K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

"Ếch ngồi đáy giếng" thuộc thể loại truyện ngụ ngôn. Hai văn bản đã học cùng thuộc thể loại trên là "Thầy bói xem voi" và "Đeo nhạc cho mèo".

24 tháng 1

2 văn bản nữa là:"Đẽo cày giữa đường"và "Con mối và con kiến"

1 tháng 4 2017

“Ếch ngồi đáy giếng” thuộc thể loại truyện ngụ ngôn của dân gian

4 tháng 12 2018
Truện truyền thuyếtTruyện cổ tíchTruyện ngụ ngônTruyện cười
Kể về các nhân vật có trong ự kiện lịch ư thời quá khứKể về cuộc đời một ở kiểu nhân vật quen thuộc Mượn chuyện của loài vật hoặc chính con người để nói bóng gió Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc ông
Có yếu tố tưởng tượng kì ảoCó yếu tố hoang đườngCó yếu tố ngụ ýCó yếu tố gây cười
Người kể người nghe tin vào truyện có thật . Thể hiện cách đánh giá của nhân dân về nhân vật và u kiện lịch ư

Người kể người nghe ko tin vào câu truyện có thật

   Thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái đẹ , cải thiện

Khuyên nhủ răn dạy con người tanói về những thói hư tật au trong ã hội

Những từ nào có chữ thiếu thì bạn tư thêm nha máy tính mk nó bị đơ  

22 tháng 11 2016

Vì: Ngụ ngôn là một thể loại của văn học giáo huấn, mang nội dung đạo đức, có hình thức thơ hoặc văn xuôi tương đối ngắn, sử dụng phúng dụ như một nguyên tắc tổ chức tác phẩm. Tác phẩm trên đã thể hiện được điều đó.

22 tháng 11 2016

Vì truyện "Ếch ngồi đáy giếng"La muon chuyen cua con vat!

27 tháng 2 2021

Tham khảo:

1Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài

-         Kể theo ngôi thứ nhất (Dế Mèn kể)

-         Bài học đầu tiên của Dế Mèn là không nên kiêu căng, xốc nổi

 2. Vượt thác – Võ Quảng

-         Nhân vật chính: Dượng Hương Thư

-         Phương thức biểu đạt: miêu tả

-         Miêu tả: cảnh thiên nhiên và con người

 

 4. Lượm – Tố Hữu

-         Ra đời giai đoạn kháng chiến chống Pháp

-         Thể thơ: thơ bốn chữ

-         Phương thức biểu đạt: tự sự + miêu tả + biểu cảm

-         Sử dụng nhiều từ láy: gợi hình, giàu âm điệu: Đoạn miêu tả hình dáng Lượm “Chú bé loắt choắt... Nhảy trên đường vàng” (Học thuộc lòng)

-         Cách ngắt dòng các câu thơ (khi tác giả hay tin Lượm hy sinh): thể hiện sự đau xót, nghẹn ngào

-         Kết cấu đầu cuối tương ứng khắc sâu hình ảnh nhân vật, làm nổi bật chủ đề tác phẩm: Lượm sống mãi trong lòng chúng ta.

 5. Cây tre Việt Nam – Thép Mới

     -         Kết hợp giữa chính luận và trữ tình (Thể kí)

-         Xây dựng hình ảnh: phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng

-         Sử dụng hiệu quả các phép tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ

6Sông nước Cà Mau  –  Đoàn Giỏi

a) Nghệ thuật :

- Phương thức biểu đạt : miêu tả + thuyết minh

- Miêu tả từ bao quát đến cụ thể

- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ

- Từ ngữ : gợi hình, chính xác

b) Ý nghĩa văn bản :

Văn bản miêu tả thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã; cuộc sống con người ở chợ Năm Căn tấp nập, trù phú, độc đáo. Văn bản là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.

7. Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh

- Nhân vật chính : người anh + Kiều Phương

- Nhân vật trung tâm : người anh

- Kể theo ngôi thứ nhất ( người anh  kể )

- Cô em gái trong truyện có tài năng hội họa

- Trong truyện người anh đã đố kị với tài năng của cô em gái nhưng nhờ tình cảm, tấm lòng nhân hậu của người em nên người anh đã nhận ra tính xấu đó.

a) Nghệ thuật :

- Phương thức biểu đạt : kể chuyện + miêu tả

- Kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, chân thật

- Miêu tả chân thật, tinh tế diễn biến tâm lí của nhân vật

b) Ý nghĩa văn bản :

Văn bản kể về người anh và cô em gái có tài hội họa. Văn bản cho thấy : tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở mình. Vì vậy, tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn lòng ghen ghét, đố kị.

 

9. Cô Tô   –     Nguyễn Tuân

a) Nghệ thuật :

- Khắc họa hình ảnh : tinh tế, chính xác, độc đáo

- Sử dụng các phép so sánh mới lạ

- Từ ngữ : giàu tính sáng tạo

b) Ý nghĩa văn bản :

Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó, ta thấy tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương.

