K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I/Đọc hiểu                                                                                                                                                                     Đọc hiểu văn bản và trả lời câu hỏi:  "Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm...
Đọc tiếp

I/Đọc hiểu                                                                                                                                                                     Đọc hiểu văn bản và trả lời câu hỏi:  "Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay và Bác ta đặt cho một số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!"                                                                                                                                                     
                   Câu 1: Nêu nội dung chính thể hiện trong đoạn văn trên                                                                            
                   Câu 2: Xác định phép liệt kê có trong đoạn văn và nêu công dụng của chúng                           
                   Câu 3: Đặt 1 câu có sử dụng phép liệt kê và gạch chân phép liệt kê đó                                         
                  II/ Tạo lập văn bản:                                                                                                                     
                  Câu 1: Hãy viết đoạn văn(7-9 câu) nêu lên suy nghĩ của em về sự cần thiết của đức tính giản dị trong giới học sinh hiện nay                                                                                                                                                             
                  Câu 2: Tục ngữ có câu "Thương người như thể thương thân" em hãy viết một bài văn giải thích câu tục ngữ ấy

0
I/ Đọc- hiểu: Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:“…Tôi nhận ra, sau khi đã rời xa quê nhà, chiếc bánh chưng không hẳn chỉ là một món ăn truyền thống, nó đã thành sợi dây gắn bó của chính tôi với quê hương. Nếu còn ở Việt Nam, hẳn tôi và các con tôi sẽ không bao giờ biết thế nào là gói bánh, bởi nếu không có ông bà gói hộ và mang đến cho, chúng tôi cũng có thể dễ dàng mua ở bất...
Đọc tiếp

I/ Đọc- hiểu: 
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“…Tôi nhận ra, sau khi đã rời xa quê nhà, chiếc bánh chưng không hẳn chỉ là một món ăn truyền thống, nó đã thành sợi dây gắn bó của chính tôi với quê hương. Nếu còn ở Việt Nam, hẳn tôi và các con tôi sẽ không bao giờ biết thế nào là gói bánh, bởi nếu không có ông bà gói hộ và mang đến cho, chúng tôi cũng có thể dễ dàng mua ở bất cứ đâu. Tôi cũng sẽ không cần lo lắng các con lớn lên mà không hiểu được ý nghĩa ngày Tết là gì. Thế nhưng, tại một nơi cách Việt Nam 16 tiếng đồng hồ bay, việc cả nhà cùng gói mấy chiếc bánh chưng lại khiến tôi nao lòng đến thế.
Tôi đã gần như bật khóc khi cầm thành phẩm hít hà, mùi của lá dong, mùi của nếp, mùi của Tết đây rồi. Bánh dẻo, thơm mùi lá chín, bên trong đậm đà thịt và mỡ quyện vào nhau. Bọn trẻ vui tươi nhìn mâm cơm có bánh, giò, gà luộc và dưa muối: "Trông giống Tết ở nhà ông bà rồi mẹ nhỉ?"
Hóa ra, những thứ gắn kết tôi với quê hương chính là những điều nhỏ bé như việc tự tay gói chiếc bánh chưng cùng cả nhà đón Tết nơi xứ người. Khi cầm trên tay cái bánh, trái tim xa quê hương của tôi phần nào được chữa lành, được an ủi. Tôi cảm nhận sâu sắc rằng mình thực sự là một người Việt Nam. Và tôi mong rằng, các con của tôi, dù mang quốc tịch nào, sống ở đâu, cũng sẽ luôn nhận rõ mùi vị mà chúng thuộc về”.
Ngô Thị Phương Lê(https://vnexpress.net/goc-nhin/nho-thuong-mui-tet-)
Câu 1. Nhân vật “tôi ” nhận ra điều gì về “chiếc bánh chưng” thể hiện trong văn bản?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng một biện pháp tu từ cú pháp trong câu: Tôi đã gần như bật khóc khi cầm thành phẩm hít hà, mùi của lá dong, mùi của nếp, mùi của Tết đây rồi..
Câu 3. Trong văn bản, tại sao nhân vật “tôi ” lại mong muốn “ các con của tôi, dù mang quốc tịch nào, sống ở đâu, cũng sẽ luôn nhận rõ mùi vị mà chúng thuộc về”.
Câu 4.  Em có đồng tình với quan điểm này không: Hóa ra, những thứ gắn kết tôi với quê hương chính là những điều nhỏ bé như việc tự tay gói chiếc bánh chưng cùng cả nhà đón Tết nơi xứ người. Vì sao?
II/ Tạo lập văn bản : 
Câu 1 : Viết đoạn văn 150 chữ về tình yêu quê hương.
Câu 2: Phân tích tâm trạng của ông Hai trong các đoạn trích sau :

