
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Bài làm :
Bấy giờ ở huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay) có hai chị em là Trưng Trắc và Trưng Nhị tài giỏi hơn người. Cha mất sớm được
mẹ giáo dục nuôi dưỡng, cả hai chị em đều tinh thông võ nghệ, lại có lòng yêu nước nên nuôi chí giành lại non sông đất Việt. Chồng Trưng Trắc là Thi Sách cùng một chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định biết được ý định của hai vợ chồng nên đã lập mưu giết Thi Sách.
Được tin chồng bị giặc giết, Trưng Trắc và Trưng Nhị kéo đại quân về bao vây thành Luy Lâu để hỏi tội kẻ thù. Trước lúc lên đường, có người xin nữ tướng cho mặc đồ tang. Trưng Trắc nói:
- Không! Ta phải mặc giáp phục ra trận để khích lệ dân chúng, còn kẻ thù thấy ta oai phong lẫm liệt mà bạt vía kinh hồn.
Hai Bà ngồi trên bành voi dẫn đầu đoàn quân hùng dũng lên đường. Khí thế đoàn quân mạnh hơn thác lũ. Thành trì của lũ giặc lần lượt bị san bằng. Tô Định khiếp vía, kinh hoàng, ôm đầu chạy một mạch về nước không dám quay đầu lại. Non sông sạch bóng quân xâm lược. Hai bà trở thành các vị nữ tướng anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
Đất Mê Linh là đất bản bộ của các vua Hùng, kéo dài trên hai bờ sông Hồng từ phía trên của đỉnh tam giác châu Việt Trì (Phú Thọ) cho đến gần Hà Nội và trải rộng từ vùng núi Ba Vì (Hà Tây) sang vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), tương đương với phần lớn các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Tây hiện nay.
Sách Đại việt sử ký toàn thư chép: Trưng Trắc “nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Chu Diên (vùng lưu vực sông Đáy và mở sang cả sông Hồng bao gồm khu vực Hà tây, Hà Nội, Hà Nam hiện nay).
Hai Bà Trưng, Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai chị em sinh đôi là con gái Lạc tướng Mê Linh, đất bản bộ cũ của vua Hùng. Chồng Bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai lạc tướng Chu Diên. Lãnh thổ Mê Linh và Chu Diên liền cõi, hai gia đình lạc tướng là thông gia, khiến thanh thế của họ càng thêm mạnh, uy danh càng thêm lớn.
Những năm đầu công nguyên, Cổ Loa với vị thế là một kinh đô cổ của đất nước đã sớm trở thành một trung tâm của các cuộc nổi dậy, đấu tranh giành độc lập của nhân dân, trong đố tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
Chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo của nhà Đông Hán càng thôi thúc vợ chồng Trưng Trắc-Thi Sách hiệp mưu tính kế nổi dậy chống nhà Hán. Theo truyền thuyết và sử cũ, Thái Thú Tô Định đã giết chết Thi Sách trước khi cuộc khởi nghĩa nổ ra. Hành vi bạo ngược của Tô Định càng làm cho Bà Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị thêm quyết tâm tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, rửa nợ nước, trả thù nhà, dựng lại cơ nghiệp xưa cho các Vua Hùng
Cửa sông Hát (Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây) là nơi khởi phát công cuộc tụ nghĩa và khởi nghĩa. Thời điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa là niên hiệu Kiến Vũ thứ 16 tức năm 40 SCN.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng lập tức được sự hưởng ứng của các lạc tướng và nhân dân quận Giao Chỉ rồi toàn miền Nam Việt và Âu Lạc cũ. Xuất phát từ Hát Môn, Hai Bà đánh phá đô uý trị của giặc ở Hạ Lôi (Mê Linh) sau đó kéo quân từ Mê Linh xuống Tây Vu đánh chiếm Cổ Loa, từ Cổ Loa, quân của Hai Bà vượt sông Hoàng, sông Đuống đánh chiếm Luy Lâu (nay ở Lũng Khê, Thuận Thành, Bắc Ninh) là châu trị và quận trị của bọn đô hộ nhà Hán
Hoảng sợ trước khí thế ngút trời của nhân dân Âu Lạc, bọn địch không dám chống cự bỏ chạy tháo thân về nước. Thái thú Tô Định cũng lẻn trốn về nước. Chỉ trong vòng hai tháng, nghĩa quân Hai Bà Trưng giải phóng toàn bộ đất nước (65 quận, huyện, thành), giành chủ quyền về tay dân tộc.
Mùa hè năm Canh tý (40) Bà Trưng Trắc được tướng sĩ tôn lên làm vua, hiệu là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở quê nhà là lỵ sở huyện Mê Linh cũ. Bà Trưng Nhị được phong là Bình khôi Công chúa. Các tướng sĩ khác đều được phong thưởng chức tước, tiền bạc, ruộng đất. Dân cả nước được xá thuế hai năm liền.
Mùa hè năm 42 (niên hiệu Kiến Vũ thứ 17), nhà Đông Hán phong Mã Viện làm phục Ba tướng quân, thống lĩnh quân sĩ sang đánh nước ta. Mùa hè năm 43 (niên hiệu Kiến Vũ thứ 18), quân Mã Viện tiến qua Long Biên, Tây Vu đến Lãng Bạc ở phía đông Cổ Loa. Hai Bà Trưng đã tiến quân từ Mê Linh qua Cổ Loa xuống Lãng Bạc đánh quân xâm ược. Mã Viện là viên tướng có dày dặn kinh nghiệm trận mạc, có số quân đông, thiện chiến, có các lực lượng thủy bộ phối hợp, lại rất thành thạo lối đánh tập trung theo kiểu trận địa chiến. Nhưng vì tương quan lực lượng quá chênh lệch và sau một thời gian hồi sức trở lại, Mã Viện đã dần dần giành thế chủ động. Trong khi đó Hai Bà Trưng lực lượng vừa tập hợp, còn quá non trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, không có khả năng cầm cự lâu dài với quân xâm lược Đông Hán ở Lãng Bạc. Quân của Trưng Vương càng ngày càng bộc lộ rõ thế yếu, bị thiệt hại nặng. Có đến hàng nghìn người bị bắt và hy sinh trêm chiến lũy. Nếu cứ tiếp tục duy trì lực lượng ở Lãng Bạc thì quân đội Trưng Vương sẽ không thể giữ nổi căn cứ này và có thể sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.
Thấy không thể kéo dài thời gian cầm cự với Mã Viện được nữa. Trưng Trắc quyết định rút quân khỏi Lãng Bạc, lui về giữ thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Thành Cổ Loa kiên cố, thủy bộ liên hoàn đã được Trưng Vương sử dụng, khai thác tất cả lợi thế của nó để hy vọng chặn đứng và tiêu diệt đoàn quân xâm lược đã giành được thế chủ động và đang ào ạt tiến về hướng kinh thành Mê Ling. Lúc này chiến trường trải rộng khắp vùng Từ Sơn, Tiên Du, Đông Anh và nhất là khu vực xung quanh Cổ Loa. Nhiều tướng lĩnh của Trưng Vương đã chiến đấu và hy sinh trong những ngày tháng này như Đồng Bảng ở Gia Lộc (Đại Hùng, Đông Anh) Thủy Hải, Đăng Giang ở Đại Vĩ (Hà Vĩ, Liên Hà, Đông Anh)…
Tòa thành Cổ Loa kiên cố cũng không giúp Trưng Trắc bảo toàn được lực lượng trước sức tấn công ào ạt của Mã Viện, bà phải đem quân về kinh thành Mê Linh ở Hạ Lôi (Mê Linh, Vĩnh Phúc). Nhưng quân Đông Hán rất mạnh, nên Hai Bà Trưng phải lui quân về giữ các thành ở Hạ Lôi, Cự Triền. Mã Viện đem quân thuỷ, bộ đuổi theo. Cuộc cầm cự diễn ra ác liệt cuối cùng Hai Bà bị thương nặng và gieo mình xuống dòng sông Hát tự trẫm chứ không chịu sa vào tay giặc. Các tướng của Hai Bà phần nhiều bị thương phải chạy về bản doanh của mình, có người đã hy sinh.
Cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Sau ba năm, đất nước và nhân dân ta lại bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Nhưng khởi nghĩa Hai Bà Trưng mở đầu cho truyền thống đấu tranh chống các thế lực phương Bắc đô hộ nước ta. Là tấm gương để các bậc anh hùng hào kiệt dân tộc kế tiếp nhau đứng lên đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập chủ quyền dân tộc.

1. Chuyện cực ngắn: AI MỚI LÀ KẺ NGU?
Một ông thầy giáo mới dạy nhận ra rằng trong lớp có một cậu bé luôn luôn bị chửi là ngu. Trong giờ ra chơi ông hỏi nhóm bạn lý do.
