K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Trong các câu sau, câu nào là lời của lời người kể chuyện?

A. Ở trong rừng, Ba Bớt có nghe được tiếng gọi của chúng không...

B. Khi cháu bị lạc, cả đàn cũng không ăn không ngủ được vì nhớ thương.

C. Ở đời, không có ai hiểu và cảm thông với ta bằng giữa chúng ta với nhau đâu.

D. Nhưng thật may cháu đã trở về.

Câu 2. Trong các câu sau, câu nào là lời nhân vật?

A. Những con bò cất tiếng hò vang.

B. Kể từ nay tôi sẽ sống gần gũi, chân tình với các thành viên trong đàn.

C. Trưa ngày thứ mười thì Ba Bớt tìm về được trảng cỏ.

D. Mang tấm thân rách nát bươn bả tìm đàn, Ba Bớt tự hỏi vì đâu nên nỗi?

Câu 3. Đoạn trích trên có đặc điểm của truyện đồng thoại vì :

A. Viết cho trẻ em, nhân vật mang đặc tính vốn có của loài và đặc điểm của con người

B. Viết cho trẻ em, có nhân vật là loài vật được nhân cách hóa

C. Nhân vật là đồ vật được nhân cách hóa mang đặc điểm của con người

D. Viết cho trẻ em, nhân vật là loài vật được nhân cách hóa mang đặc tính vốn có của loài và đặc điểm của con người

Câu 4. Từ in đậm trong câu “Mang tấm thân rách nát bươn bả  tìm đàn, Ba Bớt tự hỏi vì đâu nên nỗi?” có nghĩa là gì?

A. bươn chải kiếm ăn

B. vất vả

C. vội vàng, tất tả

D. mải miết

Câu 5. Câu văn nào thể hiện chú bò Ba Bớt đã nhận ra bài học sâu sắc ở đời?

A. Ở đời, không có ai hiểu và cảm thông với ta bằng giữa chúng ta với nhau đâu.

B. Giá nó sống giản dị, khiêm tốn như những con bò kia, chắc không phải nhận hậu quả đáng buồn.

C. Chúng sung sướng chạy khắp bãi cỏ, đùa vui với nhau vì chú bò Ba Bớt đã nhận ra một bài học sâu sắc ở đời.

D. Không thể nào sống mà không có bạn, không có đàn.

Câu 6. Các từ in đậm trong câu: “Kể từ nay tôi sẽ sống gần gũi, chân tình với các thành viên trong đàn.” những từ nào là từ ghép?

A. gần gũi, chân tình

B. thành viên, đàn

C. chân tình, thành viên 

D. gần gũi, chân tình, thành viên

Câu 7. Đoạn trích trên được kể ở ngôi thứ mấy? Dựa vào đâu mà con xác định được ngôi kể đó ?

A.  Ngôi thứ ba

B. Ngôi thứ nhất

C. Ngôi thứ 2

D. Ngôi thứ 4

 

0
13 tháng 7 2017

a, Nhân vật ta là tác giả

b, Nhân vật ta là người yêu thiên nhiên:

+ Thích nghe tiếng suối chảy, tiếng suối như nghe âm thanh tiếng đàn của tự nhiên

+ Thích ngồi dưới bóng mát của cây cối trong rừng để ngâm thơ

⇒ Nhân vật “ta” hòa hợp với thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên bằng tâm hồn thi sĩ

Tiếng suối được ví với tiếng đàn, đá rêu được ví với nệm êm

→ Cách ví von cho thấy nhân vật ta là người yêu thiên nhiên, giàu trí tưởng tượng như một nghệ sĩ tinh tế.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

Xin chào các bạn, tôi là... học sinh lớp ...Hôm nay tôi ở đây để trình bày ý kiến của mình về nhận định sau. Có người cho rằng: Phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”) của Đoàn Giỏi nghĩa là kể lại câu chuyện về nhân vật ấy. Theo ý kiến của cá nhân tôi thì ý kiến này chưa hoàn toàn chính xác.

