K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi: Trò chơi đom đóm Thuở bé, chúng tôi thú nhất là trò bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tôi cứ chờ trời sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom đóm vợt lấy vợt để; "chiến tích" sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ, mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hoàn tất, trò chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế! Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem "thả" vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng. Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát "Đom đóm", lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ... (Sưu tầm) Câu 1. Bài văn trên kể chuyện gì? (0.5 Điểm) A. Dùng đom đóm làm đèn. B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn. C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê. D. Làm đèn từ những con đom đóm. 2. Câu 2. Những bạn nhỏ trong bài bắt đom đóm bằng vật gì? (0.5 Điểm) A. Bằng chiếc khăn mỏng. B. Bằng chiếc thau nhỏ. C. Bằng vợt muỗi điện. D. Bằng vợt vải màn. 3. Câu 3. Trò chơi đầu tiên với đom đóm là gì? (0.5 Điểm) A. Chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. B. Chúng tôi bắt đom đóm cho vào túi lụa, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. C. Chúng tôi bắt đom đóm thả vào vườn nhãn. D. Chúng tôi bắt đom đóm làm đèn để rước đèn đêm Trung thu. 4. Câu 4. Những chú đom đóm được cho vào vỏ trứng để làm gì? (0.5 Điểm) A. Làm đèn để học bài vào buổi tối. B. Làm thành những chiếc đèn để dọa lũ con gái trong xóm chạy thục mạng. C. Làm thành những vật trang trí đẹp mắt. D. Làm thành những chiếc túi thần kì, có thể bay chập chờn như ma trơi. 5. Câu 5. Điền gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết? (0.5 Điểm) A. Những đêm canh gác, anh nhìn thấy những chú đom đóm đang bay. B. Anh đang canh giữ Trường Sa và nghe được bài hát “Đom đóm”. C. Mỗi lần cô bạn cùng quê tới thăm đem theo vỏ trứng có cất giấu những chú đom đóm. D. Mở lại món quà lưu niệm là chiếc vỏ trứng nhỏ từng bắt đom đóm bỏ vào. 6. Câu 6. Xét theo cấu tạo, từ “đom đóm” là loại từ nào? (0.5 Điểm) A. Từ đơn B. Từ phức C. Từ láy D. Từ ghép 7. Câu 7. Dòng nào dưới đây không chứa toàn từ láy? (0.5 Điểm) A. lủng lẳng, nhấp nháy, chập chờn, da diết B. lủng lẳng, nhấp nháy, chập chờn, nghịch ngợm, da diết C. chán chê, lủng lẳng, nhấp nháy, chập chờn, da diết D. lủng lẳng, nhấp nháy, chập chờn, nghịch ngợm, da diết. 8. Câu 8. Từ “cho” trong câu “Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối.” thuộc từ loại nào? (0.5 Điểm) A. danh từ B. động từ C. tính từ D. quan hệ từ 9. Câu 9. Từ nào đồng nghĩa với từ “giản dị”? (0.5 Điểm) A. giản lược B. giản đơn C. xuề xòa D. tiết kiệm 10. Câu 10. Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ “chạy” trong câu: “Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem "thả" vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.” (0.5 Điểm) A. Di chuyển thân thể bằng những bước nhanh, mạnh, liên tiếp. B. Di chuyển nhanh đến nơi khác không kể bằng cách gì. C. Chịu bỏ dở, không theo đuổi đến cùng. D. Nhanh chóng tránh đi điều gì không hay thường bằng cách chạy hoặc chuyển đi nơi khác. 11. Câu 11. Cấu tạo của chủ ngữ trong câu “Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối.” là: (0.5 Điểm) A. Danh từ B. Tính từ C. Đại từ D. Cụm danh từ 12. Câu 12. Câu “Thế là được cái túi kì diệu!” thuộc kiểu câu nào xét theo mục đích nói? (0.5 Điểm) A. Câu kể B. Câu cảm C. Câu hỏi D. Câu khiến 13. Câu 13. Dấu phẩy trong câu “Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng.” dùng để làm gì? (0.5 Điểm) A. Ngăn cách giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. B. Ngăn cách giữa các bộ phận có cùng chức vụ trong câu. C. Cả A và B D. Các đáp trên đều sai. 14. Câu 14. Cặp quan hệ từ trong câu “Mặc dù anh bộ đội đã trưởng thành và xa quê lâu rồi nhưng anh vẫn luôn nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ.” biểu thị quan hệ ý nghĩa nào? (0.5 Điểm) A. Nguyên nhân – kết quả B. Giả thiết – kết quả C. Tương phản D. Tăng tiến 15. Câu 15. Các từ được gạch dưới trong câu "Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp." thuộc từ loại nào? (0.5 Điểm) A. danh từ B. động từ C. tính từ D. quan hệ từ 16. Câu 16. Câu "Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được." có mấy quan hệ từ? (0.5 Điểm) A. 1 quan hệ từ B. 2 quan hệ từ C. 3 quan hệ từ D. 4 quan hệ từ 17. Câu 17. Câu "Chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối." thuộc kiểu câu kể nào đã học? (0.5 Điểm) A. Ai làm gì? B. Ai đang làm gì? C. Ai thế nào? D. Ai như thế nào? 18. Câu 18. Các từ "lủng lẳng, nghịch ngợm, chập chờn" có điểm chung là gì? (0.5 Điểm) A. động từ B. danh từ C. từ ghép D. từ láy 19. Câu 19. Các từ "chán chê, canh giữ, đục khoét, giản dị" có điểm chung là gì? (0.5 Điểm) A. động từ B. tính từ C. từ ghép phân loại D. từ ghép tổng hợp 20. Câu 20. Từ in đậm trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? (0.5 Điểm) A. Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem "thả" vào vườn nhãn của các cụ phụ lão B. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động. C. Hôm nay, tôi đi học. D. Con gà đang đi trên sân.