- Thì nó là thằng ngu thật mà thầy. Nếu mà đưa cho nó đồng xu to 5 rúp và đồng xu nhỏ 10 rúp, thì nó sẽ chọn đồng 5 rúp, vì nó nghĩ đồng 5 rúp có kích thước to hơn thì là tốt hơn.
Đây, thầy nhìn nhé. Một bạn trong nhóm giơ 2 đồng xu và cho cậu kia chọn. Và cậu vẫn chọn đồng 5 rúp như trước.
Thầy giáo ngạc nhiên hỏi:
- Sao em lại chọn 5 rúp mà không chọn 10 rúp?
- Thầy nhìn này, đồng 5 rúp to hơn mà.
Tan trường, thầy đến chỗ cậu bé hỏi lại:
- Chẳng nhẽ em không thể hiểu được đồng 5 rúp chỉ to hơn về mặt kích thước, nhưng đồng 10 rúp thì em có thể mua được nhiều thứ hơn?
- Nếu em lấy 10 rúp thì lần sau bọn nó sẽ không cho em nữa... Cậu bé trả lời.
Bài học rút ra:
Chắc chắn khi đọc đến đây bạn sẽ thấy cậu bé kia tỏ ra ngờ nghệch mà không hẳn là vậy. Người ta thường nói: "Ngu mà tỏ ra nguy hiểm thì không có gì phải sợ, đáng sợ là người nguy hiểm mà tỏ ra ngu". Vì vậy, đừng xem thường người đối diện với bạn. Bởi người đối diện với bạn chưa chắc đã ngu như bạn nghĩ... Truyện cực ngắn về đồng xu khiến bạn xem xét lại cách nhìn đối với người đối diện...
2. Chuyện cực ngắn: NGƯỜI TIỀU PHU VÀ HỌC GIẢ
Bài học ý nghĩa từ câu chuyện cuộc sống
Tiều phu cùng học giả đi chung một chiếc thuyền ở giữa sông. Học giả tự nhận mình hiểu biết sâu rộng nên đề nghị chơi trò đoán chữ cho đỡ nhàm chán, đồng thời giao kèo, nếu mình thua sẽ mất cho tiều phu mười đồng. Ngược lại, tiều phu thua sẽ chỉ mất năm đồng thôi. Học giả coi như mình nhường tiều phu để thể hiện trí tuệ hơn người.
Đầu tiên, tiều phu ra câu đố:
"Vật gì ở dưới sông nặng một ngàn cân, nhưng khi lên bờ chỉ còn có mười cân?".
Học giả vắt óc suy nghĩ vẫn tìm không ra câu trả lời, đành đưa cho tiều phu mười đồng. Sau đó, ông hỏi tiều phu câu trả lời là gì.
"Tôi cũng không biết!", tiều phu đưa lại cho học giả năm đồng và nói thêm:
"Thật ngại quá, tôi kiếm được năm đồng rồi." Học giả vô cùng sửng sốt.
Bài học rút ra:
Trong cuộc sống, nhiều người hay tỏ vẻ là mình trí tuệ, thông minh hơn người và tỏ vẻ coi thường những người ít học, học thấp hơn họ. Tuy nhiên đôi lúc, sự tự phụ quá tự tin của họ sẽ khiến họ bị lâm vào những tình huống "dở khóc dở cười". Họ không biết một điều rằng "thông minh sẽ hại thông minh", người quá thông minh và tinh tướng nhiều khi sẽ tự hại lấy mình vì quá tự cao. Lẽ vậy ở đời, đừng sợ kẻ thông minh, hãy sợ kẻ ngốc mà tưởng mình thông minh. Và hãy làm một người khiêm tốn đáng được tôn trọng. Truyện cực ngắn về người tiều phu khiến chúng ta phải suy nghĩ về đức tính khiêm tốn.
3. Chuyện cực ngắn: MIẾNG BÁNH MÌ CHÁY
Truyện ngắn ý nghĩa về cuộc sống
Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.
Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.
Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: "Em à, anh thích bánh mì cháy mà."
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:
"Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy."
Rồi ông nói tiếp: "Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác.
Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ.
Cuộc đời rất ngắn ngủ để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó."
Bài học rút ra:
Trong cuộc sống, bạn cần phải biết học cách cảm thông đối với điểm yếu, điểm hạn chế của người khác. Cảm thông với cuộc sống, tính cách của mọi người trong gia đình, bạn bè, vợ chồng... sẽ giúp bạn có một cuộc sống dung hòa xung quanh. Sự cảm thông - bí quyết nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình. Truyện cực ngắn Miếng bánh mì cháy là bài học về sự cảm thông giữa con người với con người.
4. Chuyện cực ngắn: BỆNH LẢI NHẢI
Chị vợ đang nấu nướng trong nhà bếp, anh chồng cứ đứng bên lải nhải không ngừng:
- Chậm thôi! Cẩn thận! Lửa lớn quá! Mau lên! Lật cá đi! Ôi cho nhiều dầu quá!
Chị vợ nói: Em biết phải nấu nướng thế nào mà!
Anh chồng: Em đương nhiên là biết, bà xã. Anh bình tĩnh nói tiếp:
- Anh chỉ là muốn em biết, khi anh lái xe, em ở bên lải nhải không ngừng và em sẽ hiểu cảm giác của anh thế nào thôi!
Bài học rút ra:
Học cách thông cảm cho người khác không khó, chỉ cần bạn nghiêm túc đứng ở góc độ và lập trường của đối phương để nhìn nhận vấn đề. Bởi khi bạn là họ, bạn mới hiểu tất cả những hành động của họ ở mọi góc độ. Đừng vội suy xét và kết luận sự việc khi chưa rõ mọi vấn đề. Thấu hiểu người khác thay vì phàn nàn họ là bài học rút ra từ truyện cực ngắn này.
5. Chuyện cực ngắn: NHÀ VUA VÀ ĐÔI CHÂN ĐAU
Ngày xưa, có ông vua cai trị ở một đất nước phồn vinh nọ. Một ngày kia, vị vua đi ngao du sơn thủy. Khi quay trở lại hoàng cung, vị vua phàn nàn chân mình rất đau, bởi vì đây là lần đầu tiên vua phải trải qua một cuộc hành trình dài như thế và chặng đường ông đi lại rất gồ ghề, đá lởm chởm.
Sau đó, vị vua hạ lệnh:
"Cho bọc tất cả con đường trong đất nước lại bằng da. Điều này sẽ dẫn đến việc phải cần hàng ngàn bộ da bò và một số lượng khổng lồ tiền bạc."
Bỗng có một hôm, người vợ của tên hầu nhà vua đã dũng cảm hỏi nhà vua:
"Tại sao ngài lại tốn một số lượng tiền không cần thiết như thế? Tại sao ngài không dùng một miếng da nhỏ để bọc lại chân của ngài?".
Nhà vua ngạc nhiên, nhưng rồi ông cũng đồng ý làm một đôi giày.
Bài học rút ra:
Chuyện cực ngắn trên đây sẽ giúp cho bạn hiểu: Để có một cuộc sống, một nơi chốn hạnh phúc để sống, tốt hơn là bạn nên thay đổi chính mình, suy nghĩ của bạn, trái tim bạn – chứ không phải bắt thế giới thay đổi bởi "Nếu bạn thay đổi, cả thế giới sẽ thay đổi". Hãy thay đổi chính bạn, bạn sẽ thấy thế giới này đẹp hơn rất nhiều.
6. Chuyện cực ngắn: BÀI HỌC THÀNH BẠI TỪ HƯƠU CAO CỔ
Mỗi lần một chú hươu con ra đời đều là một bài học. Khi sinh con, hươu mẹ không nằm mà lại đứng, như vậy hươu con chào đời bằng một cú rơi hơn 3m xuống đất và nằm ngay dưới đó. Sau vài phút, hươu mẹ làm một việc hết sức kỳ lạ, đó là đá vào người con mình cho đến khi nào nó chịu đứng dậy mới thôi. Khi hươu con mỏi chân và nằm, hươu mẹ lại thúc chú đứng lên.
Cho đến khi thực sự đúng được, hươu mẹ lại đẩy chú ngã xuống để hươu con phải nỗ lực tự mình đứng dậy trên đôi chân còn non nớt.
Bài học rút ra:
Chuyện cực ngắn về chú hươu cao cổ mới sinh và phương pháp dạy con từ thuở nhỏ của hươu mẹ. Điều này nghe có vẻ lạ với chúng ta, nhưng lại thực sự cần thiết cho hươu con bởi chúng phải tự đứng được để có thể tồn tại với bầy đàn, nếu không sẽ bị trơ trọi với cuộc đời và trở thành miếng mồi ngon cho thú dữ.
Con người chúng ta cũng vậy, thật dễ nản chí khi mọi việc đều trở nên tồi tệ. Nhưng cho dù đang phải đối mặt với nhiều gian khổ thì ta vẫn phải giữ vững niềm tin. Người ta không thua khi bị đánh bại mà chỉ thua khi đầu hàng. Hãy ghi nhớ rằng mỗi khi ta phải đối mặt với nghịch cảnh, trong ta luôn có một sức mạnh tiềm ẩn.
