K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2023

- Khái niệm lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính:

+ Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

+ Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.

+ Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.

Như vậy, khái niệm lịch sử gắn liền với hai yếu tố cơ bản: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

- Hiện thực lịch sử: 

+ Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức).

VD: Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước hàng vạn quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó là một hiện thực lịch sử (sự thật, khách quan).

- Nhận thức lịch sử:

+ Là toàn bộ tri thức lịch sử, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra.

VD: Về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, đa số quan điểm cho rằng đây là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài và lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Bên cạnh đó, cũng có thể có những quan điểm, nhận thức cho rằng đó chỉ là sự "ăn may".

- Khái niệm Sử học:

Sử học là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu về các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.

5 tháng 10 2023

- Đóng góp của Sử học: Việt Nam đã giành được chiến thắng trong cuộc bình chọn ba hạng mục và trở thành “Điểm đến hàng đầu châu Á về di sản, ẩm thực và văn hóa” là nhờ có hệ thống di tích lịch sử, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên khắp cả nước; là nơi lưu giữ được những dấu ấn lịch sử, văn hóa truyền thống được bảo tồn và khai thác khoa học.

- Sử học có vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên:

+ Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của các di sản, ẩm thực và văn hóa của Việt Nam; xác định vị trí, vai trò, ý nghĩa của các di sản đối với cộng đồng.

+ Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.

+ Qua các phương pháp nghiên cứu, Sử học xác định giá trị của di sản cần bảo tồn; đưa ra những đề xuất về hình thức, phương pháp bảo tồn hiệu quả, bền vững.

- Sử học có mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực Công nghiệp văn hóa.

20 tháng 2 2020

Câu 1. So sánh nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thứ nhất và nguyên nhân chiến tranh thứ hai:

*Chiến tranh thế giới 1:

- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" (Anh. Pháp)... kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" như Đức, Mĩ, Nhật lại phát triển kinh tế nhanh, nhưng có ít thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” và “trẻ” về thuộc địa là hết sức gay gắt. Cho nên các đế quốc Đức. Mĩ. Nhật tích cực chuẩn bị một kế hoạch gây chiến tranh để giành giật thuộc địa.

- Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898): Mĩ chiếm lại Phi-líp-pin và Cu-ba của Tây Ban Nha; Chiến tranh Anh - Bỏ-Ơ (1899 -1902): Anh thôn tính hai quốc gia của người Bỏ-Ơ; Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905): Nhật đánh bật Nga ra khỏi bán đảo Triểu Tiên và Đông Bắc Trung Quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nên hết sức gay gắt dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối lập là: khối Liên minh Đức - Áo-Hung (1882) và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Ngà (1907). Hai khối này tích cực chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Nguyên nhân trực tiếp, bắt đầu từ việc Thái tử Phéc-đi-năng của đế quốc Áo Hung bị một người Xéc-bi ám sát ngày 28 - 6 - 1914. Đế quốc Đức - Áo liền chớp lấy thời cơ đó để gây ra cuộc chiến tranh.

*Chiến tranh thế giới 2:

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa,so sánh lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi căn bản.

+ Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

+ Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

*Đánh giá vai trò của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai:

- Liên Xô: là trụ cột, giữ vai trò quyết định trong công việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

+ Tập hợp được các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.

+ Tham gia chống Nhật, đánh tan đội quân Quan Đông, góp phần quan trọng buộc phát xít Nhật đầu hàng.

20 tháng 2 2020

Câu 2: *Suy nghĩ của em về hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại:

- Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên, hậu quả của cuộc chiến để lại là cho toàn nhân loại.

- Là cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1.000 năm trước cộng lại.

*Để thế giới không còn chiến tranh, mọi người đều được sống trong hòa bình, chùng ta cần phải:

- Chúng ta không nên cổ xúy bạo lực, chiến tranh. Đề cao tinh thần giải quyết mọi vấn đề trong hòa bình.

- Giáo dục lớp trẻ cần phải đoàn kết, hữu nghị không ủng hộ bạo lực.

- Tuyên truyền để hạn chế chiến tranh và hậu quả của nó mang lại.

5 tháng 10 2023

* Vai trò của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội (kèm ví dụ:

Vai trò:

+ Tri thức lịch sử giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc. 

+ Hiểu biến về tri thức lịch sử là điều kiện cơ bản để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá trong thời đại toàn cầu hóa.

- Ví dụ: Lễ hội Đền Hùng hay còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng.

* Ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội (kèm ví dụ)

- Ý nghĩa:

 + Để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá.

+ Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc. 

