K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2017

Từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra

Từ mượn là từ mượn của tiếng nước ngoài: tiếng Anh, tiếng Mỹ,.......

Chúc bạn làm bài kiểm tra tốt!

10 tháng 11 2017

Từ thuần Việt là cốt lõi, cái gốc của từ vựng tiếng Việt. Lớp từ thuần Việt làm chỗ dựa (nơi bắt đầu) và có vai trò điều khiển, chi phối sự hoạt động của mọi lớp từ khác liên quan đến tiếng Việt
 

Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
20 tháng 7 2018

Những đặc điểm khác nhau của các cặp từ Hán Việt và thuần Việt đẳng nghĩa:
1- Sắc thái ý nghĩa :
- Từ Hán Việt thường có sắc thái ý nghĩa trừu tượng. Ví dụ: thảo mộc, sơn hà, thiên địa...
- Từ thuần Việt đẳng nghĩa thường có sắc thái ý nghĩa cụ thể hơn. Ví dụ: cỏ cây, núi sông, trời đất...
Ðiều này khiến cho từ Hán Việt mang tính chất tĩnh tại, không sinh động, gợi hình. Trong khi đó , do có sắc thái ý nghĩa cụ thể nên từ thuần Việt mang tính chất sinh động, gợi hình. 
2- Sắc thái biểu cảm:
Ðại bộ phận từ Hán Việt thường có sắc thái biểu cảm dương tính. Ví dụ: phát biểu, phu nhân, hảo tâm, nhân ái, tân niên, hi sinh... 
Ðại bộ phận từì thuần Việt đẳng nghĩa thường có sắc thái biểu cảm trung hoà hoặc âm tính. Ví dụ: nói, vợ, lòng tốt, thương người, năm mới, bỏ mạng... 
3- Màu sắc phong cách:
Từ Hán Việt thường được dùng trong giao tiếp mang tính nghi thức như :PC khoa học, hành chính, chính luận, thông tấn, văn chương,...Một số từ Hán Việt do chỉ xuất hiện ở giao tiếp mang tính nghi thức hoặc ít xuất hiện trong giao tiếp không mang tính nghi thức nên mang tính chất cổ kính, không thông dụng.
Từ thuần Việt nhìn chung có thể được dùng trong nhiều PCCNNN và đặc biệt là PCKN nên có màu sắc đa phong cách và mang tính hiện đại thông dụng.

20 tháng 7 2018

Cảm ơn bn!kb nha😊☺👯

13 tháng 3 2016

1. Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân tự sáng tạo ra, để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm, khái niệm,… mà tiếng Việt chưa có từ tương đương, thật thích hợp để biểu thị, chúng ta còn vay mượn những từ của tiếng nước ngoài. Đây chính là các từ mượn.

2. Mượn từ là một cách để làm giàu ngôn ngữ dân tộc. Tuy vậy, để bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ, không nên vay mượn tuỳ tiện từ nước ngoài mà phải biết chắt lọc, lựa chọn và dùng cho đúng mục đích.

3 tháng 4 2016

từ mượn là như chúng ta mượn các thứ của người ta 

 

19 tháng 11 2019

a,Tiếng Hán hết bạn ạ và là từ mượn của nước Trung Hoa (hay còn gọi là Trung Quốc)

b,

13 tháng 11 2018

Mk ko bt đâu!!

Về mặt nguồn gốc, cơ sở hình thành của lớp từ thuần Việt là các từ gốc Nam phương, bao gồm cả Nam Á và Tày Thái. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy rằng nhiều bộ phận, nhiều nhóm của lớp từ thuần Việt có những tương ứng, những quan hệ hết sức phức tạp với nhiều ngôn ngữ hoặc nhóm ngôn ngữ trong vùng - miền.

