K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 5 2020

a]-Nông Văn Dền

-Vừ A Dính

-Kơ-pa Kơ-lơng

b]-Pác Bó

-Kông Hoa

-Y-rơ-pao

31 tháng 5 2020

viết tên người,tên địa lí cho đúng quy tắc viết hoa:

28 tháng 6 2016

a) xưng hô trò chuyện với vật như với người

b) dùng những hoạt động tâm trạng của người để nói về vật

 

28 tháng 6 2016

thanks bạn nhìu

5 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Nguồn: Hoidap247

Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo, lại hiếm muộn. Đến tuổi già, bệnh tật hành hạ, việc lao động trở nên quá sức. Hai ông bà đành vay thóc lúa của một gia đình giàu có trong làng để có cái mà ăn. Người trong làng biết ông bà sẽ không thể nào trả lại được số nợ đó, vì sức khỏe không còn thì làm sao làm lụng mà trả nợ. Ông bà lại không có con cháu, nên cũng không có ai để thay ông bà trả nợ. Với người Tây Nguyên, nợ nần đã là một nỗi nhục, thêm việc tuyệt đường tôn tử lại càng xấu hổ hơn. Bởi dân làng quan niệm rằng, vợ chồng đã sống không tốt, hoặc kiếp trước đã giết người nên kiếp này bị các Yang trừng phạt, không cho sinh được con cái. Từ đó, dân làng cứ ngày càng xa lánh họ.Thấy mình oan ức, vì cả đời sống lương thiện, người chồng bèn đến bên sườn núi cắt cổ con gà, khui cái ché rượu tế các Yang, xin các Yang phù hộ cho được con cái. Ông tế liền 7 ngày 7 đêm. Các Yang thấy ông có lòng thành thì rủ lòng thương. Vì vậy, dù đã đến tuổi gần đất xa trời nhưng vẫn giúp cho ông bà có được một đứa con gái.

Ngày sinh con, ông bà mừng rỡ, tạ ơn các Yang. Hôm sau, ông bà làm lễ Pơ-răp Yun (lễ đặt tên con) và đặt tên đứa bé là K'Niê.Nhưng buồn thay, đứa bé tuổi vừa được vài mùa rẫy thì ông bà qua đời. Gia đình nhà giàu kia đến bắt K'Niê về làm người ở để trừ nợ. Vì cha mẹ nợ thóc lúa, nên ngoài những việc dành cho con gái như lấy củi, hái rau, gánh nước, giã gạo... thì đến mùa làm rẫy, K'Niê bị bắt ra rẫy cày cấy như đàn ông. Cái rẫy của người chủ sau nhiều năm gieo trồng, nay đã cằn cỗi, đất cứng như đá, nắng rọi cháy da cháy thịt, cỏ dại mọc cũng không nổi. Một ngày nọ mệt quá, K'Niê nằm trên khoanh rẫy cằn cỗi ngủ thiếp đi, và không bao giờ thức dậy nữa.Cô gái đã chết.

Đêm hôm đó, K'Niê báo mộng đến chủ nhà, bảo rằng đừng chôn cất cô về nghĩa trang của làng. Hãy lập mộ cô ngay giữa khoanh rẫy, và cô sẽ trả nợ cho họ. Chủ nhà nghe theo.Ít lâu sau, từ nấm mộ cô mọc lên một loại cây. Giữa rẫy hoang cằn cỗi, cây vẫn xanh tươi, lớn rất nhanh, thân cây thẳng đứng mạnh mẽ, cành lá xum xuê tỏa bóng mát, mặc trên trời nắng gắt, dưới đất khô cằn. Nhờ bóng mát che chở, những mùa rẫy sau cánh đồng trở lại tươi tốt, thóc lúa bội thu. Người chủ không những đã thu gom đủ thóc lúa cho vợ chồng nghèo kia vay trong nhiều năm, mà còn có dư để đem cho người nghèo khác trong làng.Dân làng bèn đặt tên cho cây ấy là cây K'Niê. Người Ê Đê chúng tôi gọi là Kyao K'Niê.Từ đó, người Tây Nguyên không bao giờ chặt phá cây K'Niê. Nếu cây mọc giữa rẫy, dân làng vẫn giữ nguyên đó, vì niềm tin rằng đó là nơi trú ngụ của thần linh, của linh hồn người đã khuất. Người ra rẫy cũng vì thế mà được nhờ bóng mát sau những giờ phơi mình ngoài nắng cháy.

Xưa kia, người đi làm rẫy nếu chẳng may bị no hơi, đầy bụng thì chỉ cần lấy lá K'Niê nấu nước, uồng vài ngụm là khỏi. Nặng hơn, nếu bị sốt rét rừng, thứ bệnh mà dân làng xưa kia tin rằng là do bị ma ám, ma nhập... thì cũng uống nước nấu cây K'Niê để chữa. Dân làng đã khỏi, và tin đó là sự linh thiêng của cô bé K'Niê. Ngày nay, các nhà khoa học đã biết chiết xuất thuốc chống sốt rét từ cây K'Niê.

21 tháng 8 2018

Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người nhé bạn

Anh hùng liệt sĩ Vừ A Dính

Anh hùng Lực lượng vũ trang Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12-9-1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên).