+ Tri thức lịch sử giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hoá, văn minh của nhân loại. Những bài học rút ra từ lịch sử còn giúp mỗi quốc gia dân tộc tự nhận thức chính mình.

+ Giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hoá nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.

- Ví dụ: Lễ hội Đền Hùng hay còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Từ đó giúp thế hệ con cháu tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu nước và có ý thức bảo vệ Tổ quốc để xứng đáng với công lao của các thế hệ cha ông đi trước.

Điền vào chỗ trống: 1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh - Nửa đầu thế kỉ XVIII, 13 thuộc địa Anh được ra đời dọc bờ biển ... . - Giữa thế kỉ XVIII, nền công thương nghiệp ... ở đây phát triển. - Sự phát triển kinh tế công, nông nghiệp thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp, giao thông, thông tin, thị trường, ngôn ngữ. - Sự kìm hãm của ... làm...
Đọc tiếp

Điền vào chỗ trống:

1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh

- Nửa đầu thế kỉ XVIII, 13 thuộc địa Anh được ra đời dọc bờ biển ... .

- Giữa thế kỉ XVIII, nền công thương nghiệp ... ở đây phát triển.

- Sự phát triển kinh tế công, nông nghiệp thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp, giao thông, thông tin, thị trường, ngôn ngữ.

- Sự kìm hãm của ... làm cho mâu thuẫn ở 13 thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến việc ... .

2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chủng quốc Mĩ

- Nguyên nhân trực tiếp là cuộc tấn công ... của Anh ở cảng ... (1773) để phản đối ... của Anh.

- Sau sự kiện Bôxtơn, nguy cơ cuộc chiến đến gần. Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập (9/1774), yêu cầu vua Anh ... chính sách hạn chế công thương nghiệp nhưng không được chấp nhận. ⇒ Tháng 4/..., chiến tranh bùng nổ và quân Anh chiếm ưu thế.

- Tháng .../..., Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập:

+ Quyết định xây dựng ... . Cử ... làm tổng chỉ huy quân đội.

+ Thông qua bản ... (4/7/1776), tuyên bố 13 thuộc địa thoát ly khỏi chính quốc, thành lập ... .

- Ngày 17/10/1777, chiến thắng ..., tạo ra bước ngoặt cuộc chiến.

- Năm 1781, trận ... giáng đòn quyết định, giành thắng lợi ... .

3. Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập

* Kết quả:

- Theo hòa ước ... (9/1783), Anh công nhận nền độc lập của ... ở Bắc Mĩ.

- Năm 1787, thông qua ..., Mĩ là một ... được tổ chức theo "...", Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm ... đầu tiên.

* Ý nghĩa:

- Giải phóng ... khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia ..., mở đường cho kinh tế ... phát triển ở Bắc Mĩ.

- Là cuộc ..., góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX.

3
11 tháng 1 2020

3. Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập

- Kết quả:

+ Theo Hòa ước ....Véc-sai... (9/1783), Anh công nhận nền độc lập của ....13 thuộc địa Anh... ở Bắc Mĩ.

- Năm 1787, thông qua .hiến pháp.., Mĩ là một ...nước cộng hòa liên bang..... được tổ chức theo "...", Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm ....tổng thống... đầu tiên.

- Ý nghĩa

+ Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho kinh tế tư bản phát triển ở Mĩ.

+Là cuộc chiến tranh giành độc lập. Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân ở Mỹ La tinh.

11 tháng 1 2020

1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh

- Nửa đầu thế kỉ XVIII, 13 thuộc địa Anh được ra đời dọc bờ biển .ở Bắc Mĩ.. .

- Giữa thế kỉ XVIII, nền công thương nghiệp ..của các thuộc địa. ở đây phát triển.

- Sự phát triển kinh tế công, nông nghiệp thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp, giao thông, thông tin, thị trường, ngôn ngữ.

- Sự kìm hãm của .thực dân Anh.. làm cho mâu thuẫn ở 13 thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến việc .chiến tranh.. .

