

  3. Tinh thần hy sinh và quyết tâm: Hội thảo thể hiện tinh thần hy sinh và quyết tâm của người dân Việt Nam trong việc chống lại sự áp bức và chiếm đóng từ phía chính quyền phong kiến, và sẵn sàng hy sinh để bảo vệ quê hương và tự do của dân tộc.

Tóm lại, nội dung cơ bản của Hội thảo Lũng Nhai và Đông Quan là phản đối chính quyền triều Minh và cam kết đấu tranh cho tự do và độc lập của dân tộc Việt Nam.

Xin lỗi nha. Phần nội dung cơ bản mình suy nghĩ hơi dài dòng nên chép của trí tuệ AI cho nhanh. Mong bạn thông cảm cho.

24 tháng 4 2020

- Khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418 - 1427 ) do Lê Lợi lãnh đạo.

- Cuộc khởi nghĩa này có những hội thề :

+ Hội thề Lũng Nhai.

+ Hội thề Đông Quan.

- Sự khác nhau của các hội thề :

+ Hội thề Lũng Nhai : Mục đích của hội thề là Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cùng thề sống chết, chung sức đồng lòng, chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập dân tộc.

+ Hội thề Đông Quan : Lê Lợi mở hội thề này nhằm tạo điều kiện an toàn cho quân Minh rút quân về nước nói lên lòng nhân đạo sáng ngời của Lê Lợi nói riêng và của dân tộc ta nói chung đối với kẻ bại trận.

24 tháng 4 2020

Câu 1.Khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418-1427) do Lê Lợi lãnh đạo 

Cuộc khởi nghĩa này có những hội thề là:

Hội thề Lũng Nhai

Hội thề Đông Quan

1. Nêu những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ năm 1418 đến năm 1423 2. Theo em vì sao quân ta đã chiến thắng mà lê lợi còn Tổ chức Hội thề Đông Quan ngày 10 tháng 12 năm 1427 ? Ý nghĩa Hội thề Đông Quan ngày 10 tháng 12 năm 1427 3. Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 4,Tại sao lực lượng quân Minh mạnh nhưng không tiêu diệt được nghĩa quân mà phải chấp nhận...
Đọc tiếp

1. Nêu những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ năm 1418 đến năm 1423

2. Theo em vì sao quân ta đã chiến thắng mà lê lợi còn Tổ chức Hội thề Đông Quan ngày 10 tháng 12 năm 1427 ? Ý nghĩa Hội thề Đông Quan ngày 10 tháng 12 năm 1427

3. Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

4,Tại sao lực lượng quân Minh mạnh nhưng không tiêu diệt được nghĩa quân mà phải chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi

5 .hãy trình bày nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức. Ý nghĩa của sự ra đời bộ luật Hồng Đức

6. Trình bày những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp

7. việc tổ chức quân đội thời Lê sơ như thế nào ?Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê Sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích trên.

2
5 tháng 3 2019

Tham khảo:

Câu 1:

Những ngày đầu khởi nghĩa, lực lượng còn yếu, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp rất nhiều khó khăn, nguy nan. Quân Minh nhiều lần tấn công, bao vây căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân ba lần phải rút lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hoá) và phải liên tiếp chống lại sự vây quét của quân giặc.
Trong gian khổ đã có rất nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm, tiêu biểu là Lê Lai.
Giữa năm '1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
Cuối năm 1424, do bị thất bại trong âm mưu mua chuộc Lê Lợi, quân Minh trở mặt, tấn công nghĩa quân.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang giai đoạn mới.

Câu 2:

Lê Lợi tổ chức hội thề Đông Quan ngày 10/12/1427 với tướng giặc Vương Thông để tạo điều kiện an toàn cho quân Minh rút về nước. Thể hiện lòng nhân đạo sáng ngời của Lê Lợi, Bộ chỉ huy nghĩa quân, của nhân dân ta đối với kẻ thù bại trận. Đó cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc muôn đời :

"Đem đại nghĩa thắng hung tàn

Lấy chí nhân thay cường bạo"

Tại Hội thề Đông Quan, Vương Thông cam kết rút quân về nước. Đây là sự thất bại nhục nhã của những kẻ đi xâm lược. Đất nước sạch bóng quân thù, mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc.

Câu 3:

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi do:

- Niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân đạo sáng ngời.