7. Hai con hổ số phận khác nhau
Có hai con hổ, một con ở trong chuồng, một con nơi hoang dã.
Hai con hổ đều cho rằng hoàn cảnh của bản thân mình không tốt, đôi bên đều ngưỡng mộ đối phương, thế là chúng quyết định thay đổi thân phận với nhau. Lúc mới bắt đầu, cả hai đều vô cùng vui vẻ, nhưng không lâu sau đó, hai con hổ đều chết cả: Một con vì đói mà chết, một con u sầu mà chết.
Bài học rút ra:
Có những lúc, mọi người nhắm mắt làm ngơ đối với hạnh phúc của chính bản thân mình, để rồi luôn để mắt đến hạnh phúc của những người khác. Thật ra, những gì mà bạn đang có chính là những điều mà người khác phải ngưỡng vọng.
Cuộc đời là thế, nhiều chuyện xảy ra theo cách không thể ngờ tới, hy vọng sau khi đọc những câu chuyện này, mọi lúc mọi nơi ai cũng có thể tự nhắc nhở bạn thân mình vậy.
8. Ông lão vứt bỏ đôi giày
Chuyến xe lửa đang chạy trên đường cao tốc, Gandhi không cẩn thận làm rơi một chiếc dép mới mua ra ngoài cửa sổ, mọi người chung quanh đều cảm thấy tiếc cho ông. Bất ngờ, ông liền ném ngay chiếc giày thứ hai ra ngoài cửa sổ đó. Hành động này của Gandhi khiến mọi người sửng sốt, thế là ông bèn từ tốn giải thích: "Chiếc giày này bất luận đắt đỏ như thế nào, đối với tôi mà nói nó đã không còn có ích gì nữa, nếu như có ai có thể nhặt được đôi giày, nói không chừng họ còn có thể mang vừa nó thì sao!".
Bài học: Đối với nỗi thống khổ đã định sẵn là không thể vãn hồi, chi bằng hãy buông bỏ từ sớm.
9. Hoa khôi lớp xấu xí
Các sinh viên nữ công khai bỏ phiếu bầu chọn hoa khôi của lớp, Tiểu Mai là người có dung mạo bình thường nhưng cô đã đứng ra nói mọi người rằng: "Nếu như tôi được chọn, qua vài năm sau, các chị em ngồi ở đây có thể tự hào mà nói với chồng của mình rằng, 'Hồi em học đại học, em còn xinh đẹp hơn cả hoa khôi trong lớp cơ đấy!'.
Kết quả là cô ấy đã được bầu chọn với số phiếu gần như tuyệt đối.
Bài học:
Thuyết phục người khác ủng hộ bạn, không nhất định là phải chứng minh rằng bạn xuất sắc hơn người khác như thế nào, mà là cần để cho người ta biết được rằng nhờ có bạn mà họ mới trở nên ưu tú hơn và có nhiều thành tựu hơn.
10. Nhân duyên vợ chồng
Năm đó, anh đang ngồi đợi bạn trong quán cà phê. Một người con gái bước đến hỏi: "Anh có phải là người mà dì Vương giới thiệu đến để xem mắt hay không?".
Anh ngẩng đầu lên nhìn cô một cái, bất chợt phát hiện đây chính là mẫu người mình thích, lòng nghĩ thầm sao không "lỡ nhầm rồi đã nhầm cho trót luôn", thế là vội vàng đáp: "Đúng vậy, mời ngồi".
Ngày kết hôn, anh liền đem sự thật này nói với vợ, người vợ cười cười một cái, nói: "Em cũng không phải là đến xem mắt, chỉ là mượn cớ để bắt chuyện với anh thôi..."
Bài học: Khi cơ duyên đã đến rồi, thì đừng nên do dự mà hãy nắm chặt lấy nó.
11. Bệnh nhân ung thư "tưởng rằng" cuộc phẫu thuật đã thành công
Tôi có một người bạn là bác sĩ. Một lần anh làm phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư, sau khi mổ ra mới phát hiện chỗ bị viêm cắt bỏ không được, anh đành phải may lại, rồi đi giải thích tình huống với bệnh nhân. Bệnh nhân đó đến từ vùng quê, nghe không hiểu thuật ngữ y khoa, thế nên nghe xong thì vững tin rằng phẫu thuật xong rồi thì bệnh sẽ khỏi.
Bác sĩ không còn cách nào khác, đành phải để ông xuất viện. Một năm sau tái khám, bệnh quả nhiên đã khỏi hẳn, các tế bào ung thư đã hoàn toàn biến mất.
Bài học: Tâm thái vui vẻ lạc quan chính là phương thức phẫu thuật tốt nhất vậy.
12. Chuột sa hũ gạo
Một con chuột rơi vào trong lu gạo, số gạo trong lu vẫn còn một nửa, sự cố ngoài ý muốn này khiến nó vui mừng không sao tả được.
Sau khi xác định là không có nguy hiểm gì, nó liền bắt đầu cuộc sống ăn rồi lại ngủ, ngủ rồi lại ăn trong cái lu gạo.
Rất mau, lu gạo sắp cạn kiệt, nhưng nó rốt cuộc vẫn không thoát khỏi sự cám dỗ của những hạt gạo, nên tiếp tục ở lại trong lu. Cuối cùng, gạo đã ăn hết, chuột ta mới phát hiện rằng mình không thể nhảy ra ngoài được nữa, lực bất tòng tâm.
Bài học: Cuộc đời của chúng ta xem như rất yên bình nhưng thật ra khắp nơi đều đầy rẫy nguy cơ, cần phải giữ cho mình quan niệm sống ổn định, từ đó mà biết cân nhắc đến an nguy.
13. Con thỏ câu cá bằng cà rốt
Ngày đầu tiên, chú thỏ con đi câu cá, không thu hoạch được gì cả.
Ngày thứ hai, nó lại đi câu cá, kết quả vẫn không đổi.
Ngày thứ ba, nó vừa đến nơi, một con cá lớn từ trong hồ nhảy lên, lớn tiếng quát: "Nếu như ngươi còn dám dùng cà rốt để làm đồ ăn cho cá, ta sẽ làm thịt ngươi".
Bài học:
Những gì bạn cho đi đều là những gì bạn muốn cho, chứ nó không nhất định là những gì mà đối phương muốn; thế nên điều bạn cho đi ấy trong con mắt người ta căn bản vốn không có giá trị gì cả. Hãy biết cân nhắc đến người khác để giá trị cuộc sống của bạn thêm ý nghĩa.
14. Mark Twain và người phụ nữ kiêu ngạo
Trong một bữa tiệc, Mark Twain ngồi đối diện với một người phụ nữ. Theo lẽ lịch sự, ông đã nói với người này: "Cô thật là xinh đẹp!".
Người phụ nữ đó lại không hề cảm kích, mà còn cao ngạo nói: "Rất tiếc là tôi không có cách nào để nói lời khen tương tự như thế với ông!".
Mark Twain rất bình thản, nói: "Không sao cả, cô có thể giống như tôi vậy, nói một lời nói dối là được rồi".
Người phụ nữ nghe xong, xấu hổ quá, phải cúi gầm mặt xuống mà không nói được lời nào.
Bài học: Tảng đá mà bạn ném ra, người bị nó làm cho vấp té sẽ luôn luôn là chính bản thân bạn. Bạn nói lời cay nghiệt, sau cùng cũng sẽ tự mình rước lấy nhục nhã mà thôi.
Những chuyện cực ngắn trên đây dù rất ngắn nhưng để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc về làm người, và sống ý chí, thành công trong cuộc sống.
Hãy đừng bao giờ ngừng tin tưởng, ngừng phấn đấu và sống chan hòa với mọi người. Bởi niềm tin và tình cảm sẽ giúp bạn có một cuộc sống ý nghĩa trong cuộc đời này.
“Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Đó là câu tục ngữ mà thầy thường dẫn ra trong lớp để khuyên nhủ chúng em. Nhiều bạn làm theo lời khuyên của thầy mà đã đạt kết quả mỹ mãn, trong đó có em.
Còn nhớ hồi đầu năm cứ đến giờ tập làm văn là em ngồi thừ ra cắn bút trong khi các bạn khác trong lớp chữ nghĩa cứ tuôn trào. Đến khi các bạn viết đã đầy trang rồi, thế mà em cố gắng lắm cũng chỉ được sáu bảy dòng rồi cạn nguồn và em cứ ngồi loay hoay mãi.
Chưa bao giờ em được điểm bảy hay tám về môn văn. Má em khuyên nhủ: “Con phải ráng mà kiên nhẫn, đừng chán nản. Phải có công mài sắt thì mới có ngày nên kim được con ạ! Văn ôn, võ phải luyện mà. Con ôn luyện đi. Má sẽ giúp sức cho con”.
