K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Xin chào quý du khách! Hôm nay, tôi rất vinh dự được là hướng dẫn viên du lịch dẫn dắt quý vị khám phá vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của đới lạnh - nơi được mệnh danh là "thiên đường tuyết trắng". Đới lạnh trải dài trên các vĩ độ cao quanh hai cực Bắc và Nam, nơi có khí hậu vô cùng khắc nghiệt với mùa đông dài và lạnh giá, mùa hè ngắn ngủi và mát mẻ. Tuy nhiên, chính sự khắc nghiệt ấy lại tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng độc đáo và thu hút. Đến với đới lạnh, du khách sẽ choáng ngợp trước những dải băng tuyết trắng xóa trải dài tít tắp, những ngọn núi hùng vĩ phủ đầy tuyết trắng, sừng sững giữa trời mây. Tận mắt chứng kiến những khối băng trôi khổng lồ trên biển, du khách sẽ cảm nhận được sức mạnh phi thường của thiên nhiên. Đới lạnh tuy khắc nghiệt nhưng lại sở hữu hệ sinh thái vô cùng đa dạng với nhiều loài động thực vật độc đáo. Du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những chú gấu Bắc Cực to lớn, những chú chim cánh cụt đáng yêu, những đàn hải cẩu lững thững trên bờ tuyết hay những loài cá bơi lội trong làn nước lạnh giá. Du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu văn hóa độc đáo của các cư dân bản địa ở đới lạnh. Du khách sẽ được thưởng thức những món ăn đặc trưng, được tham gia vào các lễ hội truyền thống và hòa mình vào cuộc sống của người dân nơi đây. Đến với đới lạnh, du khách có thể tham gia vào nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn như: đi du thuyền trên biển băng, trượt tuyết, leo núi, câu cá, khám phá hang động băng,... Tất cả sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên. Đới lạnh với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ và hệ sinh thái đa dạng sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm du lịch vô cùng độc đáo và ấn tượng. Hãy đến và khám phá "thiên đường tuyết trắng" này để cảm nhận sức mạnh phi thường của thiên nhiên và lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời.

20 tháng 3

Xin chào quý du khách! Hôm nay, tôi rất vinh dự được là hướng dẫn viên du lịch dẫn dắt quý vị khám phá vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của đới lạnh - nơi được mệnh danh là "thiên đường tuyết trắng". Đới lạnh trải dài trên các vĩ độ cao quanh hai cực Bắc và Nam, nơi có khí hậu vô cùng khắc nghiệt với mùa đông dài và lạnh giá, mùa hè ngắn ngủi và mát mẻ. Tuy nhiên, chính sự khắc nghiệt ấy lại tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng độc đáo và thu hút. Đến với đới lạnh, du khách sẽ choáng ngợp trước những dải băng tuyết trắng xóa trải dài tít tắp, những ngọn núi hùng vĩ phủ đầy tuyết trắng, sừng sững giữa trời mây. Tận mắt chứng kiến những khối băng trôi khổng lồ trên biển, du khách sẽ cảm nhận được sức mạnh phi thường của thiên nhiên. Đới lạnh tuy khắc nghiệt nhưng lại sở hữu hệ sinh thái vô cùng đa dạng với nhiều loài động thực vật độc đáo. Du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những chú gấu Bắc Cực to lớn, những chú chim cánh cụt đáng yêu, những đàn hải cẩu lững thững trên bờ tuyết hay những loài cá bơi lội trong làn nước lạnh giá. Du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu văn hóa độc đáo của các cư dân bản địa ở đới lạnh. Du khách sẽ được thưởng thức những món ăn đặc trưng, được tham gia vào các lễ hội truyền thống và hòa mình vào cuộc sống của người dân nơi đây. Đến với đới lạnh, du khách có thể tham gia vào nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn như: đi du thuyền trên biển băng, trượt tuyết, leo núi, câu cá, khám phá hang động băng,... Tất cả sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên. Đới lạnh với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ và hệ sinh thái đa dạng sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm du lịch vô cùng độc đáo và ấn tượng. Hãy đến và khám phá "thiên đường tuyết trắng" này để cảm nhận sức mạnh phi thường của thiên nhiên và lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời của chúng ta.

