K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2017

Chọn đáp án: B

a) Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)". Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao? b) Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác: Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước. c) Có nên...
Đọc tiếp
a) Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)". Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao? b) Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác: Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước. c) Có nên sử dụng văn bản dưới đây để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không? Nếu không thì vì lí do gì?    Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là một trong những ông trạng nổi tiếng nhất của khoa cử Việt Nam. Ông là người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay là xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Năm 1535, thời Mạc Đăng Doanh, ông đỗ đầu cả ba kì thi. Nhưng ông chỉ làm quan với nhà Mạc có 7 năm, và sau khi dâng sớ xin chém 18 tên quyền thần mà không được, ông xin trí sĩ ở quê nhà. Ở quê, ông mở trường dạy học bên sông Hàn – tức sông Tuyết – nên khi mất, học trò tôn ông làm Tuyết Giang Phu Tử. Mặc dầu ông đã về trí sĩ, nhà Mạc vẫn kính trọng và vẫn hỏi ông về việc nước. Khi ông sắp mất, nhà Mạc có phong cho ông tước Trình Quốc công. Vì thế, người đời sau gọi ông là Trạng Trình.
Trên cơ sở trả lời những câu hỏi đã nêu, hãy cho biết: Một văn bản thuyết minh chuẩn xác cần đáp ứng những yêu cầu nào?
1
8 tháng 1 2018

Trong bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố). Viết như thế chưa chính xác:

- Chương trình Ngữ văn 10 không chỉ có văn học dân gian

- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian

- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian không chỉ có ca dao, tục ngữ

- Chương trình ngữ văn không có câu đố

b,

- Giải thích “thiên cổ hùng văn” chưa chuẩn xác vì nó không phù hợp với ý nghĩa thiết thực của cụm từ

“ Thiên cổ hùng văn” là áng văn muôn đời, không phải áng văn viết trước một nghìn năm

c, Không thể dùng văn bản trong SGK thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi văn bản đó không đề cập tới Nguyễn Bỉnh Khiêm với vai trò nhà văn

4 tháng 4 2017

Chọn đáp án: C

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạNghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ...
Đọc tiếp

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạ

Nghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ), là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao đây để cùng muôn loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của chúng mình” ngày một tươi đẹp hơn.

Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gor –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm mắt ăn quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?

Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).

Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:

“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ

Những sư đoàn không súng, lại xung phong

Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ

Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”

(Tố Hữu).

Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.

Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.

Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

5
29 tháng 10 2016

Bài làm hay

1 tháng 11 2016

cam on

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:   Vị vua và những bông hoaMột ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế vị mình. Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được những bông hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi.Một cô gái tên là...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:

   Vị vua và những bông hoa

Một ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế vị mình. Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được những bông hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi.

Một cô gái tên là Serena cũng muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh để trồng được bông hoa đẹp nhất. Cô gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kỹ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm.

Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp. Serena rất thất vọng, nhưng vẫn tới cuộc tụ họp với chậu hoa trống rỗng. Nhà vua kiểm tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena.

Ngài hỏi : “tại sao chậu hoa của cô không có gì?”

Serena thành thật trả lời: “Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn lên nhưng tôi đã thất bại”

Nhà vua liền trả lời: “Không, cô không thất bại. Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều đã được nướng chín, vì thế chúng không thể nảy mầm. Ta không biết tất cả những bông hoa đẹp này ở đâu ra. Cô đã rất trung thực, vì thế cô xứng đáng có được vương miện. Cô sẽ là nữ hoàng của vương quốc này”.

      (Dẫn theo “Quà tặng cuộc sống”)

Hãy giải thích vì sao cô Serena lại được nhà vua phong làm nữ hoàng?

2
6 tháng 1 2018

Cô Serena được nhà vua phong làm nữ hoàng vì cô đã rất trung thực ki trồng đúng hạt giống hoa mà nhà vua ban. Cô không tìm mọi cách để có chậu hoa đẹp như người khác mà chỉ chăm sóc hạt giống nhà vua đã ban.

19 tháng 2 2022

Vì cô Serena trung thực

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:   Vị vua và những bông hoaMột ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế vị mình. Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được những bông hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi.Một cô gái tên là...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:

   Vị vua và những bông hoa

Một ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế vị mình. Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được những bông hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi.

Một cô gái tên là Serena cũng muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh để trồng được bông hoa đẹp nhất. Cô gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kỹ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm.

Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp. Serena rất thất vọng, nhưng vẫn tới cuộc tụ họp với chậu hoa trống rỗng. Nhà vua kiểm tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena.

