K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 1 2022
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Chết đứng còn hơn sống quỳ Chết vinh còn hơn sống nhục
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 2 2019

a. + b

- Uống nước nhớ nguồn: Nghĩa là uống nước thì phải biết về cội nguồn, nguồn gốc của nó. Cũng như con người, sống trên đời phải biết nhớ, biết ơn ông bà tổ tiên. 

=> Câu tương tự: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà đào,...

- Cái nết đánh chết cái đẹp: Người có tính cách tốt thì được đánh giá cao hơn người chỉ có sắc đẹp bên ngoài mà rỗng tuếch, không biết cách ứng xử, tính cách ngang ngạnh.

=> Câu tương tự: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

- Chết trong còn hơn sống đục: Thà chết một cách hiên ngang, trong sạch còn hơn sống mà chui lủi, sống mang tội lỗi, chấp nhận cái xấu cái ác để được sống, mưu cầu mạng sống.

=> Câu tương tự: Chết vinh còn hơn sống nhục. 

14 tháng 2 2019

.“Uống nước nhớ nguồn” nêu lên bài học về lòng biết ơn sống có tình nghĩa. Uống nước thì phải biết nước ở đâu ra. “Nguồn” là nguồn nước, nguồn gốc, cội nguồn. Quên nguồn, quên gốc là vong ân bội nghĩa. Lấy chuyện uống nước nhớ nguồn, mội cách nói ẩn dụ gợi cảm dể nhắc nhở người đời biết nhớ đến tổ tiên, ồng bà, gia tiên với tất cả lòng thành kính, biết ơn. Tục ngữ có câu tương tự:

                                                       “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

                                               Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng".

“Cái nết đánh chết cái đẹp”.Trong cuộc sống, nhân dân ta ngày xưa thích ‘’ăn chắc, mặc bền” thậm chí còn ưa “chém to, kho mặn”. Ngày nay, đời sống kinh tế và tinh thần phong phú hơn, khấm khá hơn nên việc ăn ngon, mặc đẹp đã trở thành nếp sinh hoạt của nhiều người, nhiều gia đình, nhất là ở các thành thị. Tuy thế, câu tục ngữ: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” vẫn còn nhiều ý nghĩa. Đồ gỗ như bàn, ghế, tủ,… dù có lớp sơn hào nhoáng bên ngoài mà bên trong đã bị mối mọt thì dù có đẹp mã cũng chẳng có mấy giá trị. Câu tục ngữ này có nghĩa bóng rất hay, nói lên mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nội dung quyết định hình thức. Trong cuộc sống, nhân dân ta rất coi trọng bản chất của sự vật. Tục ngữ có câu tương tự:

                                           " Tốt gỗ , xấu nước sơn.

Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống đục” nêu lên một quan niệm sống rất đẹp. “Chết trong” là chết mà vẫn giữ được thanh danh, giữ được sự trong sáng của tâm hổn, giữ trọn được khí tiết. “Sống đục” là sống nhục nhã, hèn hạ, phản bội, đầu hàng, bán rẻ lương tâm cho ‘quỷ dữ’, làm điều ô uế, để lại tiếng nhơ, bị người đời khinh bỉ. Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống dục” cùng với câu: “Chết vinh còn hơn sống nhục” mãi mãi là bài học làm người vô giá. Các chiến sĩ yêu nước, các anh hùng liệt sĩ xưa nay đều nêu cao khí tiết hiên ngang, bất khuất trước quân thù: “uy vũ bất năng khuất”.Tục ngữ có câu tương tự:

                                  “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”

8 tháng 4 2020

Từ thuở xa xưa, ông bà ta đã có những nhân thức nhất định về mối liên hệ giữa phẩm chất bên trong và vẻ đẹp bên ngoài của con người, điều ấy được đúc kết trong câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp". Trong xã hội hiện tại, khi cái đẹp dần trở nên quan trọng hơn tất cả liệu câu tục ngữ ấy có còn phù hợp và còn đúng nữa không, chúng ta hãy cùng bàn luận một chút về vấn đề này.

