K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hãy chỉ ra sự liên kết về nội dung và liên kết về hình thức của đoạn trích và nêu chủ ngữ, vị ngữ của câu in đậm trong đoạn trích sau''Vỡ bờ''Nguyễn Đình Thi: ''Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè xung quanh những mái những mái nhà tỏa khói. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên bãi soi dài...
Đọc tiếp

Hãy chỉ ra sự liên kết về nội dung và liên kết về hình thức của đoạn trích và nêu chủ ngữ, vị ngữ của câu in đậm trong đoạn trích sau''Vỡ bờ''Nguyễn Đình Thi:

''Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè xung quanh những mái những mái nhà tỏa khói. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên bãi soi dài nổi lên đây đó ở giữa sông, những con giang, con sếu cao gần bằng người, ko biết từ đâu về, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xóa. Có những buổi cả một quãng sông phía gần chân núi bỗng rậm đi vì hàng nghìn đôi cánh của những đàn sâm cầm tới tấp xà xuống, chẳng khác nào từng đám mây bỗng rụng xuống, tan biến trong các đầm bãi rậm rạp lau sậy.

Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần đổi mới, tất cả những gì sống trên Trái Đất lại vươn lên ánh sáng mà sinh sôi nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ lá khô cũng cựa mình vì một lá cỏ non vừa xòe nở, hình như mỗi giọt khí trời cũng rung động ko lúc nào yên vì tiếng chim gáy, ong bay...''

1
10 tháng 9 2017

Giúp mik với...cần lắm các bn ak!!!!!THANKS

Bài 1: Vì sao các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu văn trong đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức ?Bài 2: Về nội dung, hình thức có những phép liên kết nào ?Bài 3:Chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn trích sau ?Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có...
Đọc tiếp

Bài 1: Vì sao các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu văn trong đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức ?

Bài 2: Về nội dung, hình thức có những phép liên kết nào ?

Bài 3:

Chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn trích sau ?

Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề.

Bài 4. Chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi liên kết hình thức trong những đoạn trích dưới đây:

 

a. Với bộ răng khỏe cứng, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng cả giày da. Mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống lâu dưới mặt đất. Hiện nay, người ta vẫn đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều trị cho những người bị nó cắn.

 

b. Tại văn phòng, đồng chí Bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con nông dân để trao đổi ý kiến. Mỗi lúc bà con kéo đến hội trường một đông.

2
27 tháng 2 2022

Bài 1 : Các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu văn trong đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức vì như vậy sẽ khiến cho các câu văn trong đoạn văn mạch lạc, không rời rạc và liền mạch hơn về cấu trục.

Bài 2: * Liên kết về nội dung có 2 phép liên kết là :

`-` Liên kết chủ đề : các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn, các đoạn văn phải thể hiện được chủ đề chung của toàn văn bản.

`-` Liên kết lô - gic : các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí

* Liên kết hình thức có 4 phép liên kết là :

`-` Phép lặp

`-` Phép nối

`-` Phép thế

`-` Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng.

Bài 3 : 

`-` Phép thế : "Bản chất trời phú ấy" thay thế cho "thông minh, nhạy bén với cái mới".

`-` Phép nối : Nhưng

Bài 4 : 

a, `-` Lỗi thay thế : nó (từ nó này không thể thay thế cho loài nhện)

`-` Sửa : nó `->` chúng

b,

`-` Lỗi : dùng từ không thống nhất, mạch lạc, hội trường và văn phòng là hai danh từ có nghĩa khác nhau hoàn toàn, không thể thay thế cho nhau.

`-` Sửa : hội trường `->` văn phòng.

 

27 tháng 2 2022

cảm ơn bro nhé! Tks! <3

10 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Tình mẫu tử là thứ tình cảm đáng quí nhất mà suốt cuộc đời này những đứa con sẽ mãi trân trọng. Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, là người chấp cho ta những đôi cánh ước mơ để bay đến chân trời hi vọng .Những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Tình mẫu tử thật thiêng liêng, cao quý làm sao!. Tình mẹ ấm áp như vầng thái dương, dịu hiền như dòng sông xanh. Ngay từ những ngày đầu, mẹ là người nâng đõ , yêu thương chúng ta. Ngay cả khi lớn lên, mẹ vẫn sát cánh cùng chúng ta trên con đường đời đầy gian lao và thử thách. Tình mẫu tử cao quý ấy không gì có thể sánh bằng. Và cũng chính vì vậy mà những đứa con luôn trân trọng điều ấy. Chúng ta phải đáp lại những tình cảm mà mẹ dành cho mình qua những biểu hiện cụ thể. Chúng ta phải siêng năng học hành, nghe lời cha mẹ. Như vậy, tình mẫu tử càng trở nên cao cả hơn.