12 tháng 10 2023

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (còn được gọi là Cách mạng công nghiệp của máy móc) đã diễn ra vào khoảng thế kỷ 18 và 19, và đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản quan trọng.
Một số thành tựu đáng chú ý bao gồm:
1. Sự phát triển của máy móc và công nghệ sản xuất: Các máy móc đã được phát triển để thay thế lao động thủ công, giúp tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.
2. Sự phát triển của ngành công nghiệp: Các ngành công nghiệp mới đã được tạo ra, bao gồm ngành dệt may, ngành thép và ngành điện.
3. Sự phát triển của hệ thống giao thông: Các phương tiện vận chuyển mới đã được phát triển, bao gồm tàu hỏa và tàu thủy, giúp vận chuyển hàng hóa và người dễ dàng hơn.
4. Sự phát triển của khoa học và công nghệ: Các phát minh mới đã được tạo ra, bao gồm đèn điện, động cơ đốt trong và điện thoại.
Trong số các thành tựu này, sự phát triển của máy móc và công nghệ sản xuất có vai trò quan trọng nhất. Các máy móc đã giúp tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất, mở ra cơ hội cho sự phát triển của các ngành công nghiệp mới và tạo ra những công việc mới. Sự phát triển của máy móc và công nghệ sản xuất cũng đã thay đổi cách thức sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, đưa ra một mô hình sản xuất công nghiệp hiện đại.

D
datcoder
CTVVIP
11 tháng 10 2023

* Khái niệm lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính:

- Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

- Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ

- Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.

=> Như vậy, khái niệm lịch sử gắn liền với hai yếu tố cơ bản hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

* Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức)

* Nhận thức lịch sử: Là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con về quá khứ.

Bài tập củng cố bài 20 A. Tự luận: Câu 1. Vì sao thời Lê sơ nho giáo lại giữ địa vị độc tôn? Câu 2. Nhận xét vị trí của phật giáo ở các thế kỉ X – XIV? Câu 3. Vì sao giáo dục nho học không tạo điều kiện cho kinh tế phát triển? Câu 4. Nhận xét về đời sống văn hóa của nhân dân thời Lý, Trần, Lê sơ? B. Trắc nghiệm: Câu 1. Hệ tư tưởng và các tôn giáo lớn nào được truyền vào nước ta từ thời Bắc...
Đọc tiếp

Bài tập củng cố bài 20

A. Tự luận:

Câu 1. Vì sao thời Lê sơ nho giáo lại giữ địa vị độc tôn?

Câu 2. Nhận xét vị trí của phật giáo ở các thế kỉ X – XIV?

Câu 3. Vì sao giáo dục nho học không tạo điều kiện cho kinh tế phát triển?

Câu 4. Nhận xét về đời sống văn hóa của nhân dân thời Lý, Trần, Lê sơ?

B. Trắc nghiệm:

Câu 1. Hệ tư tưởng và các tôn giáo lớn nào được truyền vào nước ta từ thời Bắc thuộc?

A. Đạo giáo, Phật giáo, Hồi giáo.

B. Nho giáo, phật giáo, Thiên chúa giáo.

C. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo.

D. Phật giáo, Nho giáo, Ấn Độ giáo.

Câu 2. Ở thời Bắc thuộc, hệ tư tưởng phong kiến nào được truyền bá vào nước ta?

A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Ấn Độ giáo.

Câu 3. Tôn giáo nào không được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc?

A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Thiên chúa giáo.

Câu 4. Hệ tư tưởng nào dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp phong kiến thống trị ở Việt Nam trong các thế kỷ X – XV?

A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Hồi giáo.

Câu 5. Luận điểm nào của Nho giáo qui định tôn ti, trật tự xã hội phong kiến và là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục, thi cử?

A. Tam cương (quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ).

B. Tam tòng tứ đức.

C. Ngũ thường (Nhân, Lễ, Nghiã, Trí, Tín).

D. Quân, sư, phụ.

Câu 6. Từ thế kỷ XV, hệ tư tưởng nào được nâng lên địa vị độc tôn trong xã hội phong kiến Việt Nam?

A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Hồi giáo.

Câu 7. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng công trình nào sau đây?

A. Chùa Quỳnh Lâm. C. Chùa Một Cột.

B. Văn miếu. D. Quốc tử giám.

Câu 8. Dưới thời Lý – Trần, tôn giáo nào giữ vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến trong nhân dân?

A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Hồi giáo.

Câu 9. Bia Tiến sĩ được dựng ở Văn miếu (Hà Nội) từ triều đại nào?

A. Nhà Lý. B. Nhà Trần. C. Nhà Hồ. D. Nhà Lê Sơ.

Câu 10. các thế kỷ X – XV, nền giáo dục Nho học góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước, tuy nhiên nó không tạo điều kiện cho sự phát triển

A. tư tưởng. B. văn hóa. C. văn học. D. kinh tế.

Câu 11. Nội dung chủ yếu của các tác phẩm văn học tiêu biểu ở các thế kỷ X – XV là

A. ca ngợi phong cảnh quê hương đất nước.

B. nói lên lòng tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc.

C. ca ngợi tinh thần hiếu học, lao động cần cù của nhân dân ta.

D. ca ngợi những người học giỏi, đỗ đạt cao trong các kỳ thi.

Câu 12. Chùa Một Cột ở Hà Nội - một di tích văn hoá - lịch sử của dân tộc ta được xây dựng dưới thời nào?

