K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2021

1.     Câu thơ “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” giản dị, mộc mạc nhưng giàu sức gợi cảm, bộc lộ trực tiếp tình cảm thương nhớ của người cháu đối với bà. Hai từ “nắng mưa” diễn tả cuộc đời bà long đong, lận đận, vất vả, tần tảo, giàu đức hi sinh. Bà đã nuôi cháu trải qua bao năm tháng đói mòn, những năm chiến tranh gian khổ để cháu lớn khôn, trưởng thành và luôn truyền cho cháu niềm tin, sức mạnh vươn lên trong cuộc sống. Câu thơ không chỉ gợi tình cảm nhớ thương, kính trọng bà mà còn gợi cho người đọc về hình ảnh người bà, người mẹ lam lũ, tần tảo, giàu đức hi sinh.

2.     Những bài thơ viết về tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước:

+ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm).

+ Nói với con (Y Phương).

11 tháng 5 2021

1. Câu thơ “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” giản dị, mộc mạc nhưng giàu sức gợi cảm, bộc lộ trực tiếp tình cảm thương nhớ của người cháu đối với bà. Hai từ “nắng mưa” diễn tả cuộc đời bà long đong, lận đận, vất vả, tần tảo, giàu đức hi sinh. Bà đã nuôi cháu trải qua bao năm tháng đói mòn, những năm chiến tranh gian khổ để cháu lớn khôn, trưởng thành và luôn truyền cho cháu niềm tin, sức mạnh vươn lên trong cuộc sống. Câu thơ không chỉ gợi tình cảm nhớ thương, kính trọng bà mà còn gợi cho người đọc về hình ảnh người bà, người mẹ lam lũ, tần tảo, giàu đức hi sinh.

2. Những bài thơ viết về tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước:

+ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm).

+ Nói với con (Y Phương).

8 tháng 7 2021

refer

- Tình cảm gia đình :

+ Khúc hát ru những em bé bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm. 

+ Bếp lửa - Bằng Việt. 

+ Nói với con - Y Phương. 

+ Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng. 

⇒⇒ Điều là các đề tài tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước.

 - Tình yêu quê hương - đất nước :

+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật.

+ Đồng chí - Chính Hữu.

+ Đoàn thuyền đánh cá - Huy cận.

⇒⇒ Điều là các bài thơ hiện đại.

8 tháng 7 2021

Tham khảo

 

+ Khúc hát ru những em bé bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm. 

+ Bếp lửa - Bằng Việt. 

6 tháng 9 2019

Hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước : “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và bài “Nói với con” của Y Phương.

11 tháng 9 2018

Câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” gợi lên hình ảnh bếp lửa và tình bà cháu trào dâng một cảm xúc mãnh liệt, thương người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh “biết mấy nắng mưa”.

●    Cụm từ “biết mấy nắng mưa” là những vất vả, trắc trở bà phải vượt qua để nuôi đứa cháu trưởng thành. Người bà âm thầm, chịu đựng những vất vả mưa nắng ở đời để nuôi dạy cháu.

●    Động từ “thương” gợi lên tình cảm, sự thấu hiểu và biết ơn của cháu đối với những vất vả bà đã trải qua để nuôi mình.

Ở bài thơ Bếp lửa ( Bằng Việt) trong dòng hồi tưởng , người cháu nhớ lại:….” Năm ấy là năm đói mòn mỏi”…rồi trở về thực tại:” Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàuCó lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngảNhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”( Trích ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài...
Đọc tiếp

Ở bài thơ Bếp lửa ( Bằng Việt) trong dòng hồi tưởng , người cháu nhớ lại:

….” Năm ấy là năm đói mòn mỏi”…
rồi trở về thực tại:
” Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”

( Trích ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2.”Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc tới trong bài thơ gợi nhớ về thời điểm nào của đất nước? Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành đói mòn đói mỏi có tác dụng gì?

3. Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà ở khổ thơ trên trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu bị động (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu bị động)
4. Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở cũng viết về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả.

1
16 tháng 6 2016

1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Bếp lửa”.

– Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga

– In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.

– Nhà thơ kể lại: “Những năm đầu theo học luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà”.

2. “Năm ấy đói mòn đói mỏi” được nhắc đến là trong thời điểm Nạn đói năm 1945 đã khiến bao người phải chịu cảnh lầm than, phải chết đi. Năm ấy, Bằng Việt mới lên bốn tuổi. Sống trong hoàn cảnh ấy thì làm sao tránh được những cơ cực. Từ ghép “mòn mỏi” được chia tách ra, đan xen với từ đói đã gợi cái cảm giác nạn đói ấy vừa kéo dài và còn làm khô cạn sức người lẫn gia súc.

