K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2018

trả lời:

Trời chớm hè, cây cối um tùm, ngát hương hoa, bướm ong rộn rịp xôn xao. Thế giới các loài chim ở đồng quê hiện lên thật sinh động dưới ngòi bút của tác giả. Bồ các to mồm. Chị Điệp nhanh nhảu. Rồi sáu sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn hiền lành, gần gũi với con người. Bìm bịp suốt ngày đêm rúc trong bụi cây, diều hâu hung ác bắt gà con, quạ lia lia láu láu dòm chuồng lợn, chèo bẻo kẻ cắp nhưng hung hăng, thích đánh nhau, đánh cả diều hâu lẫn quạ. Chim cắt hung dữ, không một loài chim nào trị được thế mà bị chèo bẻo đánh cho ngắc ngoải. 

18 tháng 3 2018

Trời chớm hè, cây cối um tùm, ngát hương hoa, bướm ong rộn rịp xôn xao. Thế giới các loài chim ở đồng quê hiện lên thật sinh động dưới ngòi bút của tác giả. Bồ các to mồm. Chị Điệp nhanh nhảu. Rồi sáu sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn hiền lành, gần gũi với con người. Bìm bịp suốt ngày đêm rúc trong bụi cây, diều hâu hung ác bắt gà con, quạ lia lia láu láu dòm chuồng lợn, chèo bẻo kẻ cắp nhưng hung hăng, thích đánh nhau, đánh cả diều hâu lẫn quạ. Chim cắt hung dữ, không một loài chim nào trị được thế mà bị chèo bẻo đánh cho ngắc ngoải.

25 tháng 9 2018

Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.

Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.

Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.

Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.

Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

5 tháng 12 2017

-con rồng cháu tiên

Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng. Sau đó, bọc trứng nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con.

Người con trưởng theo Âu Cơ, được lên lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau, cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

-bánh chưng bánh giầy

Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.

Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.

Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.

-sơn tinh , thủy tinh 

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹpnhư hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứngđáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng

Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người làThuỷ Tinh - chúa vùngnước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

-thánh gióng

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.

Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.


-sự tích hồ gươm

Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.

Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.

Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

-thạch sanh

Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

-em bé thông minh

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài mọi người hy vọng tìm ra người hiền tài giúp nước.

Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài cậu bé, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han, đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.

-sọ dừa

Hai vợ chồng có một mụn con nhưng là một cục thịt có mắt mũi, không có tay chân. Đặt tên là Sọ Dừa. Sọ Dừa xin đi chăn bò cho nhà phú ông để lấy tiền nuôi cha mẹ. Phú ông đồng ý vì thấy Sọ Dừa nuôi bò giỏi. Phú ông lại sai ở trên núi để chăn, cơm nước đã có ba cô con gái đem lên cho. Hai cô chị hắt hủi, còn cô em Út thùy mị phát hiện Sọ Dừa không phải là người thường nên đem lòng yêu thương và săn sóc. Cuối mùa đi ở, Sọ Dừa bảo mẹ đến hỏi con gái phú ông. Sọ Dừa đã đáp ứng vật thách cưới, phú ông hỏi ý ba cô. Cô Út ưng chịu. Sau khi cưới Sọ Dừa hiện thành chàng trai tuấn tú, học hành thông minh và đậu Trạng nguyên. Khi từ giã vợ đi sứ, quan trạng đưa cho vợ hòn đá lửa, con dao và hai quả trứng gà dặn phải dắt trong người. Hai cô chị lập mưu đẩy em xuống biển, em bị cá kình nuốt. Nhờ con dao mà cô giết được cá rồi dạt vào đảo hoang. Cô Út đã dùng đá lửa để nướng cá ăn qua ngày. Hai trứng nở ra hai còn gà. Khi quan trạng trên đường đi sứ trở về, nghe tiếng gà gáy trên đảo hoang, quan trạng ghé vào đảo rước vợ về nhà mở tiệc ăn mừng. Tiệc tan quan dẫn vợ ra, hai người chị xấu hổ trốn đi mất biệt.
-cây bút thần

Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Em vẽ khắp nơi trốn núi, ven sông, dưới nước, trên tường... nhưng vì nghèo, cậu ước ao được vẽ tranh nhưng vẫn không mua được bút vẽ.

Một hôm em nằm mơ được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng.

Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo trong làng.

Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói.

Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang trốn ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ đang cầm dao đuổi theo.

Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua.

Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương. Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác.

Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu. Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo.

-ông lão đánh cá và con cá vàng

Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông lão đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng mội cái nhà rộng.