Ví dụ:[1]

  1. Tương ứng Việt-Mường: vợ, chồng, ăn, uống, cười, bơi, nằm, khát, trốn, gáy, mỏ, mâm, rá, chum, nồi, vại, váy, cơm, cây, củ, rạ, mây, caugà, trứng...
  2. Tương ứng Việt – Tày Thái: đường, rẫy, bắt, bóc, buộc, ngắt, gọt, đẵn, bánh, vắng, mo, ngọn, mọn, méo, vải, mưa, đồng, móc, nụ, gà, chuột, đâm...
  3. Tương ứng với các ngôn ngữ nhóm Việt Mường đồng thời với nhóm Bru-Vân Kiều: trời, trăng, đêm, bụng, ruột, kéo, bốc, ngáy, khạc, củi, rắn...
  4. Tương ứng với nhóm ngôn ngữ Mon-Khmer ở Tây Nguyên Việt Nam: trời, mây, mưa, sấm, sét, bàn chân, đầu gối, da, thịt, mỡ, mày, nó, nuốt, cắn, nói, kêu, còi, mặc, nhắm, bếp, chổi, đọi...
  5. Tương ứng với nhóm Việt-Mường và các ngôn ngữ Mon-Khmer khác: sao, gió, sông, đất, đá, người, tóc, mặt, mắt, mũi, răng, lưỡi, cổ, lưng, tay, chân, máu, xương, cằm, đít, con, cháu...
  6. Tương ứng với nhóm Việt Mường và Tày Thái: bão, bể, bát, dao, gạo, voi, cày, đen, gạo, giặt...
  7. Tương ứng Việt – Indonesia: đất, trâu, sông, cái, cây, núi, đồng, nghe, đèn, đêm, trắng, ăn, cướp, bướm, sáng, rất, nấu, này/ni, là, rằng, ngày...

Cùng với sự du nhập truyền bá của đạo giáo, đặc biệt là văn hóa Công giáo, văn hóa Việt Nam cũng được làm giàu thêm bởi những yếu tố văn hóa phương Tây, và đặc biệt thành công trong vấn đề chữ viết. Khi truyền đạo cho người Việt Nam, khó khăn đầu tiên mà các giáo sĩ vấp phải là sự khác biệt về ngôn ngữ và văn tự; các giáo sĩ có thể học tiếng Việt được, nhưng học chữ Nôm thì quá khó. Bởi vậy họ đã dùng bộ chữ cái Latinh quen thuộc có bổ sung thêm các dấu phụ (mà một số ngôn ngữ phương Tây như chữ Bồ Đào Nha đã từng làm) để ghi âm tiếng Việt – thứ chữ này về sau được gọi là chữ Quốc ngữ.[2]

Quá trình biến đổi từ nói - chữ viết - đọc dễ dàng hơn đã làm xuất hiện thêm nhiều các lớp ngôn ngữ lai, phong phú thêm lớp từ-ngữ Việt mới.

Từ thuần Việt với các ngôn ngữ lai khác[sửa | sửa mã nguồn]

Nói đến từ thuần Việt, để dễ hình dung, dễ phân biệt, có thể lấy ví dụ các từ được gọi là Hán Việt (vd: giáo viên, đồng sự), Pháp Việt (vd: gác-ba-ga, ba-ri-e),... là những từ dùng tiếng Việt để viết theo ngôn ngữ đọc của ngôn ngữ khác; còn gọi là "đồng hóa" ngôn ngữ khác với ngôn ngữ bản địa (ở đây là tiếng Việt), thường xuất hiện khi trong từ điển ngôn ngữ bản địa không có từ tương ứng nghĩa, mà chỉ có từ viết "theo nghĩa hiểu", khi đó người ta sẽ dùng các từ có nguồn gốc ngoại lai kia. Từ thuần Việt là từ dùng tiếng Việt theo nghĩa "thuần", tương ứng các ví dụ trên có thể là người dạy học, người cùng làm, ghế ngồi sau xe, thanh chắn đường tàu,...

