K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2021

chắc chưa đâu, e nghĩ thế :)

22 tháng 10 2021

chx nha!

2 tháng 9 2016

Trong quá trình tạo lập văn bản, diễn đạt thành lời văn là công đoạn chiếm nhiều thời gian nhất. Chỉ có dàn ý mà chưa viết thành văn thì chưa tạo thành văn bản.

 Do vậy, tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát với bố cục, có tính liên kết, có mạch lạc, lời văn trong sáng, kế chuyện hấp dẫn đều là những yêu cầu không thể thiếu đôi với mọi kiểu văn bản. Riêng yêu cầu “kể chuyện hấp dẫn” là không bắt buộc đối với văn bản không phải là tự sự.

 
5 tháng 7 2017

Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa gọi là tạo lập văn bản

Muốn viết thành văn cần:

- Viết đúng chính tả, ngữ pháp

- Dùng từ chính xác

- Sát với bố cục

- Có tính liên kết

- Có mạch lạc

- Lời văn trong sáng

→ Đối với văn tự sự cần đạt yêu cầu về lời kể chuyện hấp dẫn.

29 tháng 5 2018

Muốn tạo lập một văn bản thì phải soạn văn bản dưới dạng một dàn bài:

- Dàn bài chưa phải một văn bản hoàn chỉnh, cần viết ý, không nhất thiết những câu trọn vẹn đúng ngữ pháp luôn liên kết chặt chẽ với nhau

- Muốn phân biệt được các mục lớn nhỏ cần phải đánh dấu bằng kí hiệu như I, II, III… hoặc a, b, c… có thể sử dụng gạch đầu dòng ( -) và ( +)

→ Hệ thống các kí hiệu này giúp việc kiểm soát các mục đó đầy đủ, được sắp xếp mạch lạc, logic, hợp lý.

21 tháng 9 2016

+ Tách rời cách phần ra, để riêng các ý. Muốn để riêng được cái ý ra bạn phải chọn lọc những ý chính để làm nổi bật được bài của bạn. Sau đó phân chia từng mục ra như vậy sẽ rõ ràng hơn rất nhiều

+ Sau khi viết xong soát loại các mục, lưu ý mục phải được tách theo từng đoạn và đầy đủ ý. Những ý đó phải là ý nổi bật giúp bài văn đó hay hơn.

Chúc bạn học tốt!

21 tháng 9 2016

a- Khi xây dựng dàn bài, các câu trong đó cần phải chính xác về ngữ pháp, được liên kết chặt chẽ với nhau. Mặc dù không nhất thiết phải là những câu văn hoàn chỉnh song cần phải viết đủ ý, ngắn gọn và dễ hiếu Dàn bài giống như một bản dự thảo, người viết lên kế hoạch trước đế đến khi viết bài hoàn chỉnh sẽ dựa vào đó để viết, nhằm tạo ra một bài viết có chất lượng

 b- Một dàn bài thường có nhiều mục lớn, nhỏ khác nhau. Để phân biệt được ta phải quy định các phần, các mục lớn nhỏ trong dàn bài bằng một hệ thống được quy định chặt chẽ.

VD: phần mở bài, thân bài, kết bài ta quy định bằng sô' Lamã, các ý nhỏ ta quy định bằng số và chữ cái thường, bằng các gạch đầu dòng.

- Biết được các mục trên vẫn chưa đầy đu mà cơ bản là việc trình bày các phần, các mục ấy phải rành mạch và hợp lí, chẳng hạn như: sau mỗi phần, mục, mỗi ý lớn đều phải xuống dòng; phần, mục, ý ngang bậc nhau thì phải viết thẳng hàng còn ý nhỏ thì phải viết lùi vào sau ý lớn.
 

13 tháng 3 2023

Đề 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.

Dàn ý: Nghị luận về sự vô cảm trong đời sống.

a. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề nghị luận: sự vô cảm trong đời sống.

b. Thân bài

*Giải thích:

- Vô cảm là gì? Vô là không, cảm là cảm xúc. Vô cảm chính là không có cảm xúc, không bày tỏ thái độ, tình cảm trước bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống.