0
                                                                        *Đề 3Phần I: Đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:Choắt không dậy được nữa nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:-         Nào tôi đâu biết cớ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm...
Đọc tiếp

                                                                        *Đề 3

Phần I: Đọc hiểu văn bản:

 Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

Choắt không dậy được nữa nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:

-         Nào tôi đâu biết cớ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

Tôi không ngờ Dế Choắt lại nói với tôi một câu như thế này:

-       Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăn bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Thế rồi Dế Choắt tắt thở.Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nắm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

(Trích ngữ văn 6. Bộ Chân trời sáng tạo , nhà xuất bản Giáo dục 2021)

Câu 4: Dế Choắt đã nói gì với Dế Mèn trước khi chết? Em hiểu gì về lới khuyên ấy?

Câu 5: Từ đoạn văn trên em rút ra được bài học gì?

Câu 6: Xác định biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng:

Thế rồi Dế Choắt tắt thở.Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.

Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng.

Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum.

Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

Câu 7:Xác định chũ ngữ, vị ngữ rong câu sau:

Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum

1
18 tháng 2 2022

Anh ơi  .-. 

Câu 2 là từ đoạn trích trên rút ra bài học gì chứ đâu phải nêu nội dung chính anh chỉ cần ghi là "không nên hống hách, kiêu ngạo " là được rồi.

Câu 3 : anh thiếu nêu tác dụng của những biện pháp tu từ anh nêu trên. 

Câu 4 : đây đâu phải câu ghép đâu anh mà có tận 2 cặp chủ vị ạ. Ở đây không hề có dấu hiệu nào cho thấy đây là câu ghép không được nối bằng các từ nối và dấu "," 

18 tháng 2 2022

Tham Khảo 

Câu 1

Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.”

=>>  Lời nói của Dế Choắt muốn khuyên Dế Mèn không nên sống hung hăng,kiêu ngạo coi thường người khác thì sớm muộn gì cũng gặp quả báo.

Câu 2

Nội dung chính là dế choắt đang dạy cho dế mèn bài học đường đời đầu tiên rằng phải biết cư sử đúng không kêu căng, hống hách rồi lại hối hận

Câu 3

Xác định biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng:

Thế rồi Dế Choắt tắt thở.Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.

Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng.

Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum.

Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

Nghệ thuật : điệp ngữ , phép nối 

Câu 4 

Tôi  // đem xác Dế Choắt //đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum

                             C2                         V2                            

Cn1           Vn1

=> Câu mở rộng

                                                                        *Đề 3Phần I: Đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:Choắt không dậy được nữa nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:-         Nào tôi đâu biết cớ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm...
Đọc tiếp

                                                                        *Đề 3

Phần I: Đọc hiểu văn bản:

 Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

Choắt không dậy được nữa nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:

-         Nào tôi đâu biết cớ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

Tôi không ngờ Dế Choắt lại nói với tôi một câu như thế này:

-       Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăn bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Thế rồi Dế Choắt tắt thở.Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nắm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

(Trích ngữ văn 6. Bộ Chân trời sáng tạo , nhà xuất bản Giáo dục 2021)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 3: Kể tên các nhân vật có trong đoạn trích.

Câu 4: Dế Choắt đã nói gì với Dế Mèn trước khi chết? Em hiểu gì về lới khuyên ấy?

Câu 5: Từ đoạn văn trên em rút ra được bài học gì?