Tính liên kết về ND là tập trung nói về tình mẫu tử, các câu đã theo 1 trình tự nhất định

Phương tiện ngôn ngữ theo 1 trình tự nhất định

22 tháng 3 2018

 - Phần in đậm nằm đầu câu

- Nó có cấu tạo là cụm động từ

- Có thể chuyển phần in đậm: bà già kia thấy thị hỏi, bật cười

Nhận xét: sau khi chuyển câu có hai vị ngữ, vị ngữ có cấu tạo là các cụm động từ, cùng biểu hiện hoạt động của một chủ thể. Nhưng viết theo kiểu câu có một cụm động từ trước, nối tiếp sẽ rõ ràng hơn.

14 tháng 7 2017

Họa sĩ – họa sĩ: phép lặp

- Sa Pa – đấy: thế

26 tháng 6 2023

- Không gian của “những ngày thu đã xa” được tái hiện qua những hình ảnh trong văn bản:

+ Cái lạnh buổi sớm của Hà Nội

+ Gió heo may khắp các con phố dài

+ Hình ảnh người chiến sĩ ra đi, không ngoảnh lại nhìn người thân, quê nhà nhưng lòng vẫn đau đau về quê hương, xứ sở.

- Những hình dung, tưởng tượng mà các hình ảnh thơ ấy gợi ra cho tôi là một không gian Hà Nội buổi sớm có chút se lạnh của gió heo, bầu trời có chút ảm đạm và hình ảnh tiễn biệt đầy những lưu luyến pha lẫn nỗi buồn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đây là những hình ảnh trong buổi hội trại kỉ niệm ngày 26/03 vừa rồi của trường chúng ta với chủ đề Tuổi trẻ và đất nước. Các bạn có thể thấy hình ảnh những căn trại được lợp lá, mô phỏng lại doanh trại quân đội trong thời chiến tranh. Các bạn cũng có thể thấy một chiếc trại trang trí những hình ảnh là bộ quần áo của người Việt thời nhà Nguyễn như một cách nhớ về nguồn cội. Chủ đề Tuổi trẻ và đất nước không chỉ bó hẹp trong đất nước thời chiến tranh chống Pháp, chống Mĩ mà còn là đất nước của "bốn nghìn năm vất vả và gian lao". Ở đó, chúng ta có thể thấy được Bà Trưng, Bà Triệu, có thể thấy được thời đại Lí - Trần,... Ở bức ảnh tiếp theo, tôi muốn giới thiệu với các bạn một ý tưởng rất sáng tạo của lớp 10A1. Các bạn học sinh lớp 10A1 đã trang trí trại thành một phòng cấp cứu để nhắc nhở chúng ta nhớ về công lao của các y bác sĩ trong đại dịch Covid vừa qua. Như vậy, có thể thấy cùng về một chủ đề là Tuổi trẻ và đất nước, nhưng các lớp đã thể hiện ý tưởng cắm trại rất khác nhau và sáng tạo!

Sự liên kết về nội dung và hình thức trong đoạn văn trên:

- Nội dung: Nói về hội trại của các lớp được thể hiện theo chủ đề Tuổi trẻ và đất nước.

- Hình thức:

+ Các câu văn trong đoạn văn đều hướng nhằm giới thiệu các bức ảnh hội trại của chủ đề Tuổi trẻ và đất nước.

+ Đoạn văn được sắp xếp theo trình tự hợp lí: Kể các hình ảnh trại theo chủ đề, sau đó tiếp tục kể về các trại có cùng chủ đề nhưng thể hiện mới mẻ hơn. Câu kết đoạn đã khái quát lại toàn bộ hình ảnh của các trại và dùng từ ngữ liên kết "Như vậy".

14 tháng 9 2021

Tham khảo:

Nhắc về chủ đề tình mẹ có vô vàn các tác giả đều đã viết bài văn ,bài thơ để ngợi ca.Đó không phải là một chủ đề mới,nhưng nó để lại cho người đọc,người nghe nhiều ấn tượng và tình cảm sâu sắc.Tình mẫu tử là thứ rất vĩ đại,nó được ví với nước ,với biển Đông nhưng cũng không hẳn đúng.Bởi nó đẹp và rộng lớn phi thường,đến không có giới hạn và không thứ gì có thể làm phai mờ đi được.Giữa mẹ và con có sự liên kết ngay từ khi còn trong bụng mẹ đến khi ra đời,mang theo dòng máu của người mẹ.Được lớn lên trong vòng tay yêu thương, được sự đùm bọc của mẹ thì đã là một loại may mắn đẹp đẽ rồi.

