K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2018

câu 1: -Lực cân bằng là 2 lực cùng đặt trên 1 vật,có cường độ bằng nhau,phương nằm trên cùng 1 đường thẳng ,chiều ngược nhau.
-Dưới tác dụng của các lực cân bằng,1 vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên,đang chuyển động thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính .

câu 2: - Mọi vật nhúng trong chất lỏng đều chịu tác dụng của lực đẩy ACsimet có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên

câu 3: - Vật lơ lửng : \(F_A=P\)

- Vật chìm : \(F_A< P\)

- Vật nổi: \(F_A>P\)

Câu 1. Thế nào là chuyển động cơ học? Thế nào là đứng yên, tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Cho VD Câu 2. Thế nào là chuyển động đều, chuyển động ko đều. Cho vd Câu 3. Nêu công thức tính vận tốc, đơn vị, cách đổi đơn vị, ý nghĩa? Câu 4. Thế nào là 2 lực cân bằng? Hai lực cân bằng tác dụng lên 1 vật thì vật có trạng thái như thế nào? Quán tính là gì? Cho vd Câu 5. Có mấy loại lực mà sát?...
Đọc tiếp

Câu 1. Thế nào là chuyển động cơ học? Thế nào là đứng yên, tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Cho VD

Câu 2. Thế nào là chuyển động đều, chuyển động ko đều. Cho vd

Câu 3. Nêu công thức tính vận tốc, đơn vị, cách đổi đơn vị, ý nghĩa?

Câu 4. Thế nào là 2 lực cân bằng? Hai lực cân bằng tác dụng lên 1 vật thì vật có trạng thái như thế nào? Quán tính là gì? Cho vd

Câu 5. Có mấy loại lực mà sát? Chúng xuất hiện khi nào? Nêu cách làm tăng ma sát nếu có ích và cách làm giảm ma sát nếu có hại?

Câu 6. Áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất, nêu các cách làm tăng giảm áp suất, lấy VD trong thực tế minh họa.

Câu 7. Viết công thức tính áp suất chất lỏng, công thức máy nén

Câu 8. Lấy vd chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển

Câu 9. Nêu đặc điểm của lực đẩy Ac-si-mét? Có những cách nào để tính được lực đẩy Ac-si-mét

Câu 10. Nêu điều kiện nổi, chìm, lơ lửng của 1 vật khi nhúng trong chất lỏng

-Giúp mình với, gấp lắm

Cảm ơn trước nha !

1
15 tháng 12 2019

Câu 1: Chuyển động cơ học là sự thay đôi vị trí của một vật theo thời gian so với vật mốc

— Một vật không thay đổi vị trí so với vật khác được gọi là đứng yên.

- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì môt vật có thể chuyển động với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác. VD: Người lái xe chuyển động so với cây cối ven đường nhưng lại đứng yên so với chiếc xe người đó lái.

Câu 2:

- Chuyển động đều là chuyển động có tốc độ không thay đổi theo thời gian. VD: Xe chạy đêu trên đường với chỉ số vận tốc không thay đổi.

- Chuyển động không đeu là chuyển động có tốc độ thay đổi theo thời gian. VD: Xe lửa khi vào ga.

Câu 3:

CT: v= s/t.

Trong đóV

V: tốc độ(km/h hoặc m/s)

S : quãng đường ( km hoặc m)

T: thời gian (h hoặc s)

+ Đổi đơn vị:

- 1km/h = 1/3,6 m/s

- 1 m/s = 3,6 km/h

Câu 4:

- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau nhưng ngược chiều, cùng phương tác dụng vào cùng một vật trên một đường thẳng.

- Hai lực cân bằng tác dụng lên 1 vật thì vật đang đứng sẽ cứ tiếp tục đứng yên, vật chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều mãi.

- Quán tính là tính chất của một vật giữ nguyên chuyển động khi không có lực tác dụng và chỉ thay đổi dần chuyển động khi có lực tác dụng. VD: Khi bút tắc mực ta vẩy mạnh thì mực bị văng ra do có quán tính nên ta có thể viết được.

Câu 5:

- Có 3 loại lực ma sát:

+ Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

+ Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

+ Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không bị trượt hoặc lăn khi vật chịu tác dụng của lực khác.

- Tăng lực ma sát: Tăng độ nhám, sần sùi của bề mặt tiếp xúc.

Giảm lực ma sát: Làm cho bề mặt tiếp xúc trơn láng, cứng và thay ma sát trượt thành ma sát lăn.