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang là do nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết toàn dân, ý chí bất khuất quyết tâm giành lại độc lập, tự do cho đất nước.

- Có sự lãnh đạo của các nhà anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… với đường lối kháng chiến, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo.

- Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ dân tộc.

Ý nghĩa

+ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

+ Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc thời Lê sơ.

Câu 4:

- Lực lượng quân Minh rất mạnh nhưng không tiêu diệt được nghĩa quân vì tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, hi sinh, vượt bao khó khăn gian khổ của nghĩa quân.

- Quân Minh chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi là nhằm thực hiện âm mưu dụ hòa, mua chuộc Lê Lợi, hòng làm mất ý chí chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn.

5 tháng 3 2019

Tham khảo :

Câu 5:

Nội dung cơ băn của bộ luật Hồng Đức là:

+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc

+ Bảo vệ quyền lợi của quan lại, giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến

+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển khinh tế, giữ gìn truyền thống của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi phụ nữ

Câu 6:

Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp:

* Bộ máy nhà nước:

- Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách hành chính trên phạm vi cả nước.

- Ông bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành, chia lại cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, thống nhất các đơn vị hành chính thành phủ, huyện (châu) xã.

=> Vua Lê Thánh Tông đã xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, khá gọn gàng, tinh giản và hoạt động có hiệu lực, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. Đây là mô hình tiên tiến nhất của chế độ quân chủ phong kiến đương thời. Trong đó, trung ương và địa phương gắn liền nhau, quyền lực được bảo đảm từ trên xuống dưới.

* Luật pháp:

- Vua Lê Thánh Tông đã đóng góp vào lịch sử dân tộc một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).

- Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.

- Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia,…

Câu 7:

* Tổ chức quân đội thời Lê Sơ:

- Quân đội thời Lê sơ tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông"

- Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương.

- Các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

- Vũ khí: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.

- Hàng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.

* Nhận xét về chủ trương của nhà nước Lê Sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích:

- Đoạn trích trên thể hiện thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ của nhà Lê sơ.

- Đây cũng là lời răn đe, bài học cho các thế hệ trong việc giữ gìn biên cương lãnh thổ của đất nước.

14 tháng 4 2020

4. Em hãy cho biết câu nói “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” bắt nguồn từ sự kiện nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418 – 1423?

Tháng 2/1418, nghĩa quân rút lên núi Chí Linh và bị quân địch chặn hết nguồn cung ứng lương thực, "hơn mười ngày chỉ ăn được củ nâu và mật ong, người ngựa đều khốn đốn" . Lê Lợi họp bộ chỉ huy để bàn kế. Ông nói rằng: Bây giờ ai có thể làm như Kỷ Tín ngày xưa để ta ẩn náu trong rừng núi, mưu tính cử sự về sau. Trước tình thế nghiêm trọng đó, Lê Lai khẳng khái tình nguyện hi sinh để cứu Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn. Lê Lai cải trang thành chúa Lam Sơn, lĩnh 500 quân kéo ra đánh quân giặc. Ông nhử cho quân giặc đuổi theo đến lúc kiệt sức, bị quân Minh bắt và sát hại.

Khi Lê Lợi lên ngôi, nhà vua phong Lê Lai làm công thần hạng nhất và cặn dặn quần thần rằng, hãy làm giỗ Lê Lai vào hôm trước lễ giỗ Lê Lợi. Vì vậy dân gian có câu: "Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi"

14 tháng 4 2020

Giới thiệu hội thề Lũng Nhai

Tháng 1 năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người khác đã tổ chức Hội thề Lũng Nhai. Lũng Nhai (dịch từ tiếng Mường là Pù Mẹ, nghĩa là "núi người mẹ") là một thung lũng nằm cạnh ngọn núi ở làng Lũng Mi, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa. Tại hội thề này, Lê Lợi cùng các tướng làm lễ tế cáo trời đất; chủ tướng trịnh trọng đọc bài văn thề để thể hiện mục tiêu đoàn kết các dân tộc anh em (người Việt, người Mường, người Thái - với nhân vật cụ thể là Lê Lai, người Mường)

30 tháng 3 2020

Câu 1 : Điền vào chỗ trống những hiểu biết của em về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ?
* Người chỉ huy là Lê Lợi, ông tự xưng là Bình Định Vương
* Bộ chỉ huy có:19 người.
* Nơi diễn ra hội thề:Lũng Nhai
* Ngày khởi nghĩa:7/2/1418
Câu 2 : NHững người tham gia :
Lê Lợi, Lưu Nhân Chú, Lê Lai, Đinh Liệt, Nguyễn Trãi

P/S : Good Luck
~Best Best~

30 tháng 3 2020

Câu 1 :

- Người chỉ huy: Lê Lợi tự xưng là: Bình Định Vương.