Với cách nhân hóa rất đỗi khéo léo và dân dã, câu tục ngữ đã nhấn mạnh về tầm quan trọng và sức nặng của "cái nết" so với "cái đẹp". Ở đây, ta cần làm rõ hai khái niệm này, thứ nhất "cái nết" là từ để chỉ chung những phẩm chất, tính cách, và đạo đức của một con người, đó là những thứ thuộc về phần bên trong tâm hồn mỗi con người, là giá trị do học tập và giáo dục mà có được đó là phần cốt lõi. Còn "cái đẹp" thì trước hết là do trời sinh tự nhiên đã có, sau đó là do sự nỗ lực cải thiện của con người khiến cho vẻ bề ngoài của mình được ưa nhìn, nhưng dù thế nào nó cũng chỉ là phần bên ngoài là phần vỏ trang trí, là bình đựng những thứ bên trong tâm hồn con người.

Câu tục ngữ "Cái nết đánh chết cái đẹp" có ý nghĩa rất sâu sắc, tương tự như câu "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Đây là lời khẳng định một chân lý vững bền rằng, dù thế nào cái nội hàm bên trong mỗi con người mới là quan trọng hơn cả, dù cái vỏ ngoài có đẹp đẽ, bắt mắt đến đâu thì cũng chẳng thể che giấu được cái nội tâm xấu xa, bẩn thỉu của một con người, và ngược lại nếu bạn không có một vẻ ngoài đẹp đẽ nhưng bạn có tâm hồn đẹp thì hơn tất cả, cái vỏ ngoài kia dù có xấu xí cũng không hề làm bạn mất đi những giá trị tốt đẹp. Câu tục ngữ cũng khuyên con người ta nên đầu tư cho thế giới nội tâm của mình, nuôi dưỡng và làm đẹp chúng, đừng chỉ cố gắng chăm chút vẻ bề ngoài. Hãy nhớ rằng con người tựa như một cái cột nhà vậy, phần lõi thép có cứng có vững chãi thì mới có thể chống đỡ cả căn nhà, còn phần vỏ dù có sơn son thiếp vàng đi chăng nữa mà thiếu đi phần cốt thép thì cũng chỉ là thứ vô dụng mà thôi.

Phải khẳng định rằng câu tục ngữ trên dù có là xưa hay nay thì đều còn nguyên vẹn những ý nghĩa kể trên. Tuy ngày nay xã hội phát triển, con người không còn quá chật vật về cái ăn, ở thì người ta bắt đầu quan tâm đến cái mặc, cái dáng vẻ bên ngoài sao cho chỉn chu, đẹp đẽ. Không phủ định rằng, phong cách ăn mặc, dáng vẻ bên ngoài cũng góp phần không nhỏ làm nên giá trị của con người, tuy nhiên đó chỉ là bề nổi. Bởi nếu bạn có đẹp đẽ sang trọng đến đâu, nhưng cách hành xử thô lỗ, thiếu văn hóa, đạo đức, nhân cách xấu xa thì thực sự cái dáng vẻ đẹp đẽ của bạn chỉ khiến người ta thêm khinh ghét và mỉa mai mà thôi. Còn ngược lại, một người có thể không có được một ngoại hình xinh đẹp, vì cha sinh mẹ đẻ đã như vậy, nhưng họ biết cố gắng chăm chút nuôi dưỡng tâm hồn, khiến tâm hồn họ tựa một bông hoa có mùi hương đằm thắm dịu dàng, nhân phẩm của họ tốt đẹp, họ sống chan hòa, thì mọi người xung quanh sẽ sớm thấu hiểu và nhìn nhận vẻ đẹp tâm hồn của họ hơn là kỳ thị ngoại hình. Chắc chắn rằng một người có đạo đức, phẩm cách và tâm hồn đẹp thì sẽ được mọi người kính trọng và yêu quý hơn cả.