Câu 6: Xác định biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng:

Thế rồi Dế Choắt tắt thở.Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.

Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng.

Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum.

Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

Câu 7:Xác định chũ ngữ, vị ngữ rong câu sau:

Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum

4
18 tháng 2 2022

Câu 1: PTBĐ: Tự sự

Câu 2: Đoạn văn trên được trích từ VB Bài học đường đời đầu tiên - Tác giả: Tô Hoài

Câu 3: Các nhân vật có trong đoạn trích là: Dế Choắt, Dế Mèn

Câu 4: Dế Choắt đã nói với Dế Mèn:

-       Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăn bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Em hiểu được về lời khuyên: Trước khi làm một việc gì cũng phải suy nghĩ kĩ càng, chớ nên làm vội, còn thói hung hăng, bây bạ thì cũng nên bỏ. Vì nếu không sẽ mang vạ vào thân mình

Câu 5:

Bài học mà em rút ra là: Trong cuộc sống, chúng ta phải biết suy nghĩ nên làm việc gì, không nên làm việc gì, nếu mà có thói hung hăng như Dế Mèn trong câu chuyện trên thì sớm muộn cũng mang vạ vào thân.

Câu 7: 

CN: Tôi

VN: đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum

18 tháng 2 2022

Câu 6: 

BPNT: Nhân hóa

Tác dụng: Làm cho lời nói của Dế Mèn thêm sinh động, giống lời nói của con người hơn. Làm mọi người cảm thấy gần gũi

I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN      Soạn...
Đọc tiếp

I. PHẦN VĂN BẢN:      Soạn các văn bản: Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác. - Đọc kĩ phần văn bản và chú thích. - Trả lời hệ thống các câu hỏi phần Đọc – hiểu (sgk). II. PHẦN TIẾNG VIỆT      Soạn các bài Tiếng Việt: So sánh (tt); Nhân hóa. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, phân loại, tác dụng. - Nêu ví dụ. II. PHẦN VĂN      Soạn các bài: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả; Phương pháp tả cảnh. 
- Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi ở phần ngữ liệu sgk. - Nắm được mục đích của việc áp quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Tìm hiểu các bước tả cảnh và bố cục của một bài văn tả cảnh.

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Điểm giống nhau giữa đọc hiểu văn bản nghị luận và đọc hiểu văn bản thông tin ở Ngữ văn 11 và Ngữ văn lớp 10:

+ Văn bản nghị luận: đều cần tập trung chú ý đến đề tài, ý nghĩa của vấn đề được bài viết nêu lên và cách tác giả nêu ý kiến, sử dụng lý lẽ, bằng chứng cụ thể để thuyết phục người đọc.

+ Văn bản thông tin: đều chú ý đến nhận biết cách triển khai thông tin, bố cục, mạch lạc của văn bản, thái độ, quan điểm của người viết.

- Điểm khác nhau giữa đọc hiểu văn bản nghị luận và đọc hiểu văn bản thông tin ở Ngữ văn 11 và Ngữ văn lớp 10: chủ đề, đề tài mà các văn bản nói đến khác nhau nên việc tìm hiểu, vận dụng kiến thức sẽ hướng tới khác nhau.

Ngữ văn - Lớp 8 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Tam đại con gà Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim...
Đọc tiếp