A. Tiền Lê. B. Lý. C. Trần. D. Hồ.

Câu 13. Công trình nào được xây dựng vào cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ thuật xây thành ở nước ta và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới?

A. Kinh thành Huế. B. Kinh thành Thăng Long.

C. Thành Cổ Loa. D. Thành nhà Hồ.

Câu 14. Tác phẩm nào được coi là bộ sử chính thống đầu tiên của nước ta?

A. Đại Việt sử ký. B. Đại Việt sử ký toàn thư.

C. Đại việt sử lược. D. Lam Sơn thực lục.

Câu 15. Năm 1484, nhà Lê cho dựng các bia đá ở Văn Miếu để làm gì?

A. Khắc tên, vinh danh những người đỗ Tiến sĩ.

B. Khắc tên những anh hùng có công với nước.

C. Khắc tên những vị vua thời Lê Sơ.

D. Khắc tên những người có học hàm.

BÀI 21: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII

1. Sự sụp đổ của triều Lê sơ. Nhà Mạc được thành lập

HS cần nắm được biểu hiện của sự khủng hoảng, suy yếu của nhà Lê sơ từ đầu thế kỉ XVI và nhà Mạc được thành lập như thế nào:

- Biểu hiện:

+ Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực…

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ…

- 1527: Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê, lập ra nhà Mạc

- Chính sách của nhà Mạc: (4 chính sách cơ bản)…

=> Những chính sách đó có tác dụng gì?

2. Đất nước bị chia cắt

HS cần nắm được tình hình cơ bản nhất của nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII, đó là: đất nước bị chia cắt, cụ thể:

- Chia cắt Nam triều – Bắc triều:…

- Chia cắt Đàng Trong (họ Nguyễn) – Đàng Ngoài (họ Trịnh)

3. Nhà nước phong kiến ở Đàng Ngoài (HS đọc thêm SGK)

4. Chính quyền ở Đàng Trong (HS đọc thêm SGK)

Bài tập củng cố bài 21

A. Tự luận

Câu 1. Em hãy cho biết nguyên nhân sụp đỏ của triều Lê sơ?

Câu 2. Hãy đánh giá vai trò của nhà Mạc?

Câu 3. Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn?

B. Trắc nghiệm:

Câu 1. Triều Lê Sơ lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy sụp từ khi nào?

A. Từ giữa thế kỉ XV. B. Từ đầu hế kỉ XVI.

C. Từ cuối thế kỉ XVI. D. Từ đầu thế kỉ XVII.

Câu 2. Năm 1527, vương triều Mạc được thành lập trong bối cảnh

A. nhà Minh (Trung Quốc) ép vua Lê nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung.

B. các tướng lĩnh triều Lê Sơ suy tôn Mạc Đăng Dung lên làm vua.

C. nhà Lê Sơ suy sụp, Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi.

D. vua Lê chỉ thích ăn chơi nên nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung.

Câu 3. Trong những năm đầu mới thành lập, nhà Mạc xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ của

A. nhà Lý. B. nhà Trần. C. nhà Hồ. D. nhà Lê Sơ.

Câu 4. Mối quan tâm và là thành tựu lớn nhất trong giai đoạn đầu của triều Mạc là

A. xây dựng một đạo quân thường trực mạnh để đối phó với nhà Minh.

B. cố gắng giải quyết vấn đề ruộng đất, bước đầu ổn định lại đất nước.

C. tổ chức thi cử đều đặn để lựa chọn người tài ra làm quan.

D. xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê.

Câu 5. Ở nửa cuối thế kỉ XVI, nước ta ở trong tình trạng bị chia cắt bơỉ cục diện

A. chiến tranh Nam - Bắc triều. B. chiến tranh Trịnh - Nguyễn.

C. Vua Lê - chúa Trịnh. D. Họ Nguyễn cát cứ ở phía Nam.

Câu 6. Cuối thế kỷ XVI, chiến tranh Nam – Bắc triều kết thúc, đất nước bước đầu được thống nhất lại, nhưng có một thế lực cát cứ được hình thành ở phía Nam là

A. thế lực phong kiến họ Mạc. C. thế lực phong kiến họ Trịnh.

B. thế lực phong kiến họ Nguyễn. D. thế lực phong kiến họ Lê.

Câu 7. Vì sao ở các thế kỷ XVI – XVIII, chúa Trịnh có thể lấn át được quyền vua Lê?

