K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2022

?????????

14 tháng 3 2022

lịch sự :v?

29 tháng 3 2018

mình có nè bạn chưa thi à

27 tháng 3 2018

bạn ôn SGK, vở ghi hoặc lên mạng tìm đề cương học đề th mà học nhé

nha

Kết bạn nha

Đề TA

I. Điền hình thức đúng của động từ trong ngoặc:

1/ The Sun (rise) in the east and (set) in the west.

2/ My grandma (use) to tell me the folktales.

3/ She (not ) playing soccer.

4/ Where you (be) going to visit next summer?

I (visit) Hue.

5/ They (work) in this company for ten years.

6/ My mother has to (clean)the floor everyday.

7/ He (not write)to his friend since Monday.

8/ Students must (go) to school on time.

9/ I (get) a letter from my old friend yesterday

10/ Where he (use to)live before he moved here?

II. Hoàn thành các câu sau, dùng hình thức so sánh phù hợp:

1/ My house isn't as (big) her house.

2/ Milk is (expensive) than mineral water.

3/ This hotel is (cheap) in the town.

4/ She is wearing a hat (same) mine

5/ Ho Chi Minh City is (big) than Ha Noi.

6/ February is (short) of the year.

7/Life in the city is (busy).

8/ Nam is (intelligent) in my class.

9/ Lan is (pretty) as her sister.

10/ Her hobbies are (different) from yours

IV. Điền vào mỗi chỗ trống với một giới từ đúng

1/ They have built this house..............a long time.

2/ We have lived .....An Lao.....14 years.

3/ There are some books........the table........the right corner.......the room

4/ The course begins......January and ends .....April.

5/ I usually watch TV ......the evening.

6/ The stadium is in............of my house.

7/ He often gets up..........5.30...........the morning but.......Sunday morning he gets up late.

8/ English learners learn words ..............different ways

9/ Thank you very much ...........lending me your bike

10/ I got good grades.............English and Math last semester

11/ All students enjoy taking part ............outdoor activities

12. Should should learn ............heart these new words.

V. Hoàn thành các câu sau dùng đại từ phản thân phù hợp

1/ My brother can repair the bike ....................

2/ They have a great time. They really enjoy ......................

3/ Don't worry about us. We can look after ...................

4/ This exercise isn't difficult. Do it ...................

5/ She cut ....................

6/ I made this shirt ....................

VI. Đặt câu hỏi cho từ gạch chân:

1/ Hoa went to school late this morning because her bike broke down

2/ I have to tidy the living room everyday

3/ She'll be home after dinner

4/ Lan used to live on the farm when she was young

5/ My mother gave me a new bike on my 14th birthday

6/ Nam often walks to school

7/ I need to improve Math and English

8/ Nga studied well this semester

9/ We have studied English for 4 years

10/ My best friend is very helpful and friendly

VII. Viết lại các câu sau sao cho nghĩa không đổi

1. "Can you carry these chairs into the house?"

Mrs Lan asked me ...........................................................................

2. "Please give me your book?"

He told me .......................................................................................

3. You shouldn't make noise in class."

The teacher said .............................................................................

4. "Can you help Tam with his English pronunciation?"

Mr Hung asked me ..........................................................................

5. My hobbies are playing sports and reading books

I love ................................................................................................

6. She was born on May 10th, 1996

Her birthday .....................................................................................

7. Nga must wash the dishes everyday

Nga has ...........................................................................................

8. We began to study English 4 years ago

We have ..........................................................................................

9. No one in class is as tall as Tam

Tam is the ........................................................................................

10. Women often did the house work without the help of modern equipment in the past In the past women used

VIII. Dùng từ gợi ý viết thành câu hoàn chỉnh

1. Thanh/ tall/ thin/ long/ straight/ hair

.........................................................................................................

2. His father/ generous/ friendly

.........................................................................................................

3. They/ going to/ have a meeting/ the weekend

.........................................................................................................

4. We/ must/not/ let/ children/ the kitchen/ because/ it/ dangerous place

.........................................................................................................

5. The Y&Y members/ going to/ take part/ recycling program/ save natural resources /and/ money/ the organization

.........................................................................................................

6. I/ a favor/ you help/ carry this bag?

.........................................................................................................

