K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 8

Học sinh không làm bài tập về nhà sẽ khiến tư duy kém đi.Kiến thức bị lạc hậu do không được rèn luyện thường xuyên,sẽ tạo ra tâm lý sợ sệt,chán nản với học tập.Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả và quá trình học tập của từng cá nhân.

Tick mik nha ^^

1 tháng 8

thấy câu hỏi này cấn cấn sao lại không cần ạ?=)))))

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luậnđiểm nào đó.D. Là một phép lập luận sử dụng các tác...
Đọc tiếp

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?

A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.

B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.

C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận

điểm nào đó.

D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.

Câu 2: Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tinh thần thuyết phục?

A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.

B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.

C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.

D. Không đưa dẫn chứng, chỉ giải thích và đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm

Câu 3:Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?

A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.

B. Nêu được luận điểm cần chứng minh.

C. Nêu được các lý lẽ cần sử dụng trong bài làm.

D. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.

Câu 5: Trong phần Thân bài của bài văn chứng minh người viết cần phải làm gì?

A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.

C. Chỉ cần gọi tên luận điểm cần chứng minh.

D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh

Câu 6: Lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?

A. Thân bài.

B. Mở bài.

C. Cả mở bài và thân bài.

D. Với phần dẫn chứng đưa ra trong phần thân bài.

 Câu 7: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?

A. Lập dàn ý đại cương.

B. Xác định các lý lẽ cho bài văn.

C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.

D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Câu 8:Xác định luận điểm chính trong lời thơ khuyên thanh niên của Bác Hồ:

A. Khó khăn khắc phục sẽ thành công.

B. Phải làm việc lớn.

C. Con người phải có quyết tâm, kiên trì.

D. Có ý chí, sự kiên trì, bền bỉ sẽ thành công trong cuộc đời.

 Câu 9: Câu nào không dùng làm dẫn chứng trực tiếp làm rõ luận điểm: “Tục ngữ khuyên dạy con người về lời ăn tiếng nói”?

A. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

B. Đất xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu.

C. Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

 Câu 10: Cho đề bài sau: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.

Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề bài này?

A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.

B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hòa khí hậu trên trái đất.

C. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.

D. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.

 

4
14 tháng 4 2020

1. C 

2. D

3. B

4. D

5. A

6. B

7. A

8. D

9. B

10. C

14 tháng 4 2020

1. C                     6. B

2. D                     7. A

3. B                     8. D

4. D                     9. B

5. A                     10. C

20 tháng 5 2018

Văn chương mang lại cho con người một đời sống tinh thần phong phú, khơi gợi ở con người những tình cảm tốt đẹp. Văn học thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ còn cung cấp cho con người tri thức về đời sống xã hội. Văn học đúng như tác giả Hoài Thanh có nói “…gây cho ra những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” biết cái hay, cái đẹp của cảnh vật thiên nhiên. Lịch sử loài người nếu xóa bỏ văn chương sẽ xóa bỏ mất lịch sử phát triển của mình, sẽ nghèo nàn về tinh thần.

29 tháng 7 2018

Sự giàu đẹp của tiếng Việt thể hiện qua câu tục ngữ:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

- Tiếng Việt truyền tải được nội dung, tâm tư tình cảm của người nói

- Tiếng Việt còn tạo ra nhịp điệu, nhạc tính khi thể hiện nội dung

Câu 5: Điền những nội dung còn thiếu trong dấu ba chấm (….) để hoàn thiện dànbài cơ bản cho bài văn nghị luận chứng minh:(Lưu ý: Không có đề văn cụ thể mà chỉ định hướng chung: vấn đề nghị luận giàu giátrị nhân văn), vì cô muốn xây dựng một dàn ý chung.Mở bài:- Nêu vấn đề…..- Khẳng định, phủ định hoặc khía cạnh khác của….- Trích dẫn: Câu tục ngữ, câu châm ngôn, danh...
Đọc tiếp

Câu 5: Điền những nội dung còn thiếu trong dấu ba chấm (….) để hoàn thiện dàn
bài cơ bản cho bài văn nghị luận chứng minh:
(Lưu ý: Không có đề văn cụ thể mà chỉ định hướng chung: vấn đề nghị luận giàu giá
trị nhân văn), vì cô muốn xây dựng một dàn ý chung.
Mở bài:
- Nêu vấn đề…..
- Khẳng định, phủ định hoặc khía cạnh khác của….
- Trích dẫn: Câu tục ngữ, câu châm ngôn, danh ngôn, đoạn thơ, câu văn…cần nghị
luận.
Thân bài:
Ý 1: Giải nghĩa câu được trích dẫn:
- Cách 1: Nghĩa của từ ngữ  ý nghĩa khái quát.
- Cách 2: Nghĩa đen suy ra …….  ý nghĩa khái quát.
Ý 2: Chứng minh tính đúng đắn hoặc khía cạnh khác của vấn đề nghị luận:
1. Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề:
Lí lẽ:
Ví dụ:
- “Có chí”: kiên trì, bền bỉ, quyết tâm…vượt khó “thì nên”: tất sẽ có thành quả, có
thắng lợi
- “Lá lành đùm lá rách” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”.

