K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 8 2016

Liên kết trong văn bản hả bạn

26 tháng 8 2016

I. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

1. Tính liên kết.

a. Nếu bố En-ri-cô chỉ viết một đoạn văn như ví dụ (a) trong sách giáo khoa thì En-ri-cô không thể hiểu được điều bố muốn nói.

b. Lí do mà En-ri-cô không hiểu ý bố là vì: Câu văn có nội dung chưa thật rõ ràng; thứ hai vì giữa các câu chưa có sự liên kết; muốn cho đoạn văn hiểu được thì phải có tính liên kết.

2. Phương tiện liên kết trong văn bản

a. Đoạn văn (a) vì chưa thể hiện thái độ của người bố, cho nên En-ri-cô chưa hiểu được ý bố.

b. Đoạn văn (b) thiếu sự kết nối giữa các ý, thiếu sự gắn bó chặt chẽ.

II. Luyện tập

Câu 1.

  - Nhận xét: các câu trong đoạn văn sắp xếp không hợp lí, vì vậy các ý không liên kết với nhau được - > không có sự liên kết về mặt nội dung.

- Để đoạn văn có tính liên kết chúng ta nên sắp xếp theo trình tự như sau:

Câu 1 - > câu 4 - > câu 2 - > câu 5 - > câu 3 Câu 2. - Chưa có tính liên kết. - Vì phi logic về mặt nội dung :

+ Ở câu một, tác giả viết về thời quá khứ “Lúc người còn sống tôi lên mười”. Có nghĩa là hiện tại người mẹ của nhân vật tôi đã mất. Thế nhưng ở câu hai, ba bốn chuyển qua thời hiện tại người mẹ đó vẫn còn sống.

+ Thứ nữa, nội dung của các câu không ăn nhập gì với nhau theo kiểu “Ông Chẫu bà Chuộc”.

Câu 3. Điền từ thích hợp.

Bà ơi! Cháu trường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ơi mong tìm lại được hình bóng của “bà”, và nhớ lại ngày nào “bà” trồng cây, “cháu” chạy lon ton bên bà. Bà bảo khi nào cây co quả “bà” sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho “cháu”, nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon ngất phải để phần bà. “Thế là” bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.

Câu 4.

  - Về mặt nội dung và hình thức hai câu này có vẻ rời rạc không có sự liên kết, câu một nói về mẹ, câu hai nói về con.

- Nhưng ở câu thứ ba, “Mẹ sẽ đưa con đến trường”, cả hai từ mẹ và con đã liên kết hai câu trên thành một câu thống nhất, vì vậy chúng vẫn được đặt cạnh nhau trong văn bản.

Câu 5.

- Có đủ trăm đốt tre rất đẹp nhưng chưa thể làm nên được cây tre, nhờ có phép thần của Bụt các đốt tre mới nối kết được với nhau làm thành cây tre kì lạ.

- Văn bản cũng vậy, có đủ các câu, các đoạn văn nhưng nếu giữa chúng không có sự liên kết về nội dung và hình thức thì không thể nào thành văn bản. Đó là một sự liên tưởng rất lí thú.

1 tháng 10 2016

C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1 Luyện tập đọc hiểu 
khổ 1

+ đời sống của cha mẹ đã mang đến cho gia đình ấm no hạnh phúc và công lao của bố mẹ

+ ở khổ 2-3 khổ hai nói lên cuộc trò chuyện của anh và coo gái rất hòa thuận

- ở đoạn hai nói về con gái đứng trước khung cảnh đồng quê bát ngát  trao cảm hứng xay xưa trước cánh đồng quê mình

b) - các thể thơ khổ 1 nói lên công lao nuôi dưỡng của cha mẹ với con

- khổ 2 nói về hòa thuận của hai anh em 
- khổ 3 nói lên sựu trò chuyện của người con trai con gái
- khổ 4 nói về người nữa đang đúng trên cánh đồng ngắm nhìn thiên nhiên

2 Luyện tập về từ láy

 lấpNhức nhóinho nhỏvội vàng
lấp  thấpxinh  xinhchênh chênhthích thú

b)

nhẹ nhàng khuyên bảo con

xấu xa của tên phản bội

tan tành

c)

Tù láy từ ghép
mệt mỏigờn rợn 
nấu nướngngnj nhành
mặt mũilon ton
học hỏitươi mát
  
  

em sẽ suy nghĩ mình sẽ viết thế nào, tìm ý, lập dàn ý, viết nháp - viết ra giấy, đọc và sữa chữa

1 tháng 10 2016

bài  3 những câu hát nghĩa thình à

 

31 tháng 8 2016

Mở bài: Đoạn đầu tiên

Thân bài : Thỏ vô cùng tất vong đến chúng một đội

Kết bài : Đoạn còn lại

Chúc em học tốt!

