K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 8 2023

- Những phong tục, tập quán của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay là:

+ Tục ăn trầu và sử dụng trầu cau trong các dịp lễ, tết, ngày trọng đại (hiếu, hỉ…)

+ Tục làm bánh chưng, bánh giày trong các dịp lễ tết.

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; thờ cúng anh hùng dân tộc.

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Ở địa phương em có một số phong tục, tập quán, nhà ở lễ hội và món ăn như: nhiều phong tục, tập quán thường xuyên được diễn ra như: thôi nôi, cưới, ma chay, xuống đồng, tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Trung thu...và các lễ hội như: hội rước Thành hoàng làng, hội Lim, hội Chùa Thầy....

- Trang phục áo dài:  Điểm nổi bật của Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau; bắt buộc dài qua gối.Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ.Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ.Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng, thường được may với vải mềm, rũ với hai màu sắc thông dụng là đen hoặc trắng.Có thể nói, áo dài không chỉ là một bộ trang phục đại diện cho cả một nền văn hóa, mà còn là cảm hứng sáng tác không dứt của nghệ thuật Việt Nam.

25 tháng 11 2023

Tham khảo:

Địa phương: Hà Nội

* Yêu cầu số 1: Khái quát một số đặc điểm văn hoá:

- Ẩm thực:

+ Phong phú, đa dạng, mang nhiều nét tinh tế và đặc trưng riêng.

+ Nhiều món ăn nổi tiếng, như: phở, bún chả, bún riêu, bún ốc nguội, chả rươi,...

- Nhà ở:

+ Nhà ở truyền thống được đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch, mái lợp lá hoặc ngói. Nhà thường có ba gian: gian chính là nơi thờ cúng và tiếp khách; hai gian bên gọi là buồng, dùng làm phòng ngủ hoặc chứa thóc, gạo, đồ dùng....

+ Hiện nay, nhà ở của người dân có sự thay đổi theo hướng hiện đại và tiện nghi hơn.

- Lễ hội: có nhiều lễ hội đặc sắc, như: lễ hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai); lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức); hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn); hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì),...

* Yêu cầu số 2:

- Tìm hiểu về 1 món ăn (món: phở)

+ Thành phần chính của phở là: bánh phở (làm từ bột gạo), nước dùng (ninh từ xương bò cùng các loại thảo mộc) và thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng.

+ Khi ăn phở, thực khách có thể ăn kèm các gia vị như: hạt tiêu, chanh, ớt, hành lá, rau thơm,…

- Tìm hiểu về một lễ hội (lễ hội chùa Hương):

+ Lễ hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

+ Lễ hội bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng và thường kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch hằng năm.

+ Mở đầu là lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,... Bên cạnh phần lễ, phần hội ở chùa Hương là nơi hội tụ nhiều nét sinh hoạt văn hoá dân tộc độc đáo như hát chèo, hát văn,...

+ Lễ hội Chùa Hương là hoạt động mang đậm nét văn hoá của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

23 tháng 12 2021

Tham khao

-Nước Văn Lang đời khoảng năm 700 trước công nguyên (TCN). -Ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ hiện nay.

Những tục lệ của người Lạc Việt vẫn còn tồn tại đến ngày nay là:

Ở vùng núi cao, người dân vẫn sinh sống trong các ngôi nhà sàn để tránh thú dữ. Đồng thời, họ vẫn còn dữ các tục lệ thờ thần mặt trời, thần đất. Phụ nữ của các dân tộc vẫn còn đeo các đồ trang sức bằng đá, bằng đồng… Ở các hội làng, hội xã vẫn còn nhiều sử dụng nhiều trò chơi dân gian ngày xưa như đấu vật, đua thuyền, nhảy múa….
23 tháng 12 2021

Nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm 700 TCN và nằm ở khu vực sông Hồng, sông Mã và sông cả

 

Những tục lệ của người Lạc Việt vẫn còn tồn tại đến ngày nay là:

 

Ở vùng núi cao, người dân vẫn sinh sống trong các ngôi nhà sàn để tránh thú dữ. Đồng thời, họ vẫn còn dữ các tục lệ thờ thần mặt trời, thần đất.Phụ nữ của các dân tộc vẫn còn đeo các đồ trang sức bằng đá, bằng đồng…Ở các hội làng, hội xã vẫn còn nhiều sử dụng nh

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Tên ngành kinh tế: công nghiệp.

- Tình hình sản xuất hiện nay:

+ Các ngành công nghiệp chính ở Hà Nội là: cơ - kim khí; điện tử; dệt may; chế biến thực phẩm, công nghiệp vật liệu,…

+ Ở Hà Nội có nhiều khu công nghiệp lớn, như: khu công nghiệp Nội Bài; khu công nghệ cao Hòa lạc; khu công nghiệp Thạch Thất; khu công nghiệp Bắc Thường Tín; khu công nghiệp Thăng Long; khu công nghiệp Quang Minh; khu công nghiệp Sài Đồng A; khu công nghiệp Sài Đồng B; khu công nghiệp Phú Nghĩa; khu công nghiệp Đông Anh.

+ Hoạt động công nghiệp phân bố ở hầu khắp các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội.

Ảnh hưởng đến môi trường:

+ Gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,...

+ Hệ sinh thái bị phá vỡ để phục vụ cho phát triển kinh tế, như: san lấp ao hồ, giảm diện tích cây xanh, công viên,... để phục vụ phát triển hạ tầng.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc. Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội). Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời. Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ (hay còn gọi đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (hay còn gọi đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ Mộc Dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Hội Lim, Hội Chùa Hương, Hội Gióng…là những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ.

- Lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân để cầu cho một năm mới mạnh khỏe, mùa màng bội thu, tạ ơn trời đất,... Trong lễ hội, người dân thường mặc trang phục truyền thống, tổ chức tế lễ và các hoạt động vui chơi, giải trí. Một số lễ hội nổi tiếng ở Đồng bằng Bắc Bộ như: hội Lim, hội chùa Hương, hội Gióng, hội Phủ Dầy,...

2 tháng 8 2023

- Phố cổ Hội An ở Quảng Nam
- Ngoài chùa Cầu, ở Hội An còn có nhiều công trình kiến trúc độc đáo khác như hội quán Phúc kiến; nhà cổ Phùng Hưng,...

26 tháng 11 2023

Vùng Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng chung sống như: Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Mnông, Kinh, Mông, Tày, Thái, Nùng,...

Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất ở nước ta, dân cư phân bố không đều. Các đô thị và ven trục giao thông chính có mật độ dân số cao hơn mật độ dân số trung bình của cả vùng. Những huyện vùng cao có mật độ dân số rất thấp, nơi thấp nhất chỉ khoảng 10 người/km.

2 tháng 8 2023

THAM KHẢO
- Đời sống vật chất:
+ Cư dân Việt cổ sử dụng gạo nếp, gạo tẻ để làm thức ăn chính.
+ Nam mình trần, đóng khố; nữ mặc váy, có yếm che ngực.
+ Người Việt cổ ở nhà sàn và biết đóng thuyền di chuyển trên sông.
- Đời sống tinh thần:
+ Cư dân Việt cổ có tục thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời,... và có tục ăn trầu, nhuộm răng.
+ Trong ngày lễ hội, người Việt cổ thường nhảy múa, thổi kèn, ca hát, đua thuyền,...