A. Do thế lực của vua Lê ngày càng yếu.

B. Vua Lê đồng ý nhường quyền lực cho chúa Trịnh.

C. Chúa Trịnh nắm toàn bộ binh quyền, tổng chỉ huy quân đội.

D. Vua Lê không nhận được sự ủng hộ của nhân dân như trước.

Câu 8. Năm 1545, Nguyễn Kim chết, ai là người thay thế vị trí của ông, tiếp tục chỉ huy cuộc chiến tranh với nhà Mạc?

A. Nguyễn Hoàng. B. Nguyễn Phúc Ánh.

C. Trịnh Kiểm. D. Lê Duy Ninh.

Câu 9. Từ năm 1527 đến năm 1592, đất nước ta diễn ra cục diện Nam - Bắc triều. Đó là hệ quả của cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các phe phái đối lập nào?

A. Lê (Nam triều) - Trịnh (Bắc triều).

B. Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều).

C. Lê (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều).

D. Lê, Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều).

Câu 10. Từ năm 1627 đến năm 1672, ở nước ta đã nổ ra cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến, đó là cuộc

A. chiến tranh Nam – Bắc triều. C. chiến tranh Lê – Mạc.

B. chiến tranh Trịnh – Nguyễn. D. chiến tranh Lê – Trịnh.

Câu 11. Con sông lịch sử chia cắt nước ta thành Đàng trong và Đàng ngoài từ năm 1672 đến cuối thế kỷ XVIII là

A. sông Bến Hải. B. sông Gianh. C. sông Nhật Lệ. D. sông Lam.

Câu 12. Từ năm 1672, sau khi cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn bất phân thắng baị, đất nước ta bị chia cắt bởi cục diện

A. Nam - Bắc triều. B. chiến tranh Trịnh - Nguyễn.

C. Vua Lê - chúa Trịnh. D. Đàng trong – Đàng ngoài.

BÀI 22: TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII

1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI – XVIII

- Thế kỉ XV – dầu XVI: nông nghiệp sa sút

+ Nguyên nhân là gì?...

- Từ nửa sau thế kỉ XVII: dần ổn định trở lại

+ Biểu hiện:….

- Hạn chế:…

2. Sự phát triển của thủ công nghiệp

- Các nghề thủ công truyền thống:…

- Một số nghề thủ công mới:…

- Các làng nghề ngày càng nhiều…

- Nét mới trong kinh doanh: lập phường vừa sản xuất, vừa bán hàng

* Nhận xét về sự phát triển của thủ công nghiệp thời kì này?

3. Sự phát triển của thương nghiệp

a. Nội thương: buôn bán trong nước phát triển

- Chợ:…

- Nét mới:

+ Xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán.

+ Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.

b. Ngoại thương: phát triển mạnh

- Biểu hiện:…

* Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của ngoại thương là gì?

- Từ giữa thế kỉ XVIII: suy yếu dần (nguyên nhân?)

4. Sự hưng khởi của các đô thị

Sự phát triển của kinh tế hàng hóa dẫn đến sự hưng khởi của các đô thị

- Đàng Ngoài:…

- Đàng Trong:…

-> Đầu thế kỉ XIX: đô thị suy tàn dần (nguyên nhân?)

Bài tập củng cố bài 22

A. Tự luận

Câu 1. Nêu điểm tích cực và hạn chế của sự phát triển nông nghiệp thế kỉ XVI – XVIII?

Câu 2. Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII?

Câu 3. Phân tích tác dụng của sự phát triển buôn ban trong nước?

Câu 4. Sự phát triển của ngoại thương có tác dụng gì đối với nền kinh tế nước ta?

Câu 5. Sự phát triển của các làng nghề thủ công có ý nghĩa tích cực gì? Liên hệ ngày nay?

B. Trắc nghiệm

Câu 1. Từ đầu thế kỷ XVIII, tình hình nông nghiệp nước ta như thế nào?

A. Đàng Trong ổn định và phát triển, Đàng Ngoài điêu đứng.

B. Cả hai Đàng có dấu hiệu ổn định và phát triển.

C. Cả hai Đàng lâm vào tình trạng bất ổn định.

D. Đàng Ngoài ổn định, Đàng Trong điêu đứng.

Câu 2. Trong suốt thế kỷ XVI và nửa đầu thế kỷ XVII, nền nông nghiệp nước ta sa sút, đình đốn; nạn mất mùa đói kém xảy ra liên miên, nguyên nhân chính là do

A. sự khủng hoảng của nhà nước phong kiến tạo nên.

B. những biến đổi của nhà nước phong kiến tạo nên.

C. bị chiến tranh tàn phá, ruộng đất tập trung vaò tay địa chủ, quan lại.

D. nhân dân không còn tha thiết với sản xuất nông nghiệp.

Câu 3. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của nông nghiệp nước ta cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI?