Vừ A Dính là con thứ ba của ông Vừ Chống Lầu (sinh năm 1899) và bà Sùng Thị Plây (sinh năm 1901). 
Gia đình Vừ A Dính là cơ sở cách mạng của huyện Tuần Giáo. 
Bố Vừ A Dính là cán bộ Việt Minh của địa phương đã bị thực dân Pháp bắt và giam cầm tại nhà tù Sơn La. Ông đã bị thực dân Pháp thủ tiêu tại nhà tù Sơn La năm 1949. Ông Vừ Chống Lầu được Đảng và Nhà nước truy tặng là liệt sĩ ngày 5-9-1964. 
Mẹ A Dính là bà Sùng Thị Plây - một cơ sở kháng chiến của địa phương. Trong một đợt càn của địch vào Pú Nhung, vì nghi ngờ tiếp tế cho Việt Minh nên bà bị bắt cùng với bố chồng và bảy người con (chị gái và các em của Vừ A Dính) mang về giam tại đồn Bản Chăn. Rất may là người anh trai Vừ Gà Lử của Dính hôm ấy vào núi nên không bị bắt. Trong thời gian bà và cả nhà bị giam tại đồn Bản Chăn, Vừ A Dính được đơn vị phái xuống tìm cách liên lạc và nắm tình hình địch để chuẩn bị cho bộ đội đánh đồn. A Dính đã nhiều lần liên lạc được với mẹ. Khi nắm được tin giặc Pháp chuẩn bị đưa quân lên đánh khu du kích ở Pú Nhung, bà đã trốn trại ra bìa rừng gặp Vừ A Dính cấp báo tin này. Bà còn chuyển cho Vừ A Dính hơn 100 viên đạn lấy trộm được của giặc. Trên đường trở về trại giam, một tốp lính đi tuần phát hiện ra bà. Tuy khám người bà không thu được gì nhưng chúng nghi bà liên lạc với Việt Minh nên đã khám nơi giam cầm bà. Địch đã phát hiện ra nhiều đạn mà bà và các con cùng những người bị giam giữ trong trại đã lấy trộm của lính Pháp trong khi đi làm phu dịch. Giặc pháp đã lôi cả 22 người trong trại giam ra bắn chết. Ông nội, mẹ, chị gái và các em - 9 người trong gia đình Vừ A Dính đã bị bắn chết. Bà Sùng Thị Plây được Đảng và Nhà nước truy tặng Liệt sĩ ngày 14-10-1964. Mẹ của Vừ A Dính đã được Chủ tịch Nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đợt đầu tiên (năm 1994) vì có chồng, con và bản thân là liệt sĩ.
Vừ A Dính sinh ra và lớn lên trong một gia đình người Mông có truyền thống yêu nước và cách mạng. Ngay từ nhỏ, Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, Vừ A Dính đã sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. Pú Nhung luôn bị giặc đột kích vào cướp bóc, đốt nhà, bắt người. Vì thế dân làng phải cử người canh gác để phát hiện giặc. Chưa đầy 13 tuổi nhưng Vừ A Dính đã xung phong được đi canh gác như các anh chị lớn. Lần ấy, giặc Pháp không đi từ Tuần Giáo lên mà chúng bí mật xuyên rừng Bản Chăn lên cướp phá. Khi phát hiện ra giặc Vừ A Dính vội lao về bản, vừa đi vừa hô to “Có thằng Tây ! Có thằng Tây !”. Dân bản vội chạy vào rừng. A Dính chạy vội về nhà xem mẹ và các em đã vào rừng hay chưa thì gặp một toán lính xồ tới. Bọn này đi bắt phu khuân của cướp bóc được về đồn cho chúng. Thế là chúng bắt luôn A Dính đi theo để khiêng lợn cho chúng. A Dính cắn răng gắng sức cõng một cái rọ nhốt con lợn to. Đến một con dốc cạnh bờ suối, A Dính dự định lợi dụng địa hình này để chạy trốn. Cậu giả cách trượt chân lăn theo cả rọ lợn xuống dốc. Chẳng may cho A Dính, lăn tới cuối dốc cậu bị một cây gỗ chặn ngang người. Cái rọ lợn bung ra, con lợn chạy biến vào rừng. Bọn giặc chạy ào xuống vừa đánh vừa lôi Dính về giam tại đồn Bản Chăn. Tên đồn trưởng người Pháp ra lệnh cho thuộc hạ: “Nó làm mất con lợn, nó phải thế mạng”. Khi biết sáng sớm mai sẽ bị giết, đêm ấy Vừ A Dính đã rủ ông già Vừ Sa ở bản Phiêng Pi cùng bị bắt giam với mình dỡ mái trại giam, bò qua nhiều bốt canh để trốn thoát ra ngoài. 
13 tuổi Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Đội vũ trang của Vừ A Dính hoạt động trên một địa bàn rất rộng, từ châu Điện Biên ra châu Tuần Giáo rồi ngược lên châu Tủa Chùa. Dấu chân của Dính và đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện. Đội vũ trang thoắt ẩn, thoắt hiện tại nhiều bản làng để vận động, giúp đỡ bà con các dân tộc ổn định cuộc sống, xây dựng các tổ chức đoàn thể cách mạng, bí mật tổ chức kháng chiến, đánh Pháp xâm lược. 
Cuộc sống kháng chiến gian khổ nhưng Vừ A Dính rất lạc quan yêu đời. Dính rất ham học và học khá. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo. Khuôn mặt tròn, đôi mắt tinh nhanh, chân tay thoăn thoắt là hình ảnh chiến sĩ nhỏ Vừ A Dính hằn sâu trong mắt các chiến sĩ của đội vũ trang Tuần Giáo. 
Địch tăng cường lùng sục tìm diệt đội vũ trang nên đơn vị luôn phải di chuyển. Để giữ bí mật, địch không thể phát hiện được, nơi đóng quân của đơn vị thường ở trên các triền núi cao, xa nguồn nước. Vì thế mà cuộc sống vô cùng gian khổ. Hàng tháng trời không một hạt muối, không một hạt gạo. Để có nước cho sinh hoạt, đơn vị của Dính đã có sáng kiến chặt ngang thân cây chuối rồi khoét ruột cây chuối để lấy nước. Dính được đơn vị giao phụ trách việc lấy nước này và Dính đã làm rất khéo léo, luôn bảo đảm để đơn vị có đủ nước dùng. Nhiệm vụ chính của Dính là làm giao thông liên lạc. Lần nào nhận nhiệm vụ đi liên lạc Dính cũng mưu trí, bảo đảm an toàn và về trước thời gian qui định. Các anh trong đơn vị hỏi tại sao Dính luồn rừng và đi giỏi thế, Dính cười hồn nhiên bảo: “Từ nhỏ em trèo núi, đi nhanh đã quen chân rồi”. Dính còn nhiều lần được đơn vị giao nhiệm vụ bí mật xuống bản móc nối liên lạc với cơ sở để nhận muối, mực viết, kim chỉ, giấy viết, vải mặc và thuốc men mà đồng bào xuống chợ mua hộ. Mẹ của Dính cũng là một cơ sở bí mật tin cậy, nhiều lần tiếp tế cho đội vũ trang như thế.
Được tin mẹ và cả nhà bị địch bắt giam tại đồn Bản Chăn, Dính buồn và thương mẹ lắm. Biết tin đơn vị chuẩn bị đánh đồn Bản Chăn, Dính đã đề nghị được xuống núi điều tra nắm tình hình địch và nhân tiện tìm hiểu tin tức về mẹ và cả nhà. Đã từng bị bắt giam ở đồn Bản Chăn nên đường đi, lối lại Dính khá thuộc. Vì thế, anh Kiên chỉ huy đơn vị đã đồng ý để Dính xuống núi. Anh dặn kỹ Dính những việc phải điều tra. 