Tuy vậy, đến ngày hôm nay chúng ta cũng cần có những nhìn nhận rõ hơn về vấn đề "cái nết" và "cái đẹp", thực tế "cái đẹp" trong thời hiện đại không chỉ đơn thuần là vẻ bề ngoài mà nó là từ bao hàm cả hai vẻ đẹp đó là vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp ngoại hình. Chúng ta cần cố gắng chăm chút và dung hòa cả hai vẻ đẹp ấy, đừng nhất bên trọng, nhất bên khinh, bởi lẽ dù là vẻ đẹp nào cũng đều giúp ích cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều. Con người phải luôn biết nỗ lực phấn đấu thay đổi bản thân, vẻ đẹp tâm hồn thì cải thiện bằng việc học tập, giáo dục, nhận thức về đúng sai phải trái. Còn vẻ đẹp ngoại hình chúng ta cũng có thể cải thiện bằng nhiều cách khác nhau, chớ nên đổ lỗi cho số phận, mà phải tìm cách khắc phục nhược điểm của bản thân để trở nên đẹp hơn, hoàn thiện cả về chất lẫn lượng. Bạn có một ngoại hình không cần xuất sắc, nhưng chỉn chu thì đã ghi điểm và tạo thiện cảm hơn là một người lôi thôi, ì ạch không chịu chăm chút cho bản thân, bởi đó chính là biểu hiện cho một tâm hồn lười biếng, lười vận động và thay đổi, đó chính là cái xấu đang tồn tại trong tâm hồn của họ. Thay đổi để tốt hơn, luôn là một quan niệm đúng đắn dù bạn ở thời đại nào.

Đối với lứa tuổi học sinh, đẹp nết, đẹp người biểu hiện ở việc các bạn chăm lo học hành, tư dưỡng đạo đức, đối xử chân thành với thầy cô, bạn bè, hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Tác phong nhanh nhẹn, đồng phục ngay ngắn khi đến trường, hành trang đi học tươm tất gọn gàng, khuôn mặt lúc nào cũng sáng láng, tỉnh táo luôn vui vẻ, hòa đồng. Đẹp cả về tâm hồn lẫn ngoại hình là một cái đẹp hoàn mỹ và tuyệt vời mà mỗi con người đều có thể phấn đấu và đạt được nếu thực sự nghiêm túc và cố gắng.

https://thuthuat.taimienphi.vn/binh-luan-cau-tuc-ngu-cai-net-danh-chet-cai-dep-46168n.aspx
"Cái nết đánh chết cái đẹp" là một câu tục ngữ có ý nghĩa sâu sắc, phản ánh mối quan hệ ràng buộc, biện chứng giữa vẻ đẹp nội tâm và ngoại hình của một con người. Trên tất cả thì cuối cùng nội tâm vẫn đóng vai trò cốt lõi quyết định và làm nên vẻ đẹp ngoại hình, cần chăm chút và chú ý đến nội tâm hơn cả, tuy nhiên cũng phải cố gắng hoàn thiện cả ngoại hình để trở thành một bông hoa vừa thơm vừa đẹp.

8 tháng 4 2020

đây là giải thích câu cái nết đánh chết cái đẹp

24 tháng 2 2022

Tham khảo

"Nết" ở đây là nết xấu, tính xấu cho nên có thể "đánh chết" làm hại đến nhan sắc, cái đẹp hình thức bên ngoài cửa mỗi người.

24 tháng 2 2022

Tham khảo

"Nết" ở đây là nết xấu, tính xấu cho nên có thể "đánh chết" làm hại đến nhan sắc, cái đẹp hình thức bên ngoài cửa mỗi người.

