K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 9 2019

C - Thông báo việc trình bày vấn đề đã hoàn thành, nêu đánh giá khái quát và gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn

Mọi ng cho em ý kiến vs ạHiện tg: đừng đổ lỗi cho hoàn cảnhMỗi đứa trẻ sinh ra và trong quá trình lớn lên đều bị ảnh hưởng từ phía gia đình và xã hội. Trong đó gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Hành động của cha và mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, cách sống và hành động trong tương lai của trẻ. Và câu chuyện sau đây chính là minh...
Đọc tiếp

Mọi ng cho em ý kiến vs ạ

Hiện tg: đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh

Mỗi đứa trẻ sinh ra và trong quá trình lớn lên đều bị ảnh hưởng từ phía gia đình và xã hội. Trong đó gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Hành động của cha và mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, cách sống và hành động trong tương lai của trẻ. Và câu chuyện sau đây chính là minh chứng của điều đó. Vậy bạn và tôi hãy cùng nhau phân tích để hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

Câu chuyện kể về hai anh em song sinh có cùng một hoàn cảnh: có một người cha nghiện ngập nặng. Họ luôn phải chứng kiến những khung cảnh bạo lực của cha mẹ. Sau này người anh trưởng thành giống hoàn toàn người cha, còn người em thì trở thành người đi đầu trong phong trào phòng chống tệ nạn xã hội. Với câu hỏi được đặt ra là:" điều gì khiến anh trở nên như thế ? " Bất ngờ cả hai cùng một câu trả lời:" có một người cha như vậy đương nhiên tôi phải trở thành người như thế rồi. " Ta có thể thấy chỉ với một mẫu truyện nhỏ thôi nhưng đã lột trần ra bao hiện tượng như: bạo lực và tệ nạn xã hôi, sự ảnh hưởng của cha mẹ đến con cái hay là hiện tượng đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh là nổi bật hơn cả. Hiện tượng trên muốn cho người đọc biết rằng hãy biết vươn lên, chống lại hoàn cảnh mà đừng để hoàn cảnh vùi dập để rồi chỉ biết đổ lỗi ngược lại. 

Vậy thì tại sao hiện tượng đổ lỗi cho hoàn cảnh lại xảy ra phổ biến như vậy? Liệu đây là một hiện tượng mới xảy ra hay là đã xảy ra từ trước đó? Và điều gì làm xuất hiện hiện tượng này? Trước đó ta hãy hiểu rõ về gia đình- một nhân tố quan trọng trong việc hình thành nên tính cách này. Con người sinh ra và trưởng thành trong một nơi gọi là "gia đình". Đó chính là nơi mà bạn được yêu thương, hạnh phúc, được chở che... Cho dù sau này bạn đã bước chân ra ngoài xã hội gặp phải nhiều khó khăn không thể tự mình vượt qua thì vẫn có gia đình là hậu phương vững chắc, luôn âm thành tạo điều kiện, bảo vệ và cùng bạn vượt qua. Thế nhưng lại có nhiều gia đình hoàn toàn ngược lại, đó không còn là một nơi ấm áp nữa mà đã trở thành nơi gieo rắt những hạt giống suy tàn, đồi bại tuy nhiên vẫn có những hạt giống vươn lên tìm được ánh sáng cho chính mình. Chính vì thế mà ta có thể nói gia đình rất quan trọng. 

Đổ lỗi cho hoàn cảnh là một hiện tượng khá phổ biến và xuất hiện từ xưa đến nay chưa bao giờ chấm dứt. Như trong trường học, học sình thường đổ lỗi cho việc chưa học bài hay làm bài tập bằng lí do bài quá khó, quá dài, giáo Viên giảng không hiểu. Khi ta đạt kết quả thi không như mong muốn thì lại có thêm hàng trăm lí do để đổ lỗi. Hay trong công việc khi mà bạn không hoàn thành các công việc được giao bạn lại viện cớ vì số lượng công việc, vì không đủ thời gian hay bất cứ điều gì mà bạn có thể nghĩ ra. Trong cuộc sống bạn cũng có thể lấy đổ lỗi cho hoàn cảnh để che dấu cho sự thật rằng bạn yếu đuối, gục ngã, không đủ sức mạnh lí trí để vượt qua như hoàn cảnh người anh trong câu chuyện. Thế đấy, con người hầu như dùng hoàn cảnh để làm lí do che dấu, vậy ai cũng như thế ư? Ai cũng trốn tránh không dám đối mặt, vươn lên ư? Song song với những người tiêu cực thì vẫn có những con người biết vươn lên, biết đấu tranh với nghịch cảnh, họ còn lấy hoàn cảnh để làm động lực cho bước tiến đầu tiên - bước đầu đến con đường trải hoa hồng. Nơi mà họ nhận được thành quả sau khi trải qua bao gian khổ, vượt qua bao chông gai, đối mặt với hàng thử thách. Vì vậy những người tiến lên phía trước là những người muốn tìm hoàn cảnh mà họ khao khát, nếu không thấy hãy tự tạo ra nó, đừng từ bỏ. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đổ lỗi cho hoàn cảnh, từ nguyên nhân nhỏ đến lớn. Như đã nhắc đến ở trên "gia đình" là một phần nguyên nhân tác động trực tiếp đến nhân cách con người. Gia đình tốt, có gia giáo, có đạo đức chuẩn mực có thể hình thành cho bạn một nhân cách tốt tuy nhiên điều đó chưa hẳn là đúng bởi vẫn có nhiều trường hợp trái ngược lại, nên nó còn phụ thuộc vào ý thức cá nhân của mỗi người. Tiếp đó là nhà trường- nơi mà bạn được dạy về đạo đức, lối sống... Và do chính bản thân bạn, khi mà sau những lần sai bạn lại viện cớ lí do, nếu bạn cứ lặp lại điều này thì nó sẽ dần trở thành một vũ khí hủy hoại chính bạn. Đừng để bản thân sa vào vùng lẫy do chính mình tạo ra. 