Thứ nhất chúng ta cần hiểu thế nào là kể lại câu chuyện về nhân vật và phân tích đặc điểm nhân vật. Kể lại câu chuyện về nhân vật là dựa vào sự việc trong văn bản để kể lại diễn biến của câu chuyện đó, không cần nêu nhận xét về nhân vật, kể lại thuộc kiểu văn bản tự sự. Còn phân tích đặc điểm nhân vật là giới thiệu mô tả những nét tiêu biểu của nhân vật như: lai lịch, xuất thân, hình dáng bên ngoài, suy nghĩ, lời nói, việc làm,…và nêu nhận xét của người viết về nhân vật đó, phân tích nhân vật thuộc kiểu văn bản nghị luận

Như vậy khi kể lại câu chuyện về nhân vật Võ Tòng, chúng ta chỉ cần kể lại diễn biến câu chuyện đó từ việc ông Hai đến thăm Võ Tòng, câu chuyện về quá khứ đáng thương của anh và cuộc sống cô độc hiện tại của anh ở căn lều giữa rừng U Minh. Còn khi phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng chúng ta cần chỉ ra lai lịch, xuất thân, hoàn cảnh số phận, tính cách và phẩm chất của Võ Tòng. Để từ đó trình bày những nhận xét , đánh giá của mình về nhân vật này.

Như vậy chúng ta có thể khẳng định ý kiến trên chưa thật sự đầy đủ. Mặc dù khi kể lại nhân vật hay phân tích nhân vật chúng ta đều cần dựa vào những sự việc và chi tiết cụ thể về nhân vật Võ Tòng ở trong văn bản. Tuy nhiên khi kể lại câu chuyện cần khách quan, không thêm bớt và không cần nêu nhận xét của người kể lại. Còn khi phân tích đặc điểm nhân vật cần có ý kiến, lí lẽ và nhận xét của người nói.

Trên đây là những ý kiến và suy nghĩ của tôi về vấn đề đầu bài đặt ra. Rất mong sẽ nhận được những đóng góp của thầy cô và các bạn.

Câu 1: So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn.Câu 2: Tìm các câu đặc biệt trong VD sau và cho biết tác dụng của chúng.a.Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?b.Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió Làoc.Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.d.Kiên vội đặt bát xuống, nó vỗ...
Đọc tiếp

Câu 1: So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn.

Câu 2: Tìm các câu đặc biệt trong VD sau và cho biết tác dụng của chúng.

a.Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?

b.Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió Lào

c.Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.

d.Kiên vội đặt bát xuống, nó vỗ tay, reo to:

Ông ơi, ông ơi! Con cu cườm ta thả ra dạo nọ đã biết gáy rồi ông ạ!

e. Đình chiến. Các anh bộ đội nón lưới có gắn sao, kéo về đầy nhà Út…

g. Cách đó ba năm, một đồng chí từ Đồng Tháp Mười về mang về một con gà mái tơ vàng. Ôi chao, một con gà.

h. Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng sông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang ngồi có vẻ chờ đợi.

i.Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về. Có mưa

l. Đẹp quá. Một đàn cò trắng đang bay kìa! m.Đêm. Bóng tối tràn đầy trên bến Cát Bà

n. Buổi hầu sáng hôm ấy. ***** Nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường

p.Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập

q.Có một lần đêm đã gần sáng, nghe anh Nhân thở đều đều mà tôi lại cứ cho là anh ấy đang thức. Tôi hỏi: “Anh chưa ngủ à” – Im lặng.

r. Rồi anh run cầm cập, xếp thau, ôm đàn, cuốn chiếu, cầm gậy, đứng dậy, thong thả lần lối đi.

Gió.

Mưa.

Não nùng.

Câu 3: Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau:

a.Vài hôm sau. Buổi chiều. Anh đi bộ dọc con đường từ bến xe tìm về xóm Hạ.

b. Lớp sinh hoạt vào lúc nào? – Buổi chiều.

c. Bên ngoài. Người đang đi và thời gian đang trôi

d. Anh để xe trong sân hay ngoài sân? – Bên ngoài. e. Mưa. Nước xối xả đổ vào mái hiên

g. Nước gì đang xối xả đổ vào mái hiên thế? – Mưa

h. Chừng nửa đêm tới đỉnh. Có một cái hang rộng. Chúng tôi dừng lại

i. Buổi văn nghệ đang đầy ắp tiếng cười, bỗng nhiên có một tiếng động mạnh, nước đập ùm ùm như có người tập bơi. Một người kêu lên: - Cá heo!

k.Hai chân Nhẫ n quàng lên cổ. Quên cả đói, quên cả rét. Con Tô cũng dài bụng ra chạy theo.

