K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

lập từ cô nhiều rồi bạn ơi

23 tháng 4 2016

không hay nạn ơi

 

28 tháng 2 2017

I – Tìm hiểu đề:

– Thể loại: tự sự ( kết hợp với miêu tả và biểu cảm ).

– Nội dung: kể về một buổi thăm trường vào một ngày hè, sau 20 năm xa cách.

– Hình thức: một lá thư gửi bạn học cùng lớp.

– Yêu cầu: Người viết phải tưởng tượng mình đã trưởng thành,đóng vai một người có một vị trí, một công việc nào đó, nay trở lại thăm ngôi trường. Cần trả lời được các câu hỏi sau:

+ Lí do về thăm trường cũ là gì?

+ Thăm trường vào thời gian nào? Với ai?

+ Đến trường gặp ai? Thấy quang cảnh trường thế nào? Nhớ lại cảnh trường ngày xưa mình học ra sao?

+ Những gì gợi lại cho em những kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò, trong giờ phút đó bạn bè hiện lên như thế nào?….

* Chú ý:

– Bài viết cần tự nhiên, chân thành.

– Để bài văn hấp dẫn, sinh động hơn, trong quá trình làm bài, cần kết hợp các yếu tố miêu tả (hình ảnh ngôi trường với những hang cây,mái ngói, cột cờ, lớp học…) và yếu tố biểu cảm ( tâm trạng bồi hồi, xúc động khi nhớ lại kỉ niệm xưa bên thầy cô, bạn bè; xúc động khi bất ngờ gặp lại thầy(cô) giáo cũ…)

II – Dàn ý chi tiết:

1. Đầu thư:

– Thời gian, địa điểm viết thư.

– Lời chào gửi đầu thư.

– Lí do viết thư.

2. Nội dung bức thư:

– Hỏi thăm tình hình trong những năm qua ( học tập, cuộcsống, công tác của bạn và một số bạn khác trong lớp ).

– Giới thiệu về hoàn cảnh hiện tại của bản thân ( công việc,gia đình…)

– Kể lại tình huống về thăm trường:

+ Lí do về thăm trường cũ ( đi ngang qua, có chủ định về thăm…)

+ Thời gian ( mùa hè); đi một mình hay đi với ai?

+ Tâm trạng trước khi về thăm ( nếu là chủ định ): bồi hồi,xúc động, hồi hộp…

– Quang cảnh ngôi trường khi đếm thăm:

+ Ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy trường.

+ Cảnh vật, thiên nhiên, sự thay đổi của cảnh vật ( hàng cây, cổng trường…)

+ Quang cảnh ngôi trường khi đến thăm: miêu tả đôi nét về ngôi trường ( các dãy nhà, các phòng học, phòng chức năng, cơ sở vật chất của trường…)

+ Cảnh vật gợi nhớ đến những hình ảnh xưa của bạn bè, thầy cô ( những kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò…)

( Chú ý: Lồng cảm nghĩ và nhận xét về sự thay đổi của ngôi trường)

– Kể lại những cuộc gặp gỡ: đã gặp ai ( thầy cô, bạn bè…)?Nói chuyện gì? (tâm sự, ôn lại những kỉ niệm trong quá khứ…)? Cảm nghĩ sau buổi trò chuyện?

– Kết thúc buổi thăm trường: cảm xúc về buổi thăm trường;những suy tưởng; tình cảm; những động lực thúc đẩy bản thân trong tương lai…

3. Cuối thư:

– Lời chào, lời chúc và lời hứa hẹn.

– Ký tên.

22 tháng 4 2016

Thăm trường chắc j đã gặp cô

2 tháng 4 2016

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

2 tháng 4 2016

1 Mở bài:
- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc
- Thấy hoa đào nở là thấy xuân về.
- Em thấy lòng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.
2 Thân bài: 
a) Cây đào nhìn từ xa:
- Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.
- Cây to , gốc sù sì , cành toả rộng.
- Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.
- Khi có mưa xuân, càn cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây nư một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em.
b) Cây đào nhìn cận cảnh:
- Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình.
- Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng.
- Càn đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn.
- Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh.
- Nhuỵ hoa vàng tươi.
- Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành.
- Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm.
3 Kết bài:
- Em rất yêu cây đào trước ngõ.
- Loài hoa mang đến niềm vui năm mới.
- Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa.

28 tháng 2 2016

1. Mở bài gián tiếp : (3-4 dòng)

Giới thiệu đồ vật (Đồ vật em định tả là gì? Tại sao em có nó? Có nó vào thời gian nào?)