Hơn nữa, do được sử dụng nhiều trong sinh hoạt hàng ngày nên từ ngữ tiếng Việt thường có đặc điểm của từ ngữ giao tiếp đơn giản. Điều đó làm cho chúng không thể dùng để biểu thị các sắc thái nghĩa trang trọng hay khái quát. Tiếng Việt vay mượn một số từ ngữ ngôn ngữ ngoại lai khác, đặc biệt là tiếng Hán, có nghĩa cơ bản giống với từ tiếng Việt nhưng được bổ sung thêm một sắc thái nghĩa khác. Từ đó, xuất hiện những cặp từ đồng nghĩa, trong đó từ thuần Việt và từ Hán-Việt chỉ có sắc thái nghĩa khác nhau. Ví dụ một số cặp đôi từ Hán Việt - Từ thuần Việt: xuất huyết - chảy máu, từ trần - chết, thổ - nôn. Dễ nhận thấy, các từ thuần Việt trong ví dụ này cho cảm giác thô tục, ghê sợ hoặc đau đớn còn các từ Hán-Việt tạo cảm giác lịch sự, trung hòa. Đôi khi, từ Hán-Việt thường được sử dụng theo nghĩa trang trọng hơn từ thuần Việt, như hôn nhân - đám cưới, phụ nữ - đàn bà, phụ lão - người già.

Có thể kết luận, tiếng Việt có vay mượn các từ ngữ từ các ngôn ngũ khác để phục vụ cho hai mục đích chính:

  1. Bổ sung cho những từ còn thiếu, chưa từng có tiền lệ;
  2. Tạo ra một lớp từ có sắc thái nghĩa khác với từ đã có trong tiếng Việt.
Ảnh hưởng của ngôn ngữ Hán - từ Hán Việt[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử Việt Nam với hơn nghìn năm Bắc thuộc, tiếng Hán hay ngôn ngữ người Hán đã để lại trong tiếng Việt một tỉ lệ lớn các từ vay mượn của tiếng Hán, gọi là từ gốc Hán hay từ Hán-Việt. Theo các nhà nghiên cứu thì khoảng hơn 60% số từ của tiếng Việt là từ vay mượn của tiếng Hán.

Tuy nhiên, các từ tiếng Hán khi đi vào tiếng Việt đã được Việt hóa về cách đọc cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt và cho phù hợp với người Việt Nam. Đó gọi là cách đọc Hán-Việt. Cách đọc này đã được hoàn thiện từ khoảng thế kỉ thứ 10 đến 11 và được sử dụng ổn định cho đến nay. Điều đó có nghĩa là các từ vay mượn của tiếng Hán được người Việt đọc theo âm cổ – âm tiếng Hán đời Đường – có sự Việt hóa ít nhiều cho phù hợp với hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Trong khi đó tại Trung Quốc, trải qua các thời kì khác nhau, cách phát âm của các từ đã thay đổi nhiều. Điều này giải thích tại sao từ tiếng Trung hiện đại và từ Hán-Việt có cách đọc không giống nhau. Ví dụ: từ dìfēng của tiếng Trung, đọc là "ti phâng", được người Việt đọc là "địa phương" và sử dụng hàng ngày.

Mặt khác, các từ gốc Hán trong tiếng Việt cũng có sự khác biệt về nghĩa và cách sử dụng so với từ tương đương trong tiếng Trung hiện nay. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, từ ngoại ôđược dùng để biểu thị ý nghĩa "lãnh vực bên ngoài thành phố" nhưng tiếng Trung lại dùng thị giao, thành giao để biểu thị ý nghĩa này. Không những thế, tiếng Việt còn dùng các yếu tố gốc Hán để tạo ra từ mới chỉ dùng trong tiếng Việt, ví dụ: tiểu đoàn, đại đội, hoặc kết hợp một yếu tố gốc Hán với một yếu tố thuần Việt để tạo ra từ mới, ví dụ: binh lính, tàu hỏa, đói khổ. Ngoài ra, trong tiếng Việt còn có một số từ gốc Hán nhưng không đọc theo âm Hán-Việt, ví dụ: rồng – long; sức – lực, xin – thỉnh, hoặc các từ gốc Hán mượn qua khẩu ngữ, ví dụ: mì chính, xì dầu,…

Ảnh hưởng của các ngôn ngữ châu Âu (Pháp, Anh-Mỹ)[sửa | sửa mã nguồn]

Theo dòng lịch sử hơn 80 năm đô hộ của người Pháp tại Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, tiếng Pháp đã được đưa vào giảng dạy và sử dụng trong các trường học và là ngôn ngữ chính thức của nhà nước thuộc địa. Do vậy, các từ ngữ tiếng Pháp đã xâm nhập vào tiếng Việt khá nhiều. Và sau đó đến thời kỷ Hoa Kỳ xâm nhập vào chiến tranh Việt Nam do đó một số từ ngữ của những ngôn ngữ châu Âu khác như tiếng Anh hay tiếng Nga cũng đi vào tiếng Việt, bị tiếng Việt "đồng hóa".