22 tháng 3 2022

reffer

Nết" ở đây là nết xấu, tính xấu cho nên có thể "đánh chết" làm hại đến nhan sắc, cái đẹp hình thức bên ngoài cửa mỗi người. Câu tục ngữ bao hàm một nghĩa rộng, nó nêu lên một bài học, một nhận xét sấu sắc. Đạo đức là cái gốc của con người. Người vô đạo đức là con người không có nhân cách.

22 tháng 3 2022

Đúng ko đó

6 tháng 4 2023

Nghĩa đen :

"Cái nết" là tính nết, đức hạnh, tư tưởng, tình cảm của con người. "Nết" ở đây là nết xấu, tính xấu cho nên có thể "đánh chết" làm hại đến nhan sắc, cái đẹp hình thức bên ngoài cửa mỗi người. Câu tục ngữ bao hàm một nghĩa rộng, nó nêu lên một bài học, một nhận xét sấu sắc. Đạo đức là cái gốc của con người.

Nghĩa bóng :

Tục ngữ có câu “Cái nết đánh chết cái đẹp” , đúng hay sai là do suy nghĩ của mỗi người. Vẻ ngoài ưa nhìn là một lợi thế nhưng tâm hồn đẹp càng khiến người ta nể phục hơn. Theo thời gian, cái gì cũng sẽ nhạt phai đi chỉ có tính cách con người là luôn khó đổi như vậy.

19 tháng 2 2019

Cái nết và cái đẹp, dù đặt trong thời đại nào, cũng chỉ là hai trong số rất nhiều những nhân tố chính tạo nên bức tranh toàn cảnh về một con người.

Nói theo phong cách... triết học, thì với vai trò là những nhân tố cấu thành nên một "tác phẩm", cái nết - vẻ đẹp bên trong, và cái đẹp - vẻ đẹp bên ngoài, luôn tương tác qua lại lẫn nhau, tạo nên sự biến đổi và phát triển. Tuy nhiên, nhiều thế kỷ qua, con người - chủ thể, và cũng là đối tượng của những biến đổi, phát triển trên - dường như luôn thích phủ định cực đoan mối quan hệ tương tác "hữu hảo" đó. Lấy câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp", hay nhẹ hơn, là "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" làm ví dụ.

Tất nhiên, hầu hết chúng ta đều hiểu, những câu tục ngữ này được đặt ra với mục đích khuyên răn người phụ nữ nên tập trung "sức người, sức của" vào việc trau chuốt vẻ đẹp bên trong. Mà vẻ đẹp bên trong này, căn cứ theo logic và tư duy lịch sử, thì không nằm ngoài những "công - dung - ngôn - hạnh", những "chính chuyên trinh tiết" và "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu". Khuyên răn như vậy, để rồi cuối cùng các cụ vẫn buông một câu nhẹ nhàng như không, rằng: "trai tài, gái sắc"!!!

Nhưng đó là chuyện của những gì xưa cũ, gia trưởng và độc đoán, chuyên quyền. Ngày nay, trong xu thế mà cả nhân loại đang cùng cố gắng tìm kiếm một tiếng nói chung nhằm tạo ra những giá trị gia tăng cho cả cộng đồng, thì "loại hình" xung đột để thôn tính, triệt tiêu nhau, khinh khi rẻ rúng sự tồn tại của nhau như kiểu... đánh chết đối phương là không còn phù hợp nữa.

"Cái nết" ngày nay không còn là kim chỉ nam trong cuộc sống của người phụ nữ. Tự tin, mạnh mẽ, họ bước ra khỏi cái vòng kim tỏa dùng để nén giữ tài năng và sự lợi hại của mình. Họ dần nhận ra "sắc đẹp" của hình thể bên ngoài mà tạo hóa dày công hun đúc nên là cả một kho báu quý giá, một loại... vũ khí đặc biệt nguy hiểm, mạnh hơn bất cứ loại vũ khí nào đã và đang tồn tại (Anh hùng nan giải mỹ nhân quan là chính thế).