- “Đoàn kết là sức mạnh”
- ………………
Dẫn chứng:
Trong văn học :
- Ca dao, tục ngữ, châm ngôn, danh ngôn..
- Các tác phẩm văn học: Đã học hoặc các em biết.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
- Các tấm gương trong cuộc sống đời thường như: (học sinh tự kể tên)
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
+ Trên thông tin đại chúng: (kể tên các chương trình, việc làm giàu giá trị nhân văn)
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
+ Việc làm thiết thực của: trường, lớp, địa phương hay chính bản thân em…
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
2. Những khía cạnh khác của vấn đề:
Ví dụ:
- Những kẻ thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác.
- Những kẻ đi ngược đạo lí: bất hiếu, tàn nhẫn…
- Những người tự ti, mặc cảm, thối chí, gần đèn mà không sáng….
Dẫn chứng: (học sinh tự tìm dẫn chứng)
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Lưu ý: Trong quá trình chứng minh học sinh cần tránh:
- Liệt kê (kể) dẫn chứng thuần túy.
- Cần trình bày ý kiến, quan điểm của mình trong khi nêu dẫn chứng.
- Có thể lồng ghép mặt đúng, mặt sai của vấn đề trong khi lập luận.
- Cách lập luận, lời văn giàu sức thuyết phục.
Kết bài: Khẳng định lại luận điểm và rút ra bài học cho bản thân.
Câu 6: Đọc kĩ và thực hiện yêu cầu:
a, Lập dàn bài cho đề văn sau:
Chứng minh rằng: Việt Nam – một đất nước nhỏ bé đã chung tay, đoàn kết một lòng
trong việc phòng chống và đẩy lùi đại dịch Covid-19 đã và đang diễn ra vô cùng phức
tạp và nguy hiểm trên toàn thế giới.
b, Viết mở bài cho đề văn trên.

0
7 tháng 2 2023

Dàn ý chi tiết vậy rồi em có thể tự viết được rồi mà nhỉ :)) Vừa để rèn kĩ năng viết vừa đúng ý em nhất

16 tháng 5 2022

Tham khảo tất cả cá mẫu :

Mẫu 1 :

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định rằng: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Có thể thấy rằng, đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp, nên điều đó đã được ông cha ta nhắc nhở qua câu:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Câu tục ngữ mượn hình ảnh mang tính biểu tượng để khẳng định tầm quan trọng của đoàn kết trong cuộc sống. “Một cây” chỉ số ít, thể hiện cho con người đang ở vào thế riêng lẻ và đơn độc. Còn “ba cây” chỉ số nhiều, thể hiện cho một tập thể mạnh mẽ. “Chụm lại” là hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng. Chỉ khi có sự đoàn kết ấy, chúng ta mới “nên hòn núi cao” tức là vươn tới đích đến, vươn tới thành công. Tóm lại, mỗi người cần biết đồng lòng, chung sức để tạo nên sức mạnh to lớn có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách và hoàn thành mọi việc dễ dàng, nhanh chóng hơn.

 

Lời răn dạy được gửi gắm qua câu tục ngữ là hoàn toàn đúng đắn. Tinh thần đoàn kết đã được thể hiện từ trong cuộc sống lao động hàng ngày đến những năm tháng chiến đấu bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Trong những năm chiến tranh, sức mạnh đoàn kết của nhân dân đã tạo nên chiến thắng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chiến thắng quân Nguyên - Mông, cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mĩ… Ngày hôm nay, tinh thần đoàn kết còn gắn liền với tấm lòng tương thân tương ái. Đại dịch Covid-19 xảy ra khiến cho thế giới phải gánh chịu nhiều đau thương, trong đó có cả Việt Nam. Nhưng dù trong hoàn cảnh đó, con người Việt Nam vẫn đoàn kết một lòng để vượt qua. Đảng và  Nhà nước đã ban hành các quy định để ứng phó với dịch bệnh. Các y bác sĩ xung phong lên tuyến đầu chống dịch không quản ngại cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Mọi người dân đều nghiêm túc chấp hành những quy định về phòng chống dịch bệnh… Để rồi chúng ta đã chiến thắng đại dịch, trở về với cuộc sống bình thường.