D
datcoder
CTVVIP
27 tháng 11 2023

Việt Nam nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, đặc biệt là nhưng vùng núi cao có thời tiết lạnh. Trong số đó ko thể ko nhắc đến Đà Lạt. với vẻ đẹp lung linh bí ẩn cùng cái lạnh se se người khiến du khách đến đây khó có thể quên đực và tưởng chừng như không rời mắt được. Ngoài ra, Đà Lạt còn nổi tiếng là vùng hoa đẹp nhất nước ta, là nơi cung cấp hoa cho cả trong và ngoài nước. Vẻ đẹp của Đà lạt là sự kết hợp cổ điển với hiện đại. Về đêm bầu trời và khung cảnh càng thêm lung linh lãng mạn bỡi những ánh đèn khiến thành phố lột xác hoàn toàn. Đà Lạt đúng là một danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước Việt Nam.

9 tháng 8 2023

(*) Tham khảo
- Tên vùng: Nam Bộ
- Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu:
+ Danh lam thắng cảnh: đảo Phú Quốc; Côn Đảo; núi Bà Đen,…
+ Di tích lịch sử - văn hóa: Dinh Độc Lập; Địa đạo Củ Chi,…
- Câu chuyện lịch sử liên quan mà em thích: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
+ Đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước ở Việt Nam có bước chuyển biến mới. Khác với các nhà yêu nước tiền bối hưởng về Nhật Bản, Nguyễn Tất Thành lựa chọn sang phương Tây. Người muốn đến nước Pháp để tìm hiểu xem “nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi sẽ trở về giúp đồng bào mình”.
+ Ngày 5/6/1911, trên con tàu mang tên Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành với tên gọi là Văn Ba đã rời Bến Nhà Rồng ra đi mang theo hoài bão tìm đường cứu nước, cứu dân.
- Chia sẻ cảm nghĩ của em về vùng đó:
+ Vùng Nam Bộ có hoạt động sản xuất đa dạng.
+ Cư dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm với nhiều tấm gương. Do đó, khu vực này được mệnh danh là “thành đồng Tổ quốc”.

28 tháng 9 2016

Đền Trần hay Di tích nhà Trần thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Khu di tích rộng tới hàng chục héc ta với đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, chùa tháp Phổ Minh.

Sử cũ còn lưu, vào năm 1239 nhà vua cho xây hành cung ở làng quê mình để lúc thư nhàn về thăm. Đến năm 1262, Thái Thượng hoàng Trần Thái Tông tới hành cung ở Tức Mặc, ban yến tiệc cho dân và thăng làng Tức Mặc lên thành phủ Thiên Trường, dựng tiếp cung Trùng Quang để cho các vua đã nhường ngôi về ở. Phía tây cung đình là chùa Phổ Minh, lại dựng một cung riêng cho các vua đương triều mỗi khi về thăm Thái Thượng hoàng nghỉ tại đó.

Hơn bảy trăm năm đã trôi qua, cung điện cũ không còn, nay có ngôi đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần cùng các đế hậu, đế phi được khởi dựng từ thời Hậu Lê. Bên cạnh đền Thiên Trường là đền Cố Trạch thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và gia quyến cùng các tướng tâm phúc của ông được dựng từ 


Cùng với việc đúc tượng 14 vị vua đời Trần, 14 đỉnh đồng thờ tại tôn miếu, tỉnh Nam Định còn quy hoạch xây dựng khu di tích thành một công trình văn hoá xứng với tầm vóc của một triều đại có công giữ gìn và hưng thịnh đất nước.

 

Hội Đền Trần diễn ra từ ngày 15 – 20 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Nghi lễ gồm các lễ rước từ các đình, đền xung quanh về dâng hương, tế tự ở đền Thượng thờ 14 vị vua Trần. Lễ dâng hương có 14 cô gái đồng trinh đội 14 mâm hoa quả đi vào đền trong tiếng nhạc lễ dâng lên 14 ngai vua. Những năm chẵn, hội mở to hơn.

Trước sân đền, phấp phới lá cờ đại – lá cờ hội truyền thống với năm màu rực rỡ biểu trưng cho ngũ hành, hình vuông biểu tượng đất (âm), rìa tua hình lưỡi liềm biểu tượng trời (dương). Chính giữa cờ hội thêu chữ “Trần” bằng Hán tự do hai chữ “Đông” và “A” ghép lại, mãi mãi rạng rỡ tinh thần hào khí “Đông A”. Lễ hội được cử hành trang nghiêm, đám rước với cờ quạt, chiêng trống, kiệu lễ, kiệu bát cống, kéo dài hàng nửa cây số.

Hội có nhiều trò vui hấp dẫn như: chọi gà, diễn võ năm thế hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, múa bài bông và hát văn – tương truyền có từ thời Trần truyền lại.