Câu 6:

- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

- CT: p = F/S

- Tăng áp suất:

+ Tăng áp lực

+ Giảm diện tích tiếp xúc

- Giảm áp suất:

+ Giảm áp lực

+ Tăng diện tích tiếp xúc.

-Vd: Vỏ bánh xe có các rãnh khía để bánh xe bám vào mặt đường khó bị trượt .

Câu 7:

CT áp suất chất lỏng: p= d.h

CT máy nén:

F1/ S1 = F2/ S1

Câu 8:

VD: Nhờ có áp suất khí quyển mà ta có thể dùng ống hút để hút nước dễ dang.

Câu 9:

- Lực đẩy Ác si mét: 1 vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng 1 lực đẩy theo phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên.

- CT:FA = d .V

Câu 10:

Khi vật nhúng trong chất lỏng lực đẩy Ác si mét do chất lỏng tác dụng lên vật có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu 1 : Khi chỉ có 1 lực tác dụng lên vật thì tốc độ của vật : A. không thay đổi B. tăng dần C. giảm dần D. có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần Câu 2 : Tác dụng của lực đã làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động , ví dụ như trường hợp : A. đá quả bóng lăn trên sân cỏ B. quả bóng sau khi đập vào bức tường C. thả viên bi lăn trên máng nghiêng D. treo quả nặng vào đầu lo xo Câu 3 : Trong...
Đọc tiếp

Câu 1 : Khi chỉ có 1 lực tác dụng lên vật thì tốc độ của vật :

A. không thay đổi B. tăng dần

C. giảm dần D. có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần

Câu 2 : Tác dụng của lực đã làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động , ví dụ như trường hợp :

A. đá quả bóng lăn trên sân cỏ

B. quả bóng sau khi đập vào bức tường

C. thả viên bi lăn trên máng nghiêng

D. treo quả nặng vào đầu lo xo

Câu 3 : Trong các trường hợp dưới đây , trường hợp nào hai lực tác dụng vào vật không phải là lực cân bằng :

A. Một quả nặng treo trên một sợi dây , quả nặng chịu tác dụng của hai lực là lực căng của sợi dây và lực hút của trái đất

B. Quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang , viên gạch chịu tác dụng của hai lực là lực hút của trái đất và phản lực của mặt bàn

C. Một viên gạch chuyển động trên mặt phẳng nghiêng , viên gạch chịu tác dụng của hai lực là lực hút của trái đất và lực ma sát

D. Một ô tô chuyển động thẳng đều , ô tô chịu tác dụng của hai lực là lực đẩy của động cơ và lực cản trở chuyển động

Câu 4 : Một vật khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng :

A. vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần

B. vật đang chuyển động sẽ dừng lại

C. vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa

D. nếu vật đang đứng yên sẽ đứng yên và nếu vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều

Câu 5 : Tại sao khi lặn sâu người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn :

A. Vì khi lặn sâu , lực cản rất lớn B. Vì khi lặn sâu , nhiệt độ rất thấp

C. Vì khi lặn sâu , áp suất rất lớn D. Vì khi lặn sâu , cơ thể dễ dàng di chuyển trong nước

Câu 6 : Chỉ ra câu phát biểu sai :

A. Trong cùng một chất lỏng đứng yên , áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang đều bằng nhau

B. Trong chất lỏng , càng xuống sâu , áp suất càng giảm

C. Trong chất lỏng , càng xuống sâu , áp suất càng tăng

D. Chân dê , chân đập phải làm rộng hơn mặt dê , mặt đập

0
24 tháng 10 2018

1. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép

Tác dụng áp lực phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích bị ép.

2. Áp suất là độ lớn của áp lực, được tính trên một đơn vị diện tích bị ép.

\(p=\dfrac{F}{S}\)

Trong đó, p là áp suất, F là áp lực, S là diện tích bị ép.

3. Muốn tăng áp suất ta tăng áp lực và giảm diện tích bề mặt bị ép. Muốn giảm áp suất ta làm ngược lại.

4. Áp suất chất lỏng tác dụng theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó còn áp suất chất rắn chỉ tác dụng trên một đơn vị diện tích.

5. - Vật chìm khi lực đẩy Acsimet nhỏ hơn trọng lượng.

- Vật lơ lửng khi lực đẩy Acsimet bằng trọng lượng.

- Vật nổi khi lực đẩy Acsimet lớn hơn trọng lượng.