Nếu con người cứ tiếp tục tiếp diễn hiện tượng này thì một ngày không xa sẽ trở thành những người vô trách nhiệm chỉ biết trối bỏ mọi thứ, buông xuôi cho bản thân sống không có tương lai và sẽ tạo thành một thói quen nguy hiểm, nhân cách xấu xa. Nếu ai cũng như thế này thì xã hội sẽ trở nên thoái hoá, không phát triển, yếu kém

Để thay đổi tình trạng này thì đầu tiên mỗi người trong gia đình hãy là tấm gương sáng cho con noi theo, biết giáo dục con đúng cách, theo chiều hướng tốt, biết dạy trẻ nhận sai khi phạm sai lầm, biết tự đứng dậy sau mỗi lần gục ngã. Đồng thời cần có những buổi tuyên truyền, giáo dục hướng trẻ đến một lí tưởng. 

 

 

 

 

 

2
11 tháng 8 2021

còn cái nịt

20 tháng 10 2022

Hảo hán

[NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI HỌC VĂN TRONG GIAI ĐOẠN NƯỚC RÚT]Đây là kinh nghiệm cá nhân của anh POP trong giai đoạn nước rút học môn Ngữ văn ôn thi THPTQG. Các em có thể tham khảo!1. Ôn lại thật kĩ các kiến thức Tiếng Việt: từ loại, biện pháp tu từ, nghệ thuật,... để làm đọc hiểu.2. Ôn lại các thể loại thơ, truyện, văn đồng thời là đặc điểm của chúng.3. Với phần Nghị luận xã hội, cố gắng...
Đọc tiếp

[NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI HỌC VĂN TRONG GIAI ĐOẠN NƯỚC RÚT]

loading...

Đây là kinh nghiệm cá nhân của anh POP trong giai đoạn nước rút học môn Ngữ văn ôn thi THPTQG. Các em có thể tham khảo!

1. Ôn lại thật kĩ các kiến thức Tiếng Việt: từ loại, biện pháp tu từ, nghệ thuật,... để làm đọc hiểu.

2. Ôn lại các thể loại thơ, truyện, văn đồng thời là đặc điểm của chúng.

3. Với phần Nghị luận xã hội, cố gắng tập viết gãy gọn đi thẳng vào vấn đề, vào trực tiếp sẽ giúp mình không bị lố dung lượng cho phép. Tất nhiên với mỗi đoạn văn cần có 1-2 điểm sáng, có thể là nêu số liệu hoặc nêu ví dụ, dẫn chứng đời sống vào văn học thì không hề thiếu.

4. Nghị luận văn học: Thường sẽ không học các tác phẩm ra vào 2 năm gần đây (2021 và 2022), không học tác phẩm ra đề minh hoạ, không học các tác phẩm đọc thêm và tác phẩm nước ngoài. Tức là loại bỏ được các bài Sóng (Đợt 1 năm 2021); Tây Tiến (đợt 2 năm 2021); Chiếc thuyền ngoài xa (năm 2022); Việt Bắc (Đề minh hoạ 2023); Rừng xà nu (Tác giả có tư tưởng không tốt liên quan chính trị, trong phần giảm tải); Đàn Ghita của Lorca (GDTX không học); Hồn Trương Ba, da hàng thịt (giảm tải) và Số phận con người, Ông già và biển cả,...(các tác phẩm nước ngoài).