0
2 tháng 1 2023

Chọn đáp án B

30 tháng 12 2021

Chủ ngữ: chúng tôi

30 tháng 12 2021

cảm ơn

 

4 tháng 5 2022

B

4 tháng 5 2022

b. chiếc đèn lồng đom đóm mang theo

30 tháng 3 2022

 khi đêm đến,/lũ đom đóm/ thắp đèn bần như mở hội hoa đăng

     TN                CN                               VN

30 tháng 3 2022

Khi đêm đến, / lũ đom đóm / thắp đèn bần như mở hội hoa đăng.
       TN                  CN                             VN

4 tháng 8 2023

từ từ

lấp lánh

lộp độp

ra rả

nhẹ nhàng

rung rung

thoang thoảng

4 tháng 8 2023

Vừa nãy e bỏ bài này :)

29 tháng 4 2022

mik cần gấp ạ

29 tháng 4 2022

Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

tick mik nhoa

Thầy giáo mới             Sáng hôm nay, chúng tôi đón thầy giáo mới.             Giờ học đến, thầy ngồi vào bàn, chốc chốc lại thấy một người học trò cũ qua cúi chào. Cũng có người vào bắt tay thầy và thăm hỏi thầy một cách rất cung kính. Đủ biết học trò cũ quyến luyến thầy biết nhường nào và như muốn được ở gần thầy. Đến bài chính tả, thầy xuống bục, đi lại trong các hàng ghế đọc cho chúng...
Đọc tiếp

Thầy giáo mới

            Sáng hôm nay, chúng tôi đón thầy giáo mới.

            Giờ học đến, thầy ngồi vào bàn, chốc chốc lại thấy một người học trò cũ qua cúi chào. Cũng có người vào bắt tay thầy và thăm hỏi thầy một cách rất cung kính. Đủ biết học trò cũ quyến luyến thầy biết nhường nào và như muốn được ở gần thầy. Đến bài chính tả, thầy xuống bục, đi lại trong các hàng ghế đọc cho chúng tôi viết. Thấy một học trò mặt lấm tấm mụn đỏ, thầy ngừng đọc, lại gần tay sờ trán và hỏi: “Con làm sao vậy?”. Thừa lúc thầy quay lưng lại, một anh học trò bàn dưới leo lên ghế, lắc lư người như trượt băng. Bất ngờ, thầy ngoảnh lại bắt gặp, anh chàng vội ngồi ngay xuống cúi đầu đợi phạt. Nhưng thầy khẽ đập vào vai bạn học trò kia, nói rằng: “Không được làm thế nữa”. Rồi thầy trở về chỗ đọc nốt bài chính tả.