Tuy nhiên, sự giao thoa giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ châu Âu diễn ra muộn hơn nhiều so với tiếng Hán và một số ngôn ngữ châu Á khác. Lúc này, tiếng Việt đã tiếp nhận một cách có hệ thống những từ ngữ tiếng Hán cần thiết để bổ sung cho vốn từ vựng của mình, do đó các từ ngữ châu Âu chỉ được tiếp nhận một cách lẻ tẻ và thường tập trung vào các lĩnh vực khoa học-kĩ thuật, lĩnh vực mà nền "văn minh lúa nước" Việt chưa thể có.

Thời kỳ đầu, tiếng Việt thường không tiếp nhận các từ ngữ châu Âu một cách trực tiếp mà tiếp nhận gián tiếp thông qua tiếng Hán, do đó các âm từ châu Âu đều có dáng dấp của âm Hán-Việt, ví dụ: câu lạc bộ; Nã Phá Luân; Ba Lê; Anh Cát Lợi, Ba Lan,… Về sau, cách tiếp nhận này đã được thay thế bằng cách tiếp nhận trực tiếp hoặc thông qua tiếng Pháp.

Ngoài việc tiếp nhận hình thức và ý nghĩa của các từ ngữ châu Âu, tiếng Việt còn mô phỏng cấu trúc, dịch nghĩa của một số từ ngữ châu Âu, xuất hiện trong tiếng Việt có những từ ngữ và cách nói có cấu trúc nghĩa giống như trong các tiếng châu Âu. Ví dụ: chiến tranh lạnh, giết thời gian (tiếng Pháp); vườn trẻ, nhà văn hóa (tiếng Nga); vũ trang tận răng, đĩa cứng, đĩa mềm (tiếng Anh).

Thời gian gần đây, do xu thế hội nhập toàn cầu, tiếng Anh gần như trở thành một ngôn ngữ ngoại giao quốc tế chính thức, xu hướng tiếp nhận trực tiếp ngôn ngữ ngày càng trở nên phổ biến. Ví dụ: in-tơ-nét (tiếng Anh: internet), ma-két-tinh (tiếng Anh: marketing); cát-xê (tiếng Pháp: cachet[3]: tiền công cho nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo,...); sô (tiếng Anh: show),… Tiếng Anh và tiếng Pháp có cùng chung một nguồn gốc ngữ hệ La-tinh, nên có một số từ ngữ, nhiều người nhầm lẫn trong việc xác định nguồn gốc ngôn ngữ, việc này chỉ được phân rõ khi có nghiên cứu về thời gian liên quan đến việc du nhập, xuất hiện của từ ngữ đó. Ví dụ như địa danh Phan-Xi-Păng (Fansipan hay Phan Si Phăng), nhiều tài liệu ghi chép địa chính thời Pháp thuộc đã ghi lại tên ngọn núi tên là "Hủa Xi Pan", theo tiếng địa phương có nghĩa là "phiến đá khổng lồ chênh vênh". Tuy nhiên, cùng với khả năng ngôn ngữ của lớp người Việt mới, "quốc tế hóa" đang dần biến đổi lại lớp từ này về mặt cách viết, sẽ thường là viết giữ nguyên chữ phiên âm Latinh và bỏ dấu tự (nếu có).

13 tháng 11 2018

Từ thuần Việt có sắc thái ý nghĩacụ thể, mang tính chất sinh động, gợi hình .

7 tháng 5 2021

Tác dụng: các đề nghị cải cách này đều đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó.Hạn chế:Các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó.Kết cục: các đề nghị, cải cách đã không được thực hiện, do sự bảo thủ của triều Nguyễn.Ý nghĩaGây được tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ của triều Nguyễn.Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thờiChuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy Tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX

7 tháng 5 2021

***Cái câu trả lời kia hơi khó nhìn nên ban tham khảo cái này nha!

*Tác dụng: các đề nghị cải cách này đều đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó.