Lần thứ ba, mụ vợ "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

Lần thứ tư, mụ vợ lại "nổi trận lôi đình" và đòi cá cho làm nữ hoàng

Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

5 tháng 12 2017

bạn ơi có thể tra trên mạng được đấy

5 tháng 4 2022

Tóm tắt:

Vn = 10m3 = 10000l

=> m = 10000kg

s = 5m

t = 15 phút

Giải:

Công thực hiện

\(A=Fs=10\cdot10000\cdot5=500000\left(J\right)\)

Công suất thực hiện:

\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{500000}{15\cdot60}\approx555,5\)(W)

Tóm tắt

\(V=10m^3\\ h=5m\\ t=15p=900s\\ d=10000N/m^3\\ A=?\\ P=?\) 

Giải

Công thực hiện là

\(A=P.h=10m.h=10.D.V.h\\ =10.10.10,000.5=5,000,000\left(J\right)\) 

Công suất thực hiện là

\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{5,000,000}{60}=83333,\left(3\right)W\)

30 tháng 8 2016

Xưa có hai anh em, một trai một gái, nhà nghèo, mồ côi cha mẹ. Một hôm nọ vào rừng kiếm ăn, gặp một con Dúi, bèn đuổi bắt. Dúi chui vào hang. Hai anh em đào bắt được. Dúi xin tha và nói sở dĩ phải chui vào hang sâu vì trời sắp sập, sẽ có mưa ngập tất cả. Dúi khuyên hai anh em lấy một khúc gỗ to đẽo rỗng, chuẩn bị thức ăn đầy đủ bảy ngày bảy đêm rồi chui vào trong đó.
Miệng khúc gỗ được bịt sáp ong như bưng thành mặt trống. khi hết hạn, hai anh em lấy lông Dím chọc thủng sáp ong, nếu thấy không có nước rỉ vào thì phá mặt trống mà ra. Hai anh em tha cho Dúi và làm theo lời Dúi bảo. Mưa lớn, nước ngập mênh mông. Đúng hạn, hai anh em chui ra, trống mắc trên cây Nhót, vì thế cây Nhót không bao giờ thẳng. Hai người leo xuống, tặng nhau nắp trầu làm tin rồi chia tay nhau đi tìm đồng bào. Hai người đi hai ngã nhưng lại gặp nhau, vì những người khác đã chết hết. Và họ cứ đi tìm như thế nhiều lần mà vẫn thất vọng vì mọi người khác đã chết hết. Lần cuối cùng, chim Tgoóc khuyên hai anh em nên lấy nhau để có con nối dõi, loài người được sinh sôi nảy nở. Ít lâu sau, người em có mang, chửa được bảy năm, bảy tháng, bảy ngày thì sinh ra một quả bầu. Người chồng muốn đập vỡ ra, người vợ tiếc đem gác lên gác bếp. Một lần đi làm nương về, hai người cứ thấy tiếng cười đùa trong nhà, nhưng đến khi vào nhà lại thấy im bặt. Lấy làm lạ, người chồng leo lên gác bếp ghé tai vào quả bầu, nghe có tiếng ầm ĩ, mang xuống định lấy dao chặt. Sợ như vậy chạm vào con, người vợ bảo lấy que đốt nhọn đầu và dùi lỗ. Bỗng có người Xá chui ra trước. Người chồng mừng quá, khoét lỗ rộng thêm, thì người Thái, người Lào, người Lự lại ra theo. Người vợ sốt ruột lấy củi phang vỡ quả bầu. Người Kinh, người Hán ra nốt, người Xá dính nọ nên đen, người Kinh người Hán ra sau nên trắng.

30 tháng 8 2016

hay nhưng dài quá chị ơi

18 tháng 3 2022

Thời gian xe máy đi từ A đến B là :

10 giờ - 8 giờ 15 phút = 1 giờ 45 phút

Đổi 1 giờ 45 phút = 1,75 giờ

Vận tốc của xe máy đó là :

73,5 : 1,75 = 42 ( km/giờ )

                 Đáp số : 42km/giờ

20 tháng 11 2018

Tham khảo nha :

Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống êm ấm cùng cha mẹ và 2 em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân, Kiều gặp Kim Trọng, thề nguyền đính ước với nhau. 
Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh, được Thúc Sinh cúư khỏi lầu xanh nhưng bị Hoạn Thư ghen, Kiều phải trốn đi nương náu ở chùa Giác Duyên. Vô tình Kiều lại rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc Bà phải vào lầu xanh lần thứ 2. Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết. Kiều bị bắt ép gả cho tên thổ quan. Nàng tủi nhục trầm mình ở sông Tiền Đường, Được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa Phật lần thứ 2. 
Kim Trọng trở lại, kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn đi tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim-Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kim gặp Kiều đổi tình yêu thành tình bạn.

20 tháng 11 2018

Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống êm ấm cùng cha mẹ và 2 em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân, Kiều gặp Kim Trọng, thề nguyền đính ước với nhau. 
Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh, được Thúc Sinh cúư khỏi lầu xanh nhưng bị Hoạn Thư ghen, Kiều phải trốn đi nương náu ở chùa Giác Duyên. Vô tình Kiều lại rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc Bà phải vào lầu xanh lần thứ 2. Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết. Kiều bị bắt ép gả cho tên thổ quan. Nàng tủi nhục trầm mình ở sông Tiền Đường, Được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa Phật lần thứ 2. 
Kim Trọng trở lại, kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn đi tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim-Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Kim gặp Kiều đổi tình yêu thành tình bạn

Hok tốt nhé!!!