K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc và trả lời câu hỏi:

Đàn chim gáy

Tôi vẫn nhớ ông tôi thường bảo:

– Cháu ạ, cháu để ý mà xem, cứ mùa tháng mười thì có chim gáy ra ăn đồng ta.

– Chim gáy bao giờ cũng thế, tháng năm đi ăn đôi, tháng mười thì kéo đàn về mùa gặt!

Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.

Khi ngoài đồng đã đông người gặt thì có chim gáy về, bay vẩn quanh vòng trên các ngọn tre.

Sớm sớm, từng đàn chim gáy sà xuống những thửa ruộng vừa gặt quang.

Chim mái xuống trước, cái đuôi lái lượn xoè như múa.

Con đực còn nán lại trong bờ tre, đủng đỉnh cất tiếng gáy thêm một hồi dài. Xong rồi anh chàng mới thủng thỉnh bước ra, ưỡn cái ngực lung linh cườm biếc, lượn nhẹ xuống với cả đàn đường ăn trên khoảng ruộng vắng, khuất, gần chân tre.

Chim gáy nhặt thóc rụng. Chim gáy tha thẩn, nhặt nhạnh cặm cụi sau người mót lúa.

Tôi rất thích con chim gáy. Con chim phúc hậu và chăm chỉ, con chim mỡ màng, no ấm của mùa gặt hái tháng Mười.

                                                                                                       (Tô Hoài)

a) Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về hình dáng con chim gáy? Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng cách nào?

b) Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về thói quen và hoạt động của con chim gáy? Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng những cách nào?

c) Tác giả đã sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa như thế nào?

2. Ghi lại kết quả quan sát một con vật mà em thích?

1
NG
5 tháng 10 2023

1.

a, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật về hình dáng con chim gáy như: hình dáng bên ngoài, bộ lông, cái bụng, cổ yếm. Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng cách quan sát từng thời điểm khác nhau và quan sát nhiều con.

b, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật về thói quen và hoạt động của con chim gáy như: ngoài đồng đông người gặt thì chim về, sớm sớm thì từng đàn chim bay xuống thửa ruộng gặt xong, chim mái xuống trước, con đực nán lại trong bờ tre. Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát  bằng cách quan sát từng thời điểm khác nhau và quan sát nhiều con.

c, Tác giả đã sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa để làm nổi bật lên hình ảnh chim gáy như: Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp; Chim mái xuống trước cái đuôi lái lượn xòe như múa...
2. 

Chú mèo nhà em tên là Sam. Chú có một bộ lông màu vàng rất mềm mại. Bốn cái chân nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn. Bộ móng vuốt sắc nhọn giúp chú bắt chuột. Đôi mắt Sam màu đen nhánh, sáng và tròn như hai hòn bi ve, đôi mắt ấy giúp chú có thể đi lại nhanh chóng và nhẹ nhàng trong bóng tối. Sam là người bạn ở nhà của em và em rất yêu Sam. 

Xác định bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong từng câu dưới đây:- Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò đuổi nhau xập xè quanh những mái nhà.- Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.- Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.- Những cành xoan khẳng khiu đang trổ lá, lại sắp buông...
Đọc tiếp

Xác định bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong từng câu dưới đây:

- Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò đuổi nhau xập xè quanh những mái nhà.

- Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.

- Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.

- Những cành xoan khẳng khiu đang trổ lá, lại sắp buông toả ra những tán hoa sang sáng, tim tím.

- Không khí trong rừng đã đỡ hanh, những lá khô không vỡ giòn tan ra dưới chân người như lớp bánh quế nữa.

- Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.

- Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương nam.

Làm nhanh giúp ^_^ ^_^

2
29 tháng 3 2022

tiếng việt mà ^_^ ^_^

giải nhanh giúp mik đấy!

 

 

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 10 2023

Từ ngữ tả hình dáng:

Đôi mắt: nâu, ngơ ngác.

Cái bụng: mịn mượt.

Cổ: cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc.

Từ ngữ tả họa động hoặc thói quen:

Sáng sớm: sà xuống, đuôi lái lượn xòe, đủng đỉnh gáy, thủng thỉnh bước.

Ăn: tha thẩn, nhặt nhạnh, cặm cụi.

NG
23 tháng 10 2023

a. Hồ Gươm là một trong những địa danh nổi tiếng ở Hà Nội.

b. Những cây liễu chủ yếu mọc ở bờ nước.

c. Đàn chim gáy đậu trên cành cao.

d. Những tia nắng sớm chiếu xuống mặt đất.

   Những ngày đẹp trời, buổi sáng,  bồ câu bay ra từng đàn. Sau một hồi lượn vòng trên không trung trong lành, chúng đậu xuống mặt đất rồi tha thẩn đi đi lại lại với cái đầu cứ lắc lư, lắc lư. 

   Vì sao bồ câu lắc lư đầu liên tục mà không bị hoa mắt, nhức đầu nhỉ? Thật ra, nếu quan sát kĩ, ta có thể thấy rằng bồ câu chẳng lắc lư chút nào cái đầu bé nhỏ của chúng.  

Vì không thể gạch chân nên anh in đậm em nhé!

NG
27 tháng 10 2023

a.

- Từ trên không, tiếng kêu của đàn sếu vọng xuống rồi xa dần. 

Những vầng mây xám sà xuống thấp làm cho trời và đất như gần nhau hơn. 

- Lúc này, trên những thửa ruộng đã gặt, người ta đang đốt những gốc rạ khô. 

- Để đám cháy không lan rộng, trước khi đốt, rạ được vun thành từng đống nhỏ. 

Gió cuốn những làn khói xanh cuồn cuộn về hướng Tây Nam.