Lời căn dặn của má thúc giục em, từ đó, ngoài việc học và làm bài mới, em đã dành hẳn mỗi ngày một giờ đồng hồ để học văn. Thoạt tiên, em tìm lại sách lớp bốn, đọc kỹ phần ghi nhớ. Má hướng đẫn thật chu đáo khâu tìm hiểu đề, xác định nội dung và thể loại của nó. Má cho em đọc nhiều lần bài văn mẫu, bài đọc thêm ở sách tham khảo rồi yêu cầu em viết bài làm của mình không được giống với những điều gì đã đọc. Lúc đầu, em bắt chước các bài vàn mẫu ấy nhưng dần dần tập viết khác đi bằng cách diễn đạt của mình. Má dạy em cách dùng từ, diễn ý sao cho xác hợp mà thoát ý. Nghe lời má, em sắm một quyển sổ tay chép các đoạn văn hay của các nhà văn nổi tiếng. Lúc nào rảnh rỗi là em lấy số tay đọc để tìm hiểu và học tập cách dùng từ, diễn ý sinh động hấp của các bậc tiền bối này.
“Học thầy không tầy học bạn”, trong lớp, em làm thân với Nguyên và Hương hai cây văn có tiếng. Hai bạn này truyền đạt lại các kinh nghiệm học văn mà các bạn ấy có được. Điều chi, bài nào khó quá, em mạnh dạn vào lớp hỏi cô. Cô vui vẻ chỉ dẫn tận tình, cho em mượn cả sách tham khảo mà em không có.
Thấy em cố gắng, ba em cũng hết lòng khích lệ. Ba đã tìm mua cho các em sách tham khảo tập làm văn cần thiết.
Ba tháng sau, em tiến bộ rõ. Không những biết làm dàn ý, em còn biết viết câu văn sao cho có hình ảnh gợi tả và gợi cảm. Tiến bộ ấy đã được cô em công nhận trong lớp. Bài tập làm văn và các bài tập tiếng việt khác của em điểm số cứ tăng dần. Hai tuần trước đây, lần đầu tiên bài tập làm văn của em đạt điểm chín, được cô đọc cho cả lớp nghe và đặc biệt khen ngợi. Nhưng đặc biệt hơn là cuối học kì một, em được nhà trường tuyển chọn vào đội học sinh giỏi.
Xúc động biết bao, nước mắt em cứ muốn trào lên. Câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim" sáng lên trong tâm trí em lúc này.

lên mạng tham khảo thôi,tóm tắt lại rồi hàn chỉnh bài văn là đk bn à

Trước ngày các muông thú trong rừng tổ chức cuộc thi chạy, tôi đã tin chắc là mình sẽ giành được vòng nguyệt quế vì ở cánh rừng này ai là người có thể chạy giỏi hơn tôi ? Tôi cũng đã chuẩn bị cho mình một bộ đồ nâu tuyệt đẹp, một chiếc bờm chải chuốt rất công phu. Ôi ! Chưa vào cuộc thi mà tôi đã có dáng vẻ của một nhà vô địch.
Thấy bộ dạng của tôi như vậy, cha tôi chỉ nhỏ nhẹ bảo tôi :
– Con trai à, việc con cần làm hơn cả là phải đến bác thợ rèn nhờ bác xem lại bộ móng cho. Bộ đồ đẹp đáu có cần cho cuộc đua tài.
Tôi nghe cha nói mà không hài lòng. Tôi soi người xuống nước nước ngắm lại mình một lần nữa rồi ngúng nguẩy nói với cha tôi.
– Cha yên tâm đi. Móng của con rất chắc chắn. Con sẽ đạt giải nhất mà !
Cuộc thi đã đến. Sáng hôm ấy, mọi người đến đông nghẹt, nào là Hươu, Nai, Thỏ Trắng, Thỏ Xám, Hổ, Sư Tử, Lợn Rừng, Mèo Rừng và cả các chú chim rừng như Công, Quạ, Chim Gõ Kiến,… chẳng thiếu một ai.
Khi tiếng hô "Bắt đầu !" vang lên, các vận động viên rào rào tung mình về phía trước. Tôi chạy dẫn đầu đã hai vòng và thấy rất sung sức. Bỗng tôi chợt có cảm giác vương vướng ở chân, rồi tôi giật mình thấy một cái móng bị sút ra. Gai nhọn và cát sỏi đâm vào chỗ chân vừa sút móng làm tôi đau điếng. Tôi tập tễnh chạy thêm mươi bước rồi đành dừng lại bỏ cuộc. Tôi tự giận mình và đã đứng khóc. Vì không nghe lời khuyên bảo hết sức đúng đắn của cha tôi nên tôi đã thất bại.
Từ lần thất bại ấy, tôi đã có thêm được một bài học vô cùng quý giá : đừng bao giờ chủ quan, dù là việc nhỏ nhất.

Bài 1: Kể lại buổi đầu đi học
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu đi học của em.
Bài làm
Đã hơn hai năm rồi mà hình ảnh của buổi đi học đầu tiên không phai mờ trong kí ức của em. Sáng đó, em dậy sớm lắm, sau khi tập thể dục và vệ sinh cá nhân xong. Em liền ngồi vào bàn ăn sáng. Đúng 7h30 phút, mẹ đưa em đến trường bằng xe máy. Cô giáo ra và mỉm cười với mẹ con em. Rồi cô và mẹ nói chuyện. Mẹ nói với em: “Còn ở đây đến trưa, bố hoặc mẹ sẽ đón con về”. Em túm lấy áo mẹ như không muốn rời xa. Cô giáo vỗ về em rồi mới bỏ tay ra. Em đứng nhìn cho đến khi chiếc xe máy khuất đi. Rồi em vào chỗ ngồi của mình và tự nhiên những giọt nước mắt ứa ra, lăn dài trên má. Một cảm giác buồn vui lẫn lộn đang dâng lên trong nước mắt em.
Buổi học đầu tiên là thế đó.
Bài 2: Kể lại một việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường
Đề bài: Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Bài làm
Hôm nay, nhân ngày chủ nhật, khu phố phát động phong trào “làm sạch đường phố”.
Mới sáng sớm nhà nào nhà ấy đã a trước cổng nhà mình để làm vệ sinh. Em và mẹ được ông tổ trưởng tổ dân phố phân công một đoạn đường, em quét rất cẩn thận, từng cọng rác ở hai bên đường. Quét đến đâu em thu gom rác lại rồi lấy mo hót rác đổ vào sọt. Chả mấy chốc con đường đã trở nên sạch sẽ. Ông tổ trưởng đi kiểm tra lại một lần. Ông dừng trước cửa nhà em và khen em ngoan, chăm chỉ lao động.
Em rất vui vì đã làm được việc tốt.
Bài 3: Tả bầu trời vào buổi sớm
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn tả về bầu trời buổi sớm (có sử dụng phép nhân hóa).
Bài làm
Bầu trời buổi sớm thật là trong lành. Những cô mây dậy sớm để lên núi dạo chơi. Các em bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non. Ông mặt trời đứng dậy vươn vai sau một giấc ngủ dài. Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá. Lũ chim cũng đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới. Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp.
Bài 4: Thuật lại những ý kiến của các bạn trong nhóm về bảo vệ môi trường
Đề bài: Viết lại đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm em về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
Bài làm
Chiều thứ năm tuần qua, tổ chúng em họp lại để thảo luận chủ đề “Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?” Bắt đầu cuộc họp là phần điểm danh. Tổ hiện diện đủ 8 bạn: Trang, Tý, Hiếu, Hoàng, Phong, Trúc. Sau khi tổ trưởng nêu chủ đề, bạn Hoàng phát biểu: “Để bảo vệ môi trường, vườn trường cần trồng nhiều hoa, cây cảnh để làm đẹp; sân trường cần làm sạch và trang trí đẹp …”. Bạn Hoa nêu lên ý kiến: “Chúng ta phải phê phán một số bạn vứt rác bừa bãi …” Bạn Phông bổ sung: “Chúng ta cần trồng thêm cây xanh, chăm sóc cây, tưới cây bắt sâu, tăng thêm thùng rác. Kết thúc buổi họp, tổ trưởng đúc kết lại các ý kiến, phân công cụ thể và dặn dò tuần sau các bạn sẽ họp lại để báo cáo kết quả.
Bài 5: Viết lại một tin thể thao em mới đọc trên báo
Đề bài: Hãy viết lại một tin thể thao em mới đọc trên báo (hoặc nghe được, xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình, truyền thanh).