Bên cạnh đó, nhiều người vẫn còn một số những cá nhân, tập thể sống vô trách nhiệm. Họ luôn xa rời với lợi ích của tập thể, sống vị kỉ và không có tinh thần đoàn kết. Những hành vi đó sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Còn đối với một học sinh, chúng ta cần ý thức được trách nhiệm của bản thân khi sống trong một tập thể.
Có người đã từng nói: “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non” đã giúp chúng ta hiểu ơn ý nghĩa của đoàn kết trong cuộc sống.

Mẫu 2 :

Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tốt đẹp. Một trong số đó là đoàn kết - yếu tố đã làm nên sức mạnh để tiến tới thành công. Bài học về tinh thần đoàn kết đã được ông cha ta gửi gắm qua câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Ông cha ta đã dùng hình ảnh biểu tượng - “một cây” chỉ cá nhân, còn “ba cây” chỉ một tập thể. Động từ “chụm lại” nói về sự hợp nhất một lòng sẽ tạo thành “núi cao” có nghĩa là đích đến, thành công hay thắng lợi. Câu tục ngữ đề cao tinh thần đoàn kết sẽ làm nên thành công, có được kết quả tốt.

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn luôn phát huy được truyền thống đoàn kết. Lịch sử dân tộc Việt Nam chính là một dẫn chứng rõ ràng cho vai trò của truyền thống này. Chúng ta đã trải qua những năm tháng đấu tranh để bảo vệ đất nước. Từ các triều đại phong kiến phương Bắc đến thực dân Pháp, đế quốc Mĩ. Nhưng khi đối đầu với bất cứ kẻ thù nào, nhân dân ta cũng đồng lòng để đánh tan kẻ thù ấy. Dù phải đối mặt với đau thương hay mất mát nhưng đã là con người Việt Nam thì đều muốn góp công sức để chống lại kẻ thù xâm lược.

Hiện tại, tinh thần đoàn kết thể hiện qua nhiều hành động khác nhau. Đối với một quốc gia, đoàn kết còn gắn liền với tấm lòng tương thân tương ái. Đại dịch Covid-19 xảy ra khiến cho thế giới phải gánh chịu nhiều đau thương, trong đó có cả Việt Nam. Dù trong hoàn cảnh đó, con người Việt Nam vẫn đoàn kết một lòng để vượt qua. Đảng và Nhà nước đã ban hành các quy định để ứng phó với dịch bệnh. Các y bác sĩ xung phong lên tuyến đầu chống dịch không quản ngại cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Mọi người dân đều nghiêm túc chấp hành những quy định về phòng chống dịch bệnh. Còn trong một công ty, đoàn kết thể hiện qua sự chung sức của mỗi nhân viên, cùng cống hiến trí tuệ để xây dựng công ty phát triển. Hay ở một lớp học, đoàn kết là bạn bè biết yêu thương và giúp đỡ nhau trong học tập, lao động.

 

Bên cạnh đó, còn nhiều người có lối sống ích kỉ. Họ chỉ biết chạy theo lợi ích cá nhân, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tập thể. Mỗi người cần ý thức để lên án và tránh xa những hành vi đó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Cùng với lời khuyên của Bác, câu tục ngữ trên là những lời khuyên thật giá trị, ý nghĩa.

Mẫu 3 :

 

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn có truyền thống đoàn kết. Điều đó đã được thể hiện qua câu:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Câu tục ngữ đã sử dụng hình ảnh mang tính biểu tượng. Từ đó khẳng định rằng nếu chỉ có một người sẽ không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công. Như vậy, con người cần đoàn kết thì mới tạo ra sức mạnh để tiến đến thành công.

Trong quá khứ, nhân dân Việt Nam đã cùng nhau đoàn kết chung sức chống lại kẻ thù xâm lược. Từ giặc phương Bắc đến thực dân Pháp hay đế quốc Mỹ. Bất kể là người già, người trẻ hay đàn ông, đàn bà đều cùng nhau chung tay giành lại độc lập cho dân tộc. Đến ngày hôm nay, điều đó vẫn được thể hiện qua việc hỗ trợ ủng hộ đồng bào miền Trung đang phải chống chọi với cơn lũ lớn nhất trong suốt những năm qua, hay tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch Covid-19… Cho dù trong quá khứ hay cho đến hiện tại, chúng ta vẫn giữ gìn và phát huy truyền thống đó.