Như vậy các tác phẩm có thể ra thi NLVH năm nay:

- Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) (Top 1 quan trọng vì thật ra những năm nay Việt Nam đang tuyên truyền lại tinh thần yêu nước về mọi mặt thông qua thể thao, chính trị, các cuộc thi hoa hậu,...)

- Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

- Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

- Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

- Vợ nhặt (Kim Lân) (Mọi người nghĩ rằng đây là tác phẩm ra đề minh hoạ 2022 khả năng cao không ra nhưng mà tác phẩm này vẫn có khả năng thi rất cao, đặc biệt nếu bộ phận những người ra đề ở khu vực miền Bắc)

Đây chỉ là những phỏng đoán dựa trên kinh nghiệm cá nhân, các tác phẩm loại trừ vẫn có thể ra thi ở một trích đoạn khác. Tuy nhiên vẫn nên ôn 5 tác phẩm trên nhiều hơn, đặc biệt là bài Đất nước (mới hôm bữa POP đi ngang qua đường Nguyễn Khoa Văn ở Huế, mà cụ Nguyễn Khoa Văn là cụ ông thân sinh của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm)

Dù là tác phẩm nào các cháu cũng nên ôn kĩ về tác giả (một số nét nghệ thuật tiêu biểu, mệnh danh của tác giả,...), tác phẩm (vị trí, hoàn cảnh sáng tác, những mệnh danh của tác phẩm,...), nội dung và nghệ thuật, tìm thêm được các tư liệu liên hệ từ các tác phẩm khác thì sẽ rất tuyệt.

5. Một số kênh các cháu có thể vào học Ngữ văn nước rút, tìm kiếm tư liệu đồng qua việc chủ động ghi chép hoặc thụ động nghe.

a. Facebook

- Thưởng thức sách: https://www.facebook.com/thuongthucsach

- Học văn chị Hiên: https://www.facebook.com/VanhocMH

- Mochi's Garret - Gác xép văn chương: https://www.facebook.com/xinchaotolamochi

b. Youtube

- Triệu Nguyễn Huyền Trang: https://www.youtube.com/@TrieuNguyenHuyenTrang95

- Cô Trần Thuỳ Dương: https://www.youtube.com/@CoTranThuyDuong

c. Tiktok

- Xóm trọ văn chương: https://www.tiktok.com/@xomtrovanchuong?_t=8dQUGCDCMe9&_r=1

- Lê Quang Toàn: https://www.tiktok.com/@lbv.btqvn?_t=8dQUI6BVtZq&_r=1 (Đây là kênh tiktok của một bạn nam HSG môn Ngữ văn sinh năm 2005, đã đâu ĐHSP Huế dựng nên)

Phía trên là một số điều cần biết trong giai đoạn nước rút ôn thi THPTQG môn Ngữ văn cho 2k5 nhé! Chúc các em sẽ đạt được điểm cao. Cần gì cứ ib cho anh qua fb https://www.facebook.com/profile.php?id=100076127207635 

 

11

Đây là kinh nghiệm của riêng em khi đi thi Văn lớp 12. Điều đặc biệt chú ý là luôn giữ bình tĩnh nha. Dù có trúng "tủ" hay không thì vẫn phải bình tĩnh gạch ý ra trước ( những điều mình nhớ và suy nghĩ đầu tiên bật ra trong đầu khi mình đọc đề ). Viết ngắn gọn cấu trúc làm bài ra tờ giấy ví dụ NLVH sẽ bao gồm mở, thân, kết. Trong phần làm thân cần đầy đủ các ý như giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu nội dung yêu cầu đề bài và đưa nhận định nếu có). Những thứ tưởng như hết sức đơn giản vậy thôi mà khi thi rất dễ mất điểm đó. Với cả khi có người xin giấy trong phòng thì cứ bơ đi mà tập trung làm bài, không có gì áp lực về số trang Văn mình viết được cả. Làm bài có thế nào cũng nên dành ra 3 - 5 phút trước khi đánh trống hết giờ để kiểm tra lại bài nhé. Có những lỗi ngớ ngẩn khó lường lắm ( bạn chị từng viết nhầm PTBĐ là Tự luận may mà phút cuối giờ nhìn lại đã sửa kịp thành đáp án đúng là "Nghị luận" không thì suýt bay 0,5 vô cùng quý giá). Một điều quan trọng nữa dù có "tủ" thì các bài khác cũng phải nắm được đại ý đến 70% nha. Bộ thường có nước đi không ngờ tới lắm, thậm chí cũng cần chú ý cả tiểu tiết trong tác phẩm ( năm ngoái bài CTNX có hỏi vào một tiểu tiết có nhiều học sinh không nhớ nó có trong bài ). Cuối cùng là chúc các em tự tin dành được kết quả cao nhất trong kì thi quyết định này nhé. 