10. Hướng dẫn đọc thêm : LÒNG YÊU NƯỚC  – I. Ê-ren-bua

a) Nghệ thuật :

- Kết hợp giữa chính luận và trữ tình

- Phương thức biểu đạt : miêu tả + biểu cảm

- Miêu tả : tinh tế, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu

- Biểu hiện cảm xúc tha thiết, sôi nổi và suy nghĩ sâu sắc

- Lập luận : lô-gíc và chặt chẽ

b) Ý nghĩa văn bản :

Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc nhất nơi nhà, xóm, phố, quê hương. Lòng yêu nước trở nên mãnh liệt trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đó là bài học thấm thía mà nhà văn I-li-a Ê-ren-bua truyền tới.

11. Lao xao  –  Duy Khán

a) Nghệ thuật :

- Miêu tả : tự nhiên, sinh động, hấp dẫn

- Sử dụng nhiều yếu tố dân gian : đồng dao, thành ngữ

- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ : so sánh, nhân hóa, …

- Lời văn : giàu hình ảnh

b) Ý nghĩa văn bản :

Văn bản đã cung cấp những thông tin bổ ích và lí thú về đặc điểm một số loài chim ở làng quê nước ta, đồng thời cho thấy mối quan tâm của con người với loài vật trong thiên nhiên. Bài văn đã tác động đến người đọc tình cảm yêu quý các loài vật quanh ta, bồi đắp thêm tình yêu làng quê đất nước,

12. Cầu Long Biên  – Chứng nhân lịch sử       ( Thúy Lan )

a) Nghệ thuật :

- Phương thức biểu đạt : thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm

- Nêu số liệu cụ thể

- Sử dụng phép tu từ : so sánh, nhân hóa, …

b) Ý nghĩa văn bản :

Văn bản đã cho thấy ý nghĩa lịch sử trọng đại của cầu Long Biên : chứng nhân đau thương và anh dũng của dân tộc ta trong chiến tranh và sức mạnh vươn lên của đất nước ta trong sự nghiệp đổi mới. Bài văn là chứng nhân cho tình yêu sâu nặng của tác giả đối với cầu Long Biên cũng như đối với thủ đô Hà Nội.

13. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ  –  Xi-át-tơn

a) Nghệ thuật :

- Phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ và thủ pháp đối lập đã được sử dụng phong phú, đa dạng tạo nên sức hấp dẫn, thuyết phục của bức thư.

- Ngôn ngữ : biểu lộ tình cảm chân thành, tha thiết với mãnh đất quê hương – nguồn sống của con người.

- Khắc họa cuộc sống thiên nhiên đồng hành với cuộc sống của người da đỏ

b) Ý nghĩa văn bản :

Nhận thức về vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực và lâu dài : Để chăm lo và bảo vệ mạng sống của mình, con người phải biết bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.

14. Động Phong Nha  –  Trần Hoàng

a) Nghệ thuật :

- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả gợi hình, biểu cảm

- Sử dụng các số liệu cụ thể, khoa học

- Miêu tả sinh động, từ xa đến gần theo trình tự không gian, thời gian hành trình du lịch Phong Nha

b) Ý nghĩa văn bản :

Cần phải bảo vệ danh lam thắng cảnh cũng như thiên nhiên, môi trường để phát triển kinh tế du lịch và bảo vệ cuộc sống của con người.

18 tháng 10 2023
1. Bài học rút ra từ truyện "Ếch Ngồi Đáy Giếng" là sự quan trọng của sự kiên nhẫn và kiên trì. Truyện nhắc nhở chúng ta không nên bỏ cuộc dễ dàng khi gặp khó khăn, mà hãy kiên nhẫn và kiên trì để vượt qua mọi thử thách 2. Đặc điểm của truyện ngụ ngôn trong văn bản "Ếch Đáy Giếng" là việc sử dụng nhân vật và tình huống hư cấu để truyền đạt một thông điệp hay một bài học. Truyện ngụ ngôn thường sử dụng các hình ảnh, biểu tượng và tình tiết tượng trưng để truyền đạt ý nghĩa sâu sắc 3. Một ví dụ về văn bản khác thể loại trong bài 2 có thể là một bài viết khoa học về quá trình hình thành và phát triển của ếch trong môi trường sống của chúng 4. Công dụng của đấu chấm lửng là tạo ra một dấu chấm ngắn hơn dấu chấm câu thông thường, nhưng vẫn giữ lại một sự liên kết giữa các ý trong câu. Đấu chấm lửng thường được sử dụng để tạo ra sự gián đoạn, sự nghi ngờ hoặc để tạo ra một hiệu ứng câu chuyện dài dòng
bạn tham khảo nha