K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2021

Đề như này là sao em?

17 tháng 4 2017

Dàn bai:

1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật miêu tả (Ông Tiên) Đặt tình huống cụ thể: Cuộc gặp gỡ trong mơ với ông tiên để qua đối thoại, qua quan sát miêu tả nhân vật.

2. Thân bài: Dựa vào truyện cổ tích để tả:

Ngoại hình:

Xuất hiện toàn thân toả ánh hào quang, huyền ảo.

Dáng vẻ ung dung, mặc bộ quần áo chùng cổ xưa, ống tay rộng.

Tay chống gậy trúc, hoặc cầm cây phất trần, hồ lô,...

Khuôn mặt hiền từ phúc hậu, đôi mắt tinh anh, vầng trán rộng,...

Râu tóc trắng phau, da dẻ hồng hào.

Việc làm và tính cách: Hiền hậu, hay giúp đỡ những người bất hạnh.

Luôn quan tâm theo dõi mọi chuyện trong dân gian.

Xuất hiện kịp thời để giúp đỡ người lương thiện và trừng trị kẻ ác.

Giọng nói ấm áp, ân cần, gần gũi với những người bất hạnh.

Ban phép lạ, gỡ bí cho người lương thiện.

Thường biến mất sau mỗi lần hoàn thành xứ mệnh.

3. Kết bài: Nêu tình cảm, suy nghĩ của em với ông Tiên: Yêu quý, kính trọng,... muốn làm nhiều việc thiện, việc tốt giống ông Tiên trong những câu chuyện dân gian.

Em đã từng gặp ông tiên trong nhũng câu chuyện cổ tích dân gian. Hãy tả hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của mình.

Bài làm:

Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.

Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tỏi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông.

Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian.

Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tồn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông.

Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội.

Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước.

Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng. Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên.

Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.

hihi

28 tháng 3 2017

Mỗi câu chuyện cổ tích được lưu giữ giống như người xưa giữ lửa và truyền lửa. Trong thế giới cổ tích đó, tôi thích nhất là nhân vật ông Bụt bởi ông là hiện thân của những phép thuật và là người biến mong ước trở thành hiện thực.

Ông Bụt rất ít xuất hiện nhưng ông luôn có mặt kịp thời để giúp những người nghèo khổ. Trong làn khói huyền ảo sắc màu, ông thường hiện ra nhân từ và phúc hậu. Khắp người ông toả những vầng hào quang chói loà như chiếu những tia hi vọng cho những con người bất hạnh. Dáng ông đạo mạo khoan thai. Em rất thích đôi mắt của ông. Ông có đôi mắt sáng ngời toát lẽn vẻ bao dung. Đôi mắt thần kì dẫn đường chỉ lối cho người nghèo khổ đến được giàu sang, người bất hạnh tìm được hạnh phúc. Ông có mái tóc và chòm râu bạc trắng, trắng hơn cả những áng mây mà ông cưỡi, vầng trán ông cao rộng, điểm những nếp nhăn. Nhưng đó không phải là dấu hiệu của tuổi già mà thể hiện sự trường thọ của ông. Ông khoác trên mình một chiếc áo trắng tinh óng ánh, toả ra những ánh sáng như những tia nắng mặt trời và được tô điểm bằng những hình thêu long phượng diệu kì. Ông luôn mang theo mình cây phất trần và với những câu thần chú kì diệu. Từ cây phất trần đó hiện ra váy áo rực rỡ cho cô Tấm mặc đi dự hội, cây bút thần cho Mã Lương vẽ giúp ích cho người dân nghèo,... Và với giọng nói trầm ấm, đầy hiền từ, ông đã chia sẻ những khó khăn với người nghèo khổ, bất hạnh.