6. - Bình thông nhau: chứa cùng một loại chất lỏng đứng yen, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều cùng một độ cao.

- Máy dùng chất lỏng: có thể truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất.

(?)

Câu 1. Kết quả đo chiều dài và chiều rộng của một tờ giấy được ghi là 29,5cm và 21,2cm. Thước đo đã dùng có độ chia nhỏ nhất là bao nhiêu? A. 0,1cm B. 0,2cm C. 0,5cm D. 0,1mm Câu 2. Hai lực cân bằng là hai lực: A. cùng tác dụng lên một vật, mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều. B. mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều. C. mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều D. cùng tác dụng lên một vật, mạnh...
Đọc tiếp
Câu 1. Kết quả đo chiều dài và chiều rộng của một tờ giấy được ghi là 29,5cm và 21,2cm. Thước đo đã dùng có độ chia nhỏ nhất là bao nhiêu? A. 0,1cm B. 0,2cm C. 0,5cm D. 0,1mm Câu 2. Hai lực cân bằng là hai lực: A. cùng tác dụng lên một vật, mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều. B. mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều. C. mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều D. cùng tác dụng lên một vật, mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều. Câu 3. Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 0,2km là: A. 50s B. 40s C. 25s D. 10s Câu 4: Người ta dùng bình chia độ chứa 100cm3 nước để đo thể tích của một vật rắn không thấm nước. Khi thả vật vào bình, vật ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 200cm3 . Thể tích của vật là: A. 100cm3 B. 95cm3 C. 200cm3 D. 300cm3 Câu 5: Đơn vị khối lượng riêng là: A. cm3 /g B. m3 /kg C. N/m3 D. Kg/m3 Câu 6: Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng của cùng một chất? A. m = V.D B. P = d.V C. d = 10. D D. P = 10m Câu 7 : Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào ? A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu B. Trọng lực của tàu C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray D. Cả ba lực trên Câu 8: Đơn vị của áp lực là: A. N/m2 B. Pa C. N D. N/cm2 Câu 9: Tác dụng của áp lực chỉ phụ thuộc vào: A. phương của lực B. độ lớn của áp lực C. diện tích của mặt bị ép D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị Câu 11: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B. A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật B B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau D. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B Câu 12: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng. A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép. C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu. D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau. Câu 13: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc: A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên Câu 16: Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 875 000 N/m2 , một lúc sau áp kế chỉ 1 165 000 N/m2 . Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Tàu đang lặn xuống B. Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang C. Tàu đang từ từ nổi lên D. Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang Câu 17: Mọi vật khi chịu lực tác dụng đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được. Tại sao? A. Do lực tác dụng chưa đủ mạnh. B. B.Do mọi vật đều có quán tính. C.Do có lực khác cản lại. D.Do giác quan của mọi người bị sai lầm
0
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Vật lí 8 - HK1 A . LÍ THUYẾT : Chuyển động cơ học : I . Chuyển động cơ học là gì ? Cho ví dụ chứng tỏ mọi sự chuyển động và đứng yên đệu CÔ LIU " tương đối . 2 . Thế nào là chuyển động đều , không đều ? Cho ví dụ 3 . Công thức tính vận tốc nghĩa từng đại lượng trong Công thức . Từ công thức tính vận tốc suy ra cách tính quãng đường và thời gian trong chuyển động . 4 ....
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Vật lí 8 - HK1 A . LÍ THUYẾT : Chuyển động cơ học :
I . Chuyển động cơ học là gì ? Cho ví dụ chứng tỏ mọi sự chuyển động và đứng yên đệu CÔ LIU " tương đối .
2 . Thế nào là chuyển động đều , không đều ? Cho ví dụ
3 . Công thức tính vận tốc nghĩa từng đại lượng trong Công thức . Từ công thức tính vận tốc suy ra cách tính quãng đường và thời gian trong chuyển động .
4 . Nếu một vật đi quãng đường đầu là SV với thời gian tị , quãng đường sau là S2 với thời gian ta , thi vận tốc trung bình trên cả 2 đoạn đường được tính như thế nào ?
II . Lực và quản tính :
1 . Vì sao nói lực là đại lượng có hướng . Hãy nêu cách biểu diễn lực ?
2 . Vật chỉ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều khi nào ? Khi kéo vật chuyển động thẳng đều mặt phẳng nằm ngang thì hai lực nào sẽ cân bằng nhau ?
( 3 . Quán tính là gì ? Nêu ví dụ chứng tỏ có quản tính . N
4 . Kể tên các loại ma sát và cho ví dụ . N
5 . Nếu 2 trường hợp ma sát có và cách tăng sát . Nếu trường hợp ma sát có hại và cách làm giảm ma sát .
III . Áp suất : 1
1 . Áp lực là gì ? Áp suất là gì ? Viết công thức tính áp suất và nêu rõ ý nghĩa từng đại lượng .
2 . Muốn tăng giảm áp suất ta phải làm thế nào ? Cho ví dụ trong thực tế .
3 . Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng phụ thuộc yếu tố nào ? Viết công thức .
4 . Thế nào là bình thông nhau ? Nêu đặt điểm của bình thông nhau khi chứa 1 chất lỏng ?
5 . Cho ví dụ chứng tỏ có sự tồn tại của áp suất khí quyển ?
IV . Lực đẩy Ác si mét :
1 . Nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ác si met ? Cho biết phương , chiều và độ lớn của ?
2 . Nêu điều kiện nổi , vật chìm và lơ lửng
3 . Khi vật nổi cân bằng trên mặt chất lỏng , thì có sự cân bằng lực nào ?
4 . Khi một vật ngập một phần rồi ngập hẳn trong chất lỏng thì áp suất và lực đẩy Ác si mét lên vật thay đổi như thế nào ? Giải thích .