7. The town/ becoming/ beautiful

.........................................................................................................

8. My father/ used/ drive a car/ work/ now/ go/ bus

.........................................................................................................

9. I/ spend/ 2 hours/ day/ study English

.........................................................................................................

10. Alexander Graham Bell/ born/ Edinburgh/ March 3, 1847

......................................................................................................... 

11 tháng 11 2018

I. Điền hình thức đúng của động từ trong ngoặc:

1/ The Sun (rise) in the east and (set) in the west.

2/ My grandma (use) to tell me the folktales.

3/ She (not ) playing soccer.

4/ Where you (be) going to visit next summer?

I (visit) Hue.

5/ They (work) in this company for ten years.

6/ My mother has to (clean)the floor everyday.

7/ He (not write)to his friend since Monday.

8/ Students must (go) to school on time.

9/ I (get) a letter from my old friend yesterday

10/ Where he (use to)live before he moved here?

II. Hoàn thành các câu sau, dùng hình thức so sánh phù hợp:

1/ My house isn't as (big) her house.

2/ Milk is (expensive) than mineral water.

3/ This hotel is (cheap) in the town.

4/ She is wearing a hat (same) mine

5/ Ho Chi Minh City is (big) than Ha Noi.

6/ February is (short) of the year.

7/Life in the city is (busy).

8/ Nam is (intelligent) in my class.

9/ Lan is (pretty) as her sister.

10/ Her hobbies are (different) from yours

IV. Điền vào mỗi chỗ trống với một giới từ đúng

1/ They have built this house..............a long time.

2/ We have lived .....An Lao.....14 years.

3/ There are some books........the table........the right corner.......the room

4/ The course begins......January and ends .....April.

5/ I usually watch TV ......the evening.

6/ The stadium is in............of my house.

7/ He often gets up..........5.30...........the morning but.......Sunday morning he gets up late.

8/ English learners learn words ..............different ways

9/ Thank you very much ...........lending me your bike

10/ I got good grades.............English and Math last semester

11/ All students enjoy taking part ............outdoor activities

12. Should should learn ............heart these new words.

V. Hoàn thành các câu sau dùng đại từ phản thân phù hợp

1/ My brother can repair the bike ....................

2/ They have a great time. They really enjoy ......................

3/ Don't worry about us. We can look after ...................

4/ This exercise isn't difficult. Do it ...................

5/ She cut ....................

6/ I made this shirt ....................

VI. Đặt câu hỏi cho từ gạch chân:

1/ Hoa went to school late this morning because her bike broke down

2/ I have to tidy the living room everyday

3/ She'll be home after dinner

4/ Lan used to live on the farm when she was young

5/ My mother gave me a new bike on my 14th birthday

6/ Nam often walks to school

7/ I need to improve Math and English

8/ Nga studied well this semester

9/ We have studied English for 4 years

10/ My best friend is very helpful and friendly

VII. Viết lại các câu sau sao cho nghĩa không đổi

1. "Can you carry these chairs into the house?"

Mrs Lan asked me ...........................................................................

2. "Please give me your book?"

He told me .......................................................................................

3. You shouldn't make noise in class."

The teacher said .............................................................................

4. "Can you help Tam with his English pronunciation?"

Mr Hung asked me ..........................................................................

5. My hobbies are playing sports and reading books

I love ................................................................................................

6. She was born on May 10th, 1996

Her birthday .....................................................................................

7. Nga must wash the dishes everyday

Nga has ...........................................................................................

8. We began to study English 4 years ago

We have ..........................................................................................

9. No one in class is as tall as Tam

Tam is the ........................................................................................

10. Women often did the house work without the help of modern equipment in the past In the past women used

VIII. Dùng từ gợi ý viết thành câu hoàn chỉnh

1. Thanh/ tall/ thin/ long/ straight/ hair

.........................................................................................................

2. His father/ generous/ friendly

.........................................................................................................

3. They/ going to/ have a meeting/ the weekend

.........................................................................................................

4. We/ must/not/ let/ children/ the kitchen/ because/ it/ dangerous place

.........................................................................................................

5. The Y&Y members/ going to/ take part/ recycling program/ save natural resources /and/ money/ the organization

.........................................................................................................

6. I/ a favor/ you help/ carry this bag?

.........................................................................................................

