K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 6 2021

Tham khảo ạ:

30 tháng 1 2019
Giai cấp tầng lớp Nghề nghiệp Thái độ với dân tộc
Địa chủ phong kiến Kinh doanh ruộng đất, bóc lột địa tô  
Nông dân Làm ruộng, đóng thuế Có ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh. Họ là lực lượng cách mạng đông đảo
Công nhân Bán sức lao động, làm thuê Chưa có thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc vận động cách mạng đầu thế kỉ XX. Một bộ phận có ý thức dân tộc, nhưng cơ bản là thỏa hiệp đế quốc
Tư sản Kinh doanh công thương nghiệp Chưa có thái độ hưởng ứng tham gia các cuộc vận động cách mạng đầu thế kỉ XX. Một bộ phận có ý thức dân tộc nhưng cơ bản là thỏa hiệp đế quốc
Tiểu tư sản Làm công ăn lương, buôn bán Có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX
1.Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở VN trong cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của thực dân Pháp đã:a.tạo điều kiện cho sự hình thành khuynh hướng cứu nước mớib.thúc đẩy phong trào công nhân bước đầu chuyển xang tự giácc.làm cho tầng lớp tư sản VN trở thành 1 giai cấpd.giúp các sĩ phu phong kiến chuyển hẳn sang lập trường tư sản2.Thực dân pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần...
Đọc tiếp

1.Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở VN trong cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của thực dân Pháp đã:

a.tạo điều kiện cho sự hình thành khuynh hướng cứu nước mới

b.thúc đẩy phong trào công nhân bước đầu chuyển xang tự giác

c.làm cho tầng lớp tư sản VN trở thành 1 giai cấp

d.giúp các sĩ phu phong kiến chuyển hẳn sang lập trường tư sản

2.Thực dân pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần 2 ở Đông dương trong bối cảnh nào?

a.nên kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa ổn định

b.hệ thông thuộc địa của các nước tư bản chủ nghĩa âu - mĩ bị thu hẹp

c.các nước tư bản châu âu gánh chịu hậu quả chiến tranh nặng nề

d.nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển mạnh

3.một trong những mục đích chính của thực dân Pháp trong quá trình thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở đông dương là

a.bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ 1 gây ra

b.đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở đông dương

c.đầu tư phát triển toàn diện nên kinh tế đông dương

d.hoàn thành việc bình định để thống trị đông dương

 

 

 

1
15 tháng 4 2021

1-C;2-D;3-A

31 tháng 10 2021

Tham khảo:

Câu 3: 

 

* Ý nghĩa lịch sử:

- Mặc dù thất bại nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới.

- Những chính sách mà Công xã Pa-ri đề ra thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động lợi ích của đa số nhân dân lao động.

- Là hình ảnh của chế độ xã hội mới tiến bộ, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.

* Bài học: 

- Cách mạng vô sản muốn giành thắng lợi phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông;

- Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.

10 tháng 5 2021

1. 

* Cuối thế kỉ XIX một trào lưu cải cách diễn ra rầm rộ ở VIệt Nam nhưng kết cục là không được thực hiện, rốt cuộc cơ hội duy tân bị bỏ qua. Nguyên nhân:

 

- Các đề nghị cải cách có những hạn chế:

 

+ Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

 

+ Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

 

- Triều đình phong kiến đứng đầu là vua Tự Đức bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách: thực hiện chính sách "bế quan tỏa cảng" không giao lưu với nước ngoài

 

- Tiềm lực kinh tế - xã hội của VN lúc đó không có đủ cơ sở để tiến hành cải cách.

Bây giờ , người dân đc đóng góp ý kiến để xây dựng bộ máy nhà nước , xã hội.

10 tháng 5 2021

1. 

* Cuối thế kỉ XIX một trào lưu cải cách diễn ra rầm rộ ở VIệt Nam nhưng kết cục là không được thực hiện, rốt cuộc cơ hội duy tân bị bỏ qua. Nguyên nhân:

 

- Các đề nghị cải cách có những hạn chế:

 

+ Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

 

+ Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

 

- Triều đình phong kiến đứng đầu là vua Tự Đức bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách: thực hiện chính sách "bế quan tỏa cảng" không giao lưu với nước ngoài

 

- Tiềm lực kinh tế - xã hội của VN lúc đó không có đủ cơ sở để tiến hành cải cách.

Bây giờ , người dân đc đóng góp ý kiến để xây dựng bộ máy nhà nước , xã hội.

18 tháng 5 2016

Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là:

Nông nghiệp : + Cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền

+ Thực hiện chính sách phát canh thu tô

Công nghiệp : Khai thác mỏ để xuất khẩu đầu tư vào công nghiệp nhẹ

Giao thông vận tải : Xây dựng hệ thống đường giao thông để tăng cường chính sách bóc lột

Tài chính : Tăng thêm các loại thuế

Các chính sách đó đã tác động đến kinh tế xã hội là:

Xã hội :+Xuất hiện các đô thị

+ Xuất hiện một số giai cấp, tầng lớp mới: Tư sản, tư sản công nhân

+ Đời sống nhân dân ngày càng nghèo khổ, không lối thoát

Kinh tế : + Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cạn kiệt

+ Nông dân dậm chân tại chổ

+ Công nghiệp phát triển chậm

18 tháng 5 2016

Câu này có trong đề thi cuối hk kì 2 của trường mk đó pn

14 tháng 5 2021

Câu 1

- Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

- Công nghiệp: Khai thác mỏ, xuất khẩu kiếm lời.

- Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường mua bán hàng hóa, nguyên liệu, thu thuế.

- Giao thông vận tải: Xây dựng đường sá, cầu cống, bến cảng, đường dây diện thoại vừa để vươn tới các vùng nguyên liệu, vừa để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân.

- Tài chính: Đánh thuế nặng để giữ độc quyền thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào đánh thuế nhẹ hoặc được miễn thuế, hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam đánh thuế cao.

* Nhận xét:

Nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỷ XX đã có nhiều biến đổi. Những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen nhau do chính sách nô dịch thuộc địa của thực dân Pháp, từ đó dẫn đến nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.

Câu 2

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:

- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.

- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.

=> Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

- Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.

Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:

- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”

- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.

- Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

 

22 tháng 4 2020

22 tháng 4 2020

Giai cấp, tầng lớp

Nghề nghiệp

Thái độ cách mạng

Giai cấp địa chủ phong kiến

Kinh doanh ruộng đất, bóc lột địa tô

-Đánh mất ý thức dân tộc, làm tay sai cho Pháp

-Một số địa chủ vừa và nhỏvẫn có tinh thần yêu nước

Tư sản

Kinh doanh công, thương nghiệp.

Chưa có ý thức cách mạng, chủ yếu chỉ muốn làm ăn yên ổn.Chưa hưởng ứng tham gia các cuộc vận động cách mạng đầu thế kỉ XX. Một bộ phận có ý thức dân tộc nhưng cơ bản là thỏa hiệp đế quốc

Tiểu tư sản

Làm công ăn lương, buôn bán nhỏ

Có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX

Công nhân

Bán sức lao động, làm thuê

Ý thức dân tộc cao, kiên quyết chống đế quốc, là lực lượng chính lãnh đạo cách mạng.

Nông dân

Làm ruộng, đóng đủ loại thuế

Ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh. Họ là lực lượng cách mạng đông đảo.