- Bộ chỉ huy có 19 người.

- Nơi diễn ra hội thề: Lũng Nhai (Thanh Hóa)

- Ngày khởi nghĩa: 2-1 năm Mậu Tuất (7-2-1418).

Câu 2 :

Lê Lợi, Lưu Nhân Chú, Lê Lai, Đinh Liệt, Nguyễn Trãi



6 tháng 4 2020

II/

- Ngày 20.10.1424 tập kích đồn Đa Căng ( Thọ Xuân - Thanh Hóa )

- Hạ hành Trà Lân , buộc định đầu hàng

- Tháng 9.1426 , Lê Lợi tiến quân ra Bắc

- Tháng 10.1427 , Liễu Thăng bị giết ở ải Chi Lăng

- Ngày 10.12.1427 , Vương Thông mở hội thề ở Đông Quan

III/

Thời gian

Diến biến

Năm 1416

Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập ở Lũng Nhai(Lê Lợi và 18 người)

Năm 1418

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương.

Năm 1421

Quân Minh huy động 10 vạn lính tấn công lên Lam Sơn, Lê Lợi phải rút quân phải rút lên núi Chí Linh

Năm 1423

Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh

Năm 1424

Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an

Năm 1425

Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa

Tháng 9.1426

Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc

Tháng 11.1426

Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động

10.1427

Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc

12.1427

Hội thề Đông Quan diễn ra, quan Minh rút quân về nước.

IV/

* Nguyên nhân :

- Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.

- Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ.

- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đưa ra những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

* Ý nghĩa :

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.

Chúc bn học tốt !



7 tháng 1 2018

-người chỉ huy Lê lợi , tự xưng là Bình Định Vương

-bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa có 19 người

-làm lễ thề ở Lũng Nhai

-Ngày 7-2-1418 Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa

28 tháng 2 2018
https://i.imgur.com/sdPW1mc.png
30 tháng 4 2017

để bày tỏ tấm lòng của nghĩa quân Lam Sơn, muốn đất nước hòa bình, ko còn phải chiến tranh triền miên giữa 2 nước, muốn thiết lập mối quan hệ bền vững giữa nước Đại Việt và Trung Quốc. Qua đó thể hiện lòng nhân đạo của nhân dân ta tha cho Vương Thông về nước để 2 nước đều có lợi: VT đc về nước an toàn, ko kéo quân lại 1 lần nữa sang đánh nước ta nx.

I. CUỘC KHỞI NGHĨ LAM SƠN (1418-1427): Câu 1: Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa? Câu 2: Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích? Câu 3: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Câu 4: Tìm hiểu về hội thề Lũng Nhai (đầu 1416), Hội thề Đông Quan (10/12/1427)? Câu 5: Tìm hiểu về các lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa : Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích… Câu 6: Tìm hiểu về...
Đọc tiếp

I. CUỘC KHỞI NGHĨ LAM SƠN (1418-1427):
Câu 1: Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa?
Câu 2: Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích?
Câu 3: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn?
Câu 4: Tìm hiểu về hội thề Lũng Nhai (đầu 1416), Hội thề Đông Quan (10/12/1427)?
Câu 5: Tìm hiểu về các lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa : Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi,
Nguyễn Chích…
Câu 6: Tìm hiểu về bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta - Bình ngô
đại cáo?

II. Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527):
Câu 1: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa nhà nước thời Lý - Trần và nhà
nước thời Lê Sơ về: Bộ máy nhà nước, pháp luật, kinh tế, xã hội?
Câu 2: Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học, sử học nổi tiếng thời Lý - Trần và
Lê Sơ (theo mẫu sau):

Thời Lý 1009 - 1225 Thời Trần 1226 - 1400 Thời Lê Sơ 1428 - 1527
Tác phẩm văn học
Tác phẩm sử học

2
1 tháng 3 2020

I. CUỘC KHỞI NGHĨ LAM SƠN (1418-1427):

Câu 1:

Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Tháng 2 - 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.

- Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu và gặp nhiều khó khăn. Quân Minh tấn công nhiều lần, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh ba lần.