Dính như con sóc lao xuống núi. Được du kích Bản Chăn bí mật dẫn ra mỏm núi gần đồn để quan sát. Mai phục suốt hai ngày đêm liền Dính vẫn không thấy những người bị giam ra khỏi trại. Đoán định thể nào địch cũng phải cho người ra lấy nước nên sáng sớm hôm thứ ba, Dính đã bí mật làm ống bương đựng nước rồi bí mật nấp sau một tảng đá sát bên mép suối. Khi đám người bị bắt giam được lính đồn dẫn ra suối lấy nước, Dính đã nhanh chóng trà trộn vào mà địch không hề phát hiện ra. Đêm ấy Dính đã được nằm cạnh mẹ và các em. Mẹ đã cung cấp nhiều tin tức quan trọng cho Dính về đồn Bản Chăn. Dính còn động viên và căn dặn mẹ và các em đừng khai báo chỗ ở của cơ sở cách mạng. Sáng hôm sau Dính từ biệt mẹ, chị và các em, hẹn sẽ gặp lại. Trở về đơn vị, Dính đã báo cáo tỉ mỉ và vẽ lại sơ đồ từng vị trí bố phòng của địch... Các anh chỉ huy đơn vị thấy nguy hiểm đã không cho Dính vào trong đồn địch nữa mà chỉ tìm cách liên lạc với mẹ ở bên ngoài.
Và lần gặp sau đó của mẹ và Dính bên bờ suối là lần gặp cuối cùng. Mẹ Sùng Thị Plây của Dính đã bị giặc bắn ngay sau buổi gặp báo tin cho Dính trở về trại giam cùng với 22 người khác.
Trung tuần tháng 6 năm 1949, giặc Pháp huy động tổng lực quân lính từ các đồn trong khu vực để vây ráp hòng tiêu diệt đội vũ trang Tuần Giáo của Vừ A Dính. Gần một nghìn quân đổ về khu căn cứ Pú Nhung từ nhiều ngả đường. Một tốp giặc của đồn Bản Chăn dưới sự chỉ huy của một đội Tây đã bí mật phục kích ngay tại đầu một bản bỏ hoang gần Pú Nhung. 
Hôm ấy trời mù sương, chỉ cách nhau vài bước chân mà không nhìn thấy nhau. Dính vừa bí mật gặp mẹ trở về. Sau lưng của Dính còn đeo trong bọc cả trăm viên đạn mà mẹ mới trao cho. Người Dính ướt đẫm sương. Vì trời giăng sương mù mịt nên rất khó quan sát. Dính bất ngờ rơi vào ổ phục kích của giặc mà không hay biết. Thằng đội Tây biết đây là một liên lạc cho du kích, y mừng hun. Nó hỏi: “Các ông tỉnh ở đâu ?” (giặc Pháp vẫn gọi cán bộ Việt Minh tỉnh Lai Châu là “ông tỉnh”). A Dính bình tĩnh trả lời: “Không biết !” Tên đội Tây gầm lên: “Cái bao đạn này mày mang về cho ông tỉnh bắn chúng tao mà mày không biết à ? Nói đi không tao bắn vỡ đầu mày bây giờ”. Dính vẫn trả lời: “Không biết!” Tên đội Tây không giữ được bình tĩnh, nó xông vào đánh Dính túi bụi. 
Lũ giặc thay nhau đánh đập dã man Vừ A Dính đến tận trưa. Đánh chán địch lại hỏi, Dính vẫn chỉ trả lời hai từ “không biết!”. Một tên lính ác ôn đã cầm báng súng đánh gãy một bên ống chân của Dính. Mặt tím bầm, môi sưng vù, chân bị gãy vô cùng đau đớn nhưng Dính cắn răng, nước mắt giàn giụa, miệng không hé một lời nào nữa. Đêm ấy, giặc trói Dính dưới một gốc đào giữa sương khuya lạnh buốt. Hôm sau, rồi đêm sau nữa giặc tiếp tục tra tấn và bỏ đói, bỏ khát Dính giữa rừng. Sự gan dạ của Vừ A Dính đã làm run sợ nhiều tên lính ngụy. Sáng ngày thứ ba kể từ khi bị bắt, tên đội Tây đến trước mặt Vừ A Dính dụ dỗ: “Nói một câu tao sẽ cho băng thuốc, chữa chân gãy cho mày, cho mày ăn uống tử tế và thưởng nhiều tiền nữa. Nói, ông tỉnh ở đâu ?” Dính vẫn trơ như đá không hé răng nửa lời. Thằng đội Tây gầm lên khi không khuất phục được một thằng bé. Nó hầm hầm bỏ đi. Những người Thái, người Mông, người Xá bị địch bắt đi ngang qua nhìn thấy cảnh tượng của Dính ai cũng dớm nước mắt. Bỗng Dính nhận ra một người làng. Dính vội nhắn bằng tiếng Mông: “Cái túi tài liệu tôi giấu trong rừng, nhắn các anh ra lấy về”. Gặp người quen nào Dính cũng nhắn như thế trước mặt lũ lính gác. 
Thằng đội Tây ra lệnh cho đám lính: “Thằng bé này biết nhiều du kích lắm. Để nó bò đi mất thì chúng mày phải chết thay”. Ban đêm chúng cắt cử tới bốn tên lính canh gác A Dính.
Biết mình khó qua khỏi bàn tay tàn ác của kẻ thù, sáng hôm khi thằng đội Tây vừa đến Vừ A Dính vờ gật đầu: “Biết biết!” Tên đội hô lính mang sữa, mang bánh lại nhưng Dính chỉ uống vài ngụm nước. “Làm cáng cho tao !”- Dính nói với tên đội Tây. 
Ròng rã một ngày trời Dính bắt bọn giặc khiêng mình đi hết ngọn núi này sang khu rừng khác nhưng vẫn chưa chịu chỉ vị trí đóng quân của bộ đội. Loanh quanh đến chiều tối Dính lại dẫn chúng trở về nơi xuất phát ban đầu. A Dính ngước nhìn bầu trời và núi rừng quê hương, mỉm cười. Biết bị lừa, thằng đội Tây gầm lên. Nó xả cả một băng đạn vào ngực Vừ A Dính. Sau đó nó sai treo xác Vừ A Dính lên cây đào cổ thụ. Giặc bí mật phục kích nhiều ngày tại đây hòng đón bắt đơn vị vũ trang của ta tới đưa xác Dính về. Hôm ấy là chiều tối ngày 15-6-1949. Vừ A Dính đã anh dũng hy sinh bên gốc cây đào cổ thụ ở Khe Trúc gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi. 
Sau nhiều ngày phục kích đón bắt lực lượng cách mạng xuất hiện không thành, bọn lính Pháp buộc phải rút quân về Tuần Giáo. 
Ngay cái đêm Vừ A Dính hy sinh, chứng kiến cái chết hiên ngang, anh dũng của Vừ A Dính, hơn mười tên lính ngụy đã bỏ trốn khỏi hàng ngũ của địch. 
Vừ A Dính đã hy sinh trong tư thế hiên ngang không một chút run sợ. 
Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi của đội vũ trang Tuần Giáo đã khép lại nhưng khí phách trung kiên bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc. Chứng kiến tấm gương hy sinh oanh liệt của Dính những lính ngụy và những người bị địch bắt đi phu đã truyền kể đi khắp các bản làng Tuần Giáo. Bên bếp lửa hồng trong các gia đình người Mông, người Xá, người Thái khắp vùng Tây Bắc, người ta tự hào kể cho con cháu nghe về tấm gương hy sinh bất khuất của một cậu bé người Mông ở Pú Nhung... 
Sau này, thi thể của Dính đã được tổ chức của ta và gia đình đưa về an táng tại Pú Nhung. 
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, các anh bộ đội huyện Tuần Giáo, đồng đội của Dính cùng tổ chức Đảng và chính quyền địa phương đã đưa hài cốt liệt sĩ Vừ A Dính về lập mộ tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Tuần Giáo.