3.

Lời nhắc ấy là lời nhắc cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà. Ngọn lửa ấy luôn cháy trong lòng cháu. “Chờn vờn”, “ấp iu” nhưng dai dẳng và bền bỉ dù là “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” vẫn không thể nào khiến nó bị lụi tàn hay che khuất.

Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu đưạc cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.

4. Một tác phẩm cũng nói về tình cảm bà cháu trong chương trình THCS là ” Tiếng Gà Trưa” của tác giả Xuân Quỳnh.

12 tháng 3 2020

1. Đoạn thơ được trích từ tác phẩm ''Bếp lửa'' của nhà thơ Bằng Việt. Đoạn thơ là dòng hồi tưởng của người cháu đối với người bà của mình

2. Người cháu sau khi đi xa, thấy nhiều ''ngọn khói'' khác nhưng vẫn luôn nhớ đến bếp lửa, ngọn khói và người bà tần tảo của mình. Người bà luôn yêu thương, tần tảo, quanh năm chịu nắng mưa, hết lòng vì con cháu luôn được người cháu nhớ đến. Qua đó có thể thấy tình cảm sâu đậm của người cháu dành cho bà của mình

3. Hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước : "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và bài "Nói với con" của Y Phương.

12 tháng 3 2020

ngoài bài "Nói với con" thì còn bài nào ko ạ

26 tháng 12 2018

Câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa gợi lên hình ảnh bếp lửa và tình bà cháu trào dâng một cảm xúc mãnh liệt, thương người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh “biết mấy nắng mưa”.

    + Cụm từ “biết mấy nắng mưa” là những vất vả, trắc trở bà phải vượt qua để nuôi đứa cháu trưởng thành. Người bà âm thầm, chịu đựng những vất vả “mưa nắng ở đời để nuôi dạy cháu.

    + Động từ “thương” gợi lên tình cảm, sự thấu hiểu và biết ơn của cháu đối với những vất vả bà đã trải qua để nuôi mình.

24 tháng 10 2017

Các ý cần đạt khi cảm nhận về câu thơ:

- “Nắng mưa” là hình ảnh ẩn dụ những nhọc nhằn, gian khó của cuộc đời bà.

- Chữ “thương” với “bà” là hai thanh bằng đi liền nhau, tạo ra âm vang như ngân dài xao xuyến, như nỗi nhớ trải dài của người cháu dành cho bà.

- Câu thơ gói trọn tình cảm thương yêu, mong nhớ của người cháu với bà. Tình cảm đó chính là cội nguồn của mọi hoài niệm mở ra sau đó.

6 tháng 8 2018

Câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa gợi lên hình ảnh bếp lửa và tình bà cháu trào dâng một cảm xúc mãnh liệt, thương người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh “biết mấy nắng mưa”.

    + Cụm từ “biết mấy nắng mưa” là những vất vả, trắc trở bà phải vượt qua để nuôi đứa cháu trưởng thành. Người bà âm thầm, chịu đựng những vất vả “mưa nắng ở đời để nuôi dạy cháu.

    + Động từ “thương” gợi lên tình cảm, sự thấu hiểu và biết ơn của cháu đối với những vất vả bà đã trải qua để nuôi mình.

13 tháng 5 2018

a. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

b. Trong chương trình ngữ văn 9 cũng có một bài thơ thể hiện ước muốn cống hiến của tác giả với quê hương, đất nước. Đó là bài thơ mùa xuân nho nhỏ.

c. Cảm nhận về đoạn thơ trên.

   - Tình cảm của tác giả khi đứng giữa lăng Bác mà nghĩ đến cảnh ngày mai phải xa lìa mà bịn rịn, trào dâng niềm xúc động khôn nguôi “thương trào nước mắt”.

   - Lời nói tha thiết, chân thành, nỗi đau thương không nói thành lời.

   - Ước nguyện thành kính, tự nguyện của tác giả qua điệp từ “muốn làm”. Tác giả mong muốn hóa thân thành những vật xung quanh để quây quần bên Người, giữ cho Người giấc ngủ yên bình giữa dòng đời biến động: “con chim”, “đóa hoa” , “cây tre”. Hình ảnh cây tre xuất hiện cuối bài là phẩm chất bao đời của con dân nước Việt.

   - Lời thơ mang cảm xúc chân thành, ước muốn giản dị.