- Biểu hiện của sự vô cảm:

+ Không quan tâm, giúp đỡ, yêu thương, chia sẻ với người khác.

+ Có thái độ dửng dưng, không quan tâm trước mọi vấn đề.

 

+ Chỉ sống với cảm xúc, suy nghĩ của bản thân mình.

*Thực trạng của sự vô cảm trong xã hội.

- Ngày một nhiều, đặc biệt ở bộ phận thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.

- Sống ỷ lại, hưởng thụ, không quan tâm, không có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

*Nguyên nhân của sự vô cảm

+ Do lối sống ích kỷ, thiếu tình thương.

+ Mất lòng tin từ sự bất công xã hội.

+ Ảnh hưởng của phim, trò chơi bạo lực.

+ Do phụ huynh quá nuông chiều.

*Tác hại của sự vô cảm

+ Làm cho con người suy giảm nhân cách.

+ xã hội không có tình người, thiếu sự đoàn kết, thân ái.

+ Con người thiếu niềm vui và hạnh phúc.

*Liên hệ, vận dụng

- Lên án các hành động vô cảm.

- Biết chia sẻ, yêu thương với mọi người.

+ Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn.

c.Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề.

- Nêu cảm nghĩ về sự vô cảm trong xã hội.

*Mở bài:

Go-rơ-ki đã nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Quả thật là như vậy, tình yêu sự, sự chia sẻ luôn là một điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng thật đáng buồn, khi xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo vô số những hệ lụy. Trong số đó sự vô cảm trong xã hội là một điều báo động và cần quan tâm.

13 tháng 3 2023

Đề 3: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học.

a.Mở bài

- Nêu tên nhân vật em lựa chọn.

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm xuất hiện nhân vật em lựa chọn.

- Nêu ấn tượng về nhân vật

b. Thân bài

Phân tích đặc điểm nhân vật.

*Giới thiệu khái quát về nhân vật

- Sự xuất hiện.

- Tên nhân vật, hình dáng, đặc điểm ngoại hình.

*Đặc điểm của nhân vật

- Các chi tiết miêu tả nhân vật, hành động nhân vật.

- Ngôn ngữ của nhân vật.

- Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

- Mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác.

c.Kết bài

Đánh giá về nhân vật.

Mở bài:

Em đã đọc rất nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa: đó là hình ảnh cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám, là anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt hay là giáo sư A-rô-nắc trong truyện Dòng sông đen, ông Quơn-cơ trong “Xưởng socola”,...Nhưng có lẽ nhân vật để lại nhiều ấn tượng với em nhất chính là nhân vật Đan-kô trong văn bản “Trái tim Đan-kô” của Mác-xim Go-rơ-ki. Đay là một nhân vật anh hùng để lại nhiều suy nghĩ trong em.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
8 tháng 1

Đề 1: Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người bạn tốt mà đã lâu em chưa gặp lại

Dàn ý:

1. Mở bài

- Giới thiệu về người bạn thân đó của em.

- Nêu cảm xúc của em khi gặp lại người bạn thân đó.

2. Thân bài

- Biểu cảm kết hợp với miêu tả vài nét nổi bật trong ngoại hình, tính cách của người bạn đó.

- Kể lại ngắn gọn một kỉ niệm sâu sắc nhất về tình bạn giữa em và người đó, có thể là kỉ niệm vui hay buồn; qua đó bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của người bạn dành cho em cũng như của em dành cho bạn.

3. Kết bài

- Khẳng định lại tình bạn thân thiết giữa em và người đó.

- Cảm nghĩ của em về người bạn.

Mở bài: Tôi may mắn có cho mình một cô bạn thân rất đáng yêu tên là Lan Anh. Sau đó vì cuộc sống mà gia đình bạn ấy chuyển đi nơi khác. Hôm nay, sau 1 năm được gặp lại Lan Anh, cảm xúc của tôi thật sự rưng rưng khó tả.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
8 tháng 1

Đề 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm. 