Câu 4: Bạn Lan hỏi bạn Hoa:

-Biển đề tên trường mình có phải câu đặc biệt không? – không

-Vậy “Ngữ văn 7” ở trên bìa sách của chúng mình có phải câu đặc biệt không? – Không

-Thế biển đề “Giặt là” trước nhà cậu có phải là câu đặc biệt không?

- Đó là câu rút gọn vì mẹ tớ giặt và là mà.

Qua câu chuyện trên, em thấy đúng sai thế nào?

Câu 5: Cho 2 đoạn văn bản sau:

a.Dân số ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc cũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy thoái sức khỏe, giống nòi không những không phát triển mà còn dễ dàng bị thoái hóa. Dân số tăng trong khi cơ sở sản xuất có hạn dẫn đến thiếu việc làm, thất nghiệp ngày càng tăng. Dân số tăng càng nhanh thì chất lượng cuộc sống của cộng đồng , gia đình, cá nhân sẽ càng giảm sút

b. Nếu con người không biết ngăn chặn hành động phá hoại thiên nhiên và môi trường thì rất nguy hại. Đến một lúc nào đó con người không còn có thể khai thác từ thiên nhiên để lấy của cải vật chất nuôi sống chính bản thân mình. Môi trường sống của con người đang bị đe dọa: chất thải công nghiệp đang làm vẩn đục các dòng sông, tai nạn của các con tàu chở dầu làm ô nhiễm hàng vạn cây số bờ biển các nước. Bầu khí quyển ngày càng bị các hợp chất của các-bon làm ô nhiễm, tầng ô-dôn bao bọc trái đất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập vào các dòng khí quyển xuống mặt đất. Nhiệt độ khí quyển ngày càng tăng, lượng nước biển sẽ dâng do sự tan băng ở Bắc và Nam cực của trái đất. Tất cả những điều đó là nguyên nhân phá hoại cân bằng sinh thái và đang là sự đe dọa khủng khiếp cho sự sống trên hành tinh của chúng ta.

-Câu văn nào nêu luận điềm? Qua câu văn ấy, người viết muốn đưa ra kết luận gì?

- Để người đọc hiểu rõ kết luận của mình, người viết đã xây dựng những luận cứ nào?

Câu 6: Chỉ rõ phương pháp lập luận trong các VD sau:

a.Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi con người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách.

b. Chị Dậu rất mực dịu hiền nhưng không yếu đuối. Khi cần, chị đã phản kháng dũng cảm, thể hiện một sức sống kiên cường bất khuất của phụ nữ nông dân Việt Nam

Câu 7: Xác định luận điểm và những phương pháp lập luận chính được dùng trong đoạn văn nghị luận sau:

Bác Hồ là người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Dù Người không có một gia đình riêng cho mình, nhưng cà đất nước này, cả non sông này là gia đình của Người. Đúng như thơ Tố Hữu đã từng ca ngợi: “ Người không con mà có triều con”. Từ miền Bắc tời miền Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ già đến trẻ, ai cũng dành cho Bác những tình cảm thật cao đẹp. Đó là niềm tôn kính. Đó là sự biết ơn. Và khi Bác đi xa thì tình cảm ấy biến thành nỗi tiếc thương vô hạn. Dù năm tháng có trôi qua, nhưng hình ảnh của Bác, của người Cha già kính yêu ấy vẫn còn sống mãi trong trái tim mỗi người Việt Nam.

Câu 8: Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 8-10 câu nêu tác hại của việc học đối phó trong học sinh hiện nay (trong đoạn có sử dụng 1 câu rút gọn)

***Nhanh nhé mk đang cần gấp!!!

0
Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:“Ăn quả nhớ...
Đọc tiếp

Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước. Trước hết, ta phải hiểu về câu tục ngữ. Ở đây, “quả” chính là trái ngọt chỉ thành quả tốt đẹp mà ta được hưởng. Vậy còn kẻ trồng cây là người đã có công tạo ra quả ngọt ấy hàm ý chỉ những người làm nên thành quả tốt đẹp. Vậy, qua câu tục ngữ ta có thể hiểu rằng khi ăn một trái chín ngon ngọt thì ta phải nhớ tới những người đã đổ mồ hôi chăm sóc cho cây tới khi cây ra hoa kết trái. Qua đó, ta cũng như thấm thía hơn về một bài học làm người: khi ta được hưởng một thành quả tốt đẹp, ta phải biết ơn những người đã tạo ra nó. Từ đó ông cha ta muốn khuyên chúng ta phải biết ơn những người đã mang lại hạnh phúc cho ta như ngày hôm nay. Chúng ta được sống trong cuộc sống ấm no, hòa bình thì chúng ta phải biết rằng ai đã làm nên điều ấy.