*Hạn chế:  Các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó.

-Kết cục: các đề nghị, cải cách đã không được thực hiện, do sự bảo thủ của triều Nguyễn.

*Ý nghĩa: Gây được tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ của triều Nguyễn.Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thờiChuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy Tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.

23 tháng 10 2019

Đào lại trang cuối cùng SGK Anh 6 đi ~.~

1. Đọc

Đây là hoạt động vô cùng cần thiết vì đọc là cách tốt nhất giúp chúng ta tiếp cận với kho từ vựng phong phú.

Nên nhớ rằng: bạn có thể đọc bất cứ thứ gì mà bạn muốn! Bạn có thể đọc sách văn học nếu đó là thể loại bạn ưa thích, nếu không, hãy thử đọc truyện tranh hoặc tạp chí. Bạn có thể mua một quyển sách dạy nấu ăn để đọc, họặc đọc truyện cho lũ trẻ nhà bạn. Có hàng nghìn bài báo onlines, các website chứa nhiều thông tin hữu ích … sự lựa chọn cho bạn là vô hạn. Vì vậy, hãy tìm đọc những thứ mà bạn cảm thấy hứng thú.

Đọc là một phương pháp dễ thực hiện và mang tính thư giãn, nó sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của mình. Không những thế, bạn sẽ học thêm được nhiều điều mới. Một công đôi việc phải không nào.

2. Hiểu ngữ cảnh

Tuyệt vời! Vậy là bạn đã học được rất nhiều từ mới, nhưng nếu bạn không hiểu phải sử dụng chúng như thế nào và khi nào, thì bạn vẫn chưa hoàn toàn được coi là đã học được từ đó đâu.

Đây là lý do vì sao việc đọc vô cùng quan trọng bởi khi đó các từ được đặt trong một văn cảnh giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa và cách sử dụng của chúng.

Ví dụ: Trong câu “ This soup is horrible, it tastes so bitter!” Bạn có thể không biết nghĩa của từ “bitter”, nhưng nhờ được đặt trong cả câu, bạn có thể hiểu nghĩa của nó là “không ngon”.

Ngữ cảnh giúp chúng ta hiểu được một từ được sử dụng trong văn phong trang trọng hay đời thường, từ ngữ đó có thể sử dụng khi nói chuyện với bạn bè, hay là thường được dùng trong văn viết thay vì văn nói.

3. Học các từ liên quan

Nếu như bạn đang học từ “care”, đừng dừng lại ở đó. Hãy sử dụng một quyển từ điển hoặc mạng Internet để tìm thêm các từ phát sinh của từ đó, và các cách diễn đạt của từ đó.

Ví dụ: bạn có thể tìm thấy các từ liên quan như careful, carefree, careless, take care!

Thấy không nào. Bạn bắt đầu với một từ, nhưng đã nhanh chóng học thêm được 4 từ nữa. Và bởi vì nghĩa của các từ có liên quan đến nhau, nên sẽ dễ dàng hơn để hiểu và nhớ mỗi từ.

4. Đặt câu

Đặt câu là cách giúp chúng ta biến những thứ chúng ta đã học thành hành động. Bởi vì tuy bạn đã học và hiểu được cách sử dụng một từ mới, nhưng để cho não bộ có thể ghi nhớ được từ đó lâu dài trong tương lai thì cách tốt nhất là sử dụng ngay.

Hãy đặt 10 câu, sử dụng các nghĩa khác nhau của từ mà bạn muốn học, hoặc nếu như đó là một động từ, bạn có thể dùng các thì khác nhau.

Ví dụ: nếu bạn muốn nhớ cụm động từ “to tidy up”, hãy đặt một vài câu như:

Maria, you must tidy your room up”, “I have to tidy up before my friends come”, “Paul will watch TV after he finishes tidying up the kitchen”.

Bạn đã bao giờ nghe câu nói này của Benjamin Franklin’s chưa: “Tell me and I forget, teach me and I may remember, involve me and I learn”?