            Khi viết xong, thầy yên lặng nhìn chúng tôi một lúc lâu rồi ôn tồn nói:

            - Các con ơi! Hãy nghe ta! Chúng ta cùng nhau trải qua một năm học. Các con phải chăm chỉ, ngoan ngoãn. Ta không có gia đình. Các con là gia đình của ta. Năm ngoái, mẹ ta còn, bây giờ người đã khuất. ta chỉ còn có một mình. Ngoài các con ra ở trên đời này, ta không còn có ai nữa; ngoài sự yêu thương các con, ta không còn yêu thương ai hơn nữa. Các con như con ta. Ta sẽ yêu các con. Đáp lại, các con phải yêu ta. Ta không muốn phạt một người nào cả. Các con phải tỏ ra là những trẻ có tâm hồn. Trường ta sẽ là một gia đình, các con sẽ là mối an ủi và niềm tự hào của ta. Ta không cần phải hỏi lại các con vì ta tin rằng trong lòng các con, ai ai như cũng “vâng lời”, nên ta có lời cảm ơn các con.

            Thầy nói dứt lời thì trống trường vang lên. Chúng tôi yên lặng xuống sân. Anh học trò vô lễ ban nãy rón rén lại gần thầy giáo, run run nói:

            - Thưa thầy, xin thầy tha lỗi cho con.

            Thầy gật đầu và bảo:

            - Tốt lắm! Cho con về.

(Theo Những tấm lòng cao cả - A-mi-x)

CÂU 1 HÀNH ĐỘNG CỦA THẦY GIÁO ĐỐI VỚI  HỌC SINH NHƯ THẾ NÀO

CÂU 2 EM HÃY VIẾT 3-5 CÂU NÓI LÊN TÌNH CẢM CỦA MÌNH Ề MỘT NGƯỜI ( THẦY ) CÔ ĐÃ TỪNG DẠY DỖ EM 

0
  Đọc văn bản sau rồi trả lời câu hỏi:QUA NHỮNG MÙA HOATrên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài.Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi...
Đọc tiếp

 

 Đọc văn bản sau rồi trả lời câu hỏi:QUA NHỮNG MÙA HOA

Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài.

Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.
Nhưng khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại “bén” sang những cành cây vông cạnh cầu Thê Húc. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đảo gắt suốt cả tháng tư.

Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy, chạy tiếp cuộc chạy tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến.

Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình. Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông như gạo. Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. Sang đến hoa anh muồng thì đã ngả hẳn sang sắc vàng chanh.

Nhưng nói chung, đó toàn là những sắc màu rực rỡ như muốn phô hết ra ngoài. Mãi đến năm nay, khi đã lên lớp Năm, đã “người lớn” hơn một tí, tôi mới nhận ra hoa sấu, những chùm hoa nhỏ xíu, sắc chỉ hơi hoe vàng, chìm lẫn vào từng đợt lá non, lẫn với màu nắng dịu.