31 tháng 8 2016

??

 

27 tháng 1 2018

Ôi!quê hương,hai tiếng gọi sao mà tha thiết.Ôi! bao cảnh đẹp nơi nông thôn dân dã .Ai đã từng sinh ra và lớn lên trong cảnh đồng lúa mênh mông,cánh cò bát ngát,dưới những cánh diều đầy màu sắc của đồng quê...thì có lẽ sẽ không bao giờ quên được những phút giây đó,những kỉ niệm đẹp đẽ đó.Nhìn thấy những cánh đồng chạy xa tít tắp tới tận chân trời đó với màu vàng ươm của lúa chín sắp đến ngày gặt hái. Dưới ruộng lúa,nhìn thấy những đàn cò trắng phau đang mò con ốc con cua.Trên bờ đê,nhìn thấy những đàn trâu thung thăng gặm cỏ .Nhìn thấy những bãi cỏ xanh mơn mởn đang trải dài đôi tay đón những đàn trẻ mục đồng.Nhìn thấy những cánh diều chắp cánh ước mơ tuổi thơ.Tất cả những đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp dịu dàng,giản dị mà đầy thân thuộc của làng quê.Đẹp đẽ và đầy màu sắc.

k nha!!!

25 tháng 8 2016

Là tập làm văn pn nhé!vui

tv nha bn

29 tháng 9 2016

Hướng dẫn soạn bài Sông núi nước nam ( Nam quốc sơn hà) | Học trực tuyến

14 tháng 3 2018
Soạn bài: Sông núi nước Nam

Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu ta có thể khẳng định đây là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, có đặc điểm:

- Số câu: 4 câu trong mỗi dòng thơ (tứ tuyệt)

- Số chữ: mỗ câu 7 chữ (thất ngôn)

- Hiệp vần: ở chữ cuối cùng của câu và ở những câu 1 – 2 – 4 đều cân bằng.

Câu 2:

Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy. Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện ở các khía cạnh:

- Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại "thiên thư" (sách trời). Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao. Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm củavũ trụ nên vua của họ được gọi là "đế", các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là "vương" (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ "Nam đế" (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với "đế" của nước Trung Hoa rộng lớn.

- Ý nghĩa tuyên ngôn còn thể hiện ở lờ khẳng định chắc chắn rằng nếu kẻ thù vi phạm vào quyền tự chủ ấy của nước ta thì chúng thế nào cũng sẽ phải chuốc lấy bại vong.

Câu 3: Nội dung biểu ý của bài thơ:

- Hai câu đầu: chủ quyền dân tộc.

+ Sông núi nước Nam, vua Nam ở, điều đó cũng có nghĩa là ở phương Bắc thì vua Bắc ở. Đất nào vua ấy. Đó là sự hiển nhiên tất yếu không ai được xâm phạm của ai => chân lí cuộc đời.

+ Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc ở trần gian. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược lại đạo trời => chân lí của đất trời.

Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phụ nhận.

- Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền.

+ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm là lời hỏi tội kẻ đã dám làm điều phi nghĩa "nghịch lỗ", dám làm trái đạo người, đạo trời.

+ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời là lời cản cáo đối với kẻ phi nghĩa – gieo gió tất yếu sẽ gặp bão.Thảm bại là điều không thể tránh khỏi đối với những kẻ xấu, tàn bạo, đồng thời đó còn là sự quyết tâm sắt đá để bạo vệ chủ quyền của đất nước đến cùng. Chính điều này đã tạo nên được niềm tin sự phấn khích để tướng sĩ xông lên diệt thù.

- Nhận xét bố cục: Bố cục rất chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu nêu lên chân lí khách quan, hai câu sau nêu vấn đề có tính chất hệ quả của chân lí đó.

Câu 4:

Bài thơ tuy chủ yếu thiên về biểu ý song không phải vì thế mà trở thành một bài luận lí khô khan. Có thể nhận thấy rằng, sau cái tư tưởng độc lập chủ quyền đầy kiên quyết ấy là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong. Nếu không có tình cảm mãnh liệt thì chắc chắn không thể viết được những câu thơ đầy chí khí như vậy.

Câu 5:

Qua các cụm từ tiệt nhiên (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), định phận tại thiên thư (định phận tại sách trời) và hành khan thủ bại hư (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), chúng ta có thể nhận thấy cảm hứng triết luận của bài thơ đã được thể hiện bằng một giọng điệu hào sảng, đanh thép, đầy uy lực.