5 tháng 1 2019

Anh hùng Lực lượng vũ trang Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12-9-1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên).

Vừ A Dính là con thứ ba của ông Vừ Chống Lầu (sinh năm 1899) và bà Sùng Thị Plây (sinh năm 1901). 
Gia đình Vừ A Dính là cơ sở cách mạng của huyện Tuần Giáo. 
Bố Vừ A Dính là cán bộ Việt Minh của địa phương đã bị thực dân Pháp bắt và giam cầm tại nhà tù Sơn La. Ông đã bị thực dân Pháp thủ tiêu tại nhà tù Sơn La năm 1949. Ông Vừ Chống Lầu được Đảng và Nhà nước truy tặng là liệt sĩ ngày 5-9-1964. 
Mẹ A Dính là bà Sùng Thị Plây - một cơ sở kháng chiến của địa phương. Trong một đợt càn của địch vào Pú Nhung, vì nghi ngờ tiếp tế cho Việt Minh nên bà bị bắt cùng với bố chồng và bảy người con (chị gái và các em của Vừ A Dính) mang về giam tại đồn Bản Chăn. Rất may là người anh trai Vừ Gà Lử của Dính hôm ấy vào núi nên không bị bắt. Trong thời gian bà và cả nhà bị giam tại đồn Bản Chăn, Vừ A Dính được đơn vị phái xuống tìm cách liên lạc và nắm tình hình địch để chuẩn bị cho bộ đội đánh đồn. A Dính đã nhiều lần liên lạc được với mẹ. Khi nắm được tin giặc Pháp chuẩn bị đưa quân lên đánh khu du kích ở Pú Nhung, bà đã trốn trại ra bìa rừng gặp Vừ A Dính cấp báo tin này. Bà còn chuyển cho Vừ A Dính hơn 100 viên đạn lấy trộm được của giặc. Trên đường trở về trại giam, một tốp lính đi tuần phát hiện ra bà. Tuy khám người bà không thu được gì nhưng chúng nghi bà liên lạc với Việt Minh nên đã khám nơi giam cầm bà. Địch đã phát hiện ra nhiều đạn mà bà và các con cùng những người bị giam giữ trong trại đã lấy trộm của lính Pháp trong khi đi làm phu dịch. Giặc pháp đã lôi cả 22 người trong trại giam ra bắn chết. Ông nội, mẹ, chị gái và các em - 9 người trong gia đình Vừ A Dính đã bị bắn chết. Bà Sùng Thị Plây được Đảng và Nhà nước truy tặng Liệt sĩ ngày 14-10-1964. Mẹ của Vừ A Dính đã được Chủ tịch Nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đợt đầu tiên (năm 1994) vì có chồng, con và bản thân là liệt sĩ.
Vừ A Dính sinh ra và lớn lên trong một gia đình người Mông có truyền thống yêu nước và cách mạng. Ngay từ nhỏ, Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, Vừ A Dính đã sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. Pú Nhung luôn bị giặc đột kích vào cướp bóc, đốt nhà, bắt người. Vì thế dân làng phải cử người canh gác để phát hiện giặc. Chưa đầy 13 tuổi nhưng Vừ A Dính đã xung phong được đi canh gác như các anh chị lớn. Lần ấy, giặc Pháp không đi từ Tuần Giáo lên mà chúng bí mật xuyên rừng Bản Chăn lên cướp phá. Khi phát hiện ra giặc Vừ A Dính vội lao về bản, vừa đi vừa hô to “Có thằng Tây ! Có thằng Tây !”. Dân bản vội chạy vào rừng. A Dính chạy vội về nhà xem mẹ và các em đã vào rừng hay chưa thì gặp một toán lính xồ tới. Bọn này đi bắt phu khuân của cướp bóc được về đồn cho chúng. Thế là chúng bắt luôn A Dính đi theo để khiêng lợn cho chúng. A Dính cắn răng gắng sức cõng một cái rọ nhốt con lợn to. Đến một con dốc cạnh bờ suối, A Dính dự định lợi dụng địa hình này để chạy trốn. Cậu giả cách trượt chân lăn theo cả rọ lợn xuống dốc. Chẳng may cho A Dính, lăn tới cuối dốc cậu bị một cây gỗ chặn ngang người. Cái rọ lợn bung ra, con lợn chạy biến vào rừng. Bọn giặc chạy ào xuống vừa đánh vừa lôi Dính về giam tại đồn Bản Chăn. Tên đồn trưởng người Pháp ra lệnh cho thuộc hạ: “Nó làm mất con lợn, nó phải thế mạng”. Khi biết sáng sớm mai sẽ bị giết, đêm ấy Vừ A Dính đã rủ ông già Vừ Sa ở bản Phiêng Pi cùng bị bắt giam với mình dỡ mái trại giam, bò qua nhiều bốt canh để trốn thoát ra ngoài. 
13 tuổi Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Đội vũ trang của Vừ A Dính hoạt động trên một địa bàn rất rộng, từ châu Điện Biên ra châu Tuần Giáo rồi ngược lên châu Tủa Chùa. Dấu chân của Dính và đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện. Đội vũ trang thoắt ẩn, thoắt hiện tại nhiều bản làng để vận động, giúp đỡ bà con các dân tộc ổn định cuộc sống, xây dựng các tổ chức đoàn thể cách mạng, bí mật tổ chức kháng chiến, đánh Pháp xâm lược. 
