K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2021

Trọng trách kép Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực HĐBA/LHQ nhiệm kỳ 2020 - 2021 là những hoạt động ngoại giao quan trọng để Việt Nam thể hiện và nâng cao vị thế, uy tín, cũng như năng lực trên trường quốc tế. Việt Nam sẽ đóng góp không chỉ tiếng nói của mình, mà còn đại diện cho cả Cộng đồng ASEAN ở một diễn đàn quan trọng và tầm cỡ toàn cầu như Liên hợp quốc. Với vai trò Chủ tịch luân phiên, Việt Nam cần thể hiện rõ vai trò ngoại giao tích cực để nâng cao vị thế của ASEAN. Việt Nam cũng sẽ nỗ lực vận động tất cả các quốc gia thành viên cùng tham gia bảo vệ và duy trì lợi ích tại khu vực; đưa ra các ý tưởng, xây dựng kế hoạch và mang lại động lực cho các nước ASEAN trong việc đối phó với những thách thức và tình huống khó khăn mà họ gặp phải. Đồng thời, Việt Nam sẽ có cơ hội thuận lợi để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình trên phạm vi toàn cầu, giúp mở rộng và khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trên trường quốc tế.

Vị trí Chủ tịch ASEAN cũng là cơ hội để Việt Nam tăng cường quan hệ song phương với nước lớn; huy động nguồn lực phát triển đất nước. ASEAN đã thiết lập Quan hệ Đối thoại với 9 nước, 1 tổ chức khu vực (EU) và 1 tổ chức quốc tế (LHQ). Ngoài ra, ASEAN còn lập nhiều quan hệ đối tác ở các mức độ thấp hơn nhưng thực chất, như Đối tác theo lĩnh vực với Pakistan, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Thuỵ Điển; Đối tác phát triển với Đức; hợp tác với các tổ chức như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC), MERCOSUR, Tổ chức Hợp tác Kinh tế (ECO)..; và đang xem xét gần 30 đề nghị thiết lập quan hệ của các nước và tổ chức trong và ngoài khu vực. Đến nay, ASEAN đã hình thành các khuôn khổ đối tác chiến lược với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, New Zealand và Nga; đối tác toàn diện với EU; đối tác tăng cường với Canada kèm theo các chương trình, Kế hoạch hành động cụ thể. Trong các cơ chế hợp tác do ASEAN chủ trì, ASEAN+1 là khuôn khổ chính để Hiệp hội tranh thủ sự ủng hộ chính trị, sự hỗ trợ về nguồn lực và kinh nghiệm của các đối tác cho mục tiêu an ninh và phát triển của ASEAN, trước hết là phát triển Cộng đồng và hội nhập khu vực. Các nước ngày càng coi trọng, tranh thủ vai trò của ASEAN, đồng thời tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác ngày càng sâu rộng và thiết thực hơn với ASEAN trên nhiều lĩnh vực như chính trị - an ninh, kinh tế, văn hoá-xã hội, và hợp tác phát triển.

Với vai trò Chủ tịch, Việt Nam sẽ trực tiếp chủ trì, điều hành 3 tuần lễ lớn gồm Cấp cao ASEAN lần thứ 36 tháng 4-2020, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các Hội nghị liên quan tháng 7-2020 và Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Cấp cao liên quan tháng 11-2020. Đây sẽ là dịp quan trọng để Việt Nam thể hiện vai trò Chủ tịch, điều phối quan hệ đối thoại của ASEAN, cũng như tranh thủ thúc đẩy tiếp xúc, hợp tác song phương với các đối tác cả trong và ngoài ASEAN, trong đó có tất cả các nước lớn. Đây là cơ hội lớn để đưa quan hệ song phương đi vào chiều sâu, huy động nguồn lực phát triển và tăng cường hợp tác xây dựng năng lực, hỗ trợ kỹ thuật, khoa học - công nghệ phục vụ phát triển đất nước. 

17 tháng 3 2021

tóm gọn đi :<<

8 tháng 3 2023

Tham khảo:

Thuận lợi: Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…)Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

Khó khăn: Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng…Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.

11 tháng 3 2023

Thuận lợi: Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…)Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

Khó khăn: Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng…Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.

1 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Xác định vị trí địa lí của Việt Nam:

+ Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á.

+ Trên đất liền, Việt Nam tiếp giáp với: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và Biển Đông.

26 tháng 11 2021

D.Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý kinh tế của các nước phát triển trên thế giới.

26 tháng 11 2021

đúng quá!

    Em muốn gửi đến thông điệp rằng" Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương" vậy nên dù có khác nhau về ngôn ngữ,về màu da nhưng trái tim như vẫn hòa chung một nhịp,cùng chung một ước mơ về sự hòa bình.Em muốn thế giới này sẽ luôn ngập tràn trong tiếng cười và những ước mơ hồn nhiên và trong sáng của các lớp trẻ,muốn thế giới mãi được hòa bình người dân các nước không kể trai,gái,bất kể tín ngưỡng,ngôn ngữ,...Dù có khác nhau đi chăng nữa nhưng phải cùng nhau chung tay xây dựng một thế giới văn minh mà ở nơi đó sẽ không có nạn phân biệt chủng tộc,phân biệt giàu nghèo.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐCTrong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐC

Trong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc”.

Cả phòng họp lớn của Đại hội đồng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam, thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Sáng ngày 21 - 9, tại trụ sở Liên hợp quốc đã trọng thể diễn ra lễ kéo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng thư kí Cuốc Vanhai phát biểu: “Ngày 20 - 9 - 1977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kết nạp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày có ý nghĩa trọng đại không những đối với nhân Việt Nam mà còn đối với cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam sẽ tham gia vào những cố gắng của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hòa bình và công lí trên toàn thế giới”. Ông nhấn mạnh: “Liên hợp quốc sẽ làm hết sức mình để giúp Việt Nam về mọi mặt trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại đất nước”.

Trong lời phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nói: “Mấy chục năm qua, tuy chưa tham gia Liên hợp quốc, nước Việt Nam, bằng xương máu, đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác của Liên hợp quốc phấn đấu không mỏi mệt nhằm thực hiện các mục tiêu cao cả đó”.

(Nguyễn Quốc Hùng, Liên hợp quốc,

NXB Thông tin lí luận, H., 1992, tr. 54 - 57)

Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ

A. 194.

B. 149.

C. 195.

D. 159.

1
7 tháng 2 2019

Đáp án B

Ngày 20 - 9 - 1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ 149

2 tháng 3 2017

- Em sẽ mang 3 vật là:

Trang phục áo dài truyền thống và nón lá.

Hoa sen.

Tranh Đông Hồ.

- Lí do là bởi đó là những vật thuận tiện dễ mang theo và nó biểu hiện những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc và con người Việt Nam.