THEO VÂN LONGCâu 1: Dòng nào dưới đây ghi đúng thứ tự nở hoa của các loại hoa trong bài đọc? *1 điểm   Hoa gạo, hoa vông, hoa phượng, hoa xoan.   Hoa vông, hoa gạo, hoa phượng, hoa bằng lăng   Hoa gạo, hoa vông, hoa phượng, hoa bằng lăng, hoa muồng, hoa sấu.   Hoa vông, hoa gạo, hoa phượng, hoa muồng, hoa sấu.Câu 2: ) Những từ ngữ tả màu sắc của hoa phượng là: *1 điểm   Hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như hoa vông, hoa gạo.   Không đỏ gắt như hoa vông, hoa gạo.   Màu hồng   Màu đỏ nhẹ nhàngCâu 3: Vì sao mãi đến lớp năm, tác giả mới nhận ra còn có hoa sấu? *1 điểm   Vì hoa sấu không đẹp   Vì khi lớn tác giả mới chú ý đến hoa sấu, một loại hoa nhỏ không phô sắc màu rực rỡ.   Vì đến khi tác giả học lớp 5, những cây sấu trên đường mới nở hoa.   Vì lớp 5 tác giả mới thấy bức ảnh chụp hoa sấu.Câu 4: Ý chính của bài đọc là gì? *1 điểm   Miêu tả lần lượt từng loại hoa nở trong năm.   Miêu tả cảnh Hà Nội qua các mùa hoa.   Miêu tả lần lượt vẻ đẹp riêng của mỗi loài hoa tô điểm cho đất trời Hà Nội.   Miêu tả các loài hoa đẹp ở Hà NộiCâu 5: Trong bài sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? *1 điểm   So sánh   Nhân hoá   So sánh và nhân hoáCâu 6: Bài văn miêu tả các loài hoa theo trình tự nào?1 điểm   Thời gian   Không gian   Cả thời gian và không gian  Câu 7: Trong câu “ Nhưng nói chung, đó toàn là những màu sắc rực rỡ như muốn phô hết ra ngoài.” từ “ phô” thuộc loại từ nào? *1 điểm   Danh từ   Động từ   Tính từCâu 8: Câu nào sau đây là câu ghép: *1 điểm   Trên con đường từ nhà tới trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm.   Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy chạy tiếp cuộc tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày hè thoải mái của chúng tôi sắp đến.   Những khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài.   Nhưng khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại “bén” sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc.Câu 9: Các vế câu trong câu ghép “ Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình.” được nối với nhau bởi cách nào? *1 điểm   Nối tực tiếp   Nối bằng từ thì   Nối bằng từ như   Nối bằng từ như muốnCâu 10: Hai câu “Hoa muồng với sắc vàng chanh tươi tắn của mình làm bừng sáng cả một góc phố Hà Nội mỗi khi hè về. Cái nắng chói chang của Hà Nội như cũng dịu đi trong sắc vàng của nó.” liên kết với nhau bằng cách nào? *1 điểm   Bằng cách thay thế từ ngữ.   Bằng cách lặp từ ngữ.   Bằng cách dùng quan hệ từ.Câu 11: Câu ghép sau có mấy vế câu:“Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.” *1 điểm   2 vế   3 vế   4 vế   5 vếCâu 12: Chủ ngữ trong câu “ Mãi đến năm nay, khi đã lên lớp năm, tôi mới để ý đến một loài hoa.” là? *1 điểm   Mãi đến năm nay   Lớp năm   Tôi   Mãi đến năm nay, khi đã lên lớp năm, tôiCâu 13: Trong câu ghép “ Trời vừa hửng nắng, những chú ong đã bay đi tìm mật.” các vế câu được nối với nhau bằng cặp từ: *1 điểm   Hô ứng   Quan hệ từ   Động từ   Tính từCâu 14: Câu ghép “ Hoa phượng không chỉ làm tô thêm vẻ đẹp một góc Hồ Gươm mà nó còn có ý nghĩa rất đặc biệt với những cô cậu học trò chúng tôi.” biểu thị mối quan hệ gì? *1 điểm   Nguyên nhân- kết quả   Tăng tiến   Tương phản   Điều kiện ( giả thiết)- Kết quảCâu 15: Đật câu ghép biểu thị quan hệ tăng tiến, 1 câu ghép biểu thị quan hệ tăng tiến. *1 điểmCâu trả lời của bạn    
2
26 tháng 3 2022

giúp mình với mình kêu cả bố mẹ anh chị vào tick cho bạn

26 tháng 3 2022

Tách câu ra