Tinh thần đoàn kết trong cuộc sống hàng ngày có thể được biểu hiện rất đơn giản. Trong một lớp học, các học sinh cùng nhau cố gắng thực hiện tốt nội quy, học tập chăm chỉ… để cuối năm lớp mình sẽ được khen thưởng. Trong một công ty, các nhân viên cùng giúp đỡ nhau để công việc thuận lợi, phát triển…

Cho dù là với một cá nhân hay một tập thể, công đồng thì đoàn kết là rất cần thiết. Bởi chỉ có đoàn kết một lòng mới xây dựng xã hội, đất nước lớn mạnh, giàu đẹp. Vậy mà vẫn có những cá nhân, tập thể nhỏ lẻ muốn phá vỡ sự đoàn kết ấy. Cần lên án và phê phán những hành động như vậy.

Như vậy, câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là một lời khuyên đúng đắn. Chúng ta cần ghi nhớ câu tục ngữ này như một lời khuyên quý giá dành cho bản thân. 

Mẫu 4 :

 

Kho tàng tục ngữ của ông cha ta đã để lại rất nhiều bài học quý giá. Một trong số đó là câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Hình ảnh “một cây” nhằm chỉ số ít, còn “ba cây” chỉ số nhiều, “chụm lại” là hành động thể hiện sự đồng lòng, chung sức. Qua hình ảnh trên, ông cha ta muốn khẳng định về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn.

 

Đây là một lời khuyên vô cùng đúng đắn đã được chứng minh từ trong lịch sử dân tộc cho đến ngày hôm nay. Trong những năm đất nước ta phải đối mặt với giặc ngoại xâm, tinh thần đó đã được thể hiện mạnh mẽ nhất. Hơn một nghìn năm nhân dân ta chịu ách nô lệ của triều đình phong kiến phương Bắc. Nhưng ở bất kì giai đoạn nào cũng có bậc anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân đoàn kết một lòng đánh bại kẻ thù. Từ khởi nghĩa hai bà Trưng, bà Triệu đến Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân. Rồi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng hay cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt và cả Hưng Đạo vương - Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông...

Ngày hôm nay, khi đất nước được tự do, độc lập. Con người được hưởng ấm no, hạnh phúc. Nhưng vẫn có những hiểm họa khác đe dọa đến cuộc sống bình yên đó như thiên tai, dịch bệnh. Thì sự đoàn kết lại càng được thể hiện mạnh mẽ. Cả thế giới đã phải ngưỡng mộ trước tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong đại dịch Covid-19. Khi nhiều cường quốc trên thế giới phải điêu đứng trước dịch bệnh, thì Việt Nam vẫn tự hào là nước kiểm soát dịch bệnh tốt. Những biện pháp kiểm soát dịch bệnh, chính sách hỗ trợ người chịu ảnh hưởng bởi đại dịch… của nhà nước. Những hành động hỗ trợ thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân. Những hành động thể hiện trách nhiệm cộng đồng của các y bác sĩ… Tất cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Thật tự hào khi Việt Nam là nước dám lựa chọn đánh đổi phát triển kinh tế để bảo vệ tính mạng của người dân.

Quả là, đoàn kết đem đến sức mạnh to lớn, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Ý thức được điều đó, mỗi học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước, cần phải phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sự đoàn kết được thể hiện qua những hành động đơn giản như biết giúp đỡ bạn bè gặp hoàn cảnh khó khăn, không đánh nhau chửi nhau…

Tóm lại, câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” đã đem đến cho chúng ta bài học vô cùng ý nghĩa. Mỗi người hãy giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Mẫu 5 :

 

Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là đoàn kết. Điều đó đã được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu:

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Câu tục ngữ đã mượn hình ảnh biểu tượng “một cây” - “ba cây” để khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chỉ cần con người biết chung tay góp sức sẽ có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách để chạm đến thành công.

Câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn. Từ trong quá khứ cho đến hiện tại điều đó đã được minh chứng. Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam cũng đã từng khẳng định rằng: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Mọi công việc nếu chỉ làm một mình, có thể mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành, thậm chí là không thể hoàn thành. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn.

Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”

 

Đến hiện tại, trước xu thế toàn cầu hóa, Việt nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên trong xã hội vẫn không ít những kẻ luôn gây rối, phá hoại, thành quả lao động, cách mạng gây chia rẽ bè phái cộng động dân tộc, những kẻ phản động đó cần phải trừng trị.