Trước mắt tôi như hình dung ra hình ảnh anh Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt” đang ngồi khóc vì không biết làm thế nào tìm được cây tre như phú ông yêu cầu. Kia rồi, ông Bụt đã xuất hiện trong làn mây sáng và nhẹ nhàng, trầm ấm hỏi anh: “Tại sao con khóc?”. Sau khi nghe anh Khoai kể lại truyện, ông nhẹ nhàng phẩy cây phất trần thần kì của mình. Tức thì một làn gió mạnh bắt đầu thổi, cuốn phăng tất cả lá cây bên đường. Một vầng hào quang xuất hiện sau ông. Ông hô: “Khắc nhập! Khắc nhập”. Tiếng hô dõng dạc và đầy quyền năng. Kì lạ chưa, những đốt tre bỗng bị hút vào nhau tạo thành một cây tre trăm đốt. Anh Khoai chưa kịp cảm ơn thì ông Bụt đã quay người hoá thân thành làn khói trắng và dần biến mất. Ông Bụt xưa nay vẫn thế, ông giúp đỡ mọi người nhưng chẳng bao giờ đòi trả ơn.

Ông Bụt đúng là người có tấm lòng nhân hậu và bao dung xiết bao. Ông đã giúp đỡ biết bao nhiêu người nghèo khổ. Ông đã đem lại công lí cho cuộc sống. Ông đã biến những giấc mơ trong cuộc sống trở thành hiện thực.

Em mong rằng một ngày nào đó em sẽ được gặp ông Bụt thực sự, để gửi cho ông mong ước về hoà bình và sự ấm no của thế giới, giúp những người nghèo vượt lên số phận như các nhân vật cổ tích.

22 tháng 2 2023

Là nhân vật kì ảo.

Vai trò:

- Hấp dẫn các bạn đọc trẻ.

- Góp phần thể hiện ý nghĩa, bài học của câu truyện về một đạo lí đúng.

- Trong truyện cổ tích nói riêng thì thể hiện thêm sự tư duy tưởng tượng của nhân dân ta từ đó dạy dỗ con cháu là chúng ta sau này dễ dàng hơn.

- Câu truyện nói chung không quá khô cứng nội dung, hình thức.

CẢM NHẬN CỦA EM VỀ TRUYỆN BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY . VD : Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật... đã tạo nên yếu tố hoang đường, kì ảo. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, và trừng phạt những kẻ xấu xa, gian ác. Truyện cổ Sự tích bánh chưng bánh giày cũng có hai nhân vật Thần. Thần...
Đọc tiếp

CẢM NHẬN CỦA EM VỀ TRUYỆN BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY .

 VD :

 

Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật... đã tạo nên yếu tố hoang đường, kì ảo. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, và trừng phạt những kẻ xấu xa, gian ác. Truyện cổ Sự tích bánh chưng bánh giày cũng có hai nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo Lang Liêu làm bánh đề lễ Tiên Vương. Nói rằng: Nhờ có Thần mách bảo mà Lang Liêu mới được nối ngôi vua tuy đúng, nhưng chưa thật đầy đủ. Đó là vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, vai trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.

Lang Liêu là một ông hoàng chỉ chăm lo việc đồng áng trồng lúa, trồng khoai.... Đó là một ông hoàng giàu lòng nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Ông mồ côi mẹ, vì thế mà trở thành một ông hoàng bị "lép vế" trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Chuyện kể Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng, có nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ: Thần bảo như nhân bảo.

Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ vẽ cách thức cụ thể làm bánh ra sao. Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ đãi và thịt lợn làm nhân, lấy lá giong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng chất liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xứ sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phần thưởng cao quý.

Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giày tượng Trời; bánh chưng tượng Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá giong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hoà hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật. Lá giong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá giong mà nêu cao bài học thương yêu, đoàn kết. Nhà vua ngầm nhắc các hoàng tử và quần thần bài học giữ nước. Bánh chưng bánh giày với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm và cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, biết nối chí vua cha, xứng đáng dược vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên Vương chứng giám.

 

Truyện cổ tích này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện đã biểu lộ niềm tự hào về một nét tuyệt đẹp: hương vị của đất nước ta rất phong phú, hương vị Tết cổ truyền dân tộc rất dậm đà. Đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hiến Việt Nam.

Sâu xa hơn nữa, Sự tích bánh chưng, bánh giày còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời, Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.