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định của bản thân về vấn đề này (nghiêm trọng, cấp thiết, mang tính xã hội,…) 

2. Thân bài

- Giải thích hiện tượng.

- Thực trạng:

- Nguyên nhân:

- Hậu quả:

- Lời khuyên:

3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề.

- Đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra lời kêu gọi, nhắn nhủ.

Mở bài: Cuộc sống con người ngày càng phát triển với những thiết bị tiện ích để phục vụ cho cuộc sống con người. Cùng với đó, máy tính hay điện thoại ra đời như một phần quan trọng và gần như không thể thay thế với chúng ta. Bên cạnh lợi ích mà đang mang lại, những thiết bị này cũng gây không ít những ảnh hưởng và phiền toái, nhất là với học sinh. Hiện tượng nghiện game điện tử ở học sinh ngày nay đang ở mức đáng báo động.

Giúp mk nha mk vội lắm trả lời đúng mk tick cho, mk hứa đấy1.Khi nào thì người ta cis nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản ? Lấy việc viết thư cho 1 người nào đó làm ví dụ, hãy cho biết điều j thôi thúc người ta phải viết thư2. Để tạo lập 1 văn bản, ví dụ như viết thư, trước tiên phải xác định rõ bốn vấn đề : Viết cho ai ? Viết để làm j ? Viết về cái j ? Viết như thế...
Đọc tiếp

Giúp mk nha mk vội lắm trả lời đúng mk tick cho, mk hứa đấykhocroi

1.Khi nào thì người ta cis nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản ? Lấy việc viết thư cho 1 người nào đó làm ví dụ, hãy cho biết điều j thôi thúc người ta phải viết thư

2. Để tạo lập 1 văn bản, ví dụ như viết thư, trước tiên phải xác định rõ bốn vấn đề : Viết cho ai ? Viết để làm j ? Viết về cái j ? Viết như thế nào ? Bỏ qua vấn đề nào trong 4 vấn đề đó cũng ko thể tạo ra được văn bản.

3. Sau khi đã xãc định được 4 vấn đề đó, cần phải làm những j để viết được văn bản ?

4.Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành đoạn văn thì đã tạo được 1 văn bản chưa ? Hãy cho biết việc viết thành văn ấy cần đạt được những yêu cầu j trong các yêu cầu dưới đây :

- Đúng chính tả ;

- Đúng ngữ pháp ;

- Dùng từ chính xác ;

- Sát với bố cục ;

- Có tính liên kết ;

- Có mạch lạc ;

- Kể chuyện hấp dẫn ;

- Lời văn trong sáng ;

5. Trong sản xuất, bao giờ cũng có bước (khâu, công đoạn) kiểm tra sản phẩm. Có thể coi văn bản cũng là loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàng thành ko ? Nếu có thì sự kiểm tra ấy cần dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể nào ?

Giúp mk nha làm ơn ko cô giáo sử mk mất. Mk cảm ơn cho những ai giúp mk!!!thanghoa

3
25 tháng 9 2016

Câu 1.

Trong đời sống, mỗi khi cần trình bày ý kiến, nguyện vọng, trao đổi…thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản.

Ví dụ : khi viết thư cho ai đó, điều thôi thúc người ta phải viết thư là do một trong hai người ( hoặc cả 2) có nhu cầu trao đổi tình cảm, công việc hoặc vấn đề nào đó mà chủ thể ( người viết thư) hoặc đối tượng ( người nhận thư) quan tâm.

Câu 2.

Sau khi xác nhận được bốn vấn đề đó, cần phải sắp xếp ý ( dàn bài): ý nào cần trình bày trước, ý nào cần trình bày sau, …sao cho việc trình bày logic và hiệu quả nhất.

Câu 3.

Chỉ có dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa tạo được văn bản.

Việc viết thành văn cần đáp ứng tất cả các yêu cầu đã nêu trong SGK. Câu 4.

Văn bản sau khi  được tạo lập cần được rà soát, kiểm tra.