Đúng thật vậy, tuy rằng, câu tục ngữ đã trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn rất đúng với chúng ta ngày nay. Tại sao lại như vậy? Đã bao giờ bạn tự hỏi: Nhờ đâu mà ta được sinh ra? Đó là nhờ cha mẹ những đấng sinh thành ra chúng ta. Ca dao có câu:

“Công cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.”

Quả thật, ta không thể quên ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Từ khi ta sinh ra, mẹ chính là người đồng hành cùng ta, cho ta những lời khuyên quý giá, chăm sóc ta từng ngày. Còn cha là người dìu dắt, nâng bước ta đến khi ta lớn lên trưởng thành. Trong trường, thầy cô cũng chính là người mà ta mang ơn rất nặng. Thầy cô chính là người lái đò đưa ta đến bến bờ kiến thức. Ta biết rằng, những thành quả ta được hưởng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà có được mà đó là mồ hôi,  công sức của biết bao người đã làm ra để chúng ta hưởng. Người xưa,  đã có câu:

“Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần .”

Thì ra, bát gạo ta bưng mỗi ngày cũng thấm đậm vị đắng cay của những giọt mồ hôi người nông dân “hai sương một nắng, “bán lưng cho đất, bán mặt cho trời” để làm nên bông lúa chín vàng, trĩu nặng. Trong cuộc sống, chiếc áo ta mặc hay chiếc dép ta mang cũng là công sức của những người nghệ nhân khéo léo. Hay ngay cả vật nhỏ bé như chiếc tăm tre, to lớn như những công trình vĩ đại cũng từ hai bàn tay con người mà nên.

Hay mở rộng ra hơn nữa, đất nước Việt Nam ta được hòa bình như ngày hôm nay là công sức của biết bao vị anh hùng dân tộc. Chúng ta lớn lên nhờ công dựng nươc và giữ nước của tổ tiên,cha anh đi trước. Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy cô đều ẩn chứa một sự kết tinh công sức, xương máu của bao người.

Ta biết rằng, một người có lòng biết ơn sẽ trở thành mọt con người hoàn thiện về nhân cách, được mội người tôn trọng và trở  thành người có ích trong xã hội. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn:

“Uống nước nhớ nguồn”

Hay

“Ơn ai một chút chẳng quên”

Tuy nhiên, lòng biết ơn không chỉ được thể hiện ở lời nói mà còn ở hành động. Là người con dân Việt Nam ai mà không biết câu ca:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Đối với nhân dân ta, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm chính là dịp để ta nhớ về cội nguồn. Hay có thể kể đến ngày mùng 5 tháng 1 âm lịch là ngày chúng  nhớ đến chiến công oanh liệt của vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ .... Để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy hòa bình dân tộc, chúng ta đã có những việc làm rất thiết thực. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc. Trên đất nước, đâu đâu cũng có miếu, đài tưởng niệm để ghi nhớ công lao của các vị anh hùng ấy. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc.

Tóm lại, chúng ta phải có nhiệm vụ phát huy và giữ gìn đạo lí tốt đẹp này. Đó là đạo lí muôn đời mà mỗi người chũng ta phải ghi nhớ trong lòng. Đối với em, em sẽ cố gắng là con ngoan, trò giỏi để góp phần gìn giữ truyền thống tốt đẹp này.

 

7
6 tháng 5 2018

Văn bạn hay đó! Mk rất khâm phục bạn!