Ngữ văn - Lớp 8 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : Tam đại con gà Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm. Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba. Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: – Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì… Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: – Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”? Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ: – Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê” mà “kê” nghĩa là “gà” nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia. Chủ nhà càng không hiểu, hỏi: – Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao? – Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà! ( SGK Ngữ văn 10, Trang 78-79, Tập I, NXBGD 2006) Câu 1.Truyện “Tam đại con gà” thuộc thể loại nào? A. Truyện cười. B. Truyện đồng thoại. C. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 4. Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì? A. Mua vui, giải trí. B. Phê phán sự coi thường của người cha đối với thầy đồ. C. Phê phán thói hư, tật xấu của thầy đồ xưa. D. Phê phán thói dốt nát và sĩ diện hão của ông thầy đồ xưa. Câu 5. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “thổ công”? A. Vị thần trông coi về sự sống. B. Vị thần trông coi việc bếp núc trong gia đình. C. Vị thần trông coi nhà cửa, đất cát gia đình. D. Vị thần se duyên đôi lứa. Câu 6. Em có nhận xét gì về những điều ông thầy đã làm trong truyện “Tam đại con gà”? A. Đây là những hành động thể hiện sự khôn lỏi. B. Đây là những hành động phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ. C. Đây là những hành động thể hiện sự liều lĩnh của thầy đồ. D. Đây là những hành động trái với tự nhiên, không thể có trong công việc dạy học của một người thầy đích thực. Câu 7. Chi tiết thầy đồ bảo học trò đọc khẽ câu “Dủ dỉ là con dù dì” có ý nghĩa gì? A. Có ý che giấu, không để người khác học lỏm. B. Thể hiện sự ngụy biện, chống chế cho sai lầm của mình. C. Thể hiện sự dốt nát, mê tín của thầy đồ. D. Đây là biểu hiện cho sự thận trọng muốn che giấu cái dốt của mình. Câu 8.Thầy đồ trong câu chuyện là người như thế nào? A. Là một học trò dốt nhưng hay nói chữ, mê tín dị đoan. B. Là một người học rộng, tài cao. C. Là người yêu quý trẻ con. D. Là người rất ham học hỏi. Câu 9. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên. Câu 10. Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ?

0
                                                               ĐỀ 2:Phần I: Đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:“…..Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy cá khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn ai cũng quen mình cả. Không...
Đọc tiếp

 

                                                              ĐỀ 2:

Phần I: Đọc hiểu văn bản:

 Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“…..Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy cá khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn ai cũng quen mình cả. Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. ấy vậy, tôi cho tôi giỏi. Những gã xốc nổi thường làm cử chỉ ngông cuồng là tài cao. Tôi quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi….”

(Trích ngữ văn 6. Bộ “Chân trời sáng tạo” , nhà xuất bản Giáo dục 2021)

Câu 1 Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 2: Kể tên các nhân vật có trong đoạn trích.

Câu 3: Dế Mèn đã là gì để thử sự lợi hại của chiếc vuốt?

Câu 4:

a.      Nêu khái quát nội dung của đoạn trích trên?

b.      Chỉ ra hai chi tiết thể hiện nội dung ấy.

Câu 5 Xác định biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng:

+ “Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”.

+ “Tôi quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm”

+ “Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm”.

Câu 6: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:

                      Tôi đi đứng oai vệ.

4
18 tháng 2 2022

.

18 tháng 2 2022

tách nhỏ ra được ko bn ?gianroi

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Văn bản thông tin

Văn bản nghị luận

bàn về thông tin nhiều hơn → Ít luận điểm hơn văn bản nghị luận.  Văn bản thông tin thường tập trung vào giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi nào đó; vừa giúp người đọc khám phá những nét đẹp văn hóa hoặc một số hoạt động truyền thống nổi tiếng.

nhiều luận điểm, luận cứ, lý lẽ, dẫn chứng. Nghị luận văn học tập trung vào phân tích các tác phẩm văn học (tác giả, tác phẩm…) và đặc điểm nhân vật gắn với các văn bản đã học. Nghị luận xã hội có nội dung chính là bàn luận về một tư tưởng, quan điểm

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Mẹ và QuảNhững mùa quả mẹ tôi hái đượcMẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồngNhững mùa quả lặn rồi lại mọcNhư mặt trời, khi như mặt trăng.Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lênCòn những bí và bầu thì lớn xuốngChúng mang dáng giọt mồ hôi mặnRỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.Và chúng tôi, một thứ quả trên đờiBảy mươi tuổi mẹ đợi chờ...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Mẹ và Quả

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng.

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

(Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2 (0,75đ): Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng. 

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng

 

Câu 3 (0,75đ): Hình ảnh “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?” gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 4 (1đ): Nêu suy nghĩ của em về bài thơ trên.

0