Ngài hỏi : “tại sao chậu hoa của cô không có gì?”

Serena thành thật trả lời: “Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn lên nhưng tôi đã thất bại”

Nhà vua liền trả lời: “Không, cô không thất bại. Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều đã được nướng chín, vì thế chúng không thể nảy mầm. Ta không biết tất cả những bông hoa đẹp này ở đâu ra. Cô đã rất trung thực, vì thế cô xứng đáng có được vương miện. Cô sẽ là nữ hoàng của vương quốc này”.

      (Dẫn theo “Quà tặng cuộc sống”)

Nêu nội dung chính của văn bản trên?

1
19 tháng 3 2018

Nội dung chính của văn bản trên:

Kể về việc một vị vua muốn lựa chọn người kế vị bằng cách thử lòng trung thực của mọi người từ những hạt giống hoa đã được nướng chín. Có duy nhất cô gái tên Serena là người chiến thắng nhờ lòng trung thực của mình . Thông qua câu chuyện để khẳng định tính trung thực sẽ đem lại cho chúng ta những món quà bất ngờ.

a) Hãy phát hiện và chữa lỗi về ngữ pháp trong các câu sau: – Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ. – Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình. b) Lựa chọn những câu văn đúng trong các câu sau: – Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc...
Đọc tiếp
a) Hãy phát hiện và chữa lỗi về ngữ pháp trong các câu sau: – Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
– Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình. b) Lựa chọn những câu văn đúng trong các câu sau: – Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.
– Ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.
– Có được ngôi nhà, bà đã sống hạnh phúc hơn.
– Ngôi nhà đã mang lại niềm hạnh phúc cho cuộc sống của bà. c) Từng câu trong đoạn văn sau đều đúng, nhưng đoạn văn vẫn không có được tính thống nhất, chặt chẽ. Hãy phân tích lỗi và chữa lại:    Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Nàng là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống hòa thuận hạnh phúc với cha mẹ. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, cùng có những nét xinh đẹp tuyệt vời. Vẻ đẹp của Kiều hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Vân có nét đẹp đoan trang thùy mị. Còn về tài thì nàng hơn hẳn Thúy Vân. Thế nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.
1
19 tháng 8 2017

Chữa lỗi sai:

- Câu (1) người viết không phân định rõ thành phần trạng ngữ, chủ ngữ

    + Cách thứ nhất: bỏ từ “qua” ở đầu câu

    + Cách thứ hai: bỏ từ “của” thay vào bằng dấu phẩy.

    + Cách thứ ba: bỏ từ “đã cho” và thay vào đó bằng dấu phẩy

- Ở câu (2) cả câu chỉ là một cụm danh từ được phát triển dài mà chưa đủ thành phần chính. Sửa:

    + Thêm chủ ngữ thích hợp “đó là lòng tin tưởng…”

    + Thêm vị ngữ thích hợp, “lòng tin tưởng… đã được biểu hiện trong tác phẩm”

b, Câu (1) “Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn” sau vì không phân định thành phần phụ đầu câu với chủ ngữ

Các câu sau đều đúng

c, Cả đoạn văn không có câu nào sai nhưng cái sai ở mối liên hệ, liên kết giữa các câu.

Các câu lộn, thiếu logic. Cần sắp xếp lại các câu các vế và thay đổi một số từ ngữ ngữ để ý đoạn mạch lạc, phát triển hợp lí

Thúy Kiều và Thúy Vân là con gái ông bà Vương Viên ngoại. Họ sống êm đềm, hạnh phúc cha mẹ. Họ đều xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, vẻ đẹp của nàng khiến hoa ghen, liễu hờn. Thúy Vân có vẻ đẹp đoan trang, thùy mị. Về tài thì Kiều hơn hẳn Thúy Vân nhưng nàng đâu được hưởng hạnh phúc.

KẾT NỐI VÀ NGẮT KẾT NỐI     Khoảng cách thế hệ trong nhiều gia đình, giữa học trò tuổi teen và bố mẹ, thậm chí bố mẹ cũng còn rất trẻ, giờ có thêm một tác nhân từ thế giới mạng, hay đúng hơn là sự cám dỗ của mạng kết nối. Nhiều ông bố bà mẹ không tài nào ngủ được khi thấy đèn của chiếc modem nhấp nháy liên hồi. Có ông bố cứ 23 giờ là tắt nguồn modem. Lập tức nghe...
Đọc tiếp