A. Ruộng đất ngày càng tập trung vaò tay địa chủ, quan lại.

B. Nhà nước phong kiến không quan tâm đến sản xuất như trước.

C. Ở Đàng trong, nền nông nghiệp tương đối phát triển.

D. Thiên tai, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra.

Câu 4. Qua thực tiễn sản xuất nông nghiệp, nhân dân ta đã đúc kết được kinh nghiệm nào?

A. “Tùng, Trúc, Cúc, Mai”. C. “Long, Ly, Qui, Phụng”.

B. “Trông trời, trông mây”. D. “Nước, phân, cần, giống”.

Câu 5. Ở các thế kỷ XVI – XVIII, những nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta gồm

A. Nghề rèn sắt, đúc đồng. C. nghề làm gốm sứ, dệt lụa.

B. Nghề làm giấy, đồ trang sức. D. nghề khắc in bản gỗ, làm đồng hồ.

Câu 6. Ở các thế kỷ XVI – XVIII, nghề nào trở thành một ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài?

A. Trồng lúa. B. Khai mỏ. C. Chăn nuôi. D. Tranh sơn mài.

Câu 7. Ở các thế kỷ XVI – XVIII, “Lượng kim loại được bán ra thị trường hoặc phục vụ nhà nước ngày càng lớn” là nhờ sự phát triển của nghề nào?

A. Khai mỏ. B. Đúc đồng. C. Rèn sắt. D. Thủ công nghiệp.

Câu 8. Câu ca “Đình Bảng bán ấm, bán khay/Phù lưu họp chợ mỗi ngày một đông” phản ánh điều gì?

A. Buôn bán phát triển mạnh. C. Thủ công nghiệp phát triển mạnh.

B. Ngoại thương phát triển mạnh. D. Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện.

Câu 9. Điểm mới thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của thương nghiệp nước ta ở các thế kỷ XVI – XVIII là gì?

A. Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ ngày càng nhiều.

B. Xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng.

C. Xuất hiện nhiều chợ họp theo chu kỳ 5 đến 10 ngày một phiên.

D. Có sự giao lưu buôn bán với thương nhân nước ngoài.

Câu 10. Nhận định nào không phản ánh sự phát triển của hoạt động thương nghiệp nước ta ở các thế kỷ XVI – XVIII?

A. Các làng nghề thủ công mọc lên ở nhiều nơi.

B. Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ ngày càng nhiều.

C. Xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng.

D. Buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược tăng lên.

Câu 11. Hoạt động ngoại thương nước ta phát triển mạnh ở các thế kỷ XVI – XVIII là do sự phát triển giao lưu buôn bán trên thế giới và

A. nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển tạo ra nhiều hàng hóa.

B. chủ trương mở cửa của chính quyền Trịnh – Nguyễn.

C. nước ta có nhiều cảng biển thuận lợi cho tàu thuyền nước ngoài cập bến.

D. chính sách ưu đãi thuế má đối với thương nhân nước ngoài.

Câu 12. Nét mới trong hoạt động ngoại thương ở nước ta trong các thế kỷ XVI – XVIII là sự có mặt của các thương nhân

A. Trung Hoa, Nhật Bản, Gia Va, Xiêm. C. Ấn Độ và Đông Nam Á.

B. Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. D. Nhật Bản, Ấn Độ, Gia Va.

Câu 13. Ở các thế kỷ XVII - XVIII, trên đất nước ta xuất hiện một lực lượng khá đông các kiều dân nước ngoài định cư và buôn bán là

A. Trung Quốc, Nhật Bản. B. Trung Quốc, Ấn Độ.

C. Nhật Bản, Ấn Độ. D. Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.

Câu 14. Ở các thế kỷ XVII - XVIII, ở Đàng Ngoài có hai đô thị tiêu biểu nhất, đó là đô thị nào?

A. Kinh Kì, Phố Hiến. B. Thăng Long, Phố Hiến.

C. Thanh Hà, Phố Hiến. D. Thăng Long, Hội An.

Câu 15. Trong các thế kỷ XVII - XVIII, ở Đàng Trong có đô thị nào tiêu biểu nhất?

A. Thanh Hà (Huế). B. Hội An (Quảng Nam).

C. Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh). D. Nước Mặn (Bình Định).