7. The town/ becoming/ beautiful

.........................................................................................................

4 tháng 12 2016

Xã hội cổ đại phương Đông có sự phân hoá sâu sắc thành giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

Giai cấp thống trị :
- Tầng lớp quý tộc: những Vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất
- Tầng lớp tăng lữ

Giai cấp bị trị:
- Nông dân công xã (bộ phận đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sản xuất)
- Nô lệ

8 tháng 1 2019

Xã hội cổ đại phương Đông có sự phân hoá sâu sắc thành giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

Giai cấp thống trị :
- Tầng lớp quý tộc: những Vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất
- Tầng lớp tăng lữ

Giai cấp bị trị:
- Nông dân công xã (bộ phận đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sản xuất)
- Nô lệ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ 8 KÌ 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ LỚP 8 CUỐI KÌ 1 NĂM HỌC 2021-2022 Câu 1: Sự kiện nào là mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào Trung Quốc?   Câu 2: Cuối thế kỉ XIX, tình hình chính trị - xã hội Trung Quốc có điểm gì nổi bật? Câu 3: Người đứng đầu cuộc vận động Duy tân năm 1898 là ai? Câu 4: Mục đích của cuộc vận động Duy Tân ( 1898)...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ 8 KÌ 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ LỚP 8 CUỐI KÌ 1 NĂM HỌC 2021-2022 Câu 1: Sự kiện nào là mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào Trung Quốc?   Câu 2: Cuối thế kỉ XIX, tình hình chính trị - xã hội Trung Quốc có điểm gì nổi bật? Câu 3: Người đứng đầu cuộc vận động Duy tân năm 1898 là ai? Câu 4: Mục đích của cuộc vận động Duy Tân ( 1898) ở Trung Quốc là gì? Câu 5: Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn có nội dung gì? Câu 6: Vua Minh Trị đã thực hiện biện pháp gì để đào tạo nhân tài? Câu 7: Chính sách cải cách nào đã tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển? Câu 8: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc duy tân Minh Trị là gì? Câu 9: Sự kiện nào đã châm ngòi cho cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) bùng nổ?   Câu 10: Đâu không phải là hạn chế của cách mạng Tân Hợi (1911)?   Câu 11: Nguyên nhân nào dưới đây khiến các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc? Câu 12: Người đứng đầu cuộc vận động Duy tân năm 1898 là ai? Câu 13: Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ ở đâu? Câu 14: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thất bại của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là:   Câu 15: Sự kiện nào đánh dấu cách mạng Tân Hợi trên thực tế đã kết thúc?   Câu 16: Vì sao cách mạng Tân Hợi (1911) được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản?   Câu 17: Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất rút ra từ sự thất bại của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là:   Câu 18: Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện vào giữa thế kỉ XIX, chính quyền Nhật Bản đã có chủ trương gì?   Câu 19: Nội dung cải cách kinh tế của cuộc Duy tân Minh Trị?   Câu 20: Ai là người khởi xướng Duy Tân ở Nhật Bản? Câu 21: Đặc điểm nào chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?   Câu 22: Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện chính sách cải cách nào về quân sự? Câu 23: Bản chất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là:  Câu 24: Từ nửa sau thế kỉ XIX, tình hình Nhật Bản có điểm gì khác so với hầu hết các nước châu Á?   Câu 25: Vì sao đế quốc Nhật mang đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?   Câu 26: Duy tân Minh Trị ra đời trong hoàn cảnh nào ? Câu 27: Vì sao Nhật Bản thoát khỏi sự xâm lược của Tư Bản phương Tây ? Câu 28: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh Trị là: Câu 29: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, đường lối ngoại giao của Nhật có gì nổi bật ? Câu 30: Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào? Câu 31: Vua Minh Trị đã thực hiện biện pháp gì để đào tạo nhân tài? Câu 32: Tại sao Nhật bản tiến hành xâm lược, bành trướng ra bên ngoài? Câu 33: Vì sao nói cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản? Câu 34: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản gần giống với đế quốc: Câu 35: Đánh giá nào đúng với kết quả của cuộc Duy tân MinhTrị? Câu 36: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX tình hình chủ nghĩa tư bản như thế nào?

