K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2017

-Quân Tống tiến tới bờ phía bắc sông Như Nguyệt. Chúng tỏ ra lúng túng vì trước mặt là sông và bên kia là một chiến luỹ rất kiên cố.

-Quách Quỳ nóng lòng chờ quân thuỷ tiến vào để phối hợp vượt sông. Nhưng quân thuỷ của chúng đã bị quân ta chặn đứng ngoài bờ biển.

-Quách Quỳ liều mạng cho quân đóng bè tổ chức tiến công. Hai bên giao chiến ác liệt. Phòng tuyến sông Như Nguyệt có lúc tưởng như sắp vỡ.

-Lý Thường Kiệt thúc quân lặng lẽ vượt sông rồi bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.

-Quân giặc khiếp đảm trước cuộc phản công của quân ta. Chúng không còn hồn vía nào chống cự, vội vã vứt bỏ gươm giáo, tìm đường tháo chạy.

17 tháng 6 2018

-Cuối năm 1076, quân Tống kéo theo 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu kéo vào xâm lược nước ta do quách Qùy chỉ huy.

-Tại các phòng tuyến, quân ta đánh những trận nhỏ nhằm cản bước tiến của giặc.

-Quân ta và quân giặc đã giao chiến ác liệt tại sông Như Nguyệt.

-Quân ta lặng lẽ vượt sông rồi đánh bất ngờ vào doanh trại giặc khiến cho giặc khiếp đảm, vội vã bỏ gươm giáo tìm đường tháo chạy.

14 tháng 6 2018

- Cuối năm 1076 nhà Tống cho 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu, dưới sự chỉ huy của tướng Quách Quỳ theo đường bộ ồ ạt vào nước ta.

   - Trước mặt sông Như Nguyệt là chiến lũy kiên cố, Quách Quỳ cho quân đóng bè tổ chưc tiến công. Hai bên giao tranh ác liệt.

   - Lý Thường Kiệt thúc quân lặng lẽ vượt sông rồi đánh bất ngờ vào doanh trại. Quân địch tan vỡ thua cuộc.

29 tháng 9 2018

-Quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy đã vượt biển, ngược sông Bạch Đằng tiến vào nước ta.

-Ngô Quyền lợi dụng thủy triều, cho quân cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu.

-Sau đó, Ngô Quyền cho quân mai phục ở hai bên bờ sông và cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử quân địch vào khu vực ta đã đóng cọc.

-Thủy triều xuống, cọc gỗ nhô lên, quân ta mai phục đổ ra đánh quyết liệt, thuyền địch bị chọc thủng, quân địch chết đến quá nửa, Hoằng Tháo tử trận

26 tháng 11 2019

-Liễu Thăng cầm đầu một đạo quân tiến đánh vào Lạng Sơn.

-Đến cửa ải Chi Lăng bị kị binh ta ra chặn đánh và dụ cho đội kị binh địch trong đó có Liễu Thăng vào ải.

-Khi ngựa chúng bì bõm vượt qua đầm lầy, một loạt pháo nổ như sấm ra hiệu. Lập tức hai bên sườn núi, những chùm tên bắn lao vun vút.

-Địch tối tăm mặt mũi, Liễu Thăng bị giết, quân bộ theo sau của địch cũng bị ta phục kích tấn công.

-Quân địch hoảng sợ, hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy.

4 tháng 4 2017

- Mờ sáng mồng 5 tết Kỉ Dậu (1789), quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi.

- Quân Thanh bắn đại bác dữ dội nhưng quân ta vẫn ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm dấp nước quấn ngoài, rồi cứ 20 người một tấm tiến lên.

- Khi đến sát cửa đồn, quân ta xông vào như bão. Cuộc chiến diến ra ác liệt. Quân Thanh chết nhiều vô kể và bỏ chạy về phía Thăng Long.

- Tiếp đó, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa khiến tướng giặc phải thắt cổ tự tử.