6 tháng 5 2018

mk cảm ơn Bùi Đặng Thu Trang

BÀI TẬP ÔN NGỮ VĂN 7I. Phần văn bản:1. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.2. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về con người và xã hội? giải thích 2 câu?3. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ và ca dao?II. Tiếng Việt:1. Thế nào là câu rút gọn, câu đặc biệt?2. Bài tập:BT1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó:Ngày...
Đọc tiếp

BÀI TẬP ÔN NGỮ VĂN 7
I. Phần văn bản:
1. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
2. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về con người và xã hội? giải thích 2 câu?
3. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ và ca dao?
II. Tiếng Việt:
1. Thế nào là câu rút gọn, câu đặc biệt?
2. Bài tập:
BT1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó:
Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà Thống Lí,
bố của thống Lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đen nộp lại cho chủ nợ một nương
ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. người vợ
chết cũng chưa trả hết nợ. ( Tô Hoài )
BT 2: Chỉ rõ và khôi phục các thành phần câu bị rút gọn trong những trường
hợp sau đây:
a. Tiếng hát ngừng. cả tiếng cười.
b. Đi thôi con!
c. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước
độc lập tự do.
d. Uống nước nhớ nguồn.
e. Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng tiền nào
là khác nữa.
BT 3: Trong hai đoạn đối thoại sau tại sao có đoạn dùng câu rút gọn, có đoạn lại
không thể dùng câu rút gọn:
Đoạn a
- Lan ơi! Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?
- Chủ nhật.
Ngọc hỏi lại: mấy giờ?
- 8 giờ sáng.
- Nhớ mang sách cho tớ nhé
Đoạn b
Bà nội nhìn cháu và khẽ hỏi:
- Lan…Mấy giờ cháu đến truờng?

- Thưa bà: Cháu đi ngay bây giờ ạ!
- Cháu có nhớ lòi mẹ cháu dặn sáng nay không?
- Dạ, thưa bà, cháu nhớ ạ.
BT 4:Viết một đoạn hội thoại ngắn( 7- 10 câu), trong đó có sử dụng câu rút gọn.
Gạch chân dưới các câu rút gọn đó.
BT 5: Trong những trường hợp sau đây câu đặc biệt dùng để làm gì?
a. Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng xông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang
ngồi có vẻ chờ đợi.
b. Mẹ oi! Chị ơi! Em đã về.
c. Có mưa!
d. Đẹp quá. Một đàn cò trắng đang bay kìa!
BT 6: Bạn Lan hỏi bạn Hoa:
- Biển đề tên trường mình có phải là câu đặc biệt không nhỉ?
- Không.
- Vậy Ngữ văn 7 ở trên bìa sách của chúng mình có phải là câu đặc biệt không?
- Cũng không phải.
- Thế biển đề Giặt là trước nhà cậu có phải là câu đặc biệt không?
- Đó là câu rút gọn vì mẹ tớ giặt và là mà.
Qua câu chuyện của hai bạn em thấy đúng sai thế nào?
III. Tập làm văn:
1. Thế nào là văn nghị luận?
2. Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận?
3. Bài tập:
BT1: Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim? Tìm 3 dẫn
chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh?
BT2: Tìm 3 và phân tích 3 biểu hiện, việc làm trong cuộc sống thể hiện đạo lí
sống uống nước nhớ nguồn?

0
Mk soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê có đúng ko vậy mn?Câu 1:* Truyện viết về hai anh em Thành – Thủy khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải chia tay nhau mỗi người một nơi, phải chia đồ chơi và chia tay lớp, cô giáo.* Nhân vật chính: hai anh em Thành – Thủy.Câu 2:a. Câu chuyện kể theo ngôi thứ nhất.   Đảm bảo tính khách quan của người kể, có tính thuyết phục, tạo nên tính chân thực,...
Đọc tiếp

Mk soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê có đúng ko vậy mn?

Câu 1:

* Truyện viết về hai anh em Thành – Thủy khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải chia tay nhau mỗi người một nơi, phải chia đồ chơi và chia tay lớp, cô giáo.

* Nhân vật chính: hai anh em Thành – Thủy.

Câu 2:

a. Câu chuyện kể theo ngôi thứ nhất.

   Đảm bảo tính khách quan của người kể, có tính thuyết phục, tạo nên tính chân thực, diễn tả sâu sắc những tình cảm của hai anh em.

b.

* Tên truyện liên quan đến ý nghĩa của truyện : người lớn chia tay thì trẻ con và đồ chơi của chúng cũng phải chia tay, xa nhau.

   Những con búp bê là đồ chơi của trẻ nhỏ, gợi sự ngây thơ, trong sáng. Trong truyện, chúng không có lỗi cũng giống như Thành và Thủy nhưng cũng phải chia tay.