0
đây là đề cương ôn thi để KT giữa kì I Lí của trường mình, ai cần thì lấy nha <3ỦY BAN NHÂN DÂN TP.VŨNG TÀUTRƯỜNG THCS THẮNG NHẤT        ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1          MÔN VẬT LÝ 7- NĂM HỌC 2021 - 2022A. LÝ THUYẾT: CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG  -  ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG  1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng :- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.- Ta nhìn...
Đọc tiếp

đây là đề cương ôn thi để KT giữa kì I Lí của trường mình, ai cần thì lấy nha <3

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.VŨNG TÀU

TRƯỜNG THCS THẮNG NHẤT

 

       ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1

         MÔN VẬT LÝ 7- NĂM HỌC 2021 - 2022

A. LÝ THUYẾT:

CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG  -  ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG

 1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng :

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. 

2. Sự truyền ánh sáng :  

- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

- Đường truyền của tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. (Hình vẽ)

- Chùm sáng: Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.                      Hình 1.

Ba loại chùm sáng:

+ Chùm sáng song song ( Hình vẽ - 1.a )

+ Chùm sáng hội tụ   ( Hình vẽ 1.b )

+ Chùm sáng phân kì  ( Hình vẽ 1.c )

 

 

 

                   

                            Hình 1.a                                 Hình 1.b                                Hình 1.c

3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh  sáng :

 a) Bóng tối nằm ở phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

  b) Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

 c) Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên mặt đất.

d) Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị Trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.

 

CHỦ ĐỀ 2 :  ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG - ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG - GƯƠNG CẦU

1. Gương phẳng :

- Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn bóng có thể soi ảnh của các vật.

- Hình ảnh cuả một vật soi được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.

2. Sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng

- Khi tia sáng truyền tới gương bị hắt lại theo một hướng xác định. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng  phản xạ ánh sáng.

- Tia sáng truyền tới gương gọi là tia tới .

- Tia sáng bị gương hắt lại gọi là tia phản xạ .

3. Định luật phản xạ ánh sáng.

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường  pháp tuyến với gương tại điểm tới  .

- Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i)

4.  Ảnh của một vật qua gương phẳng.

- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật .

- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

5. Gương cầu lồi:

- Gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lồi

- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, luôn nhỏ hơn vật.

-Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

6. Gương cầu lõm :

-  Gương gương cầu lõm là gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu .

-  Đặt một vật gần sát gương cầu lõm nhìn vào gương ta thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn  và nhỏ hơn vật .

- Chiếu một chùm tia tới song song lên gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương .

- Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm, ở một vị trí thích hợp tạo ra chùm sáng phân kì đến gương cho chùm tia phản xạ là chùm sáng song song .

   B. BÀI TẬP VẬN  DỤNG :

     I.   BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Trong lớp học người ta thương lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không lắp một bóng đèn lớn ở ngay giữa lớp. Câu giải thích nào sau đây là đúng?

A. Để cho lớp học đẹp hơn.                                                      B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.

C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.     D. Để học sinh không bị chói mắt.

2.  Khi góc tới tăng thì góc phản xạ sẽ:

A.Giảm               B. Tăng                C. Không đổi            D.Vừa tăng,vừa giảm

3.  Một vật đặt trên mặt phẳng nằm ngang . Đặt một gương phẳng chếch 45so với mặt bàn.

Hỏi ảnh của vật nằm theo phương nào ?

A.   Nằm theo phương chếch 450                      B. Nằm theo phương chếch 750

C. Nằm theo phương chếch 1350                                 D. Nằm theo phương thẳng đứng .

4 . Hai gương phẳng đặt song song với nhau, hướng mặt phản xạ vào nhau và cách nhau một khoảng

 l =  1m  . Đặt một vật AB song song ,nằm giữa  hai gương và cách gương G1 một khoảng 0,4m Khoảng cách giữa hai ảnh thứ nhất của AB qua hai gương G1G2 l à :

A.     2 m                              B.1,6m                             C.1,4m                           D. 1,2m .

5 . Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi ,ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất :

A. Song song             B. Hội tụ                  C. Phân kì              D. Không truyền theo đường thẳng .

6. Trên xe ô tô , người ta gắn gương cầu lồi để cho người lái xe quan sát các vật ở phía sau xe có lợi gì hơn là gắn gương phẳng .