Cuộc sống kháng chiến gian khổ nhưng Vừ A Dính rất lạc quan yêu đời. Dính rất ham học và học khá. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo. Khuôn mặt tròn, đôi mắt tinh nhanh, chân tay thoăn thoắt là hình ảnh chiến sĩ nhỏ Vừ A Dính hằn sâu trong mắt các chiến sĩ của đội vũ trang Tuần Giáo. 
Địch tăng cường lùng sục tìm diệt đội vũ trang nên đơn vị luôn phải di chuyển. Để giữ bí mật, địch không thể phát hiện được, nơi đóng quân của đơn vị thường ở trên các triền núi cao, xa nguồn nước. Vì thế mà cuộc sống vô cùng gian khổ. Hàng tháng trời không một hạt muối, không một hạt gạo. Để có nước cho sinh hoạt, đơn vị của Dính đã có sáng kiến chặt ngang thân cây chuối rồi khoét ruột cây chuối để lấy nước. Dính được đơn vị giao phụ trách việc lấy nước này và Dính đã làm rất khéo léo, luôn bảo đảm để đơn vị có đủ nước dùng. Nhiệm vụ chính của Dính là làm giao thông liên lạc. Lần nào nhận nhiệm vụ đi liên lạc Dính cũng mưu trí, bảo đảm an toàn và về trước thời gian qui định. Các anh trong đơn vị hỏi tại sao Dính luồn rừng và đi giỏi thế, Dính cười hồn nhiên bảo: “Từ nhỏ em trèo núi, đi nhanh đã quen chân rồi”. Dính còn nhiều lần được đơn vị giao nhiệm vụ bí mật xuống bản móc nối liên lạc với cơ sở để nhận muối, mực viết, kim chỉ, giấy viết, vải mặc và thuốc men mà đồng bào xuống chợ mua hộ. Mẹ của Dính cũng là một cơ sở bí mật tin cậy, nhiều lần tiếp tế cho đội vũ trang như thế.
Được tin mẹ và cả nhà bị địch bắt giam tại đồn Bản Chăn, Dính buồn và thương mẹ lắm. Biết tin đơn vị chuẩn bị đánh đồn Bản Chăn, Dính đã đề nghị được xuống núi điều tra nắm tình hình địch và nhân tiện tìm hiểu tin tức về mẹ và cả nhà. Đã từng bị bắt giam ở đồn Bản Chăn nên đường đi, lối lại Dính khá thuộc. Vì thế, anh Kiên chỉ huy đơn vị đã đồng ý để Dính xuống núi. Anh dặn kỹ Dính những việc phải điều tra. 
Dính như con sóc lao xuống núi. Được du kích Bản Chăn bí mật dẫn ra mỏm núi gần đồn để quan sát. Mai phục suốt hai ngày đêm liền Dính vẫn không thấy những người bị giam ra khỏi trại. Đoán định thể nào địch cũng phải cho người ra lấy nước nên sáng sớm hôm thứ ba, Dính đã bí mật làm ống bương đựng nước rồi bí mật nấp sau một tảng đá sát bên mép suối. Khi đám người bị bắt giam được lính đồn dẫn ra suối lấy nước, Dính đã nhanh chóng trà trộn vào mà địch không hề phát hiện ra. Đêm ấy Dính đã được nằm cạnh mẹ và các em. Mẹ đã cung cấp nhiều tin tức quan trọng cho Dính về đồn Bản Chăn. Dính còn động viên và căn dặn mẹ và các em đừng khai báo chỗ ở của cơ sở cách mạng. Sáng hôm sau Dính từ biệt mẹ, chị và các em, hẹn sẽ gặp lại. Trở về đơn vị, Dính đã báo cáo tỉ mỉ và vẽ lại sơ đồ từng vị trí bố phòng của địch... Các anh chỉ huy đơn vị thấy nguy hiểm đã không cho Dính vào trong đồn địch nữa mà chỉ tìm cách liên lạc với mẹ ở bên ngoài.
Và lần gặp sau đó của mẹ và Dính bên bờ suối là lần gặp cuối cùng. Mẹ Sùng Thị Plây của Dính đã bị giặc bắn ngay sau buổi gặp báo tin cho Dính trở về trại giam cùng với 22 người khác.
Trung tuần tháng 6 năm 1949, giặc Pháp huy động tổng lực quân lính từ các đồn trong khu vực để vây ráp hòng tiêu diệt đội vũ trang Tuần Giáo của Vừ A Dính. Gần một nghìn quân đổ về khu căn cứ Pú Nhung từ nhiều ngả đường. Một tốp giặc của đồn Bản Chăn dưới sự chỉ huy của một đội Tây đã bí mật phục kích ngay tại đầu một bản bỏ hoang gần Pú Nhung. 
Hôm ấy trời mù sương, chỉ cách nhau vài bước chân mà không nhìn thấy nhau. Dính vừa bí mật gặp mẹ trở về. Sau lưng của Dính còn đeo trong bọc cả trăm viên đạn mà mẹ mới trao cho. Người Dính ướt đẫm sương. Vì trời giăng sương mù mịt nên rất khó quan sát. Dính bất ngờ rơi vào ổ phục kích của giặc mà không hay biết. Thằng đội Tây biết đây là một liên lạc cho du kích, y mừng hun. Nó hỏi: “Các ông tỉnh ở đâu ?” (giặc Pháp vẫn gọi cán bộ Việt Minh tỉnh Lai Châu là “ông tỉnh”). A Dính bình tĩnh trả lời: “Không biết !” Tên đội Tây gầm lên: “Cái bao đạn này mày mang về cho ông tỉnh bắn chúng tao mà mày không biết à ? Nói đi không tao bắn vỡ đầu mày bây giờ”. Dính vẫn trả lời: “Không biết!” Tên đội Tây không giữ được bình tĩnh, nó xông vào đánh Dính túi bụi. 