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng mạnh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

- Năm 1424, Giải phóng Nghệ An.

- Từ tháng 10 năm 1424 đến tháng 8 - 1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa.

- Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.

- Cuối năm 1426, chiến thắng tại trận Tốt Động - Chúc Động.

- Tháng 10 - 1427, chiến thắng tại trận Chi Lăng - Xương Giang.

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi.

Câu 2:

- Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đã đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An.

- Đề nghị của Nguyễn Chích là hoàn toàn đúng đắn. Nghệ An là nơi đất rộng, người đông, địa hình hiểm trở, rất thích hợp cho hoạt động của nghĩa quân.

- Với kế hoạch chuyển hướng của Nguyễn Chích, cả vùng Diễn Châu, Thanh Hóa được giải phóng chỉ trong vòng không đầy một tháng.

=> Kế hoạch của Nguyễn Chích đã giúp nghĩa quân thoát khỏi thế bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động. Kế hoạch rất phù hợp với tình hình thời đó

Câu 3:

Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm:

- Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.

- Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ.

- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đưa ra những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

Ý nghĩa lịch sử:

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.

Câu 6: Tiếp theo bài thơ Nam quốc sơn hà, bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi chính là bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai trong lịch sử nước ta:

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Bình Ngô đại cáo đã thể hiện một nhận thức sâu sắc, toàn diện về quyền dân tộc, quốc gia, thể hiện ý thức tự cường, tự chủ của nước Đại Việt. Bình Ngô đại cáo trịnh trọng tuyên bố nền độc lập dân tộc sau chiến thắng oanh liệt quân Minh xâm lược, mở ra một thời đại mới cho dân tộc.

* Bình Ngô đại cáo là một bản Tuyên ngôn Nhân đạo:

- Tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời được nêu cao như là mục đích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân...)

- Tư tưởng nhân nghĩa còn được thể hiện sâu sắc trong bài Cáo. Nó trở thành phương châm chiến đấu của cuộc khởi nghĩa (Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo).

- Tư tưởng nhân đạo còn được thể hiện sáng ngời: đau xót trước thảm họa của nhân dân, lên án tội ác dã man, tàn bạo của quân xâm lược, mở đường hiếu sinh cho hàng chục vạn quân giặc khi đã bại trận, đầu hàng...

* Bài Cáo là một bản Tuyên ngôn Hòa bình:

- Nêu cao khát vọng hòa bình của dân tộc Đại Việt, chủ trương hòahiếu giữa hai dân tộc: Họ đã tham sống sợ chết, mà hòa hiếu thực lòng, Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.

- Kết thúc bằng việc tuyên bố mở ra một thời kì mới của đất nước trong hòa bình, độc lập, thể hiện một ước vọng và niềm tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của đất nước (Muôn thuở nền thái bình vững chắc - Xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới).

Chúc bạn học tốt!

1 tháng 3 2020

II. Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527):

Câu 1:

* Bảng so sánh nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần:

Nhà nước thời Lý - Trần

Nhà nước thời Lê sơ

Thành phần quan lại

Chủ yếu là quý tộc, vương hầu

Các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.

Tổ chức bộ máy chính quyền

- Chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ.

- Là nhà nước quân chủ quý tộc.

- Hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn.

- Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu.


Luật pháp:

* Giống nhau:

- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.

- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

* Khác nhau:

- Luật pháp thời Lý - Trần chưa đầy đủ và có một số điểm tiến bộ như luật pháp thời Lê sơ.

- Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, nô tì, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc,…

Kinh tế:

* Giống nhau:

- Nông nghiệp: Nhà nước đều quan tâm đến kinh tế nông nghiệp, ban hành các chính sách khuyến nông như:

+ Khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.

+ Quan tâm đến vấn đề trị thủy: cho đào, đắp, nạo vét kênh mương đề phòng lũ lụt và tích trữ nước sản xuất.

+ Bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

- Thủ công nghiệp:

+ Có hai bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân, đều phát triển.

+ Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng, nhiều thợ thủ công giỏi, khéo tay.

- Thương nghiệp:

+ Chợ làng, chợ huyện được lập ra ở nhiều nơi.

+ Giao lưu buôn bán với các nước bên ngoài phát triển.

=> Như vậy, ở cả hai thời kì nền kinh tế đều phát triển, đạt được nhiều thành tựu trên các mặt nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.