Đọc Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa, tôi rất thích nhân vật cô thợ may trong sáng nhưng mạnh mẽ và đầy tham vọng nơi núi rừng hẻo lánh. Cô rời bỏ cuộc sống giản dị nhưng đơn điệu của mình để tìm ra thế giới rộng lớn. Bằng một lời giải thích nhẹ nhàng, Balzac đã cho cô hiểu giá trị của sắc đẹp người phụ nữ là quí giá đến mức nào...

Phụ nữ ngày nay, cùng với sắc đẹp, đã và đang hăm hở tiến lên mở cửa kho tàng tri thức của nhân loại. Họ đọc sách, viết sách, và nghiên cứu. Họ sáng tạo, chế tạo, và bay vào vũ trụ. Họ tạo nên những huyền thoại, từ Audrey Hepburn - biểu tượng của vẻ đẹp hoàn mỹ vượt qua mọi thời đại, tới Angela Merkel hay Condoliza Rice - hai trong số các phụ nữ quyền lực nhất thế giới.

Có thể nói, trong rất nhiều trường hợp, chính sắc đẹp đã mở ra nhiều con đường hơn cho phụ nữ để họ có cơ hội thử thách, rèn luyện "cái nết" cũng như trau dồi, nâng cao tri thức mà mình có được. Thực tế cho thấy, ở mọi thời đại, không chỉ đàn ông mà cả xã hội, từ già trẻ tới lớn bé đều luôn đòi hỏi một "cái đẹp thuyết phục" trước khi cho "cái nết" cơ hội thực hiện "sứ mệnh chinh phục" của mình. Cả thế giới công nhận đẹp là cái cần phải có ở người phụ nữ. Không phải ngẫu nhiên khi hầu hết các nhân vật nữ chính từ văn học cho đến phim ảnh đều là những phụ nữ "đẹp". Họ đẹp, tài năng và có một tư chất tốt. Từ Hoàng Dung đến Scarlett O’Hara, từ cô Tấm cho đến nàng Bạch Tuyết.

Ở một thời điểm, cái nết là điều kiện cần để cái cái đẹp có thể tỏa sáng. Nhưng trong một hoàn cảnh khác, cái đẹp lại là... chiến sĩ mở đường để cái nết đường hoàng tiến bước, để tri thức kiêu hãnh ngẩng cao đầu trước đối phương. Và đương nhiên, trong những trường hợp cụ thể khác, tri thức lại là lý do để cái đẹp và cái nết được dịp đem ra ca ngợi.

Cái nết, cái đẹp, tri thức giờ đây là bộ ba song hành cùng người phụ nữ trong thời đại mới. Người phụ nữ cần sắc đẹp để thu hút và gây thiện cảm tạo bước đệm ban đầu, cần tri thức để khẳng định mình và xây những nấc thang tiếp theo, và cuối cùng, cần cái nết -vẻ đẹp tâm hồn, để bảo vệ mình và để được tôn trọng. Vai trò của từng "thành tố" trong bộ ba đó là như nhau, bổ sung cho nhau, tương tác và nâng đỡ nhau... cùng phát triển. Thiếu một trong ba yếu tố đó, người phụ nữ sẽ mất đi một phần sức mạnh và rất nhiều cơ hội quan trọng để thành công cũng như tìm được hạnh phúc cho bản thân.