2
28 tháng 2 2020

Mình chỉ giúp tự luận thôi nha

Bài tập củng cố bài 20

A. Tự luận:

Câu 1. Vì sao thời Lê sơ nho giáo lại giữ địa vị độc tôn?

Vì ở thời Lê nho giáo rất phát triển và được xem trọng hơn,trong bối cảnh hệ tư tưởng thống trị của triều đình thời Lê sơ là nho giáo, phật giáo cùng các tôn giáo khác lâm vào cảnh tưởng chừng như suy tàn. Dưới thời Lê Thánh Tông, năm 1461 ban hành sắc lệnh “chùa quán nào không có ngạch cũ thì không được tự tiện làm mới”. Thời Lê sơ, muốn làm tăng nhân, nhà sư phải thi nhiều cuộc thi tuyển chọn lựa, phải làu thông kinh sử và tuổi tác trên năm mươi. Những cấm đoán của nhà nước như ban hành các đạo luật hạn chế phật giáo phát triển .

Câu 2. Nhận xét vị trí của phật giáo ở các thế kỉ X – XIV?

Phật giáo có vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến trong các thế kỉ X đến XIV:

- Các nhà sư được triều đình tôn trọng, có lúc đã tham gia bàn việc nước.

- Vua quan nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí nhà Phật.

Câu 4. Nhận xét về đời sống văn hóa của nhân dân thời Lý, Trần, Lê sơ?

- Đời sống văn hóa của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý, Trần, Lê phát triển phong phú và đa dạng.

- Ngoài những nét văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc và dân gian, văn hóa dân tộc thời kì này còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố từ bên ngoài vào.

Bài tập củng cố bài 21

A. Tự luận

Câu 1. Em hãy cho biết nguyên nhân sụp đỏ của triều Lê sơ?

Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy sụp do những nguyên nhân sau:

- Các vua không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi, sa đọa.

- Quan lại địa chủ nhân đó hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất.

- Quần chúng nhân dân khổ cực nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi.

- Một số thế lực phong kiến họp quân, đánh nhau, tranh chấp quyền hành. Nổi trội hơn cả là thế lực của Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung.

⟹ Năm 1527, Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi vua, nhà Mạc thành lập. Kết thúc triều đại Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.

Câu 2. Hãy đánh giá vai trò của nhà Mạc?

- Đầu thế ki XVI, triều Lê sơ đã đi vào thời kì suy vong, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê, lập nên nhà Mạc đó là sự thay thế tất yếu, khách quan của lịch sử.

- Sau khi thành lập, trong thời gian đầu, nhà Mạc đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ, góp phần ổn định đất nước như:

+ Xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê, tổ chức thi cử đều đặn để tuyển chọn quan lại.

+ Giải quyết các vấn đề ruộng đất, tạo điều kiện ổn định lại đất nước.

+ Tập trung xây dựng quân đội mạnh để đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra.

- Tuy nhiên, nhà Mạc đã không đủ vững mạnh để ổn định tình hình đất nước. Khi quân Minh tiến xuống nước ta, nhà Mạc đã lúng túng, dâng sổ sách cho quân Minh. Qua việc này, nhà Mạc đã mất đi sự tin tưởng của nhân dân.

⟹ Như vậy, tuy lúc đầu có góp phần ổn định tình hình đất nước, nhưng sau đó nhà Mạc cũng nhanh chóng lâm vào tình trạng suy thoái. Từ đây, cục diện chiến tranh, chia cắt đất nước diễn ra suốt mấy thế kỉ.

Câu 3. Nêu nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn?

* Nguyên nhân của chiến tranh Nam - Bắc triều:

- Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã họp quân, nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở vùng Thanh Hóa.

- Thành lập một nhà nước mới gọi là Nam triều để đối lập với họ Mạc ở Thăng Long - Bắc triều.

⟹ Năm 1545, chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ.

* Nguyên nhân chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

- Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa.

- Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

⟹ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

Bài tập củng cố bài 22

A. Tự luận

Câu 1. Nêu điểm tích cực và hạn chế của sự phát triển nông nghiệp thế kỉ XVI – XVIII?

* Tích cực:

- Từ nửa sau thế kỉ XVII, nông nghiệp dần dần ổn định trở lại và phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

+ Nhân dân tiếp tục khai hoang, diện tích đất canh tác được mở rộng, nhất là Đàng Trong.

+ Thủy lợi được củng cố: bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng.

+ Giống cây trồng phong phú. Nghề trồng vườn với các loại cây ăn quả cũng phát triển.

