K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2022

TK

Điệp ngữ là một biện pháp nghệ thuật mà ở đó việc tác giả lặp đi lặp lại một từ, một cụm từ hay cả một câu với dụng ý cụ thể để tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, đoạn thơ.

Việc lặp một từ người ta hay gọi là điệp từ, lặp các cụm hay câu gọi là điệp ngữ. Người ta còn có cách lặp lại một dạng câu (câu hỏi, câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán…) nhiều lần trong cùng đoạn văn, đoạn thơ thì gọi là điệp cấu trúc câu (điệp cấu trúc cú pháp).

Ví dụ:

+ “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái”

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

Trong khổ thơ trên tác giả điệp từ “nhìn thấy” 2 lần nhấn mạnh hành động nhắc tới trong câu.

+ “Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Cụm từ “Một ngọn lửa” được tác giả lặp lại 2 lần trong khổ thơ có tác dụng gợi nhắc về hình ảnh bếp lửa của bà.

+ “Ðế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Ðồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”

(Hồ Chí Minh)

Trong câu văn trên sử dụng biện pháp lặp cấu trúc câu vừa tạo tính nhạc cho câu vừa thể hiện sự quyết tâm của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Các loại điệp ngữ

Điệp nối tiếp

Điệp nối tiếp là kiểu điệp mà các từ ngữ, cụm từ được lặp lại đứng nối tiếp nhau trong câu. Tác dụng thường là để tạo sự mới mẻ, tăng tiến, liền mạch.

Ví dụ:

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Thương em, thương em, thương em biết mấy”

(Phạm Tiến Duật)

Hai câu thơ trên có phép điệp nối: “rất lâu” lặp 2 lần trong câu 1 và “thương em” lặp 3 lần liên tiếp trong câu 2. Với việc sử dụng phép lặp nối tạo sự da diết như tăng lên gấp bội, nỗi nhớ nhung tác giả đối với nhân vật “em”.

Điệp ngắt quãng

Điệp ngắt quãng là các từ ngữ lặp giãn cách nhau, có thể là cách nhau trong một câu văn hoặc cách nhau trong hai, ba câu thơ của một khổ thơ.

Ví dụ:

+ “Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”.

(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

Trong khổ thơ trên điệp từ “ta” được lặp lại 3 lần ở đầu mỗi câu thơ cho thấy khát khao của nhân vật “ta” được hòa mình làm mọi điều trong cuộc sống.

+ “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)

Điệp từ “Tre” được lặp lại nhiều lần ở đầu mỗi câu văn và “giữ” lặp lại 4 lần trong cùng một câu. Đây là phép điệp ngắt quãng có tác dụng nhấn mạnh vào chủ thể và hành động kiên cường, bất khuất của người anh hùng “tre”.

Điệp vòng (điệp chuyển tiếp)

Điệp vòng được hiểu là các từ ngữ, cụm từ ở cuối câu văn, câu thơ trước được lặp lại ở đầu câu văn. Câu thơ sau tạo sự chuyển tiếp, gây cảm xúc dạt dào cho người đọc, người nghe.

Ví dụ:

“Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Chinh Phụ ngâm – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)

“Thấy” và “ngàn dâu” là hai từ ngữ được lặp lại ở đầu câu sau tạo sự chuyển tiếp, trùng trùng, điệp điệp như ngút ngàn không chỉ của màu xanh của dâu. Đây còn là sự trải dài nỗi nhớ chồng của người chinh phụ.

Dựa trên định nghĩa trong SGK Ngữ văn, có thể hiểu đơn giản liệt kê là sự sắp xếp các từ, cụm từ có cùng từ loại ở vị trí nối tiếp nhau. Với mục đích khắc họa khía cạnh nào đó một cách rõ ràng và đầy đủ nhất, đồng thời bộc lộ tư tưởng tình cảm của người viết. Như vậy, nếu thấy trong một câu văn, câu thơ mà có các từ, cụm từ được đặt nối tiếp, có chức năng giống nhau và được phân tách bằng dấu phẩy “,”, dấu chấm phẩy “;” thì đó là phép liệt kê.

 

Liệt kê là gì

Có những kiểu liệt kê nàoPhân chia dựa trên cấu tạo

Liệt kê theo cặp: Là kiểu liệt kê với các cặp từ đi liền với nhau, được kết nối bằng các từ như cùng, với, và… Những cặp từ này đồng loại với các cặp từ liệt kê khác trong câu tuy nhiên vẫn có điểm chung nhất định để phân biệt.

Ví dụ: Bàn học của em được sắp xếp rất ngăn nắp, với sách giáo khoa và sách tham khảo, truyện chữ và truyện tranh, vở viết và vở bài tập…

Liệt kê không theo cặp: Là kiểu liệt kê hàng loạt các sự vật, hiện tượng có điểm chung tương đồng. Mỗi thành phần được liệt kê phân tách nhau bởi dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy.

Ví dụ: Vườn cây của ông em có trăm hoa đua nở với hoa đào, hoa cúc, hoa mai, hoa lan, hoa ly…

Phân chia dựa trên ý nghĩa

Liệt kê tăng tiến: Là kiểu liệt kê theo một trình tự hoặc quy luật nhất định. Ví dụ như từ cấp bậc nhỏ tới cấp bậc lớn, từ thấp đến cao, từ gần đến xa…

Ví dụ: Trong lớp mình có Lan là tổ trưởng, Minh là lớp phó và Tuấn là lớp trưởng.