0
12 tháng 1 2019

1)

-Chất rắn tác dụng lực vuông góc với mặt phẳng bị ép.

-Chất lỏng và khí tác dụng lực lên khác nơi trong lòng nó theo phương và chiều khác nhau.

12 tháng 1 2019

2)

Lực Acsimet phụ thuộc vào hai yếu tố là trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích vật chiếm chỗ theo đúng công thức FA=d.V

28 tháng 10 2019

Câu 1: ρ=\(\frac{F}{S}\)

Câu 2:

-Muốn tăng ρ: + tăng áp lực, diện tích không đổi

+ giảm diện tích, áp lực không đổi

+ tăng áp lực, giảm diện tích

- Muốn giảm ρ:+giảm áp lực,diện tích không đổi

+ tăng diện tích, áp lực không đổi

+ Giảm áp lực, tăng diện tích

Câu 3: ρ= d.h

Câu 4: Fa= d.V

Câu 6:

- Điều kiện nổi: Fa>P ⇔ d vật < d lỏng

-Điều kiện chìm: Fa<P ⇔ d vật > d lỏng

-Điều kiện lơ lửng: Fa=P ⇔ d vật = d lỏng

I) Câu hỏi lý thuyết: 1. Chuyển động cơ học là gì? Khi nào một vật được coi là đứng yên? Tại sao nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối? Mỗi khái niệm cho 1 VD. 2. Vận tốc là gì? Viết công thức của tính vận tốc? Chuyển động đều là gì? Chuyển động không đều là gì? Viết công thức tính vận tốc trung bình không đều gồm 2 đoạn đường? 3. Nêu các yếu tố của véc tơ lực? Nêu cách biểu diễn...
Đọc tiếp

I) Câu hỏi lý thuyết:

1. Chuyển động cơ học là gì? Khi nào một vật được coi là đứng yên? Tại sao nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối? Mỗi khái niệm cho 1 VD.

2. Vận tốc là gì? Viết công thức của tính vận tốc? Chuyển động đều là gì? Chuyển động không đều là gì? Viết công thức tính vận tốc trung bình không đều gồm 2 đoạn đường?

3. Nêu các yếu tố của véc tơ lực? Nêu cách biểu diễn véc tơ lực? Lực tác dụng lên vật gây ra những kết quả gì? Mỗi kết quả cho 1 VD.

4. Thế nào là 2 lực cân bằng? Nêu tác dụng của 2 lực cân bằng lên 1 vật? Cho VD? Quán tính là gì? Cho VD? Nêu các đặc điểm của quán tính?

5. Lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? Chúng có tác dụng gì đối với chuyển động của vật? Mỗi loại nêu 1 VD có hại và có lợi?

6. Áp lực là gì? Áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất, nêu tên và đơn vị tính của áp suất? Nguyên tắc tăng giảm áp suất là gì? Cho VD?

Mong mọi người giúp ( 1 câu cũng được). Mình đang cần gấp lắm. Cảm ơn trước. Hứa trả SP đầy đủ.

0