Theo sử sách, đời vua Trần Nhân Tông, sau khi chiến thắng giặc Nguyên Mông, nhà vua cho mở tiệc mừng suốt ba ngày liền gọi là “Thái Bình diên yến”. Trần Quang Khải đã sáng tác điệu múa mừng chiến thắng mang tên múa “Bài bông”.

Vũ công là những cô gái xinh đẹp mặc quần áo dân tộc, mỗi người đặt một chiếc đòn gánh ngắn trên vai, hai đầu quẩy hai chiếc giỏ xếp đầy hoa hoặc hai chiếc đèn lồng bằng giấy. Người múa còn cầm chiếc quạt phụ hoạ cho động tác múa. Múa “Bài bông” chia thành bát dật, lục dật, tứ dật đến thời Nguyễn đã thành quy củ. Ngày nay, phường Phương Bông ngoại thành Nam Định vẫn duy trì đội múa có trình độ điêu luyện.

Cũng theo hồi cố của các bậc bô lão địa phương thì vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, đúng rằm tháng Giêng, trước sân đền Thượng tổ chức nghi lễ Khai ấn với sự tham gia của bảy làng: Vọc, Lốc, Hậu Bồi, Bảo Lộc, Kênh, Bái, Tức Mặc

Các làng rước kiệu các vị thần về tụ tập ở đền Thượng để tế các vua Trần. Nghi thức này phản ánh một tập tục cổ: sau những ngày nghỉ tết, từ rằm tháng Giêng thì triều đình trở lại làm việc bình thường. Khai ấn là mở đầu cho ngày làm việc của năm mới.

Những năm gần đây, lễ Khai ấn tại đền Trần vào đêm 14 rạng ngày rằm tháng Giêng âm lịch đã trở thành hoạt động văn hóa vượt ra khỏi phạm vi địa phương, thu hút sự quan tâm của đồng bào cả nước.

Lễ khai ấn trước hết là một tập tục từ thế kỷ XIII của triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ. Tại phủ Thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công. Thiên Trường không phải là kinh đô nước Việt nhưng gắn với việc khai ấn là bởi trong kháng chiến chống Nguyên – Mông, Thăng Long thực hiện vườn không nhà trống, rút lui chiến lược thì nơi đây là căn cứ địa dễ tiến thoái như một “thủ đô kháng chiến” để tận dụng địa thế và huy động sức người sức của cả một vùng trấn Sơn Nam, phủ Thiên Trường. Vậy nên danh sĩ Phạm Sư Mạnh mới gọi nơi đây là “Hùng thắng Đông kinh hộ ấn vàng”.
Trải bao thế kỷ, ấn cũ không còn. Năm 1822, vua Minh Mạng kinh lý qua Ninh Bình có ghé thăm nơi đây và cho khắc lại. Ấn cũ khắc là “Trần triều chi bảo”, ấn mới khắc là “Trần triều điển cố” để nhắc lại tích cũ, dưới đó có thêm câu “Tích phúc vô cương”. Từ đấy, lễ Khai ấn vào giờ Tý ngày rằm tháng Giêng (từ 11 giờ đêm 14 đến 1 giờ sáng) là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ trời, đất, tiên tổ. Còn trong dân gian truyền tụng, xin được dấu ấn sẽ may mắn cả năm và rạng rỡ đường công danh. Chính vì vậy những ngày này, khách hành hương kéo về đền Thiên Trường rất đông, có thời điểm đến 2 vạn người.

Đến Thiên Trường, đến với hội đền Trần không chỉ để chiêm bái vẻ đẹp mà còn thể hiện lòng thành kính biết ơn đất nước, cha ông.
__________________

9 tháng 8 2023

Hướng dẫn:

Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945. Với những giá trị mang tính toàn cầu của mình, quần thể di tích Cố đô Huế trở thành di sản văn hoá đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản thế giới năm 1993.  

Từ năm 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Đây cũng là nơi hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hóa có giá trị, có thể kể đến như ở phía bờ Bắc của con sông Hương là hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn gồm ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử Cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh... Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế như: Nghinh Lương Ðình, Phu Văn Lâu, Kỳ Ðài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành... Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên. 
Xa xa về phía Tây của Kinh thành nhưng cũng nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hóa. Kiến trúc lăng tẩm ở đây mang một phong thái hoàn toàn riêng biệt của Việt Nam,  phản ánh cuộc đời và tính cách của vị chủ nhân đang yên nghỉ. Ngoài ra, những địa danh tô điểm thêm nét đẹp của quần thể di tích Cố đô Huế có thể kể đến là: Sông Hương, Núi Ngự, Chùa Thiên Mụ, Bạch Mã, Lăng Cô, Thuận An... 