* Khác nhau:

Thời Lý - Trần

Thời Lê sơ

Nông nghiệp

- Tổ chức lễ “cày tịch điền”

- Chính sách ruộng đất: điền trang, thái ấp.

- Không tổ chức lễ “cày tịch điền”

- Chính sách ruộng đất: quân điền

Thủ công nghiệp

- Thời Lý: Nghề chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa rất phát triển. Trong nước đã tự sản xuất được loại gấm vóc đẹp, tốt không thua kém gì gấm vóc của nhà Tống.

- Thời Trần: Các mặt hàng thủ công càng ngày càng tốt, càng đẹp tiêu biểu là thạp gốm hoa nâu, gạch đất nung chạm khắc nổi,…

- Thủ công nghiệp nhà nước phát triển: Các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng,…

- Thủ công nghiệp trong nhân dân cũng phát triển hơn trước.

Thương nghiệp

- Giao lưu buôn bán trong và ngoài nước phát triển. Tuy nhiên, thương nghiệp thời kì này chưa phát triển bằng thời Lê sơ.

- Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong và nước ngoài. Phát triển hơn thời Lý - Trần.

* Xã hội thời Lý - Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp:

- Giai cấp thống trị: vua, địa chủ, quan lại, vương hầu, quý tộc.

- Giai cấp bị trị: Nông dân, tầng lớp thợ thủ công, thương nhân, nông nô, nô tì.

* Điểm khác nhau:

- Thời Lý - Trần: tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, quan lại chủ yếu là người trong hoàng tộc. Tầng lớp nông nô - nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội.

- Thời Lê sơ: quan lại chủ yếu là do khoa cử mà đỗ đạt làm quan. Tầng lớp nông nô không còn, nô tì giảm dần về số lượng và được căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ tư hữu phát triển rất mạnh.

Câu 2:

Thời Lý (1009 - 1225)

Thời Trần (1226 - 1400)

Thời Lê sơ (1428 - 1527)

Các tác phẩm văn học

Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)

Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải) , Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu),

- Văn học chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,…

- Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

Các tác phẩm sử học

Đại Việt sử kí toàn thư.

Bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển (Lê Văn Hưu).

- Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí (10 quyển), Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển), Lam Sơn thực lục,Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế,…

Chúc bạn học tốt!
20 tháng 3 2017

Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (chữ Nôm: 起義藍山) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê.

Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427). Trong giai đoạn đầu,cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường phải hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh, mặc dù vẫn có những trận họ đánh thắng quân Minh và họ cũng từng đánh bại được quân Ai Lao cấu kết với quân Minh. Quân khởi nghĩa bắt đầu giành thế thắng khi Lê Lợi tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Họ đạt được nhiều thắng lợi to lớn, đỉnh điểm là đại thắng ở Tân Bình, Thuận Hóa. Cuối cùng, vào năm 1426, giữa lúc quân khởi nghĩa đang trên đà thắng lợi và tiếng tăm của Lê Lợi lên cao, quân khởi nghĩa tiến đánh thành Đông Quan, và đánh tan nát quân Minh trong trận Tốt Động - Chúc Động. Bước sang năm 1427, nghĩa quân đập tan tác 10 vạn viện binh của đối phương trong trận Chi Lăng - Xương Giang, giết chết viên chỉ huy quân Minh là Liễu Thăng. Họ thu được nhiều chiến mã, lại còn bắt sống và tiêu diệt được nhiều tướng Minh.Cuối cùng, người Minh phải giảng hòa và thoái binh về nước, khiến cho nước Đại Việt không còn một mống quân xâm lăng. Một văn thần trong quân khởi nghĩa là Nguyễn Trãithừa lệnh của Lê Lợi đã viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc biết về chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.

30 tháng 3 2020

Câu 1 : Điền vào chỗ trống những hiểu biết của em về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ?
- Người chỉ huy khởi nghĩa là Lê Lợi,tự xưng là Bình Định Vương
- Bộ chỉ huy có 19 người.
- Nơi diễn ra hội thề:Lũng Nhai
- Ngày khởi nghĩa:7/2/1418

30 tháng 3 2020

Câu 1 : Điền vào chỗ trống những hiểu biết của em về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ?
* Người chỉ huy là Lê Lợi, ông tự xưng là Bình Định Vương
* Bộ chỉ huy có:19 người.
* Nơi diễn ra hội thề:Lũng Nhai
* Ngày khởi nghĩa:7/2/1418