Tạm dịch là: “Nói với tôi và tôi sẽ quên. Dạy tôi và tôi sẽ nhớ. Cho tôi làm và tôi sẽ học”.

Do vậy, bằng cách tự đặt câu, bạn đang yêu cầu não phải bộ hoạt động và trực tiếp tham gia vào quá trình học.

5. Ghi âm

Bằng cách nghe lại giọng của chính mình khi đọc to một từ và hình dung ra sự cử động của miệng khi phát âm, bạn đang tạo ra sự kết nối với não bộ.

Nếu bạn đã từng học tiếng Anh trong quá khứ nhưng không sử dụng trong một thời gian dài, bạn có thể biết các từ nhưng sẽ cảm thấy rất khó để nhớ chúng. Vì vậy, khi bạn nói, nó khiến cho việc nhớ ra các từ dễ dàng hơn.

Hãy dùng một chiếc camera, điện thoại thông minh hoặc webcam để ghi lại việc bạn luyện tập từ vựng và đặt câu.

6. Làm flashcards

Flashcards là cách phổ biến để học từ mới. Bạn có thể dùng các tờ giấy nhớ và dán chúng ở những nơi mà bạn thường xuyên nhìn, hoặc vẽ một hình đơn giản mô tả định nghĩa của từ nếu bạn thuộc tuýp học bằng trực quan.

Hàng ngày, hãy lôi những chiếc flashcard của bạn ra và đọc chúng.

7. Ghi chú

Một bí quyết nữa là luôn mang theo bên mình một cuốn sổ và bút. Khi bạn nghe thấy một từ hoặc một câu trong một bộ phim hoặc một bài hát mà bạn cảm thấy thích, bạn có thể viết nó vào sổ. Khi trở về nhà, bạn có thể tra cứu về từ đó và thêm nó vào trong danh sách các từ mà bạn đã học.

8. Chơi trò chơi

Khi bạn cảm thấy vui vẻ bạn sẽ học một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, chơi một số trò chơi như xếp chữ, giải ô chữ sẽ giúp kiểm tra khả năng sáng tạo của bạn và kích thích các suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ.

9. Luyện nói

Ở bí quyết số 5, chúng tôi đã giải thích vì sao việc ghi âm lại giọng nói của bản thân giúp bạn nhớ từ tốt hơn.

Nếu bạn không có bất kỳ người bạn nước ngoài nào (người bản xứ nhé), đừng lo lắng, hãy mời những người bạn cũng có nhu cầu học tiếng Anh đi café và cùng nhau luyện tập.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên lựa chọn mỗi tuần một chủ đề khác nhau để cùng trao đổi. Cách này sẽ giúp cho bạn luyện tập sử dụng các từ vựng khác nhau, qua đó làm phong phú thêm vốn từ của bạn. Nhớ dành ra khoảng 1 – 2 giờ để lập danh sách các từ mà bạn muốn sử dụng trước khi tham gia vào cuộc thảo luận với bạn bè nhé.

10. Lặp đi lặp lại

Người Tây Ban Nha có câu: “la repeión es la madre del éxito”, nghĩa của nó là “Sự rèn luyện (lặp đi lặp lại) là chìa khóa của thành công”. Điều này hoàn toàn đúng. Để học bất kỳ điều gì, bạn cần phải luyện tập, luyện tập, luyện tập.

Mỗi ngày, hãy đặt ra một khoảng thời gian để học từ vựng. Việc bạn làm như thế nào không quan trọng, vấn đề là bạn cần luyện tập mỗi ngày, ít một, nhưng đều đặn. Điều này sẽ giúp tạo ra thói quen tốt cho bản thân bạn.

11. Kiên nhẫn

Và cuối cùng: hãy kiên nhẫn với bản thân.

Học được tiếng Anh là một thành quả lớn, và bạn nên cảm thấy tự hào về bản thân mỗi khi bạn học được thêm 1 từ mới.

Vậy là bạn đã có trong tay 11 bí quyết học từ vựng vô cùng hiệu quả rồi đó. Đừng quên chia sẻ với chúng tôi bí quyết của bạn bằng cách bình luận ở bên dưới nhé.

Chúc các bạn thành công!