2. Thân bài

a. Tả bao quát : (3-4 dòng) : Hình dáng, kích thước, màu sắc

b. Tả chi tiết : (10 – 15 dòng) : Tả các bộ phận của đồ vật (khoảng 3-5 bộ phận, mỗi bộ phận tả từ 2-3 câu)

c. Tả công dụng của đồ vật (5-10 dòng): từ 2-3 công dụng

d. Hoạt động hoặc kỉ niệm của em với đồ vật đó (3-4 dòng)

3. Kết bài mở rộng : (2-4 dòng)

Nêu cảm nghĩ của em với đồ vật (Em hãy coi nó như là một người bạn của mình

27 tháng 4 2016
Cô giáo lớp emXinh đẹp hoành trángLàn da trắng sángĐôi giày bóng loángAi nhìn cũng choáng

Em nhìn choáng hơn !

banhhehe

27 tháng 4 2016

TRẦN THANH NGỌC : HAYoaoa

19 tháng 3 2016

về thầy cô :

Viên phấn nào trên tay 
Thầy dạy em học chữ 
Bụi phấn nào bay bay 
Vương tóc thầy trắng xóa 

Bao mùa thu đi qua 
Thầy xưa nay đã già 
Khai trí em thêm sáng 
Cho cây đời nở hoa 

Từng lời giảng yêu thương 
Bao lớp trẻ xa trường 
Gói hành trang thêm nặng 
Nghĩa tình thầy vấn vương 

Mai lớn khôn nên người 
Khi nào em quên được? 
Công ơn người đi trước 
Dìu dắt chúng em theo. 

19 tháng 3 2016

thank you nhưng sorry nhé bạn có chép trên gogle ko vậy hay bạn tự sáng tác 100%

10 tháng 12 2016

Đã mấy năm qua rồi cho đến bây giờ em vẫn còn thương mến cô giáo Nga, người đà dạy dỗ em trong những năm học đầu tiên ở ngưỡng cửa Tiểu học.

Cô giáo Nga có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy. Tuổi có độ gần bốn mươi nhưng trông cô còn rất trẻ. Em rất thích những chiếc áo dài cô mặc đến lớp, thường là những chiếc áo lụa mỏng trắng, đủ màu sắc tươi đẹp, rất phù hợp với thân hình và làn da hồng của cô. Mái tóc cô được uốn gọn gàng ôm lấy gương mặt đầy đặn, lúc nào cũng trang điểm một cách hài hoà. Đôi mắt cô to, đen láy, chiếc mũi tuy hơi cao nhưng trông cân xứng với gương mặt. Cô cười rất tươi, giòn giã, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Tất cả đều tạo ra một nét đẹp thân tình, cởi mở, nhưng không vì thế mà kém phần cương nghị. Giọng cô giảng bài lúc trầm ấm, lúc ngân vang.

Cô rất thương yêu học sinh. Em còn nhớ những buổi đầu đi học, chúng em đều là những đứa trẻ vừa rời khỏi tay ba mẹ, ngơ ngác, rụt rè và thậm chí có bạn còn oà lên khóc khi ba mẹ ra về. Cô như người mẹ hiền, hết dỗ bạn này quay qua dỗ bạn khác khiến lòng em và các bạn yên tâm không còn sợ hãi nữa. Thế nhưng cô rất nghiêm khắc khi giảng bài, bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập. Những buổi học đầu tiên biết bao khó nhọc, cô cầm tay từng bạn uốn nắn, chỉ cho từng bạn cách phát âm các vần. Những giờ ra chơi cô nán lại gạch hàng trong tập vở, cho chúng em viết ngay hàng thẳng lối, hoặc chỉ vẽ thêm cho các bạn còn yếu không theo kịp. Giờ rảnh cô thường kể chuyện cho chúng em nghe. Cả lớp cười vang khi cô kể chuyện vui, lúc đó em cảm thấy bầu không khí trong cả lớp ấm áp tình mẹ con làm sao! Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc chúng em, cô còn quan tâm tìm hiểu gia đình các bạn nghèo, tạo điều kiện giúp đỡ các bạn.

Tuy không học cô nữa nhưng trong lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô. Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để khỏi phụ lòng yêu thương, chăm sóc của cô đối với em và xứng đáng là con ngoan trò giỏi

 

29 tháng 3 2016

Dễ mà:

a) MB: Giới thieuj vai trò của lời ns (.) cs sống-> lns có giá trị và ý nghĩa-> lời nói của dân gian

b) TN:

LĐ 1: Giải nghĩa nội dung

Thế nào là lời ns? Phân tích, cắt từ các câu ca dao-> lời khuyên qua 2 câu ca dao

LĐ 2: Giá trị lời ns: (.) cuộc sống hàng ngày,(.) sxuaats kinh tế, (.) đấu trkanh chống giặc ngoại xâm, giúp tình came con người gắn kết hơn....

LĐ 3: Cần làm j để có lns hiệu quả: lns như con dao 2 lưỡi, mxau và mtot. Ăn nó thô lỗ ko CN-Vn,...-> hậu quả, lời ngọt cx chưa chắc đã thật lòng, lời ns khó nghe cka thanh đôi ki lại là lời khuyen..

c) KB: KĐinh giá trị qua 2 câu ca dao

* Chỉ là gợi ý bk cần chi tiết, cụ thể và lấy dẫn chuwng. Chúc bk học gỏi

5 tháng 5 2016

Là cái  phần để C - V có thể là phần chú thích cho câu