KẾT NỐI VÀ NGẮT KẾT NỐI

     Khoảng cách thế hệ trong nhiều gia đình, giữa học trò tuổi teen và bố mẹ, thậm chí bố mẹ cũng còn rất trẻ, giờ có thêm một tác nhân từ thế giới mạng, hay đúng hơn là sự cám dỗ của mạng kết nối. Nhiều ông bố bà mẹ không tài nào ngủ được khi thấy đèn của chiếc modem nhấp nháy liên hồi. Có ông bố cứ 23 giờ là tắt nguồn modem. Lập tức nghe thấy một tiếng “á” kinh dị từ tầng trên, và đôi khi cả tiếng làu bàu hồn nhiên không giấu giếm của mấy anh chàng sinh viên thuê nhà bên cạnh, đêm đêm vẫn “hứng” sóng wifi “chùa”. Nhưng tắt modem rồi vẫn không ngắt được kết nối, khi sóng 3G trên điện thoại vẫn chạy vù vù.
     Sống là kết nối. Nhưng sống cũng cần có một khoảng lặng ngắt kết nối. Đọc tin và tương tác với mạng xã hội trên Ipad, nhưng đọc sách thì phải trên một thiết bị cầm tay ngắt kết nối kiểu Kindle Fire. Luyện được cách ngắt kết nối trong thời đại số quả là khó khăn, nhưng làm được thì bạn mới có thể sống mà không bị cuốn đi theo vòng xoáy thông tin hỗn độn.
     Con người khao khát sự kết nối. Rồi một ngày, con người sẽ lại khao khát khoảng lặng ngắt kết nối. Đó không phải là vòng luẩn quẩn nếu nhìn vào những thử thách mà con người cần phải trải để trở nên “Người” hơn. Bạn có nhận thấy, thực ra đó đâu phải chỉ là luyện tập để đọc, hay viết lách. Đó còn là cách “tu luyện” để giữ tâm hồn mình trong lặng trong bất kì hoàn cảnh nhiễu nhương xao động nào, ở bất cứ nơi đâu.
                           (Trích Kết nối và ngắt kết nối, Hà Nhân theo Sống như cây rừng,
                                                                           NXB Văn học, 2016, tr. 154 – 155)
Hãy viết bài văn để chỉ ra khoảng cách giữa các thế hệ trong nhiều gia đình, giữa học trò tuổi teen và bố mẹ ngay trong chính gia đình em.

Làm thế nào để "tạo ra khoảng lặng ngắt kết nối" trong thời đại số?

1
12 tháng 10 2019

Anh có thể tham gia group ''Trường Người Ta - Góc Học Tập'' trên fb để hỏi, chứ rất ít người trả lời những câu hỏi \(\in\)cấp 3

a/ Hãy phát hiện và chữa lỗi về ngữ pháp trong các câu sau: -Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ. -Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình. b/ Lựa chọn những câu văn đúng trong các câu sau: -Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn. -Ngôi...
Đọc tiếp

a/ Hãy phát hiện và chữa lỗi về ngữ pháp trong các câu sau:

-Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.

-Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình.

b/ Lựa chọn những câu văn đúng trong các câu sau:

-Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.

-Ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.

-Có được ngôi nhà, bà đã sống hạnh phúc hơn.

-Ngôi nhà đã mang lại niềm hạnh phúc cho cuộc sống của bà.

c/ Từng câu trong đoạn văn sau đều đúng, nhưng đoạn văn vẫn không có được tính thống nhất chặt chẽ. Hãy phân tích lỗi  và chữa lại:

Thuý Kiều và Thuý Vân đều là con gái của ông bà Vương.Nàng là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống hoà thuận hạnh phúc với cha mẹ. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, cùng có những nét xinh đẹp tuyệt vời.Vẻ đẹp của Kiều hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Vân có nét đẹp đoan trang thuỳ mị. Còn về tài thì nàng hơn hẳn Thuý Vân. Thế nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.

1
12 tháng 3 2019

a. Phát hiện và sửa lỗi về ngữ pháp trong những câu sau

Câu đã cho

Phát hiên và sửa lỗi

Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.

Người viết không phân định rõ các thành phần trạng ngữ và chủ ngữ. Kiểu sai này có những cách chữa như sau:

+ Bỏ từ “qua” ở đầu câu;

+ Bỏ từ “của” và thay vào đó bằng dấu phẩy;

+ Bỏ các từ “đã cho” và thay vào đó bằng dấu phẩy.

Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình.

Cả câu chỉ là một cụm danh từ được phát triển dài mà chưa đủ các thành phần chính. Kiểu sai này có những cách chữa như sau:

+ Thêm chủ ngữ thích hợp, ví dụ: “Đó là lòng tin tưởng...”',

+ Thêm vị ngữ thích hợp, ví dụ “Lòng tin tưởng... đã dược biểu hiện trong các tác phẩm”.

b. Lựa chọn những câu văn đúng trong các câu văn sau:

(1) Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.