A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng

B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn gương phẳng

C.Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng

D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước

7 .Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn ?

A. Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng             B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng ở một điểm rất xa.

C.Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm     D. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song

8 .Khi khám răng bác sĩ nha khoa dùng loại gương nào sử dụng loại gương nào để quan sát tốt hơn ?

A.Gương phẳng         B. Gương cầu lõm        C. Gương cầu lồi      D. Gương cầu lồi và gương cầu lõm

9 . Ban đầu chiếu một tia sáng SI tới mặt một gương phẳng sao cho góc tới bằng 300 thì góc phản xạ bằng 300 .Giữ nguyên tia tới, quay gương một góc 300 ngược chiều kim đồng hồ thí góc phản xạ là bao nhiêu?

A.     900                          B. 600                          C. 300                      D. 00   

10. Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ i’ có giá trị nào sau đây?

A. i’ = 0°                 B. i’ = 45°                   C. i’ = 90°                             D. i’= 180°

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN :

Bài 1:Trên hình vẽ bên ,SI là tia tới, IR là tia phản xạ. Biết rằng hai tia SI và IR vuông góc với nhau.

Hãy cho biết góc giữa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới là bao nhiêu?

       

 (ĐS:  i = 45)                                                                                               S                             R                                                                   

 

 

                                                                                                                               I

 

 

 Bài 2:   Vẽ tia phản xạ và tính góc phản xạ trong các trường hợp sau :

                                                                                                                    

 

 

                                                                                                          

                                                                                          S

1200

                                        I                                                                                                          

 

 

 

                                                                                                                             

 

450

                                                                                                                                                    M

 

 

 

                 S             G                                                                              I                                                                                                    

                                            H. a                                                             H .b 

                            

( ĐS:   H.a  i’=i= 450  ;          Hb  :    i’ = i= 300   )    

Bài 3 :Cho một gương phẳng M và một tia tới SI hợp với gương một góc 450. Chứng minh rằng tia tới và tia phản xạ sẽ vuông góc nhau .(vẽ hình minh họa )

M

N

Bài 4:Một cây cau ( MN) cao 1,8m được trồng bên cạnh                                                   

 

một hồ nước phẳng lặng .

    a/ Hãy vẽ ảnh MN’ của cây cau MN in bóng dưới mặt hồ.              

     b/ Tính độ cao của ảnh MN’.

   c/ Biết bờ hồ cách mặt nước 50cm. Tính  MM.

 

 

Bài 5 : Một người cao 1m7 đứng trước một gương phẳng, cách gương 2m

a)                 Xác định vị trí và tính chất ảnh của người đó .

b)                 Nếu người đó giơ tay phải lên chào bạn ,thì ảnh trong gương giơ tay gì ?

c)                 Nếu thay gương phẳng bằng gương cầu lồi thì tính chất ảnh sẽ thay đổi ra sao ?

Bài 6 : Với một gương cầu lõm và một gương phẳng cùng kích thước, cùng vị trí đặt mắt

a)  Gương nào cho bề rộng vùng nhìn thấy lớn hơn ?

b) Vùng nhìn thấy trên mỗi gương tùy thuộc vào những yếu tố nào ?

 

1
24 tháng 10 2021

cậu nên tách từng phần ra 

hihi

24 tháng 10 2021

tách v tốn thời gian ;-;

ok tutu để mk chụp lại

8 tháng 12 2016

Mk có nèk pn, pn cần tham khảo àk

23 tháng 12 2016

Câu 1: Ý nghĩa lịch sử, tính chất, hạn chế của cách mạng tư sản Pháp.

- Ý nghĩa:

  • Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản
  • Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đua cách mạng đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia cô banh

- Tính chất, hạn chế của cách mạng tư sản Pháp:

  • Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất
  • Tuy nhiên nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi

Câu 2: Hoàn cảnh ra đời, sự thành lập, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của công xã Pa -ri?