Năm 1993, UNESCO khi quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá của nhân loại, đã khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của quần thể di tích Cố đô Huế. Theo đó, quần thể di tích Cố đô Huế tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, là những kiệt tác do bàn tay con người tạo dựng, có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật kiến trúc. Cố đô Huế cũng là một quần thể kiến trúc tiêu biểu của một thời kỳ lịch sử quan trọng, có sự kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng và tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn và các danh nhân lịch sử. 

NG
25 tháng 10 2023

Tràng An Ninh Bình là một trong những khu du lịch đẹp nhất của Bắc bộ. Mọi thứ đẹp nhất ở đây được thiên nhiên ban tặng. Từ những dãy núi uốn lượn hùng vỹ, bao quanh là dòng nước trong vắt, ngồi trên thuyền mộc bạn sẽ được khám phá các hang động kỳ bí đến những cánh đồng lúa bên suối đẹp bình dị. Tất cả tạo nên một khung ảnh ảo mộng, đẹp như trong tranh cứ dần dần mở ra trước mắt. 

20 tháng 5 2022

Tham Khảo

Đà Nẵng rất nổi tiếng với khu du lịch Bà Nà Hill trên đỉnh núi. Trung tâm thành phố này có rất nhiều cây cầu, nổi tiếng nhất là cầu sông Hàn. Đây là cầu đầu tiên ở Việt Nam có thể quay được. Những cây cầu cũng là niềm tự hào của người dân địa phương. Ngoài ra, Đà Nẵng còn có rất nhiều hang động và bãi biển đẹp. Thành phố đáng sống này cũng có rất nhiều món ăn ngon khiến du khách phải khen ngợi và nhớ về. Bạn nên tới tham quan Đà Nẵng vào khoảng thời gian từ khoảng đầu tháng 4 đến hết tháng 8 dương lịch. Bởi vì thời gian này, Đà Nẵng nhiều nắng, ít mưa, rất thuận lợi để tham quan và hoạt động ngoài trời. 

20 tháng 5 2022

Thảm khảo:    

         Đến với Đà Nẵng bạn sẽ có cơ hội ngắm bãi biển thơ mộng nhất hành tinh. Chiêm ngưỡng những cây cầu ấn tượng thế giới. Thưởng lãm lễ hội pháo hoa quốc tế. Những công trình kiến trúc tuyệt đẹp. Và còn nhiều địa điểm ăn, uống, vui chơi mà bất cứ du khách nào cũng muốn thử một lần.

9 tháng 1 2022

húng ta có quyền tự hào về bề dày lịch sử ngàn đời của đất nước với 54 dân tộc anh em đã để lại cho hôm nay một kho tàng di sản văn hóa đồ sộ, vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo. Đến nay đã có 24 di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản thiên nhiên được UNESCO vinh danh là di sản thế giới; trong đó có 8 di sản thiên nhiên và di sản văn hóa vật thể (Vịnh Hạ Long, Hoàng Thành Thăng Long, quần thể danh thắng Tràng An, Thành Nhà Hồ, Phong Nha Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn); 12 di sản văn hóa phi vật thể (Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca Quan họ, Lễ hội Gióng, Ca Trù, Hát Xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam, Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh, Nghi lễ kéo co, Đờn ca Tài tử Nam Bộ; Bài Chòi Trung Bộ); và 4 di sản tư liệu (Bia Tiến sỹ Văn Miếu Quốc Tử Giám, Mộc bản Triều Nguyễn, Châu bản Triều Nguyễn, Mộc bản Kinh Phật Thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang). Cùng với đó là hàng vạn di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh được công nhận di sản. Chỉ tính riêng di sản văn hóa vật thể ước tính có hơn 3.000 di sản cấp quốc gia và khoảng 7.500 di sản cấp tỉnh và nhiều công trình di tích vẫn đang được thống kê; hệ thống các lễ hội, làng nghề truyền thống; văn hóa ẩm thực của các vùng miền, của các dân tộc; các di sản văn hóa văn nghệ dân gian…

25 tháng 12 2021

tham khảo

https://lazi.vn/edu/exercise/454073/neu-nhu-em-la-mot-huong-dan-vien-du-lich-hay-gioi-thieu-cho-khach-tham-quan-biet-ve-di-tich-lich-su-o-binh-dinh