Lũ giặc thay nhau đánh đập dã man Vừ A Dính đến tận trưa. Đánh chán địch lại hỏi, Dính vẫn chỉ trả lời hai từ “không biết!”. Một tên lính ác ôn đã cầm báng súng đánh gãy một bên ống chân của Dính. Mặt tím bầm, môi sưng vù, chân bị gãy vô cùng đau đớn nhưng Dính cắn răng, nước mắt giàn giụa, miệng không hé một lời nào nữa. Đêm ấy, giặc trói Dính dưới một gốc đào giữa sương khuya lạnh buốt. Hôm sau, rồi đêm sau nữa giặc tiếp tục tra tấn và bỏ đói, bỏ khát Dính giữa rừng. Sự gan dạ của Vừ A Dính đã làm run sợ nhiều tên lính ngụy. Sáng ngày thứ ba kể từ khi bị bắt, tên đội Tây đến trước mặt Vừ A Dính dụ dỗ: “Nói một câu tao sẽ cho băng thuốc, chữa chân gãy cho mày, cho mày ăn uống tử tế và thưởng nhiều tiền nữa. Nói, ông tỉnh ở đâu ?” Dính vẫn trơ như đá không hé răng nửa lời. Thằng đội Tây gầm lên khi không khuất phục được một thằng bé. Nó hầm hầm bỏ đi. Những người Thái, người Mông, người Xá bị địch bắt đi ngang qua nhìn thấy cảnh tượng của Dính ai cũng dớm nước mắt. Bỗng Dính nhận ra một người làng. Dính vội nhắn bằng tiếng Mông: “Cái túi tài liệu tôi giấu trong rừng, nhắn các anh ra lấy về”. Gặp người quen nào Dính cũng nhắn như thế trước mặt lũ lính gác. 
Thằng đội Tây ra lệnh cho đám lính: “Thằng bé này biết nhiều du kích lắm. Để nó bò đi mất thì chúng mày phải chết thay”. Ban đêm chúng cắt cử tới bốn tên lính canh gác A Dính.
Biết mình khó qua khỏi bàn tay tàn ác của kẻ thù, sáng hôm khi thằng đội Tây vừa đến Vừ A Dính vờ gật đầu: “Biết biết!” Tên đội hô lính mang sữa, mang bánh lại nhưng Dính chỉ uống vài ngụm nước. “Làm cáng cho tao !”- Dính nói với tên đội Tây. 
Ròng rã một ngày trời Dính bắt bọn giặc khiêng mình đi hết ngọn núi này sang khu rừng khác nhưng vẫn chưa chịu chỉ vị trí đóng quân của bộ đội. Loanh quanh đến chiều tối Dính lại dẫn chúng trở về nơi xuất phát ban đầu. A Dính ngước nhìn bầu trời và núi rừng quê hương, mỉm cười. Biết bị lừa, thằng đội Tây gầm lên. Nó xả cả một băng đạn vào ngực Vừ A Dính. Sau đó nó sai treo xác Vừ A Dính lên cây đào cổ thụ. Giặc bí mật phục kích nhiều ngày tại đây hòng đón bắt đơn vị vũ trang của ta tới đưa xác Dính về. Hôm ấy là chiều tối ngày 15-6-1949. Vừ A Dính đã anh dũng hy sinh bên gốc cây đào cổ thụ ở Khe Trúc gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi. 
Sau nhiều ngày phục kích đón bắt lực lượng cách mạng xuất hiện không thành, bọn lính Pháp buộc phải rút quân về Tuần Giáo. 
Ngay cái đêm Vừ A Dính hy sinh, chứng kiến cái chết hiên ngang, anh dũng của Vừ A Dính, hơn mười tên lính ngụy đã bỏ trốn khỏi hàng ngũ của địch. 
Vừ A Dính đã hy sinh trong tư thế hiên ngang không một chút run sợ. 
Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi của đội vũ trang Tuần Giáo đã khép lại nhưng khí phách trung kiên bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc. Chứng kiến tấm gương hy sinh oanh liệt của Dính những lính ngụy và những người bị địch bắt đi phu đã truyền kể đi khắp các bản làng Tuần Giáo. Bên bếp lửa hồng trong các gia đình người Mông, người Xá, người Thái khắp vùng Tây Bắc, người ta tự hào kể cho con cháu nghe về tấm gương hy sinh bất khuất của một cậu bé người Mông ở Pú Nhung... 
Sau này, thi thể của Dính đã được tổ chức của ta và gia đình đưa về an táng tại Pú Nhung. 
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, các anh bộ đội huyện Tuần Giáo, đồng đội của Dính cùng tổ chức Đảng và chính quyền địa phương đã đưa hài cốt liệt sĩ Vừ A Dính về lập mộ tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Tuần Giáo