                                  mÌNH VIẾT VÍ DỤ SỞ DĨ MK BIK SẼ CÓ 1 VÀI BẠN COPY NHƯNG MK MUỐN XEM BÀI VĂN CỦA CÁC BẠN NÊN HÃY LÀM THÀNH THẬT NHÉ !                        nHỚ GIÚP MK ^-^ ! ~                                      

0
24 tháng 10 2021

chắc vì ông Bụt nổi nhất

25 tháng 10 2021

tại vì khi đó trọng nam khinh nữ v:

 

 

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
11 tháng 2 2019

a. Nhân vật được nói tới trong câu ca dao là Thánh Gióng.

b. Những chi tiết thần kì trong truyện Thánh Gióng là:

- Sự sinh nở, ra đời thần kì: Bà mẹ Gióng đi làm đồng về thấy vết chân to ướm thử thì về thụ thai. Mang thai 12 tháng mới sinh (bình thường là 9 tháng 10 ngày)

- Lớn lên thần kì:

+ Gióng 3 tuổi mà chẳng nói chẳng cười nhưng tiếng nói cất lên đầu tiên là tiếng nói đòi đánh giặc.

+ Gióng đưa ra yêu cầu về sự chuẩn bị vũ khí để đánh giặc.

+ Gióng lớn nhanh như thổi: Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. => bà con làng xóm cùng góp gạo nuôi Gióng.

+ Ngày sứ giả đưa vũ khí đến thì Gióng bỗng vươn vai đứng dậy thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng.

- Lập chiến công thần kì: Gióng đi đến đâu, giặc chết như ngả giạ đến đấy. Vết chân ngựa còn hình thành đầm lầy, ao hồ. Roi sắt gãy, Gióng còn nhổ cả búi tre đánh giặc. Giặc tan, nước sạch bóng quân thù.

- Sự hóa thánh: Gióng đánh tan quân giặc, trông về quê mẹ vái lạy, cởi giáp rồi cả người cả ngựa bay về trời.

=> Chi tiết đẹp nhất là chi tiết Gióng hóa thánh, trở thành vị thần bất tử coi sóc và bảo vệ đất nước.

c. Hình tượng Gióng thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân:

- Ước mơ: Khi đất nước gặp nguy nan, luôn có những vị anh hùng tài cao trí lớn xuất hiện trợ giúp, bảo vệ đất nước.

- Quan niệm: các vị anh hùng sinh ra từ trong nhân dân và không mất đi, mà họ hóa thánh, trở thành vị thần phù trợ và hiển linh mỗi khi đất nước gặp nguy nan. Chi tiết kì ảo tô đậm quan niệm này và khiến hình ảnh người anh hùng trở nên lung linh, kì vĩ.

11 tháng 2 2019

a)Nhân vật trong tác phẩm truyện cổ tích mà em đã được học được nói đến trong câu ca dao trên là Thánh Gióng

b)Hình tượng nhân vật truyện cổ tích này được tạo ra bằng nhiều yếu tố thần kì.Các chi tiết thần kỳ ấy:

       + Ra đời: mẹ mang thai 12 tháng từ ngày ướm chân vào vết chân trên ruộng.

       + Trưởng thành: lên ba tuổi không biết đi, không biết nói cười.

       + Nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói. Từ đó Gióng lớn nhanh như thổi.

       + Khỏe mạnh, có thể cưỡi ngựa sắt, mặc được áo giáp sắt, vươn vai thành tráng sĩ.

       + Bay lên trời.

Với em , chi tiết thần kì Nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói. Từ đó Gióng lớn nhanh như thổi đẹp nhât vì nó ca ngợi lòng yêu nước người anh hùng, thể hiện ý thức chống giặc (trẻ con hay người già đều có ý thức chống giặc).

c)Hình tượng nhân vật trong truyện cổ tích này cho em những suy nghĩ về quan niệm và ước mơ của nhân dân ta:

+ Ca ngợi lòng yêu nước người anh hùng, thể hiện ý thức chống giặc (trẻ con hay người già đều có ý thức chống giặc).

