K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Khi chúng ta thở, khí ô-xy trong không khí được đưa vào phổi và trực tiếp tiếp xúc với máu, được máu hấp thụ và đưa tới tất cả các bộ phận của cơ thể. Cùng lúc đó, khí các-bon điôxít do máu thải ra được đưa trở lại phổi và thoát ra ngoài không khí qua hơi thở.

Không khí theo chúng ta hít vào qua ngã mũi, qua đường hầu họng (cổ họng) và thanh quản và sau đó xuống khí quản. Khí quản sau đó lại phân ra hai phần gọi là phế quản chính . Phế quản chính phải cung cấp không khí đến lá phổi phải. Còn phế quản chính trái cung cấp khí đến lá phổi trái.

  
8 tháng 4 2021

a.

V khí lưu thông = V (hít vào thường) - V (khí có trong phổi sau thở ra thường) = 2600 - 1100 = 1500ml

b.

V lưu thông : V khí dự trữ : V khí bổ sung = 2 : 3 : 8 

-> V khí dự trữ = 2250ml, V khí bổ sung = 6000ml

V (khí có trong phổi khi hit vào sâu)  = V khí bổ sung + V ( khí có khi hít vào thường) = 6000 + 2600 = 8600 ml

Dung tích sống = V(khí trong phổi khi hít vào sâu) - V( khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức) = 8600 - 1100 = 7500 ml

c.

Dung tích phổi = dung tích sống + V khí thở gắng sức = 7500 + 1100 = 8600ml

21 tháng 8 2021

- Theo cơ chế khuếch tán: 02 và CO2 sẽ khuếch tán từ nơi có nồng độ cao xuống nơi có nồng độ thấp

3 tháng 1 2022

Hô hấp là quá trình không ngừng ………cung cấp oxy…….cho các tế bào cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. Quá trình hô hấp gồm sự thở, ……Trao đổi khí ở phổi………và trao đổi khí ở tế bào. Hệ hô hấp gồm các cơ quan ở đường dẫn khí và ……hai lá phổi…….. Đường dẫn khí có chức năng:……dẫn khí vào……..và ra, làm ẩm và làm ấm ………không khí đi vào………và bảo vệ phổi, phổi là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.

\(a,\)

- Thể tích khí lưu thông là: \(2600-1100=1500(ml)\)

\(b,\)

\(V_{klt}=\dfrac{2}{8}.V_{kbstp}\) \(\rightarrow V_{kbstp}=\dfrac{V_{klt}.8}{2}=6000\left(ml\right)\)

\(\rightarrow V_{kdt}=\dfrac{3}{8}.6000=2250\left(ml\right)\)

\(V\) (khí có trong phổi khi hit vào sâu) \(=V\) (khí bổ sung) \(+V\) ( khí có khi hít vào thường) \(= 6000 + 2600 = 8600( ml)\)

Dung tích sống \(=V\)(khí trong phổi khi hít vào sâu) \(- V\)( khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức) \(= 8600 - 1100 = 7500 (ml)\)

\(c,\)

Dung tích phổi \(=\) dung tích sống \(+V\) (khí thở gắng sức) \(= 7500 + 1100 = 8600(ml)\)

28 tháng 9 2017

* Các cơ xương ở lổng ngực phối hợp hoạt động với nhau để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào giảm thể tích lồng ngực khi thở ra như sau:

- Cơ liên sườn ngoài co làm tập hợp xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động với cột sống sẽ chuyển động đồng thời theo 2 hướng: lên trên và ra 2 bên làm lồng ngực mở rộng ra 2 bên là chủ yếu.

- Cơ hoành co làm lồng ngực mớ rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.

- Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn ra làm lổng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ.

- Ngoài ra còn có sự tham gia cùa một số cơ khác trong các trường hợp thở gắng sức.

* Dung lích phối khi hít vào và thở ra lúc bình thường cũng như khi gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Tầm vóc.

- Giới tính.

- Tình trạng sức khỏe, bệnh tật.

- Sự luyện tập.

25 tháng 11 2021

djshshrbbgb dưfgưgsrghehe

29 tháng 10 2017

- Quan sát hình 21-4, mô tả sự khuếch tán của O2, và CO2.

- Tỉ lệ % N2 trong khí hít vào và thở ra khác nhau không nhiều, ở khí thở ra có cao hơn chút do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn. Sự khác nhau này không có ý nghĩa sinh học.

* Mô tả sự khuếch tán của O2 và CO2 trong hình 21- 4 SGK:

- Trao đổi khí ở phổi:

   + Nồng độ O2 trong không khí phế nang cao hơn trong máu mao mạch nên O2 khuếch tán từ không khí phế nang vào máu.

   + Nồng độ CO2 trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nan, nên CO2 khuếch tán từ máu vào không khí phế nang.

- Trao đổi khí ở tế bào:

   + Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.

   + Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.