Lẽ tất nhiên, tri thức là yếu tố bên ngoài, do rèn luyện tích lũy mà có được. Cái nết một phần nhỏ do bản tính, còn thì do giáo dục và môi trường tạo nên. Vậy cái đẹp thì thế nào? 90% vẻ đẹp hình thể phụ thuộc vào tạo hóa, nghĩa là phụ thuộc vào may mắn. 10% còn lại là do chính bản thân người phụ nữ. 10% này tuy ít, nhưng lại có sức mạnh thay đổi, thậm chí còn tác động ngược đến 90% may mắn ban đầu. Đó là chưa kể đến, dù luôn tồn tại những chuẩn mực chung được cả cộng đồng công nhận, nhưng cái gọi là đẹp nhiều khi lại còn tùy nơi, tùy lúc, tùy người. Nói thế, không có nghĩa những người phụ nữ xấu vẫn có thể bỏ bê, không chăm sóc vẻ bề ngoài và chờ đợi sẽ đến lúc, đến nơi và có người công nhận vẻ đẹp... đặc biệt đó. Bởi nếu bản thân bạn không tôn trọng và nâng niu vẻ ngoài của chính bạn, thì còn ai khác có thể làm được điều này?

Một phụ nữ trời sinh đã đẹp, thì một trong những việc cần làm là bảo vệ và duy trì nhan sắc quý giá đó. Còn với một phụ nữ xấu? Một trong những việc bạn nên làm, là cải tổ tình hình theo hướng hiệu quả nhất có thể. Một mái tóc phù hợp, một màu son phù hợp, một cặp kính phù hợp, một chiếc áo phù hợp, một đôi giày phù hợp chắc chắn sẽ khiến bạn trở nên xinh hơn, duyên dáng hơn với tình trạng gốc ban đầu. Thậm chí, nếu sự hỗ trợ từ kỹ thuật y học là cần thiết, thì việc đi giải phẩu thẩm mỹ là một việc rất chính đáng, nếu không nói là mang tính nhân bản ở khía cạnh nhu cầu hướng đến cái đẹp. Bởi vì, nếu đã là một mảnh đất cằn cỗi, thì làm sao bạn có thể mang lại sự sống nếu không cần thêm nước tưới và cứ bướng bỉnh phơi mình trần ra dưới ánh mặt trời? Nhưng bên cạnh đó, người phụ nữ may mắn sẵn vốn trời ban thì không nên chỉ chăm chăm vào vẻ đẹp có lúc có thì mà cần hiểu rằng: bản thân họ rất cần tri thức và cái nết để duy trì sắc đẹp vốn rất mong manh và dễ tàn phai.

Tóm lại, trong thời đại mà khoa học đang đưa con người tiến đến những giới hạn có đơn vị đo nanomet, ranh giới phân chia lãnh thổ rạch ròi giữa cái nết - cái đẹp - tri thức, có thể nói, đã trở nên lỗi thời và khập khiễng. Ba yếu tố trên cần khuyếch tán vào nhau, cùng tồn tại hòa bình, cùng hợp tác và cùng có lợi để tạo nên sự hoàn hảo tốt nhất cho người phụ nữ thời nay. Và nếu có ai đó nói với tôi rằng: "Đẹp hay xấu không quan trọng", thì tôi tin đó không phải là người phụ nữ đẹp, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

7 tháng 5 2021

tác dụng tăng sức gợi hình gợi cảm làm cho sự diễn đạt sinh động hơn

có ý nghĩa : chết trong vinh quang còn hơn sống trong nhục nhã

20 tháng 3 2022

Tham khảo:

- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Phần gỗ bên trong tốt quan trọng hơn nước sơn tốt.

- Người thanh tiếng nói cũng thanh/Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu: Người thanh lịch thì tiếng nói cũng thanh lịch, chuông đã âm vang thì đánh nhẹ cũng sẽ âm vang.

- Cái nết đánh chết cái đẹp: Tính nết quan trọng hơn vẻ đẹp bên ngoài.

20 tháng 3 2022

Tham khảo:

- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Phần gỗ bên trong tốt quan trọng hơn nước sơn tốt.

- Người thanh tiếng nói cũng thanh/Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu: Người thanh lịch thì tiếng nói cũng thanh lịch, chuông đã âm vang thì đánh nhẹ cũng sẽ âm vang.

- Cái nết đánh chết cái đẹp: Tính nết quan trọng hơn vẻ đẹp bên ngoài.