K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sáng hôm thứ bảy vừa rồi, tôi đang rửa mặt bên hè nhà đế sửa soạn đi học. Bỗng nghe tiếng hỏi của em tôi, lại nghe có tiếng đáp. Tôi không ngoảnh mặt ra, nhưng cũng nhận biết đó là tiếng anh Quang, người bạn thân với tôi. Tôi vội lau tay, thay áo rồi chạy ra, cùng nhau chào hỏi mừng rỡ. Liền đó, tôi cũng sửa soạn sách vở cùng anh đi đến trường học.

   Ra đi được một đoạn đường, bạn tôi chợt hỏi, câu hỏi thường nghe trong đám học trò chúng tôi trước giờ vào lớp:

   - Hôm nay có bài Quốc sử anh đã thuộc chưa? - Câu hỏi đó, nếu ở một người khác hỏi thì tôi chỉ trả lời một tiếng cho qua là “thuộc” hay là “không” mà thôi, nhưng đối với anh Quang, tôi trả lời có khác. Vỗ vai bạn ra chiều yêu mến tôi nói:

   -  Anh ơi! Sử là môn học rất cần cho học trò chúng ta thì không học là làm sao? Nếu ta không thuộc sử tức là chúng ta không biết đất nước mở mang thế nào, nòi giống ta sinh trưởng làm sao. Làm người dân một nước mà không biết lịch sử nước mình là người vong tổ, ai còn kể là giống gì nữa!

   Bạn tôi lại nói:

   - Tôi cũng biết thế và tôi có học lắm, nhưng sử là môn học khó nhớ lắm; thường tôi học mãi mà không thuộc và nhớ bao nhiêu, là tại làm sao thế?

   - Ô hay! Đời nào lại có học mà không nhớ! Không thuộc! Ở đời có việc gì là khó đâu. Nếu người ta định chí cho cứng mạnh, thì dẫu có việc khó mà cũng hoá ra dễ vậy.

   Bấy giờ gió mát buổi sớm mai thổi nhẹ, hai bên đường lác đác vài cái lá vàng rơi, bạn tôi vừa đi vừa cúi xuống ra dáng ngẫm nghĩ lắm. Một chốc rồi cười lớn ra vẻ đắc ý và nói với tôi rằng: “Lời anh vừa nói, tôi cho là phải và hay lắm, chứ từ trước mỗi khi tôi học thấy khó rồi thôi, thành thử không hiểu gì cả. Từ nay tôi sẽ nghe lời anh mà bền chí học kĩ cho thuộc cho nhớ mới thôi”.

   Rồi đó, tôi kể qua các sự tích hay trong lịch sử nước nhà cho bạn nghe. Trong khi nói, có đoạn thì tôi với bạn cùng vui có đoạn thì tôi với bạn cùng buồn...

   Được một lát đến cửa trường, hai người chúng tôi bèn dứt câu chuyện mà bước vào. Bây giờ có khi tôi ngồi nghĩ buổi hôm ấy thì lòng lấy làm vui thích lắm vi đã khuyên được một việc phải cho người bạn hiền.

ai k cho mk đi mà

ai k thì cảm ơn và kb nhé

 

các mùa trong năm mà bạn

22 tháng 5 2019

Sáng hôm thứ bảy vừa rồi, tôi đang rửa mặt bên hè nhà đế sửa soạn đi học. Bỗng nghe tiếng hỏi của em tôi, lại nghe có tiếng đáp. Tôi không ngoảnh mặt ra, nhưng cũng nhận biết đó là tiếng anh Quang, người bạn thân với tôi. Tôi vội lau tay, thay áo rồi chạy ra, cùng nhau chào hỏi mừng rỡ. Liền đó, tôi cũng sửa soạn sách vở cùng anh đi đến trường học.

   Ra đi được một đoạn đường, bạn tôi chợt hỏi, câu hỏi thường nghe trong đám học trò chúng tôi trước giờ vào lớp:

   - Hôm nay có bài Quốc sử anh đã thuộc chưa? - Câu hỏi đó, nếu ở một người khác hỏi thì tôi chỉ trả lời một tiếng cho qua là “thuộc” hay là “không” mà thôi, nhưng đối với anh Quang, tôi trả lời có khác. Vỗ vai bạn ra chiều yêu mến tôi nói:

   -  Anh ơi! Sử là môn học rất cần cho học trò chúng ta thì không học là làm sao? Nếu ta không thuộc sử tức là chúng ta không biết đất nước mở mang thế nào, nòi giống ta sinh trưởng làm sao. Làm người dân một nước mà không biết lịch sử nước mình là người vong tổ, ai còn kể là giống gì nữa!

   Bạn tôi lại nói:

   - Tôi cũng biết thế và tôi có học lắm, nhưng sử là môn học khó nhớ lắm; thường tôi học mãi mà không thuộc và nhớ bao nhiêu, là tại làm sao thế?