+ Nhân dân đúc rút được nhiều kinh nghiệm thông qua thực tế sản xuất.

* Hạn chế:

- Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ phong kiến.

Câu 2. Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII?

Sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI - XVIII xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Do chính sách mở của của chính quyền Trịnh, Nguyễn

- Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.

- Do nước ta có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông đi lại, nhất là bằng đường biển, tạo điều kiện thu hút thương nhân các nước.

- Do các cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông - Tây.

Câu 3. Phân tích tác dụng của sự phát triển buôn ban trong nước?

Sự phát triển buôn bán trong nước có tác dụng:

- Buôn bán trong nước thời kì này phát triển, không đơn thuần chỉ là trao đổi hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng như trước nữa mà đã phát triển thành một nghề.

- Thúc đẩy giao lưu hàng hóa, phát triển các ngành nghề trong nước.

- Cải thiện cuộc sống người dân

Câu 4. Sự phát triển của ngoại thương có tác dụng gì đối với nền kinh tế nước ta?

- Sự phát triển ngoại thương có tác dụng làm cho kinh tế hàng hóa nước ta phát triển.

- Ngoại thương phát triển, hàng hóa trao đổi phong phú hơn, nhân dân và thương nhân có nhiều lựa chọn hơn về mặt hàng, chất lượng, giá cả.

- Tạo điều kiện cho kinh tế nước ta tiếp cận với kinh tế thế giới và phương thức sản xuất mới để đi lên.

Câu 5. Sự phát triển của các làng nghề thủ công có ý nghĩa tích cực gì? Liên hệ ngày nay?

* Ý nghĩa:

- Nhiều sản phẩm tiêu dùng có chất lượng cao ra đời.

- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

- Góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển.

* Liên hệ với ngày nay:

- Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp khiến một số ngành thủ công nghiệp bị lãng quên.

- Tuy nhiên, nhiều làng nghề hiện nay vẫn còn phát triển, nổi tiếng; các sản phẩm thủ công nghiệp vẫn được người dân trong nước và nước ngoài ưa chuộng như đồ gốm (làng gốm Bát Tràng), hàng tơ lụa (lụa Hà Đông),…

28 tháng 2 2020

Chia ra đi bn.Chóng mặt quá

Những cở sở và điều kiện hình thành đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang- Âu Lạc là gì ? 1) Nêu những nét cơ bản trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc ? 2) Em hãy cho biết những chuyển biến về kinh tế , văn hóa, xã hội nước ta thời Bắc thuộc ? Vì sao người Việt vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của mình ? 3) Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa...
Đọc tiếp

Những cở sở và điều kiện hình thành đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang- Âu Lạc là gì ?

1) Nêu những nét cơ bản trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc ?

2) Em hãy cho biết những chuyển biến về kinh tế , văn hóa, xã hội nước ta thời Bắc thuộc ? Vì sao người Việt vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của mình ?

3) Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng 938 ?

4) Trình bày khởi nghĩa Lam Sơn. Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

5) Trình bày thành tựu giáo dục, văn học, khoa học – kỹ thuật thế kỷ X-XV ?

6) Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Thanh (1789) và em đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ trong cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh ?

7) So sánh Cách mạng tư sản Anh và Chiến tranh giành độc lập 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ ?

Nội dung so sánh

Cách mạng tư sản Anh

Chiến tranh giành độc lập 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ ?

Mục tiêu, nhiệm vụ

Động lực cách mạng

Giai cấp lãnh đạo

Hình thức

Kết quả

8) Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử to lớn của Cách Mạng tư sản Pháp ?

9) Cách mạng tư sản Pháp 1789 nổ ra trong bối cảnh nào? Tại sao nói “Thời kỳ chuyên chính Giacobanh là đỉnh cao nhất của cách mạng tư sản Pháp” ?

11) Em hãy nêu kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập Bắc Mỹ ? Em có nhận xét gì về bản “ Tuyên ngôn độc lập” của Hợp Chúng Quốc Mĩ ( 4/7/1776)?12. So sánh Cách mạng tư sản Anh và Cách mạng Nêđeclan ?

Nội dung so sánh

Cách mạng tư sản Anh

Cách mạng Nêđeclan

Mục tiêu, nhiệm vụ

Động lực cách mạng

Giai cấp lãnh đạo

Hình thức

Kết quả

12) Em hãy trình bày sự phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỷ XI_XV ?

13) Sau khi lên ngôi vua Quang Trung đã thực hiện chính sách gì?Em có nhận xét gì về việc làm của vua Quang Trung ?

0