Bài làm
Chỉ sau ba phút vào sân ở hiệp hai, Antonio của Đồng Tâm Long An làm dậy sóng cầu trường bằng cú sút xa ngoài 20 mét bậc cột dọc. Bốn phút sau đó, sân long An vỡ òa ra khi Antonio đánh đầu vào góc cao mở tỉ số trong bối cảnh hai đội chơi quá thận trọng. Bước ngoặt của trận đấu xoay chiều theo hướng có lợi cho chủ nhà khi thủ môn quốc Việt đạp ngã Việt thắng trong vòng cấm địa. Phạt đền cùng chiếc thẻ đỏ cho Quốc Việt (tiền đạo Minh Nghĩa xuống làm thủ môn bất đắc dĩ khi Hoàng Anh Gia Lai hết quyền thay người ). Cú sút phạt đền chuẩn xác của Antonio nhân đôi khoảng cách cho Đồng Tâm Long An. Không lâu sau đó, cũng chính chân sút Brazil này mở đường chuyền đẹp cho Hoàng Thương ấn định chiến thắng 3 - 0.
Bài 6: Kể về một ngày hội mà em biết
Đề bài: Kể về một ngày hội mà em biết.
Bài làm
Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: “Dù ai buôn đâu bán đâu, mùng chín tháng tám thì về chọi trâu”. Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.
Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.
Bài 7: Nói, viết về cảnh đẹp non sông
Đề bài: Nói, viết về cảnh đẹp non sông.
Bài làm
Bức tranh vẽ cảnh biển Phan Thiết. Cảnh bờ biển Phan Thiết rất đẹp. Có những hàng dừa xanh ngắt nằm dọc bờ biển. Giữa biển có một bãi cát trắng rọng dẫn vào các tòa nhà nghỉ của khách du lịch, sau tòa nhà là những dãy núi tim tím. Trên mặt biển, có những chiếc thuyền chở khách du lịch đi thăm quan đang trôi bồng bềnh trên mặt nước. Cảnh vật ở biển Phan Thiết thật yên bình.
Yêu cảnh vật ở Phan Thiết em càng yêu thêm đất nước Việt Nam.
Bài 8: Kể về một người hàng xóm mà em thích
Đề bài: Kể về người hàng xóm mà em thích.
Bài làm
Mùa hè năm nay gia đình em chuyển đến nơi ở mới. Người hàng xóm đầu tiên mà em quen là chị Diệp. Chị có dáng người cao cao. Mái tóc của chị dài và luôn được tết gọn gàng. Chị rất vui tính. Mỗi khi chị cười để lộ chiếc răng khểnh trông thật duyên. Buổi chiều nào chị cũng sang nhà em chơi. Lúc đầu em còn rất bỡ ngỡ nhưng nhờ có chị nên em đã làm quen được với rất nhiều bạn mới. Rồi chị dẫn em ra nhà văn hóa, sân chơi, vườn hoa. Em rất vui được làm bạn với chị Diệp.
Em mong chị Diệp mãi mãi ở gần nhà của mình.
Bài 9: Viết về lợi ích của một loài cây mà em biết
Đề bài: Viết về lợi ích một loại cây mà em biết.
Bài làm
Mùa thứ ba này, nhìn cây vú sữa em cảm thấy như cây thấp xuống, xoè rộng ra hơn mọi năm. Các cành lớn, cành nhỏ lủng lẳng những trái là trái, ước tính đến vài trăm. Trái nào trái nấy căng tròn như những trái cam đường bóng láng. Có những cành chỉ nhỉnh hơn ngón chân cái mà có đến gần chục trái chín mọng đeo lõng thõng từ trong ra ngoài, làm cho cành cây cong vòng hơn cả gọng vó. Nhiều lúc gặp phải những ngọn gió mạnh thổi tới tưởng như chúng sẽ bị gãy gập cả xuống. Những cây vú sữa vốn dẻo dai, bền vững như tình người mẹ trong truyện cổ tích. Đúng là một giống cây ăn trái quý kiếm, một giống cây mang một biểu tượng đẹp về người mẹ. Mỗi lần cầm trái vú sữa trên tay, dẫu chưa ăn mà em đã cảm nhận được hương vị ngọt ngào chảy ra từ những bầu sữa kỳ diệu ấy của người mẹ. Ôi! Tình yêu của người mẹ thật như “Suối trong nguồn” mà suốt cả cuộc đời chúng em không bao giờ đền đáp được.
Bài 10: Miêu tả quyển sách Tiếng Việt của em
Đề bài: Quan sát đồ vật: Quyển sách Tiếng Việt của em.
Bài làm
Trước ngày khai giảng, ông bà mua cho em một bộ sách lớp ba, trong đó có quyển Tiếng Việt ba tập một là em mê nhất.
Mới cầm quyển sách trên tay, em đã thấy hấp dẫn. Cuốn sách chỉ một trăm hai tám trang, khổ nhỏ và gọn ghẽ làm sao. Bìa sách dày, cứng và đẹp như một bức tranh. Phía trên cùng của bìa ghi dòng chữ: “Bộ giáo dục và đào tạo” màu đỏ tươi nổi bật. Kế đó là chữ Tiếng Việt ba thật to, đậm bằng màu đen rất rõ. Hình ảnh đẹp nhất vẫn là ông mặt trời tròn vành vạnh chiếm một góc lớn của bìa.Ông đang toả những tia nắng ấm áp xuống mặt đất. Dưới cùng của bìa là một chú nghé béo tròn ngộ nghĩnh đang nghển cổ nhìn lên ông mặt trời. Lật giở từng trang, em thấy bài nào cũng hay. Các bài thơ, bài văn xen kẽ được xếp theo từng chủ điểm. Ôi những bức tranh minh hoạ rõ nét, nhiều màu sắc mới đẹp làm sao. Bài nào cũng được chia nhiều phần: Tập đọc, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp rất có thứ tự. Em thích nhất là bài: “Nhớ lại buổi đầu đi học”. Bài văn đó có nhiều từ ngữ hay, đọc lên rất cảm động.
Bài 11: Tả lại con đường đến trường của em
Đề bài: Tả lại con đường đến trường của em.
Bài làm
Từ nhà đến trường em có thể đi qua nhiều ngả khác nhau nhưng em thích nhất vẫn là đi qua đoạn đường Nguyễn Du.
Đoạn đường này ngắn và hẹp. Lòng đường được hàng me xanh rờn hai bên đường che mát. Buổi sớm em đi học các vòm me đan vào nhau tưởng như chúng chụm đầu trò chuyện. Những cành me thả lá xuống mặt đường tráng nhựa xám. Một lằn sơn vàng giữa lòng đường chia hai phần cho xe chạy ngược chiều nhau. Xe máy, xe đạp tấp nập trên mặt đường trơn bóng. Đến khúc có những ổ gà lồi lõm thì xe chạy chậm lại, bóp còi toe toe… Em và các bạn đi rất thoải mái trên lề đường tráng xi măng. Nhiều nhà cao tầng đẹp đẽ chen vai nhau đứng sừng sững. Đó là các cơ quan, cửa hàng. Đặc biệt, đoạn đường em đi qua có Bưu điện Thành phố lúc nào cũng có đông người ra vào nhận đồ, gửi hàng. Có lần, mẹ em đã đến đây nhận hàng, quà. Buổi sáng, em đi dạo. Lá me trút như mưa lên tóc, lên vai làm em rất thích. Vì đã đi lại nhiều lần nên đoạn đường này thật quen thuộc đối với em. Em nhớ từng viên gạch, từng gốc me thân thiết.
Em yêu quý con đường đi đến trường. Sáng nào đi học, em cũng thấy đường sạch, đó là nhờ các cô chú làm vệ sinh. Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để con đường luôn sạch đẹp.
Bài 12: Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật
Đề bài: Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
Bài làm
Thứ bảy vừa rồi, bố mẹ đưa em đến rạp xiếc Trung ương để xem những tiết mục ngộ nghĩnh độc đáo.
Buổi biểu diễn thu hút rất nhiều khán giả, các chỗ ngồi đều chật kín người. Mở đầu buổi biểu diễn, người dẫn chương trình xuất hiện gửi lời chào thân ái và lời giới thiệu chương trình tới khán giả. Có rất nhiều những tiết mục hay, hấp dẫn. Nhưng em thích nhất tiết mục ảo thuật cưa đôi người để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Một cô gái rất xinh đẹp bước vào trong hòm gỗ, cô gái ấy tên là Thảo Hiền. Nhà ảo thuật tên là Lê Minh, chú ấy đóng hòm vào rồi dùng một chiếc cưa thật sắc cưa hòm thành ba phần, người của cô gái cũng bị cưa ra. Nhưng thật kì lạ, sau khi ghép cái hòm đó lại nhà ảo thuật phù phép làm cho cô gái trở lại bình thường. Cô duyên dáng bước ra ngoài trong tiếng reo hò và tràng pháo tay giòn giã của khán giả.
Khán giả ra về trong niềm vui phấn khởi, hân hoan. Em rất khâm phục những nghệ sĩ tài tình đã cống hiến những tiết mục vô cùng hấp dẫn cho khán giả
Bài 13: Hãy tả cây bút chì của em
Đề bài: Em hãy tả cây bút chì của em và nói lên những cảm nghĩ của mình.
Bài làm
Vào đầu năm học, mẹ mua cho em đầy đủ các đồ dùng học tập, trong đó có một chiếc bút chì đen mà em rất quý.