* Hoàn cảnh ra đời và sự thành lập:

  • Năm 1870 chiến tranh Pháp - Phổ bùng nổ, trong điều kiện không có lợi cho Pháp
  • Ngày 2/9/1870, Na-pô-lê-ông III, cùng toàn bộ quân chủ lực bị bắt.
  • Ngày 4/9/1870, nhân dân Pa-ri đứng lên khởi nghĩa. Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập (chính phủ vệ quốc).
  • Trước sự tiến công của Phổ, chính phủ tư sản vội vã đầu hàng quân Đức. Nhân dân Pa-ri kiên quyết đứng lên bảo vệ tổ quốc. => Mâu thuẫn giữa chính phủ tư sản với nhân dân ngày càng tăng.
  • Sáng ngày 18/3/1871. Chi-e cho quân tấn công đồi Mông-mác, nhưng thất bại. Quần chúng nhân dân làm chu Pa-ri.
  • Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri bầu Hội đồng công xã.
  • Ngày 28/3/1871, công xã Pa ri tuyên bố thành lập.

* Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm:

  • Ý nghĩa: Tuy chỉ tồn tại 72 ngày nhưng công xã Pa-ri có ý nghĩa lịch sử to lớn.
    • Công xã là hình ảnh thu nhỏ của một chế độ mới, xã hội mới.
    • Cổ vũ nhân dân toang thế giới đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn.
  • Bài học: CM thắng lợi phải có Đảng lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông, kiên quyết trấn áp kẻ thù ngay từ đầu, xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân.

Câu 3: Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật thế kỉ XVIII – XIX?

  • Cuộc CM công nghiệp đưa nền kinh tế tư bản các nước phát triển nhanh chóng.
  • Việc phát minh ra máy hơi nước đã thúc đẩy ngành GTVT đường thủy và đường sắt ra đời.
    • 1807 Phơn-tơn đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước.
    • 1814 Xti-phen-xơ chế tạo thành công xe lửa chạy trên đường sắt.
  • Máy điện tín được phát minh ở Nga, Mĩ.
  • Nông nghiệp: những tiến bộ về kĩ thuật, về phương pháp canh tác làm nâng cao năng xuất lao động.
  • Quân sự: nhiều nước đã sản xuất ra nhiều loại vũ khí hiện đại như đại bác, súng trường bắn nhanh, ngư lôi, khí cầu,… phục vụ cho chiến tranh.

Câu 4: Những tiến bộ về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội thế kỉ XVIII – XIX?

* Khoa học tự nhiên:

  • Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (người Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.
  • Giữa thế kỉ XVIII, Lô-nô-mô-xốp (người Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hóa học.
  • Năm 1837, Puốc-kin-giơ (người Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật..
  • Năm 1859, Đác-uyn (người Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền, đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật.

* Khoa học xã hội:

  • Triết học: xuất hiện chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của Phoi-ơ-bách và Hê-ghen (người Đức).
  • Kinh tế học: A-đam Xmit và Ri-các-đô (người Anh) đã xây dựng thuyết chính trị - kinh tế học tư sản.
  • Tư tưởng: xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng, gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi Mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.
  • Đặc biệt là sự ra đời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học (năm 1848) do Mác và Ăng-ghen sáng lập. Đây là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng.

Câu 5 : Vì sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân ?

  • Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
  • Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Tây Ban Nha, Mĩ chiếm Phi-líp-pin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a.
  • Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập nhưng cũng trở thành "vùng đệm" của tư bản Anh và Pháp.

Câu 6: Trình bày phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước ĐNA:

  • Ngay từ khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh để bảo vệ Tổ Quốc. Tuy nhiên, các cuộc kháng chiến này đều lần lượt thất bại.
  • Sau khi biến Đông Nam Á thành thuộc địa, thực dân phương Tây thi hành chính sách cai trị hà khắc.

=> Hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra:

  • Ở In-đô-nê-xi-a, từ cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Năm 1905, các tổ chức công đoàn được thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác.
  • Ở Phi-líp-pin cuộc cách mạng 1896 – 1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập nước cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính
  • Ở Cam-pu-chia, có cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta-keo (1863 – 1866), tiếp đó là khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê (1866 – 1867).
  • Ở Lào, năm 1901, khởi nghĩa Pha-ca-đuốc lãnh đạo. Cùng năm đó, cuộc khởi nghĩa ở Cao Nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, lan sang cả Việt Nam gây nhiều khó khăn cho Thực dân Pháp trong quá trình cai trị đến năm 1907 mới bị dập tắt.
  • Ở Việt Nam: Sau triều đình Huế đầu hàng, phong trào Cần Vương bùng nổ (1885 – 1896). Phong trào nông dân Yên thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài 30 năm (1884 – 1913) cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp

Câu 7: Cuộc Duy Tân Minh Trị

  • Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này.
  • Đầu năm 1868, thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ.
    • Về chính trị: Xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản: ban hành Hiến Pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
    • Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...
    • Về quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.
  • Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học Phương Tây.
  • Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một nước tư bản công nghiệp.

