K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 7 2023
Tài liệu:"Việt Nam sử lược" của Trần Trọng Kim: Cuốn sách này cung cấp thông tin chi tiết về ba lần kháng chiến của nhà Trần và hào khí của quân dân Đông A."Lịch sử Việt Nam" của Nguyễn Khắc Thuần: Cuốn sách này cũng cung cấp một cái nhìn tổng quan về lịch sử Việt Nam và có phần đề cập đến ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.Hình ảnh:Bức tranh "Trận Bạch Đằng năm 1288": Bức tranh này miêu tả cảnh quân dân nhà Trần dùng chiến thuật đặt hàng đinh để đánh bại quân Mông - Nguyên trên sông Bạch Đằng.Hình ảnh các vị tướng quân dân nhà Trần như Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông: Các hình ảnh này thể hiện sự dũng cảm và tài năng lãnh đạo của các vị tướng trong ba lần kháng chiến.Phim tài liệu:"Hào khí Đông A" (2019): Đây là một bộ phim tài liệu nổi tiếng về ba lần kháng chiến của nhà Trần và hào khí của quân dân Đông A. Phim cung cấp thông tin chi tiết và hình ảnh sống động về cuộc kháng chiến này.Giai thoại:Giai thoại về Trần Hưng Đạo và chiến thắng Bạch Đằng: Giai thoại này kể về sự thông minh và tài năng của Trần Hưng Đạo trong việc đánh bại quân Mông - Nguyên trên sông Bạch Đằng
2 tháng 3 2021

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

1. Các cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ 3 chống quân Nguyên có gì giống và khác so với 2 lần trước?2. So sánh cách đánh giặc của nhà Trần và nhà Lý.3. So sánh điểm giống và khác nhau trong trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền và trận Bạch Đằng năm 1288 của nhà Trần.4. Tại sao văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước và niềm tự hào dân...
Đọc tiếp

1. Các cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ 3 chống quân Nguyên có gì giống và khác so với 2 lần trước?
2. So sánh cách đánh giặc của nhà Trần và nhà Lý.
3. So sánh điểm giống và khác nhau trong trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền và trận Bạch Đằng năm 1288 của nhà Trần.
4. Tại sao văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc?
5. Em hiểu thế nào là chính sách hạn điền, hạn nô? Mặt tích cực? Mặt hạn chế?
6. Những cải cách của Hồ Quý Ly ?
Mặt tích cực, mặt hạn chế?
7. Theo em, thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên đã có bài học gì đối với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước?
8. Hãy trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.

0
30 tháng 11 2021

1. 

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.

- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.

- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.

- Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.

2. 

-Củng cố khối đoàn kết nhân dân.

-Sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.

-Có đucọ kinh nghiệm đánh thắng giặc đúng đắn thấy được chỗ mạnh lợi thế của đất nước buộc định phải theo cách đánh của ta buộc giặc từ thế mạnh chuyền dần sang yếu từ chủ động thành bị động để tiêu diệt chúng.

30 tháng 11 2021

thanks nhiều

25 tháng 12 2016

2. Phương đông
- Thời gian hình thành sớm, kết thúc muộn
- Chế độ quân chủ tập quyền, vua có quyền lực tối cao
- Nền kinh tế dựa trên Nông nghiệp là chính, kết hợp TCN
- Xã hội phân chia 2 giai cấp chính: Địa chủ và nông dân
Phương tây
- RA đời muộn, kết thúc sớm
- Chế độ dân chủ, quyền lực do 1 hay nhiều nhóm quyết định
- Kinh tế dựa trên thương nghiệp, buôn bán là chính

25 tháng 12 2016

4. kháng chiến chống quân Nguyên mông lần thứ 3

14 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Chiến sự ở Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1862):

+ Chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1/9/1858, Pháp nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.

+ Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Tri Phương, nhân dân cùng với quân đội triều đình đẩy lùi nhiều đợt tấn công, cầm chân liên quân Pháp - Tây Ban Nha suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.

- Chiến sự ở Đông Nam Kì (tháng 2/1859 - tháng 6/1862):

+ Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuyển quân vào Nam Kỳ. Ngày 17/2/1859, quân Pháp tấn công và nhanh chóng chiếm được thành Gia Định. Tuy nhiên, do vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân, nên sau đó, Pháp buộc phải phá thành, rút xuống cố thủ trong các tàu chiến. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại hoàn toàn.

+ Năm 1860, do phải san sẻ lực lượng cho các chiến trường khác nên lực lượng quân Pháp ở Gia Định còn lại rất mỏng. Tuy nhiên, quân đội triều đình không nắm bắt thời cơ, mà vẫn “thủ hiểm”, phòng ngự trong Đại đồn Chí Hòa.

+ Đầu năm 1861, sau khi giải quyết được khó khăn, Pháp tập trung lực lượng tấn công Đại đồn Chí Hòa, đánh chiếm Gia Định, tiếp đó, mở rộng đánh chiếm các tỉnh: Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

+ Tháng 6/1862, triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất.

+ Bất chấp sự hoà hoãn của triều đình, phong trào kháng Pháp của nhân dân Đông Nam Kỳ diễn ra sôi nổi và ngày càng lan rộng. Tiêu biểu là: nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp,…

- Giai đoạn từ 1862 - 1874:

Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì; ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì.

+ Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn, năm 1867, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên)

+ Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh Nam Kì vẫn tiếp diễn ngày càng mạnh mẽ, dưới nhiều hình thức.

+ Từ 1867 - 1873, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, dùng 6 tỉnh Nam Kỳ làm bàn đạp tấn công Cam-pu-chia và tìm cơ hội đánh chiếm hết Việt Nam.

31 tháng 3 2017

Trả lời:

Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương gồm các nguyên nhân chính sau:

- An Dương Vương thiếu cảnh giác, thiếu sáng suốt:

– Chủ quan nghĩ là Triệu Đà thực lòng hoà hiếu.

– Mất cảnh giác để Trọng Thuỷ vào cung, do đó hắn đánh tráo được nỏ thần.

– Yêu con mù quáng, quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng.

31 tháng 3 2017

Dựa vào truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy chúng ta có thể thấy :

An Dương đã bị dụ dỗ bởi những lời nói ngon ngọt của Triệu Đà vì thế ông đã gả con gái cưng của mình là Mị Châu cho Trọng Thủy - con trai Triệu Đà . Mặc cho những lời khuyên can của các tướng sĩ trong triều .Sau khi đã lấy được lẫy nỏ và làm cho nội bộ nước ta bị chia rẽ Trọng Thủy lấy cớ là bên phương Bắc có chuyện nên về nhà nhưng thực ra là về đem cho Triêu Đà lẫy nỏ .Không lâu sau Triệu Đà đưa quân sang đánh Âu Lạc bị mất hết tướng giỏi cộng thêm với không có nỏ thần nên An Dương Vương thua cuộc.

30 tháng 12 2021

Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

- Vua tôi nhà Trần đồng lòng kháng chiến

- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần.

- Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

 

30 tháng 12 2021

bài 2 và 3 luôn