Chiếc bút chì của em dài độ một gang tay người lớn, to hơn chiếc đũa ăn cơm một chút. Bên ngoài, được bọc một lớp sơn màu vàng tươi như hoa mướp. Hàng chữ màu sáng bạc nổi bật trên nền vàng chống lóa cả mắt. Em không biết người ta viết chữ gì lên đó. Mẹ bảo: “Bút chì này là hàng ngoại đó con!”. Có lẽ vậy nên em không đọc được hết, chỉ biết được một số chữ cái, trong đó có hai chữ mà mẹ giải thích là kí hiệu về độ mềm cứng của bút chì. Em thích nhất là một đầu có núm tròn tròn màu hồng nhạt dùng để tẩy xóa mỗi khi viết sai.
Cái bút chì đã trở thành người bạn thân yêu của em từ bao giờ em không biết nữa. Nó luôn ở cạnh em mỗi khi học bài, làm bài. Cái bút nhỏ xinh xinh như chiếc bút thần kì diệu trong truyện cổ tích mà em đã được đọc, đã cùng em vẽ nên những bức họa chân dung của bố mẹ, anh chị em và các chú bộ đội ngày đêm canh gác biển trời đất nước thân yêu. Bút chì đã giúp em tìm ra những con số bí ẩn trong những bài toán tìm x, tìm y và vẽ nên những cảnh đẹp của làng xóm quê em cùng ngôi nhà, mảnh vườn, con đường, hàng cây trước ngõ…
Chiếc bút chì đen của em là vậy đó. Nhỏ nhỏ, xinh xinh và rất hữu ích
Bài 14: Hãy viết thư cho một người bạn nước ngoài để làm quen
Đề bài: Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ lòng thân ái.
Bài làm
Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2006
La - na thân mến!
Mình biết bạn qua chương trình ở làn sóng VTV3 “Vượt lên chính mình”. Mình xin tự giới thiệu, mình tên là Minh Anh, học sinh trường tiểu học Cát Linh. Hiện mình đang học lớp 3D. Cô giáo chúng mình rất quý chúng mình, còn các bạn sống chan hoà với nhau. Qua cô biên tập viên, mình biết bạn là một vận động viên điền kinh giỏi. Gia đình bạn rất khó khăn, bố mất sớm một mình mẹ nuôi bạn nhưng không vì lý do đó mà bạn nản chí. Mình viết thư này muốn làm quen với bạn và chia sẻ nỗi đau mất bố của bạn. Còn bây giờ mình xin dừng bút. Chúc bạn thành công trong điền kinh. Chúng mình cùng thi đua học tốt nhé.
Bạn của cậu
Bài 15: Hãy viết về quê hương hoặc nơi em đang ở
Đề bài: Hãy nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở.
Bài làm
Lệ Thủy, đó chính là tên gọi của quê hương em, một vùng chiêm trũng nằm trên dải đất hẹp ven biển miền Trung, đẹp và trù phú lắm.
Vào vụ Đông Xuân, chim én bay về đây nhiều vô kể, có những thửa ruộng cùng một lúc có đến hàng trăm con én chao liệng trên tấm thảm nhung xanh. Dọc những bờ ruộng, cò trắng đứng thành hàng, im phăng phắc. Nhưng chỉ cần nghe tiếng động nào đó như tiếng khua đuổi cá của dân chài lưới thì những chấm trắng ấy vội bốc mình lên không trung, dang rộng hai cánh, trôi thành từng đàn về tận tít trời xa… Đứng ở giữa cánh đồng vào thời điểm lúa đang thì con gái, mới thưởng thức được vẻ đẹp rất nên thơ của cánh đồng. Đẹp nhất là ngắm nhìn những đợt sóng lúa đuổi nhau vội vàng, nhấp nhô lên xuống, giống hệt như một tấm thảm nhung xanh mà ai đó đang tung lên hạ xuống. Người làng em đi xa, mỗi lần về quê, không ai không dừng lại để ngắm đồng lúa quê mình, để tìm lại ở đây những kỉ niệm của một thời thơ ấu: đẹp, hồn nhiên và ấm áp hương đồng.
Bài 16: Kể về một trận thi đấu thể thao
Đề bài: Viết về một trận thi đấu thể thao.
Bài làm
Sau một tuần học tập vất vả, ngày chủ nhật, bố đưa em đi xem bóng đá tại sân vận động Mỹ Đình. Hôm nay đội tuyển Việt Nam gặp đội tuyển Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam mặc áo màu đỏ, còn đội tuyển Thái Lan mặc áo màu xanh. Đội Việt Nam được quyền giao bóng trước. Trọng tài vừa thổi còi báo hiệu trận đấu bắt đầu. Trận đấu sôi động ngay từ những phút đầu tiên. Hiệp thứ nhất đội tuyển ta chưa ghi được bàn thắng nào.
Sang hiệp hai, chỉ sau 10 phút Công Vinh chuyền bóng cho Quốc Anh, anh từ từ lừa bóng qua hậu vệ đội Thái Lan và sút bóng vào lưới ghi bàn thắng đầu tiên cho đội Việt Nam. Cả sân vận động âm vang những tiếng reo hò cổ vũ. Không khí trong sân thật náo nhiệt. Trận đấu lại bắt đầu. Đội tuyển Thái Lan đã ghi bàn thắng gỡ hoà 1-1. Nhưng chỉ ít phút sau, Văn Quyến đã ghi cho đội ta thêm một bàn thắng nữa. Hiệp hai diễn ra thật gay go, quyết liệt. Nhưng đến cuối trận đấu vẫn không có thêm bàn thắng nào được ghi. Trọng tài nổi hồi còi kết thúc trận đấu. Đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng 2-1. Trận bóng đá này thật sôi nổi. Em mong lần sau lại được bố đưa đi xem một trận bóng đá nữ.
Bài 17: Kể về tổ của em
Đề bài: Kể về tổ của em.
Bài làm
Lớp em được chia thành ba tổ, mỗi tổ ngồi 3 dãy bàn khác nhau trong lớp. Trong đó, tổ em là tổ 1, cũng chính là tổ ngồi ngoài cùng. Tổ em có tổng cộng mười hai thành viên. Cả tổ có 6 chiếc bàn gỗ xếp thẳng hàng nhau, bàn nào đều cách bàn ấy không khoảng nhất định. Cứ 2 bạn ngồi một bàn, ngồi cạnh em là bạn Linh, cũng chính là tổ trưởng. Bạn ấy là người đôn đáo công việc của tổ, lại còn học rất giỏi nữa. Nhờ có bạn đốc thúc, nhắc nhở mà thi đua của tổ đã vượt lên trông thấy. Ngồi bàn đầu là hai bạn Hùng và Tuấn trông có vẻ nhỏ con nhất tổ em, ấy thế mà hai cậu ấy khỏe lắm nhé, chẳng kém gì ai đâu. Tiếp theo đó là Hoa, Lan, em, My, Ngọc, Hải, Sơn, Nga, Hoàng. Mỗi bạn đều vô cùng chăm học, tích cực đóng góp cho các hoạt động của tổ. Các thành viên trong tổ em đều rất đoàn kết, giúp đỡ nhau không chỉ trong học tập mà còn trong các hoạt động của trường, của lớp nữa. Em rất yêu quý tổ mình, em sẽ cố gắng cùng các bạn đưa tổ ngày càng đi lên.
Bài 18: Kể về người lao động trí óc mà em biết
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu ) kể về người lao động trí óc mà em biết.
Bài làm
Bác em tên là Trần Thu Mai, năm nay bác em đã gần năm mươi tuổi. Bác em là hiệu trưởng của một trường tiểu học ở nơi em đang sinh sống. Bác có dáng người cao và thanh mảnh. Khuôn mặt bác khi làm việc rất nghiêm khắc. Hằng ngày, bác đến trường để xử lý những công việc vô cùng quan trọng của trường học. Tuy không trực tiếp dạy học, nhưng bác vẫn rất yêu quý các bạn học sinh. Mỗi khi em đạt được kết quả tốt trong học tập, bác đều thưởng cho em, có khi là quyển truyện hay chiếc cặp sách… Em rất trân trọng những món đồ ấy và tự hứa sẽ cố gắng học tập hơn nữa. Em rất yêu bác Mai của em.
Bài 19: Kể về gia đình của em
Đề bài: Kể về gia đình của em.