9 tháng 5 2019
I. Tìm hiểu ở nhà

1. Những thể loại dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1

Truyện cười, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn

2. Truyện Sự tích Hồ Gươm ( truyện truyền thuyết) nội dung:

- Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo tàn

- Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn, ban đầu thế của yếu, lực mỏng nên thường gặp nhiều khó khăn

- Lạc Long Quân quyết định cho nghĩa quân và chủ tướng mượn gươm thần diệt giặc

- Một người đánh cá tên Lê Thận kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ phát hiện ra đó là lưỡi gươm

- Lê Lợi trong một lần bị giặc đuổi, đã bắt được chuôi gươm nạm ngọc mang tra vào lưỡi gươm nhà Lê Thận thì vừa như in

- Từ khi có gươm thần, nghĩa quân bách chiến bách thắng

- Khi đất nước thái bình trong một lần vua dạo ở hồ Tả Vọng thì rùa nổi lên xin lại gươm thần, nhà vua trao gươm thần cho rùa vàng. Từ đó, hồ có tên hồ Hoàn Kiếm.

3. Truyền thuyết trên giống với truyện dân gian trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1 đã học

4. Ngoài những truyện dân gian đã học quê em còn có lễ hội chơi đu, đấu vật độc đáo…

5. Kể lại truyện dân gian mà em yêu thích (Kể chuyện Thánh Gióng)

Ngày nhỏ em thường nghe bà kể chuyện cổ tích và truyền thuyết, câu chuyện Thánh Gióng để lại cho em nhiều ấn tượng hơn cả. Truyện kể rằng khi có giặc Ân xâm lược bờ cõi, ở làng Gióng có cậu bé Gióng lên ba chưa biết nói, biết cười. Khi nghe thấy sứ giả liền bật dậy xin mẹ mời sứ giả vào. Gặp được sứ giả cậu nhờ sứ giả về tâu với vua rèn cho cậu ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để cậu đi đánh giặc. Gióng được bà con nuôi lớn, tới khi sứ giả mang vũ khí tới Gióng mặc áo, đội mũ giáp sắt, cưỡi ngựa sắt xông thẳng vào quân thù mà đánh. Đang đánh giặc bỗng nhiên gậy sắt gãy, cậu bèn nhổ bụi tre ven đường quật túi bụi quân giặc. Cuối cùng giặc tan, Gióng lên đỉnh núi Sóc Sơn, cởi bỏ áo giáp sắt, ngoái đầu nhìn quê hương rồi cùng ngựa bay trời. Để tỏ niềm yêu mến với vị anh hùng trẻ tuổi này, nhân dân ta suy tôn cậu là Thánh Gióng, lập đền thờ ở nhiều nơi để tưởng nhớ.