Việc rà soát, kiểm tra căn cứ vào những tiêu chuẩn như :

-Về nội dung : nội dung văn bản đã phù hợp, sát với mục đích, yêu cầu tạo lập văn bản chưa.

-Về hình thức : kiểm tra lỗi chính tả, tính liên kết, mạch lạc, bố cục rõ ràng…

25 tháng 9 2016

Câu 1.

Trong đời sống, mỗi khi cần trình bày ý kiến, nguyện vọng, trao đổi…thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản.

Ví dụ : khi viết thư cho ai đó, điều thôi thúc người ta phải viết thư là do một trong hai người ( hoặc cả 2) có nhu cầu trao đổi tình cảm, công việc hoặc vấn đề nào đó mà chủ thể ( người viết thư) hoặc đối tượng ( người nhận thư) quan tâm.

Câu 2:

 

1. Các bước tạo lập văn bảnKhi có nhu cầu tạo lập văn bản, người viết phải tiến hành theo các bước sau:a) Định hướng tạo lập văn bản;Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết đối với việc tạo lập một văn bản. Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định các vấn đề xoay quanh những câu hỏi sau:- Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.- Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.- Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.- Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất.b) Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý theo bố cục rõ ràng, hợp lí đáp ứng những yêu cầu định hướng trên.Từ những nội dung đã xác định được trong bước định hướng, đến đây, người tạo lập văn bản tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.c) Viết thành văn bản hoàn chỉnh.Đây là khâu trực tiếp cho ra "sản phẩm". Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh. Ở bước này, các phương tiện liên kết hình thức được huy động để triển khai chủ đề, thể hiện liên kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản. Việc viết thành văn cần đạt được tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát bố cục, có tính liên kết, mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.d) Kiểm tra lại văn bản.Đây là khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. "Sản phẩm" phải được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, ...

Câu 3

Sau khi xác nhận được bốn vấn đề đó, cần phải sắp xếp ý ( dàn bài): ý nào cần trình bày trước, ý nào cần trình bày sau, …sao cho việc trình bày logic và hiệu quả nhất.

Câu 4.

Chỉ có dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa tạo được văn bản.

Việc viết thành văn cần đáp ứng tất cả các yêu cầu đã nêu trong SGK. Câu 4.

Văn bản sau khi  được tạo lập cần được rà soát, kiểm tra.

Việc rà soát, kiểm tra căn cứ vào những tiêu chuẩn như :

-Về nội dung : nội dung văn bản đã phù hợp, sát với mục đích, yêu cầu tạo lập văn bản chưa.

-Về hình thức : kiểm tra lỗi chính tả, tính liên kết, mạch lạc, bố cục rõ ràng…

Câu 5.

=> Đối với văn bản cũng thế , sau khi hoàn thành văn bản cần kiểm tra lại xem có đúng hướng không , bố cục có hợp lí không và cách diễn đạt có gì sai sót không .

 

 

  

 

14 tháng 4 2017

Qua những văn bản em tạo lập trong các tiết Tập làm văn.

- Khi tạo lập các văn bản ấy, điều em muốn nói thật sự cần thiết

- Khi kể chuyện, miêu tả, bày tỏ nguyện vọng em xưng hô “em”, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt tùy thuộc vào yêu cầu đề bài đưa ra

- Em thường lập dàn ý khi làm văn. Theo em, khi xác lập bố cục bài văn sẽ có trình tự hợp lý, rõ ràng giữa các phần

- Sau khi làm văn em thường dành ra 10 phút đọc và kiểm tra lại, điều này giúp em hạn chế lỗi sai, thiếu ý trong quá trình làm

16 tháng 4 2018

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/dan-gian-ta-co-cau-tuc-ngu-gan-muc-thi-den-gan-den-thi-rang-nhung-co-ban-lai-bao-gan-muc-chua-chac-da-den-gan-den-chua-chac-da-rang-em-hay-viet-bai-van-chung-minh-thuyet-phuc-ban-ay-theo-y-kien-cua-em-c36a594.html#ixzz5EEdo2ejJ