Câu 3: Các chi tiết trong truyện để thấy hai anh em Thành và Thủy rất gần gũi, thương yêu, chia sẻ và quan tâm với nhau:

- Thủy đã mang kim chỉ ra tận sân vận động để vá áo cho anh.

- Thành nhường đồ chơi cho em, giúp em học tập và đưa em đi chơi.

- Thủy biết anh Thành sợ ma nên nhường con Vệ Sĩ gác đêm cho anh.

Câu 4:

* Lời nói và hành động của Thủy có sự mâu thuẫn khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên: Thủy rất giận dữ khi thấy anh chia Vệ Sĩ và Em nhỏ ra nhưng cũng thương anh vì sợ đêm anh không có con Vệ Sĩ canh gác.

* Cách giải quyết mâu thuẫn là bố mẹ Thủy không chia tay nhau nữa thì búp bê cũng không phải chia rời.

* Kết thúc truyện, Thủy đã chọn cách giải quyết là để con Vệ Sĩ cạnh con Em Nhỏ. Chi tiết này gợi cho em thấy Thủy là một đứa bé giàu lòng vị tha, thương anh và thương cả búp bê. Thủy chấp nhận mình bị chia lìa còn hơn là để búp bê phải xa nhau.

⟹ Sự chia tay của hai anh em thật là vô lý.\

Câu 5:

* Chi tiết trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng là: Từ nay Thủy sẽ không đi học nữa, do nhà bà ngoại ở xa trường, mẹ Thủy sẽ sắm cho Thủy một cái thúng đi bán hoa quả.

* Chi tiết khiến em cảm động: Cô giáo Tâm tặng Thủy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng. Nhưng Thủy lại nói Thủy không đi học nữa.

⟹ Chi tiết này khiến em cảm động là bởi vì chỉ do bố mẹ chia tay mà Thủy không còn được đi học, phải lao động kiểm tiền khi vẫn đang độ tuổi cắp sách tới trường.

Câu 6:

* Thành thấy kinh ngạc khi thấy “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”: cuộc sống của mọi người, thiên nhiên vẫn như mọi ngày: yên ả, tươi đẹp chỉ có Thành  và Thủy là phải chịu tổn thương xa rời, Thành tâm hồn dường như đang nối giông bão.

⟹ Tâm lý của Thành được miêu tả chính xác , làm tăng thêm nỗi buồn sâu thẳm, trạng thái thất vọng, bơ vơ của nhân vật.

Câu 7:

   Tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người:

- Những người làm cha làm mẹ hãy cố gắng giữ  gìn mái ấm gia đình để trẻ em được sống trong hạnh phúc và được hưởng những quyền cơ bản của trẻ em.

- Thông cảm, sẻ chia với những em bé bị bất hạnh vì gia đình tan vỡ.

5
12 tháng 9 2018

Nếu đúng thì tk cho mk nhá mn ơi!

12 tháng 9 2018

chuan ko can chinh tui chep nha hihi

Bài 2: Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh đã viết:Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tìnhcảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chươngmà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏtrông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng...
Đọc tiếp

Bài 2: Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh đã viết:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình
cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương
mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.
Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ
trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm
vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay”

a. Nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn được gạch chân
b. Câu văn in đậm đã chứng tỏ được sức mạnh nào của văn chương đối
với con người?
c. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy viết đoạn văn khoảng 7 -10 câu để làm
sáng tỏ ý kiến của Hoài Thanh ”Văn chương gây cho ta những tình cảm
ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, trong đoạn có sử dụng 1
câu đặc biệt (gạch chân và chú thích rõ)

0
Bài 2: Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh đã viết:Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tìnhcảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chươngmà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏtrông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng...
Đọc tiếp

Bài 2: Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh đã viết:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình
cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương
mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.

Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ
trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm
vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay”

a. Nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn được gạch chân
b. Câu văn in đậm đã chứng tỏ được sức mạnh nào của văn chương đối
với con người?
c. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy viết đoạn văn khoảng 7 -10 câu để làm
sáng tỏ ý kiến của Hoài Thanh ”Văn chương gây cho ta những tình cảm
ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, trong đoạn có sử dụng 1
câu đặc biệt (gạch chân và chú thích rõ)
d. Từ đó, trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc học môn Ngữ văn
trong nhà trường phổ thông.

0