II. Hoạt động trên lớp

Trao đổi với các bạn về nội dung chuẩn bị, từ đó khắc phục những hạn chế có trong bài

Thảo luận, tìm ra nội dung độc đáo nhất trình bày trước lớp

22 tháng 1 2019

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có cho riêng mình một người truyền cảm hứng, một người truyền cho ta những động lực và sức mạnh giúp ta vững bước hơn trên con đường học tập và con đường trở thành người công dân có ích cho xã hội. Còn đối với bản thân tôi, người đã truyền cho tôi cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ, hành động và ước mơ là người thiếu niên dũng cảm Vừ A Dính.
Vừ A Dính (1934 - 1949) được sinh ra trong một gia đình người dân tộc Mông vốn có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng từ lâu. Ngay từ khi còn nhỏ, người thiếu niên ấy đã trở thành một đội viên liên lạc ưu tú của huyện, anh làm nhiệm vụ liên lạc, canh gác, tiếp tế lương thực cho nhân dân bị giặc Pháp bao vây. Dù chỉ mới 13 tuổi nhưng sự dũng cảm của anh lại vô cùng lớn. Anh không quản ngại khó khăn, nguy hiểm rình rập trong bất cứ khoảnh khắc nào. Đức tính đó của anh thật đáng cho chúng ta học tập.
Đến năm 15 tuổi, Vừ A Dính gia nhập bộ đội Việt Minh. Anh bị bắt và bị bắn trong một lần làm nhiệm vụ liên lạc. Không những không khai ra Việt Minh ở đâu mà anh còn lừa quân địch khiêng mình đi loanh quanh các ngọn núi, khu rừng rồi lại trở về vị trí ban đầu khiến bọn chúng rất tức giận. Anh trở thành một tượng đài bất tử về sự mưu trí, dũng cảm của thiếu niên Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam. Những hành động của anh khiến tôi rất nể phục và tự hào. Anh thà hi sinh tính mạng của mình chứ nhất định không cung cấp bất cứ thông tin gì về các đồng đội với quân địch.
Vừ A Dính tuy đã hi sinh nhưng hình ảnh về người thiếu niên anh dũng ấy vẫn in đậm trong tâm trí của tôi. Với tinh thần ham học, kiên cường bất khuất của anh khiến tôi có thêm động lực để cố gắng, không bỏ cuộc trước những bài tập khó hay những khó khăn trong học tập.
Lòng yêu nước và sự căm thù thực dân Pháp sâu sắc của anh đã tác động đến ước mơ của tôi. Tôi ước mơ mình sẽ trở thành một quân nhân để có thể trực tiếp góp sức mình vào công cuộc bảo vệ đất nước. Để làm được điều đó, trước tiên tôi phải học tập thật tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về Tổ quốc Việt Nam để bồi đắp thêm tình yêu nước.
Tôi tin rằng Vừ A Dính không chỉ là người truyền cảm hứng cho tôi trong suy nghĩ, hành động, ước mơ mà anh còn trở thành người truyền cảm hứng cho rất nhiều những bạn trẻ như tôi. Anh trở thành một biểu tượng đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có cho riêng mình một người truyền cảm hứng, một người truyền cho ta những động lực và sức mạnh giúp ta vững bước hơn trên con đường học tập và con đường trở thành người công dân có ích cho xã hội. Đó có thể là những người thầy cô giáo, những nhân vật nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn hoặc cũng có thể là những người thân yêu như ông bà, bố mẹ, những người gần gũi thân thiết nhất đối với mỗi chúng ta. Còn đối với bản thân tôi, người đã truyền cho tôi cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ, hành động và ước mơ là người thiếu niên dũng cảm Vừ A Dính.

Là người dân tộc Mông và cả gia đình theo cách mạng, Vừ A Dính đã sớm giác ngộ cách mạng và có lòng căm thù giặc sâu sắc, trở thành đội viên liên lạc ưu tú, gia nhập bộ đội Việt Minh, tượng đài về sự mưu trí và người anh hùng kiên cường đã ngã xuống khi mới sang tuổi 15 trước mũi súng của giặc, dù anh có bị tra tấn tàn bạo. Lòng yêu nước và sự căm thù thực dân Pháp sâu sắc của anh đã tác động đến ước mơ của tôi. Tôi ước mơ mình sẽ trở thành một quân nhân để có thể trực tiếp góp sức mình vào công cuộc bảo vệ đất nước. Để làm được điều đó, trước tiên tôi phải học tập thật tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về Tổ quốc Việt Nam để bồi đắp thêm tình yêu nước.

Anh hùng Vừ A Dính có tinh thần học hỏi cao, trong túi áo anh lúc nào cũng có cuốn sách để tranh thủ học đọc chữ và viết chữ. Tinh thần tự học của anh khiến tôi có thêm động lực để cố gắng, không bỏ cuộc trước những bài tập khó hay những khó khăn trong học tập. Anh chính là người truyền cho tôi cảm hứng tích cực trong học tập, ước mơ, là người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ.

Tôi tin rằng Vừ A Dính không chỉ là người truyền cảm hứng cho tôi trong suy nghĩ, hành động, ước mơ mà anh còn trở thành người truyền cảm hứng cho rất nhiều những bạn trẻ như tôi. Anh trở thành một biểu tượng đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.