(2) Ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.

(3) Có được ngôi nhà, bà đã sống hạnh phúc hơn.

(4) Ngôi nhà đã mang lại niềm vui, hạnh phúc cho cuộc sống của bà.

Câu (1) sai vì không phân định rõ thành phần phụ ở câu đầu với chủ ngữ, các câu sau đều đúng.

c. Xem đoạn văn mục 3c. SGK trang 66

Từng câu trong đoạn văn sau đều đúng, nhưng đoạn văn vẫn không có được tính thống nhất, chặt chẽ. Hãy phân tích lỗi và chữa lại.

Cái sai của đoạn văn chủ yếu ở mối liên hệ, liên kết giữa các câu. Sự sắp xếp các câu lộn xộn, thiếu lôgíc. Cần sắp xếp lại các câu, các vế câu và thay đổi một số từ ngữ để ý của đoạn mạch lạc, phát triển hợp lý. Có thể sửa như sau:

Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm đềm dưới một mái nhà, hòa thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ. Họ đều xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng khiến hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Thúy Vân có nét đẹp đoan trang, thùy mị. Về tài thì Kiều hơn hẳn Thúy Vân nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.

  Vậy là chị được cử về Đông Xá, về cái làng quê bé nhỏ, nghèo khổ của chị. Vừa đặt chân tới con đê cao, con đê chắn ngang mấy nếp nhà lụp xụp, chị Dậu chợt nhìn thấy ở chân trời phía đông một vừng hồng ửng lên […]. Một đoàn người áo quần rách rưới, nhưng nét mặt ai cũng hồ hởi, từ trong làng đi ra. Người cầm gậy, kể cầm dao, cầm kiếm, vác cờ đỏ ào tới vây...
Đọc tiếp

 

Vậy là chị được cử về Đông Xá, về cái làng quê bé nhỏ, nghèo khổ của chị. Vừa đặt chân tới con đê cao, con đê chắn ngang mấy nếp nhà lụp xụp, chị Dậu chợt nhìn thấy ở chân trời phía đông một vừng hồng ửng lên […]. Một đoàn người áo quần rách rưới, nhưng nét mặt ai cũng hồ hởi, từ trong làng đi ra. Người cầm gậy, kể cầm dao, cầm kiếm, vác cờ đỏ ào tới vây lấy chị. Người nông dân khốn khổ từng chạy trốn trong cái đêm đen ấy bỗng ứa nước mắt […].  Cố nén xúc động, chị Dậu dang rộng đôi cánh tay như muốn ôm lấy mọi người, rồi nghẹn ngào nói :
- Cách mạng thành công rồi ! Cả dân tộc đã đứng dậy ! Bà con ơi, chúng ta hãy lên huyện bắt bọn quan lại, phá kho thóc chia cho dân nghèo.

a. Có thể coi đây là đoạn văn trong văn bản tự sự được không, vì sao? Theo anh (chị) , đoạn văn đó thuộc phần nào của truyện ngắn mà bạn học sinh định viết.

b. Viết đoạn văn này, bạn học sinh đã thành công ở nội dung nào, nội dung nào còn phân vân để trống? Anh (chị) hãy viết tiếp vào những chỗ để trống đó để cùng bạn hoàn thành đoạn văn định viết.

1
27 tháng 8 2018

a, Đoạn văn thuộc phần thân bài (phần diễn biến) kể lại một sự việc quan trọng “Chị Dậu về làng lãnh đạo cuộc nổi dậy khi cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra”

   + Sự việc ấy phù hợp với chủ đề, cốt truyện của bạn hs đưa ra.

   + Đây được coi là một đoạn trong văn bản tự sự

b, Có thể nói, đoạn văn trên thành công khi kể lại câu chuyện. Nhược điểm, sự sắp xếp những đoạn tả cảnh, tả tâm trạng chưa thuần thục, vẫn còn sự lúng túng

- Sửa: “… Đặt chân tới con đê cao, con đê chắn ngang nếp nhà lụp xụp của gia đình chị lúc ở phía trời đông ông mặt trời bắt đầu thắp sáng bình minh bằng những ánh hồng rực rỡ, chị Dậu bỗng chợt nhìn thấy một đoàn người…”

Người đàn bà nhà quê khốn khổ từng chạy trốn trong cái đêm đen ấy, vui mừng đến rơi nước mắt. Nhưng cố nén xúc động…”