P/s: Nhả vía 9+ Văn thi THPTQG cho mọi người nha

24 tháng 6 2023
https://youtu.be/QGsVVDKHSS8Bạn mình (9+ Văn) recommend các em xem video này =))) 
19 tháng 8 2019

Hai đoạn văn giống nhau nhưng có cách dùng từ khác nhau:

Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về Chúng ta không thể nhắc tới
… trong lúc nhàn rỗi rãi… Trong những thời khắc hiếm hoi được thanh nhàn bất đắc dĩ
Bác vốn chẳng thích làm thơ… Thơ không phải mục đích cao nhất
-… vẻ đẹp lung linh Nhưng vần thơ vang lên ... nhà tù
Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong từng bài thơ … là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó

- Đoạn 1 có nhiều lỗi như cách dùng từ chưa hợp lí, sử dụng lối văn phong ngôn ngữ sinh hoạt: hẳn ai cũng nghe nói, trong lúc nhàn rỗi

- Đoạn 2: nhiều ưu điểm, từ ngữ phù hợp với văn nghị luận hơn

- Sửa lỗi dùng từ:

    + Nhàn rỗi → thư thái

    + Chẳng thích làm thơ → bác chưa bao giờ cho mình là một nhà thơ

    + Vẻ đẹp lung linh → vẻ đẹp cao quý

    + Vượt thoát qua chấn song, qua xiềng xích, qua dây trói của nhà tù → ở ngoài lao

28 tháng 6 2018

Đáp án D

I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:             Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm lỗi, mẹ phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: “Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời của mình. Ba mẹ...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

            Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm lỗi, mẹ phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: “Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời của mình. Ba mẹ yêu thương con không phải vì con mà vì con là con của ba mẹ, bởi vậy kể cả khi con trở thành một người xấu, một kẻ dối trá hay thậm chí trộm cắp, thì tình yêu của ba mẹ dành cho con vẫn không thay đổi. Nhưng ba muốn con biết rằng ba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương.”

            Đó chính là lí do đầu tiên để tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương. Thậm chí, tôi chỉ cần một lí do đó mà thôi.

            Kinh Talmud viết: “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.” Bởi thế, hiển nhiên là tôi cũng sẽ nói với con tôi những lời ba tôi đã nói.

            […] Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học những điều đó từ chính cha mình.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Vì sao nhân vật tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương.

Câu 3: Theo em, việc tác giả trích câu “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.” trong Kinh Talmud có ý nghĩa gì?

Câu 4: Em rút ra được thông điệp gì từ những câu văn sau: “Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học những điều đó từ chính cha mình.”?

10
14 tháng 5 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 2: Lí do để nhân vật tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương đó là lời nói của ba: Nhưng ba muốn con biết rằng ba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương.”

Câu 3: Việc tác giả trích câu “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.” trong Kinh Talmud có ý nghĩa:

- Khi chúng ta dạy cho con cái mình những điều tốt đẹp, chúng sẽ mang những điều tốt đẹp đó để cư xử với tất cả mọi người xung quanh và dạy dỗ thế hệ sau.

- Những điều tốt đẹp ấy sẽ lan tỏa, có sức ảnh hưởng tích cực đến muôn đời sau.

- Làm tăng ý nghĩa, tính triết lí cho văn bản.

- Làm tăng sức thuyết phục, tin cậy cho nội dung mà tác giả muốn gửi gắm.

Câu 4:

- Trong cuộc đời mỗi người luôn có nhiều người thầy nhưng cha mẹ luôn là người thầy đầu tiên của con.

- Mỗi chúng ta sẽ cảm thấy ấm áp và hạnh phúc vô cùng khi được học những điều bình dị từ chính người cha yêu quý của mình. Cha luôn là người dành cả tình yêu thương và tấm lòng bao la của tình phụ tử thiêng liêng để chỉ bảo ta trên đường đời.

- Bài học từ người thầy đầu tiên ấy là điều vô cùng quý giá, sẽ để lại dấu ấn sâu sắc và gợi nhiều kỉ niệm để nhớ về trên chặng đường sau này.

14 tháng 5 2021

ko biet

26 tháng 6 2017
Từ ngữ không phù hợp Từ ngữ thay thế
Vĩ đại Nổi tiếng
Kiệt tác Tác phẩm hay
Thân xác Thể xác
Chẳng là gì cả Không là gì
Anh chàng Nhân vật
Cũng thế thôi mà Cũng vậy
Tên hàng thịt anh hàng thịt
17 tháng 10 2019

d, Nêu lí lẽ, dẫn chứng không ăn nhập trong lập luận

Sóng bắt nguồn và đi về đâu, Xuân Quỳnh như hóa thân vào con sóng để bộc lộ tình yêu, khát vọng tuổi trẻ của mình.