Câu 8: Cách Mạng tháng Mười Nga năm 1917?

* Hoàn cảnh:

  • Sau cách mạng tháng Hai, nước Nga diễn ra tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính quyền Xô-viết công-nông, chính phủ tư sản lâm thời.
  • Trước tình hình phức tạp đó, Lê-nin và đảng Bôn-sê-vích chủ trương tiếp tục làm cách mạng, lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

* Diễn biến:

  • Tới đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm cả nước, Lê-nin bí mật về Pê-tơ-rô-grats để trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
  • Đêm 24/10, cuộc khởi nghĩa bùng nổ, quân cách mạng đã làm chủ toàn bộ thành phố.
  • Đêm 25/10, Cung điện mùa đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ lâm thời bị đánh chiếm. Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ.
  • Tiếp đó, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-xcơ-va, đầu năm 1918 giành tháng lợi trên toàn nước Nga.

Câu 9: Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga

  • Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội mới – chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn.
  • Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới.
  • Cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Câu 10: Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

  • Những mâu thuẫn tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc sau CTTG thứ I.
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm gay gắt thêm mâu thuẫn đó, dẫn tới việc lên cầm quyền của phe phát xít, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới
  • Mâu thuẫn giữa tất cả các nước đế quốc với Liên Xô.
  • Chính sách thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ với phe phát xít nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.
  • Ngày 1/9/1939 Đức đã tấn công Ba lan => CTTG thứ II bùng nổ.

Câu 11: Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

  • Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
  • Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ).
  • Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

Câu 12: Trình bày sự phát triển của khoa học kĩ thuật thế giới nửa đàu thế kỉ 20

  • Bước vào thế kỉ XX, nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựu rực rỡ về KHKT.
  • Các ngành khoa học cơ bản như Hóa học, Sinh học, các KH về trái đất... đều đạt được những tiến bộ phi thường, nhất là về Vật lí học với sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại đặc biệt là thuyết tương đối của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh.
  • Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã được sử dụng như điện tín, điện thoại, ra đa, hàng không, điện ảnh....
  • Tích cực: Nhờ đó cuộc sống vật chất và tinh thần của con người đã được nâng cao rõ rệt.
  • Hạn chế: Sử dụng thành tựu KHKT để sản xuất những vũ khí giết người hàng loạt...
(ĐÂY LÀ ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA KÌ CỦA TRƯỜNG MÌNH, AI CHƯA CÓ ĐỀ CƯƠNG MÀ MUỐN HỌC TRC THÌ ĐÂY LÀ CHỦ ĐỀ 1 NHÉ!! NHỚ FOLLOW ỦNG HỘ MÌNH NHA :3)CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG  -  ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG 1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng :- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.- Nguồn sáng là vật tự...
Đọc tiếp

(ĐÂY LÀ ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA KÌ CỦA TRƯỜNG MÌNH, AI CHƯA CÓ ĐỀ CƯƠNG MÀ MUỐN HỌC TRC THÌ ĐÂY LÀ CHỦ ĐỀ 1 NHÉ!! NHỚ FOLLOW ỦNG HỘ MÌNH NHA :3)
CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG  -  ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG

 1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng :

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. 

2. Sự truyền ánh sáng :  

- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

- Đường truyền của tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. (Hình vẽ)

- Chùm sáng: Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.                      Hình 1.

Ba loại chùm sáng:

+ Chùm sáng song song ( Hình vẽ - 1.a )

+ Chùm sáng hội tụ   ( Hình vẽ 1.b )

+ Chùm sáng phân kì  ( Hình vẽ 1.c )

 

 

 

                   

                            Hình 1.a                                 Hình 1.b                                Hình 1.c

3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh  sáng :

 a) Bóng tối nằm ở phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

  b) Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

 c) Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên mặt đất.

d) Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị Trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.

 

0