+ Thể hiện sự kì lạ và sức mạnh, ý thức của người anh hùng.

+ Tinh thần chống giặc của nhân dân, Gióng là đứa con mang sức mạnh toàn dân.

+ Tầm vóc, sức mạnh của anh hùng dân tộc trong tình thế cấp bách.

+ Ý nghĩa khắc phục khó khăn để đánh giặc, cây tre – loại cây thân thiết của người dân Việt Nam.

+ Đề cao tinh thần chống giặc không màng danh lợi, tính chính nghĩa của đấu tranh chống giặc, anh hùng thay trời trị tội bọn xâm lược.

d) Viết đoạn văn ngắn tưởng tượng và miêu tả lại cảnh chiến đấu của nhân vật cổ tích này.

             Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua sắm roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi.

   Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ,...

...
Đọc tiếp

Nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cổ tích cùng tên của Anđécxen là một nhân vật để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. 2Sau khi“ Thần chết đã đến cướp bà em đi mất”em phải sống trong cái xó tối tăm và suốt ngày nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa của người cha nát rượi cọc cằn. 3Cứ nghĩ, khi bà em mất thì cha em sẽ thay bà em chăm sóc cho em nhưng ngược lại cha em lại không yêu thương em thậm chí còn bắt em đầu trần chân đất đi bán diêm trong cái đêm giao thừa giá rét và cứ mỗi lần không bán được thì cha em nhất định sẽ đánh em.4Chính vì điều đó mà em không dám về nhà mà lại ngồi co ro trong một cái góc tường giữa hai ngôi nhà. 5.Vì thèm ánh sáng và muốn tìm lại một chút hơi ấm từ que diêm mong mảnh bé nhỏ nên em quẹt từng que diêm và bắt đầu những mộng tưởng. 6.Chìm đắm trong những mộng tưởng đó, em thấy được những viễn cảnh mà em hằng mong ước nhưng hơn tất cả em thấy bà hiện về mỉm cười với em, em muốn níu giữ lấy bà mãi nên em đã quẹt hết tất cả những que diêm còn lại, hai bà cháu bay lên cao, cao mãi chẳng còn đói rét đau buồn nào đe dọa họ nữa, họ đã được đoàn tụ với nhau trên thiên đàng 7.Chao ôi, những mộng tưởng của em quá đỗi đơn giản nhưng lại tràn ngập hạnh phúc!Nó đã nói lên sự phũ phàng của con người và thiên nhiên đều lãnh đạm với cảnh nghèo,nhưng mặt khác ta có thể thấy rằng mặc dù cái chết của cô bé bán diêm đầy thương tâm và tội nghiệp nhưng đó lại là một cái chết mãn nguyện giải thoát cho em khỏi số phận thảm thương. 8.Qua đó ta có thể thấy tấm lòng nhân hậu của Anđécxen đối với cái chết của cô bé, nhà văn đã trân trọng thế giới tâm hồn đầy niềm tin và mơ ước.9.Đồng thời tác giả còn bày tỏ thái độ lên án xã hội lạnh lùng, vô cảm. 10.Bằng những nghệ thuật tương phản so sánh giữ thực tế và ảo ảnh, lối kể chuyện đầy cảm xúc và tràn ngập tình yêu thương đan xen trình tiết diễn biến hợp lí, An- đécxen đã truyền cho chúng ta lòng yêu thương sâu sắc đối với những em bé có số phận đáng thương, bất hạnh.

Thán từ: Chao ôi

Câu ghép : 

 

Sửa cho mình với, và tìm câu ghép cho mình nhé !! Cảm ơn các bạn, mình viết được rồi, mong các bạn góp ý và tìm câu ghép cho mình 

Đề bài Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh cô bé bán diêm bằng 1 đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu. Trong đoạn có sử dụng 1 câu ghép, 1 thán từ (gạch chân, chỉ rõ)

 

1
16 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng thương thay, em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo. 

16 tháng 12 2021

Em cám ơn Anh / chị đã giúp ạ