Bài làm
Gia đình em có tất cả 4 người, gồm bố, mẹ, em và em gái của em. Bố em năm nay bốn mươi tuổi nhưng trông bố còn trẻ và đẹp trai lắm. Công việc của bố là làm nhân viên tại một công ty lớn, mỗi ngày đều về nhà lúc 5 giờ chiều. Có những hôm phải tăng ca, bố đều về rất muộn nên em thương bố lắm. Mẹ em là một người phụ nữ xinh đẹp dù rằng đã gần bốn mươi. Mẹ là một bác sĩ, vậy nên mỗi khi trong nhà ai bị bệnh là chẳng cần phải ra ngoài khám làm gì cả. Không chỉ vậy đâu, mẹ em còn rất đảm đang nữa, món nào mẹ nấu cũng đều ngon cả, nhà em ai cũng thích. Em năm nay đang học lớp 3 tại trường Tiểu học gần nhà, còn em gái em thì mới học mẫu giáo năm ngoái thôi. Bé con ấy đáng yêu và dễ thương lắm, lúc nào cũng cười thật tươi, thật vui vẻ khiến ai cũng thích cả. Gia đình em lúc nào cũng hòa thuận vui vẻ, mỗi ngày thưởng thức những món ăn ngon mẹ làm, căn nhà nhỏ luôn tràn ngập tiếng cười hạnh phúc. Em rất yêu gia đình mình.
Bài 20: Viết một bức thư ngắn cho người thân
Đề bài: Viết một bức thư ngắn cho người thân.
Bài làm
Ông ngoại kính mến,
Đã lâu lắm rồi cháu không được về quê. Cháu rất nhớ ông, không biết dạo này tình hình sức khỏe của ông bà thế nào ạ? Còn cháu và mọi người trong gia đình vẫn khỏe, ông ạ.
Năm nay, bố mẹ hứa rằng sẽ cho cháu về quê thăm ông bà, nếu cháu đạt kết quả cao trong kỳ thi. Cháu sẽ được ở lại với ông bà hết ba tháng hè luôn đó ạ. Vậy nên, cháu đang cố gắng học bài thật tốt cho kì thi vào tuần sau. Cháu viết thư này để báo cho ông bà vui mừng ạ.
Cuối thư, cháu mong ông bà cố gắng giữ gìn sức khỏe. Mong rằng sớm được gặp ông bà của cháu ạ!
Cháu gái
Thu Hà
Bài 21: Viết một bức thư ngắn cho bạn bè
Đề bài: Viết một bức thư ngắn cho bạn bè để hỏi thăm.
Bài làm
Hà Nội, ngày 31 tháng 1 năm 2010
Ngọc Thảo thân mến!
Dạo này cậu và gia đình vẫn mạnh khoẻ chứ? Thi học kỳ I vừa qua cậu có được học sinh giỏi không?
Thảo à, tuần trước mình đi ăn cưới với mẹ ở Vĩnh Phúc. Phong cảnh ở đấy rất đẹp và tĩnh lặng. Nhà nào cũng có vườn, ngoài vườn có rất nhiều cây ăn quả như: doi, ổi, táo, khế, bưởi…Cây nào cũng sai trĩu quả. Nhà ở đây thấp chứ không cao như nhà ở thành phố. Chạy dọc theo con đê là những đầm sen toả ngát hương thơm. Ở trên đê tớ thấy có mấy con trâu đang gặm cỏ. Những thửa ruộng đang được các bác nông dân gieo mạ để chuẩn bị cho vụ đông xuân. Thỉnh thoảng có một vài thửa mạ lên xanh mơn mởn. Bây giờ mình thấy có nhiều máy cày thay con trâu. chiều đến nhà nhà thổi cơm bằng bếp rơm, mùi khói của nó rất thơm. Đêm đến, cảnh vật thật tĩnh mịch, chỉ có tiếng ếch nhái và dế kêu. Mình rất thích cảnh bình yên này.
Đến giờ học rồi mình dừng bút đây. Nếu cậu có dịp đi đâu, nhớ viết thư kể cho mình về nơi đó nhé. Cuối cùng mình chúc cậu luôn đạt thành tích cao trong học tập. Yêu cậu nhiều!
Bạn của cậu
Thảo
Trần Thạch Thảo
Bài 22: Tả một người bạn mới quen
Đề bài: Tả một người bạn mà em mới quen.
Bài làm
Trong lứa tuổi học trò ai cũng đã từng có bạn. Tôi có quen được rất nhiều bạn, bạn nào cũng hiền và tốt cả. Nhưng trong số bạn đó tôi đã tìm ra một người bạn tri kỉ đó là Khánh Linh.
Năm nay Linh trạc tuổi với tôi, nhưng Linh cao hơn tôi một cái đầu. Bạn có mái tóc dài đen và dày kì lạ ôm sát với khuôn mặt đều đặn của Linh, vầng trán cao và rộng lộ ra vẻ thông minh của Linh khi làm bài. Đôi môi đỏ son luôn luôn nở nụ cười với tôi. Mỗi khi cười bạn để lộ hàm răng trắng tinh như ngọc trai đều và thẳng như hạt bắp. Núp dưới đôi chân mày vòng nguyệt của Linh là đôi mắt long lanh, to và sáng luôn nở nụ cười với tôi. Thân hình mảnh mai, dong dỏng.
Mỗi sáng đi học, cô học trò bé nhỏ này mặc một bộ đồng phục, áo trắng váy xanh, khăn quàng đỏ thắm tung bay trong gió lộ ra vẻ sạch sẽ của bạn mỗi khi đi học. Ở nhà Linh là con ngoan, còn ở lớp Linh là trò giỏi. Mỗi lần thầy cho những bài toán khó, bạn đều xung phong lên giảng. Môn nào cũng vậy Linh đều cố gắng nghe giảng và phát biểu xây dựng bài học. Ra chơi, chúng tôi chơi với nhau rất vui vẻ và trò chuyện với nhau. Có lần tôi bị vấp ngã bà là người nắm tay tôi dẫn tôi đến phòng y tế. Chúng tôi đã khắc 4 chữ ở dưới gốc cây rằng "Chăm ngoan, Học giỏi" cuối cùng những bài kiểm tra của tôi và Linh đều đạt điểm 9, điểm 10. Bạn còn tham gia cuộc thi văn hay chữ tốt ở trường tuy không đạt giải nhưng trên khuôn mặt của bạn vẫn nở nụ cười. Có lần tôi để quên sách ở nhà, nhưng ngạc nhiên bạn là người đã nhận lỗi thay tôi. Mỗi lần cô giao bài tập về nhà bạn luôn luôn làm bài đầy đủ. Bạn hay giúp đỡ mọi người, khi thấy ai gặp khó khăn bạn đều giúp đỡ. Ở nhà bạn còn phụ giúp mẹ làm những công việc nội trợ như là: trông em, lau nhà, quét nhà, giặt đồ... mà không bỏ đi chơi.
Tuy nhà Linh rất nghèo nhưng bạn vẫn cố gắng phấn đấu học giỏi. Mỗi sáng đi học, Linh đều qua nhà tôi gọi đi học. Trong một lần thi chay ở trường, dẫn đầu là Linh, thứ hai là tôi, bỗng tôi bị vấp ngã, Linh đã không giúp đỡ tôi mà một mạch chạy tới đích. Thấy vậy, em liền không chơi với bạn nữa. Ra về lần nào Linh cũng về với tôi, nhưng hôm nay Linh đã đi với người khác, giận nhau được mấy tuần rồi lại thấy nhớ. Bạn là người bạn tốt của mình, luôn giúp đỡ mình trong học tập, chỉ vì một chuyện nhỏ như vậy mà giận nhau làm mất tình bạn của hai người. Mới tí mà thấy nhớ: nhớ dáng đi yêu kiều, thiết tha của bạn, nhớ mái tóc dài và đen kì lạ, nhớ giọng nói lảnh lót của bạn. Rồi một ngày tôi đến xin lỗi bạn, Linh nói: Mình mới là người phải xin lỗi bạn. Rồi tình bạn của Linh và tôi lại như cũ.
Thử hỏi những vì sao lấp lánh trên bầu trời, tình bạn và sao xa thứ nào quí nhất, sao xa khẽ lắc đầu: Tình bạn là một thứ thiêng liêng nhất. Bạn Linh là một người bạn tốt. Em hứa sẽ giữ chặt tình bạn này và mãi mãi sẽ không để nó bị tan rã.
Bài 23: Tả ngôi nhà của em
Đề bài: Tả lại ngôi nhà của gia đình em
Bài làm
Mỗi một con người sinh ra đều có một nơi để lớn lên, trưởng thành, là nơi đầu tiên chứng kiến những bước đi chập chững đầu đời, là nơi in dấu nhiều kỉ niệm khó phai mờ. Đó là nhà. Em cũng có một ngôi nhà rất đẹp, em rất yêu quý ngôi nhà của em. Em đã từng nghe câu thơ: “Nhà em treo ảnh Bác Hồ/ Bên trên là một lá cờ đỏ tươi”. Nhà em không treo ảnh Bác Hồ, ba em có mấy quyển sách tư liệu về Bác mà thôi. Ba bảo rằng ngôi nhà được xây dựng cách đây 10 năm, lúc em mới chào đời, nhưng được sửa lại cách đây 5 năm nên nhìn khang trang và đầy đủ tiện nghi hơn rất nhiều. Bên ngoài ngôi nhà em được sơn màu xanh lá cây, đây là màu mà em yêu thích nhích, nó gợi lên cảm giác thanh mát, dịu nhẹ. Còn bên trong được sơn màu vàng nhạt. Ba bảo màu vàng tượng trưng cho sự ấm áp, vì ba luôn mong gia đình mình hạnh phúc, ấm áp như chính ngôi nhà của mình. Ngôi nhà gia đình em có 4 phòng, một phòng khách ngay ở giữa rất rộng, hai phòng ngủ của ba mẹ và của hai chị em em, còn lại là phòng bếp với đầy đủ tiện nghi. Căn phòng khách gia đình em có đặt một bộ bàn ghế màu đất. Đó là nơi mà hai chị em em vẫn hay vui đùa những lúc ba mẹ vắng nhà.