- Tôn Sĩ Nghị nghe tin báo hoảng sợ cùng đám tàn quân vượt sông Hồng chạy về phương Bắc

3 tháng 1 2020

- Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để lật đổ chính quyền họ Trịnh.

- Trong lúc Nguyễn Huệ đang tiến quân như vũ bão thì quân Trịnh bỏ thuyền lên bờ chơi tản mát.

- Khi quân Tây Sơn ập đến, quân Trịnh không kịp xuống thuyền, phần bị giết, phần bỏ chạy.

- Lúc Trịnh Khải phất cờ lệnh tấn công thù tướng sĩ nhìn nhau không dám tiến.

- Nhân cơ hội đó, quân Tây Sơn bắn đạn lửa vào, làm quân Trịnh đại bại

13 tháng 5 2022

- Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để lật đổ chính quyền họ Trịnh.

- Trong lúc Nguyễn Huệ đang tiến quân như vũ bão thì quân Trịnh bỏ thuyền lên bờ chơi tản mát.

- Khi quân Tây Sơn ập đến, quân Trịnh không kịp xuống thuyền, phần bị giết, phần bỏ chạy.

- Lúc Trịnh Khải phất cờ lệnh tấn công thù tướng sĩ nhìn nhau không dám tiến.

- Nhân cơ hội đó, quân Tây Sơn bắn đạn lửa vào, làm quân Trịnh đại bại

2 tháng 5 2017

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ra đời trong hoàn cảnh:

-Hai Bà Trưng sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, nên hai chị em sớm có lòng căm thù giặc.

-Lúc bấy giờ, Trưng Trắc và chồng là Thi Sách liên kết các thủ lĩnh để chuẩn bị nổi dậy. Chính lúc đó, Thi Sách bị Tô Định giết hại.

-Do đó, Hai Bà Trưng quyết tâm đứng lên khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

-Mùa xuân năm 40, trên cửa sông Hát Môn Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.

-Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa, tấn công Luy Lâu.

-Bị đòn bất ngờ, quân Hán không dám chống cự, bỏ hết của cải, vũ khí, lo chạy thoát thân.

-Tô Định sợ hãi đã cắt tóc, cạo râu giả dân thường trốn về Trung Quốc.

Kết quả:

-Trong vòng không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa đã hoàn toàn thắng lợi.

5 tháng 2 2018

Bóp nát quả cam

Năm đó, giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược đủ điều, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.

Sáng nay, biết vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền Rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”. Đợi từ sang đến trưa, vẫn không được gặp, cậu bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống biển. Quân lính ập đến vây kín. Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm, quát lớn:

-Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại.

Vừa lúc ấy, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, Vua cùng các vương hầu ra ngoài mui thuyền.

Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:

-Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!

Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.

Vua truyền cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:

-Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy em còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.

Nói rồi, Vua ban cho Quốc Toản một quả cam.

Quốc Toản tạ ơn Vua, chân bước lên bờ mà lòng ấm ức: “Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, vẫn không cho dự bàn việc nước”. Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.

Thấy Quốc Toản trở ra, mọi người ùa tới. Cậu xoè bàn tay phải cho họ xem cam quý Vua ban. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ…

15 tháng 6 2019

-Chùa Một Cột ở quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa được xây dựng vào năm 1955, đài Liên Hoa có kết cấu hình vuông, lợp ngói ta, mỗi chiều dài 3m, bốn mái cong, bốn đầu đao được đắp hình đầu rồng.

-Trong đài tôn trí tượng Bồ tát Quan Thế Âm. Nhìn toàn bộ đài Liên Hoa như một đóa sen lớn vươn khỏi mặt nước. Toàn bộ đài đặt trên trụ đá cao hơn 4m. Trụ đá gồm 2 khối gắn rất khéo thoạt nhìn như một khối đá liền.

-Tầng trên đỡ một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên, khác nào một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ mặt hồ nhỏ hình vuôn, có xây lan can bằng gạch xung quanh. Một chiếc thang xây dẫn lên chùa.

-Nét độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá. Ngay nay, đây là điểm du lịch của nhiều du khách khi đến Hà Nội tham quan.