(in nghiêng là trạng ngữ, chữ in đậm là chủ ngữ, còn lại là vị ngữ)

b. Trạng ngữ tìm được trong mỗi câu thuộc loại:

- Từ trên không: Trạng ngữ chỉ nơi chốn

- Lúc này: Trạng ngữ chỉ thời gian

- Trên những thửa ruộng đã gặt: Trạng ngữ chỉ nơi chốn

- Để đám cháy không lan rộng: Trạng ngữ chỉ mục đích

- Trước khi đốt: Trạng ngữ chỉ thời gian 

NG
30 tháng 9 2023

Danh từ chỉ người

mọi người, cụ phụ lão, học sinh

Danh từ chỉ thời gian

buổi sáng, hôm nay, chủ nhật

Danh từ chỉ vật

mái nhà, khói bếp, đầu làng, vải thiều, đồng

Danh từ chỉ con vật

con gà, con lợn 

Rừng chiềuHoàng hôn bắt đầu buông xuống trên cánh rừng già. Nhá nhem, từng đàn, từng đàn chim đang vội vã bay về tổ sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi. Các loài động vật như gà rừng, sóc nâu, nai, hoẵng cũng từ mọi nơi trở về kiếm chỗ trú thân cho đêm nay. Tiếng suối chảy róc rách như cũng nhỏ đi bởi tiếng lay động của cả khu rừng. Trên các tán lá, một thứ ánh sáng nửa đen, nửa trắng hòa lẫn tạo nên...
Đọc tiếp

Rừng chiều

Hoàng hôn bắt đầu buông xuống trên cánh rừng già. Nhá nhem, từng đàn, từng đàn chim đang vội vã bay về tổ sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi. Các loài động vật như gà rừng, sóc nâu, nai, hoẵng cũng từ mọi nơi trở về kiếm chỗ trú thân cho đêm nay. Tiếng suối chảy róc rách như cũng nhỏ đi bởi tiếng lay động của cả khu rừng. Trên các tán lá, một thứ ánh sáng nửa đen, nửa trắng hòa lẫn tạo nên một màu thẫm dần, thẫm dần như báo hiệu rằng thần đêm đang từ từ bước tới khoác chiếc áo đen bao phủ toàn bộ khu rừng. Lâu lâu lại vang lên tiếng kêu của chú hoẵng nào lạc mẹ hay tiếng hú của bầy sói gọi đàn đi kiếm ăn đêm. Cả khu rừng mỗi lúc như càng nặng nề hơn. Rồi tất cả vạn vật chìm vào trong màn đêm, im lặng và say sưa với giấc ngủ bình yên.

( Theo Bài tập bổ trợ và nâng cao TV5, NXBĐHSP, 2006 )

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào ý trả lời đúng:

A. Dựa theo bài học, hãy chọn những câu trả lời đúng :

1. Tác giả tả cảnh gì ? Vào lúc nào ?

a. Cảnh rừng già lúc hoàng hôn

b. Cảnh rừng trong màn đêm

c. Cảnh rừng già từ lúc chiều tối bắt đầu hoàng hôn đến khi màn đêm buông xuống

2. Trong câu văn : “Trên các tán lá, một thứ ánh sáng nửa đen, nửa trắng hòa lẫn tạo nên một màu thẫm dần, thẫm dần như báo hiệu rằng thần đêm đang từ từ bước tới khoác chiếc áo đen bao phủ toàn bộ khu rừng”, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ?

a. Chỉ sử dụng biện pháp nhân hóa

b. Chỉ sử dụng biện pháp so sánh

c. Sử dụng hai biện pháp so sánh và nhân hóa

3. Trong bài đọc, vạn vật nơi rừng già được nhân hóa bằng cách nào?

a. Dùng những từ chỉ hành động, trạng thái của người nói để nói về vạn vật trong rừng.

b. Dùng những từ chỉ đặc điểm, tính tình của người nói để nói về vạn vật trong rừng.

c. Dùng những từ chỉ các bộ phận của cơ thể người để nói về vạn vật trong rừng.

4.Viết lại những chi tiết cho thấy cảnh được miêu tả là chiều tối ? (M3)

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

5.Tác giả quan sát và miêu tả cảnh rừng chiều qua cảm nhận của những giác quan nào ?

a. Thị giác

b. Thị giác và thính giác

c. Thị giác và thính giác, khứu giác

6.Cảnh rừng chiều được miêu tả trong bài văn gợi cho em những cảm nhận gì ?

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

7.Chọn cách giải nghĩa đúng cho từ nhá nhem trong câu : “Nhá nhem, từng đàn, từng đàn chim đang vội vã bay về tổ sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi”

a. Mờ mờ tối, tranh tối tranh sáng, khó nhìn rõ mọi vật.

b. Nham nhở nhiều chỗ với màu đen trắng mờ mờ, gợi cảm giác bẩn.

c. Tối, nhìn mọi vật đều có màu đen như bị bôi bẩn.

8.Tìm các động từ, tính từ có trong câu: “Rồi tất cả vạn vật chìm vào trong màn đêm, im lặng và say sưa với giấc ngủ bình yên.”

- Động từ:…………………………………………………………………………

- Tính từ:………………………………………………………………………….

9. Dòng nào sau đây chỉ toàn các từ láy:

a. hoàng hôn , nhá nhem, mệt mỏi, róc rách , nặng nề

b. nhá nhem, mệt mỏi, róc rách , nặng nề , say sưa

c. nhá nhem, róc rách , nặng nề , say sưa, vội vã

10. Gạch chân chủ ngữ và vị ngữ có trong câu sau:

Rồi tất cả vạn vật / chìm vào trong màn đêm, im lặng và say sưa với giấc ngủ bình yên.

11. Câu thành ngữ: “Vào sinh ra tử” thuộc chủ điểm nào em đã học?

……………………………………………………………………

0