Bài 24: Bức thư kể về thành phố hoặc nông thôn
Đề bài: Viết một bức thư ngắn kể về những điều em biết về thành phố hoặc nông thôn
Bài làm
Vân Anh yêu dấu,
Nghỉ hè vừa rồi, tớ được mẹ cho đi ra thủ đô Hà Nội tham quan. Lần đầu tiên tớ được đến thăm một thành phố lớn như vậy, nên cảm thấy vô cùng thích thú. Hà Nội rất rộng lớn, có nhiều con đường. Con đường nào cũng có xe cộ đi lại tấp nập. Đặc biệt là ở đây có rất nhiều xe ô tô. Hai bên đường là các cửa hiệu trưng bày những món hàng vô cùng đẹp mắt. Mẹ đã cho mình đi ăn phở - món ăn đặc sản của Hà Nội mà chúng mình đã từng được nghe cô giáo kể. Quả thật giống như lời của cô giáo, rất ngon Mai Anh ạ! Sau đó, tớ còn được đến thăm một số nơi nơi như: Văn Miếu Quốc Tử Giám, Lăng Bác Hồ, Hoàng Thành Thăng Long… Nơi nào cũng đẹp cả. Thủ đô của nước mình đẹp lắm! Tớ mong rằng một ngày nào đó có thể cùng cậu đến đây tham quan.
Bạn của cậu
Thu Trang
Đề 25: Kể về một người em quý mến nhất
Đề bài: Kể về một người mà em quý mến nhất (ông bà, cha mẹ, hàng xóm…)
Bài làm
Trong gia đình, người em yêu quý nhất chính là chị gái. Chị em năm nay mười sáu tuổi. Chị của em tên là Thu. Chị đang là học sinh lớp mười một. Dáng người của chị không cao lắm và hơi gầy. Khuôn mặt trái xoan cùng với nước da trắng khiến chị trông rất xinh xắn. Nhưng em thích nhất là nụ cười ấm áp của chị. Chị rất yêu thương em. Khi còn nhỏ chị thường nhường cho em đồ chơi đẹp. Những lúc có bài nào không hiểu, em thường nhờ chị giảng bài hộ. Thỉnh thoảng, chị còn là một nhà thiết kế thời trang - giúp em có được những bộ trang phục độc đáo vào những ngày cả gia đình đi chơi. Ở trường học, nếu có ai bắt nạt em, chị sẽ là người đầu tiên biết được, rồi ra tay giúp đỡ. Em và chị đã có nhiều kỉ niệm đẹp đẽ bên nhau.
Đề 26: Kể về ngày tết quê em
Bài làm
Tết đến, xuân về là dịp để mọi người trong gia đình có dịp sum vầy bên nhau. Chính vì vậy, em rất thích dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Ai cũng tất bật chuẩn bị cho ngày tết. Vào đêm giao thừa, mọi người trong gia đình cùng quây quần ăn bữa cơm tất niên. Đến mười hai giờ, cả nhà cùng nhau ngắm pháo hoa trên truyền hình. Em gửi lời chúc Tết đến bộ mẹ và được nhận một phong bao lì xì đỏ thắm. Những ngày hôm sau, cả gia đình cùng nhau đi chúc tết họ hàng. Em cảm thấy thật yêu ngày tết.
Đề 27: Viết thư cho một người bạn ở xa
Bài làm
Hà Nội, ngày... tháng...năm...
Phương Anh thân yêu,
Đã lâu rồi mình chưa có dịp viết thư cho bạn. Hôm nay ở lớp có bài tập làm văn viết thư cho một người bạn ở xa, vậy là mình liền tranh thủ viết mấy dòng ngắn ngủi để hỏi thăm sức khỏe và kể cho bạn nghe về tình hình học tập của mình trong thời gian vừa qua.
Vậy là đã một năm kể từ khi bạn cùng gia đình chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh. Không biết dạo này bạn cuộc sống của bạn như thế nào. Ông bà và bố mẹ của bạn có khỏe không?
Bố mẹ và mình đều khỏe cả. Sau nhiều ngày rèn luyện, chữ viết của mình đã đẹp hơn rất nhiều rồi. Mỗi buổi học trên lớp đều rất thú vị. Cô giáo chủ nhiệm của lớp mình năm nay là cô Thu Hà. Chắc bạn vẫn còn nhớ cô đúng không? Hàng ngày, mình vẫn được bố đưa đến trường. Nhưng mình cảm thấy rất buồn vì không có bạn ở bên cạnh. Mình cảm thấy rất nhớ bạn. Khi nào được nghỉ hè, bạn nhớ về thăm mình nhé.
Thôi, thư mình viết đã dài, mình xin dừng bút tại đây. Cuối thư mình chúc bạn chăm ngoan học giỏi.
Bạn thân của cậu
Thu Trang

ôi là một kẻ hành khất bị người đời ruồng bỏ. Ngưòi bạn duy nhất của tôi là con chó nhỏ của ông chủ quán. Nó dịu hiền như một con người. Chỉ có nó cho tôi những ánh nhìn thân thiện. Thức ăn của kẻ hành khất như tôi chẳng có gì nhưng tôi vẫn cố để dành cho nó những miếng ngon nhất. Mùa đông, con chó nhỏ ngủ dưới chân tôi. Tôi rất đau lòng khi thấy nó bị đánh đập khi đã trót ăn những mẩu xương nhỏ của người ta. Nó rất quyến luyến tôi, mỗi khi tôi buồn, nó nhìn vào mắt tôi an ủi. Nó chẳng có tội tình gì, thế mà bà chủ đánh bả nó và nó đã chết trên tay tôi. Tôi đã chôn cất nó. Không thể nói được là tôi đã đau đớn như thế nào. Tôi cảm thấy như vừa mất đứa con của mình vậy.

Kể lại đoạn 3 bằng lời anh Núp :
Tôi mở những món quà mà Đại hội đã trao tặng cho tôi để tất cả bà con dân bản cùng xem. Đó là một tấm ảnh Bác Hồ vác cuốc đi làm rẫy. Trông Bác Hồ thật giản dị và gần gũi như một vị già làng. Tôi còn được tặng một bộ quần áo mới bằng lụa của Bác Hồ, một lá cờ đẹp có thêu chữ, một huân chương để khen thưởng cả dân làng bản và một huân chương nữa cho riêng tôi.
Dân làng thích thú lắm. Ai cũng trầm trồ khen ngợi. Họ rủ nhau đi rửa cả hai tay cho thật sạch sẽ, dùng khăn lau khô rồi mới trân trọng cầm các tặng phẩm lên xem. Người này xem xong lại chuyện cho người khác xem. Chả mấy mà đêm đã về khuya nhưng bà con vẫn còn chưa muốn về nhà ngủ.

Tranh 1: Rừng cây rậm rạp và lối mòn rất khó đi, nhưng bác thợ săn đã quá quen thuộc địa hình nên bác vẫn xăm xăm bước đi. Bác là một tay cung tuyệt giỏi. Lần này vào rừng, thế nào cũng một vài con hoang thú bị hạ gục bởi mũi tên của bác.
Tranh 2: Bác đang bước tới bỗng dừng lại vì vừa nhìn thấy trên . tảng đá phía trước có một con vượn mẹ đang ngồi bồng con và cho con bú. Bác núp mình vào một cái cây to rồi lắp mũi tên vào cây cung và ngắm bắn. Phựt ! Mũi tên lao vút đi trúng vào vượn mẹ làm máu rỉ ra đỏ loang cả ngực.
Tranh 3: Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn người thợ săn bằng con mắt căm giận, rồi nó cúi xuống đặt con vào một đám lá khô. Nó vắt sữa vào một chiếc lá to để vào miệng con. Sau đó nó đứng lên giật phắt mũi tên ra, hét to lên một tiếng đầy oán trách rồi lăn đùng ra chết.
Tranh 4: Chứng kiến cái chết thương tâm đó, bác thợ săn vô cùng ân hận. Hai giọt nước mắt từ từ ứa ra trên khuôn mặt bác. Bác cắn môi, bẻ gãy cung tên rồi quay gót ra về. Từ đó, bác bỏ hẳn cái nghề săn bắn độc ác.
tất nhiên rồi , sự thật mà ☺