Liệt kê không tăng tiến: Các thành phần được liệt kê có mối quan hệ bình đẳng, kể cả khi đảo lộn vị trí thì người đọc, người nghe vẫn hiểu được thông điệp mà câu muốn truyền tải.

Ví dụ: Trong đội bóng của trường có các chân sút cừ khôi là Tuấn, Khôi, An, Minh…

Tác dụng của phép liệt kê là gì?Làm rõ khía cạnh được liệt kê và nhấn mạnh ý của tác giảChứng minh, giải thích cho một nhận định nào đó của người viếtGiúp cho đoạn văn, đoạn thơ có thêm tính biểu cảm
30 tháng 3 2022

Có 2 loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương

Sự tương tác là: cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau

Tham khảo:

- Tác dụng nhiệt
Vd: máy sấy tóc, ấm điện, dây tóc bóng đèn,...
- Tác dụng phát sáng:
Vd: làm sáng bóng đèn bút thử điện, đèn điốt phát quang,...
- Tác dụng từ:
Vd: chuông điện, lõi sắt non cuộn bên trong dây dẫn hút được các vật sắt thép,..
- Tác dụng hóa học:
Vd: áp dụng của việc mạ điện ,...
- Tác dụng sinh lí:
Vd: máy kích tim...

30 tháng 3 2022

Có hai loại điện tích:

+Điện tích dương (+)

+Điện tích âm (-)

Các vật nhiễm điện cùng loại đặt gần nhau thì đẩy nhau

Các vật nhiễm điện khác loại đặt gần nhau thì hút nhau

* Ví dụ :

Một vật nhiễm điện âm thì nhận thêm Electron.

Một vật nhiễm điện dương thì bớt đi Electron.

 

15 tháng 9 2017

Điệp ngữ trong đoạn thơ: Tiêu Tương- Hàm Dương, ngàn dâu – ngàn dâu, xanh xanh – xanh ngắt – Diễn tả khoảng cách nghìn trùng giữa hai người

- Tạo âm điệu trầm buồn, phù hợp với nỗi sầu ly biệt của người chinh phụ

- Diễn tả nỗi xót xa, nỗi mong ngóng khắc khoải giữa hai người

26 tháng 9 2017

- Điệp từ: "chàng" và "thiếp" (được kết hợp ngược chiều trong câu "chàng thì đi…thiếp thì về" hoặc được kết hợp chéo trong cụm từ "lòng chàng ý thiếp").

- Điệp ngữ cách quãng:

Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

- Điệp ngữ đầu – cuối (vòng tròn): phần cuối của câu trên được làm phần mở đầu cho câu dưới:

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

- Tác dụng:

    ●    Tạo nhạc điệu trầm buồn cho thơ, phù hợp với nỗi sầu chia cách của người chinh phụ.

    ●    Gợi lên sự xa cách của không gian.

    ●    Diễn tả sự trùng điệp ngút ngàn mờ mịt của ngàn dâu, nỗi chia li dài dằng dặc không nguôi.

14 tháng 12 2021

help meeee batngo

14 tháng 12 2021

Điệp ngữ: Thương thay

=> Điệp ngữ cách quãng

1 tháng 2 2021

Các tác dụng về dòng điện xoay chiều:

- Tác dụng nhiệt: bóng đèn dây tóc khi sáng thì tỏa nhiệt, bàn ủi nóng lên khi có dòng điện chạy qua

- Tác dụng quang: làm bóng đèn dây tóc sáng, làm bóng đèn LED sáng.

- Tác dụng từ: tác dụng lực từ lên nam châm xung quang nó

- Tác dụng sinh lí: máy kích tim ;dòng điện chạy qua cơ thể người làm tim ngừng đập, cơ co giật...

- Tác dụng hóa học: mạ kim loại ;dòng điện chạy qua dd đồng sunfat làm cho thỏi than nối với cực âm bị bám một lớp đồng

Chúc học tốt !! 
1 tháng 2 2021

Các tác dụng về dòng điện xoay chiều:

- Tác dụng nhiệt: bóng đèn dây tóc khi sáng thì tỏa nhiệt, bàn ủi nóng lên khi có dòng điện chạy qua

- Tác dụng quang: làm bóng đèn dây tóc sáng, làm bóng đèn LED sáng.

- Tác dụng từ: tác dụng lực từ lên nam châm xung quang nó

- Tác dụng sinh lí: máy kích tim ;dòng điện chạy qua cơ thể người làm tim ngừng đập, cơ co giật...

- Tác dụng hóa học: mạ kim loại ;dòng điện chạy qua dd đồng sunfat làm cho thỏi than nối với cực âm bị bám một lớp đồng

13 tháng 5 2018

Ca Huế trên sông Hương là 1 nét đẹp văn hóa riêng độc đáo. Ca Huế có nguồn gốc từ dòng nhạc dân ca, nhạc cung đình hòa hợp. Từ không gian yên tĩnh buổi đêm bỗng bừng lên dàn nhạc hòa tấu những khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ. Những người ca sĩ duyên dáng trình diễn với dàn nhạ do những nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như mổ, vả vỗ, day, chớp... nhịp nhàng uyển chuyển tấu lên những ca khúc làm xao động lòng người. Các thể ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn bã, bâng khuâng, náo nức nồng hậu tình người....

Phép tu từ liệt kê: Phần gạch chân

=> Liệt kê không theo cặp

Tác dụng: (sôi nổi, tươi vui, có buồn bã, bâng khuâng, náo nức nồng hậu tình người....) : Thể hiện các thể loại của ca Huế rất đa dạng phong phú