Là một học sinh, việc ý thức được vai trò của đoàn kết là vô cùng quan trọng. Điều đó giúp tôi có thêm sức mạnh từ bạn bè để hoàn thành tốt mục tiêu của thân.

Tóm lại, đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Bởi vậy mà mỗi người hãy chi nhớ câu tục ngữ trên như một lời khuyên quý giá góp phần chung tay xây dựng và phát triển đất nước.

 

1 tháng 2 2018

các bạn ơi giúp mình với T.T

23 tháng 8 2017

- Nói như vậy là không đúng, người nói tỏ ra không hiểu cách về làm văn chứng minh.

- Chứng minh trong văn nghị luận đòi hỏi phải phân tích, diễn giải để dẫn chứng thể hiện được điều mình muốn chứng minh.

- Câu ca dao trên làm theo thể thơ lục bát, tiêu biểu cho sự giàu đẹp về thanh điệu của tiếng Việt. Tuy nhiên, cần phân tích diễn giải thì câu ca dao mới có giá trị chứng minh.

Dựa vào 3 dàn ý sau đây và viết 3 bài văn 1. Mở bài: Dẫn dắt để giới thiệu được tình hình của lớp (có nhiều bạn lơ là học tập)Đưa ra chân lí: Nêu khi trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích. 2. Thân bài: Kể lại tình hình của lớp thời gian qua (tưởng tượng về chuyện có nhiều bạn lơ là học tập, say mê vào các trò chơi như: điện tử,...
Đọc tiếp

Dựa vào 3 dàn ý sau đây và viết 3 bài văn 1. Mở bài: Dẫn dắt để giới thiệu được tình hình của lớp (có nhiều bạn lơ là học tập)Đưa ra chân lí: Nêu khi trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích. 2. Thân bài: Kể lại tình hình của lớp thời gian qua (tưởng tượng về chuyện có nhiều bạn lơ là học tập, say mê vào các trò chơi như: điện tử, cờ bạc, chat…)Chứng minh cho các bạn thấy: Nếu không chịu khó học tập từ khi còn trẻ, thì sẽ có nhiều cái hại:Sẽ không có thời gian để bổ sung kiến thứcKhông có kiến thức để làm việc sau nàyBị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội nói chungẢnh hưởng đến gia đình và xã hội sau này 3. Kết bài: Khẳng định lại chân lí vừa nêu. Động viên các bạn tập trung việc học. 2. a. Mở bài: Giới thiệu về hai câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây b. Thân bài: - Giải thích nội dung của hai câu tục ngữ: gửi gắm bài học về sự biết ơn, nhớ ơn, kính trọng dành cho các thế hệ đi trước, nguồn cội của mình và dân tộc - Biểu hiện của sự biết ơn: Thể hiện qua các tập tục truyền thống (thờ cúng tổ tiên, tổ chức các ngày giỗ, kị, tảo mộ…)Thể hiện qua các ngày lễ truyền thống để tưởng nhớ những người có công ơn với nhân dân, tổ quốc (ngày thầy thuốc, ngày nhà giáo, ngày của cha mẹ, ngày thương binh, liệt sĩ…)Thể hiện qua các tác phẩm thơ ca nhạc họa ca ngợi, thể hiện niềm tự hào và lòng biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trướcThể hiện qua hoạt động cố gắng phấn đấu rèn luyện, xây dựng, phát triển đất nước, khẳng định vị thế của dân tộc trên trường thế giớiThể hiện qua hành động phê phán, lên án những kẻ phản bội đất nước, có suy nghĩ hạ thấp dân tộc… - Ý nghĩa của lòng biết ơn: Là truyền thống đáng quý, tốt đẹp của dân tộcGắn kết con người lại với nhau, gắn kết các thế hệ lại gần nhau hơnTạo nên giá trị tinh thần tích cực, thúc đẩy mọi người lao động và cống hiến bởi mọi sự cống hiến đều sẽ được ghi nhận, trân trọng - Liên hệ cá nhân: Bản thân em đã có những suy nghĩ, hành động gì để thể hiện lòng biết ơn?Truyền thống biết ơn đó có thúc đẩy em phải cố gắng rèn luyện học tập tốt hơn không? c. Kết bài: Cảm nhận chung của em về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây trong xã hội hiện đại ngày nay. 3. 1. Mở bài Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề: bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. 2. Thân bài - Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ môi trường sống: Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái.Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.Rừng ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc đến Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc. - Bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người. Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản…Rừng thu hút khách du lịch sinh thái. - Rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng. Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.Rừng đã cùng con người đánh giặc. 3. Kết bài Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng, ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.

0