Tính liên kết về nội dung: Liên kết chủ đề và liên kết logic

Phép liên kết đoạn: Phép thế

Từ ngữ liên kết : Chủ đề tình mẹ - Đó

Tình mẫu tử- nó

14 tháng 9 2021

Tham khảo:

Nhắc về chủ đề tình mẹ có vô vàn các tác giả đều đã viết bài văn ,bài thơ để ngợi ca.Đó không phải là một chủ đề mới,nhưng nó để lại cho người đọc,người nghe nhiều ấn tượng và tình cảm sâu sắc.Tình mẫu tử là thứ rất vĩ đại,nó được ví với nước ,với biển Đông nhưng cũng không hẳn đúng.Bởi nó đẹp và rộng lớn phi thường,đến không có giới hạn và không thứ gì có thể làm phai mờ đi được.Giữa mẹ và con có sự liên kết ngay từ khi còn trong bụng mẹ đến khi ra đời,mang theo dòng máu của người mẹ.Được lớn lên trong vòng tay yêu thương, được sự đùm bọc của mẹ thì đã là một loại may mắn đẹp đẽ rồi.

Tính liên kết về nội dung: Liên kết chủ đề và liên kết logic.

Phép liên kết đoạn: Phép thế.

Từ ngữ liên kết :

+ Chủ đề tình mẹ - Đó.

+ Tình mẫu tử - nó.

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương (1). Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính hay ghen, đối với vợ phòng ngừa thái quá (2). Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa(3).(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)Câu...
Đọc tiếp

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương (1). Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính hay ghen, đối với vợ phòng ngừa thái quá (2). Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa(3).

(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)

Câu hỏi:

1/ Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? 2/ đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

3/ Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

4/ Bộ phận in đậm ở câu (1) trong đoạn trích làm thành phần gì trong câu?

5/ Giải thích cụm từ “tư dung tốt đẹp” và từ “dung hạnh” được sử dụng trong hai câu đầu đoạn trích.

6/Em hãy nêu ra phương thức liên kết trong đoạn văn trên?

7/ Hãy nhận xét về cách giới thiệu nhân vật của nhà văn trong đoạn trích trên. Qua đó em biết gì về tình cảm của nhà văn với nhân vật?

1
8 tháng 10 2021

1/ Đoạn văn trên trích từ tác phẩm Truyền kì mạn lục, đoạn văn trích trong truyện thứ 16/20 truyện, câu chuyện: Chuyện người con gái Nam Xương. Tác giả là Nguyễn Dữ.

2/ Phương thức biểu đạt là miêu tả, tự sự.

3/ Nội dung chính: Miêu tả nhân vật Vũ Nương về sắc đẹp, tính tình, và chuyện chàng Trương cưới nàng về làm vợ.

4/ (cho mik hỏi là bộ phận in đậm là bộ phận nào?)

5/ "tư dung tốt đẹp": nhan sắc và dáng vẻ tốt đẹp.

"dung hạnh": nhan sắc và đức hạnh.

6/ phương thức liên kết: phép nối, phép lặp, phép thế.

+ phép nối: từ ngữ để nối 'song'.

+ phép lặp: từ 'Trương'

+ phép thế: từ 'nàng','vợ' thế cho từ 'Vũ Nương'.

Đọc kĩ đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền. 
                   ( Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách, dẫn theo Ngữ Văn 9, Tập 2, trang 3)
1.1. Chủ đề của đoạn văn là gì?
1.2. Chỉ ra sự liên kết về nội dung và hình thức trong đoạn văn trên.
Câu 2. Vận dụng kiến thức về liên kết câu, hãy viết một đoạn văn (không quá mười lăm dòng)với chủ đề sau: Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu.

 

1
24 tháng 4 2020
1.1. Chủ đề của đoạn văn là "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn."
29 tháng 3 2021

Tham khảo:

Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Ngòi bút của bà luôn hướng về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" là một trong số những tác phẩm đầu tay của bà, được viết vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Truyện xoay quanh ba nhân vật là Phương Định, chị Thao, Nho - ba cô gái thanh niên xung phong ở tổ trinh sát mắt đường trên cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn.  Đối với họ, công việc tuy vất vả và nguy hiểm nhưng các cô vẫn có những giây phút hồn nhiên, thơ mộng của tuổi trẻ. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và Thao đã chăm sóc rất tận tình. Lúc có một trận mưa đá ào xuống, Phương Định được sống lại với niềm vui tuổi trẻ thơ và cô lại nhớ về thành phố và gia đình thân yêu. Cốt truyện của Lê Minh Khuê thật đơn giản, nhưng với khả năng xây dựng hình tượng nghệ thuật sinh động, nhà văn đã làm nổi bật tinh thần dũng cảm, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong. Chắc chắn, các cô mãi là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai".

Khởi ngữ+ TPBL: in đậm

25 tháng 3 2022

phép liên kết là gì vậy ạ