   - Ô hay! Đời nào lại có học mà không nhớ! Không thuộc! Ở đời có việc gì là khó đâu. Nếu người ta định chí cho cứng mạnh, thì dẫu có việc khó mà cũng hoá ra dễ vậy.

   Bấy giờ gió mát buổi sớm mai thổi nhẹ, hai bên đường lác đác vài cái lá vàng rơi, bạn tôi vừa đi vừa cúi xuống ra dáng ngẫm nghĩ lắm. Một chốc rồi cười lớn ra vẻ đắc ý và nói với tôi rằng: “Lời anh vừa nói, tôi cho là phải và hay lắm, chứ từ trước mỗi khi tôi học thấy khó rồi thôi, thành thử không hiểu gì cả. Từ nay tôi sẽ nghe lời anh mà bền chí học kĩ cho thuộc cho nhớ mới thôi”.

   Rồi đó, tôi kể qua các sự tích hay trong lịch sử nước nhà cho bạn nghe. Trong khi nói, có đoạn thì tôi với bạn cùng vui có đoạn thì tôi với bạn cùng buồn...

   Được một lát đến cửa trường, hai người chúng tôi bèn dứt câu chuyện mà bước vào. Bây giờ có khi tôi ngồi nghĩ buổi hôm ấy thì lòng lấy làm vui thích lắm vi đã khuyên được một việc phải cho người bạn hiền.

22 tháng 5 2019

nhưng đấy là bài về môn sử , ko phải về môn toán và tiếng việt . bạn suy nghĩ lại đi nhé

8 tháng 4 2018

Ngôi trường mơ ước của em là một ngôi trường với cỏ cây, hoa lá ở mọi nơi.Ngoài cổng trường, một con đường rất nhiều hoa dẫn đến cổng. Trong trường còn có những cái xích đu để cho các bạn nhỏ ngồi chơi, đọc sách vào những giờ nghỉ giải lao. Nó còn có nhà kính để trồng rau, hoa,...Những chiếc ghế dài được đặt dưới những gốc cây cổ thụ. ở sân thể dục sẽ có một hồ bơi để giúp các bạn nhỏ rèn luyện sức khỏe. Những chuồng chim xinh đẹp được treo dưới những cái cây cho sân trường thêm vui vẻ. Trong những lớp học, những chậu hoa nhỏ được đặt ngay bên cứa sổ. Em rất muốn có một ngôi trường hòa nhập với thiên nhiên, tạo nên không khí mát mẻ.

8 tháng 4 2018

“Thành công sẽ mỉm cười với những ai có ước mơ và dám thực hiện ước mơ của mình”.

Vâng! Có lẽ bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu trên chuyến hành trình dài của cuộc đời, chúng ta đều mang theo bên mình không ít những ước mơ – thứ mà ta hết sức nâng niu và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hạt giống ước mơ ấy sẽ nhanh chóng nảy mầm trong khu vườn khát vọng của riêng ta. Tôi cũng vậy, cũng có rất nhiều ước mơ cho tương lai và chúng luôn đẹp, rực rỡ, huy hoàng trong đôi mắt đầy hi vọng của tôi. Thế nhưng, ngay những ngày tháng cuối cùng sắp khép lại, quãng đời trung học phổ thông, ước mơ lớn nhất của tôi là được bước vào giảng đường đại học, một ngôi trường sẽ là mái nhà tương lai che chở, bảo vệ và dạy cho tôi những kinh nghiệm, những bài học cuộc sống giá trị bên cạnh lượng tri thức khoa học bổ ích.

Rõ ràng việc vào đại học đối với học sinh trong thời đại ngày nay là rất dễ dàng, khác xa với thế hệ cha anh ngày trước. Bởi lẽ song song với nhu cầu giáo dục ngày càng cao trong thời kỳ hội nhập này, hàng loạt các trường đại học mọc lên ở khắp nơi, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của khối lượng đông đảo học sinh. Và từ đó, cũng phát sinh rất nhiều vấn đề mang tính tất yếu mà học sinh chúng tôi phải băn khoăn, lo nghĩ về việc chọn một trường đại học phù hợp, đúng như sở nguyện của mình. Đứng trước nhiều lựa chọn mang tính bước ngoặt này, mặc dù đã được thầy cô, gia đình và hệ thống thông tin đại chúng tư vấn và cung cấp rất nhiều thông tin cần thiết nhưng chúng tôi vẫn không thoát khỏi những suy nghĩ mông lung, mơ hồ về ngôi trường đại học tương lai. Bởi lẽ, nghe và đọc thì chúng tôi đã được nghe và đọc rất nhiều nhưng chưa bao giờ và chưa lúc nào được viếng thăm một ngôi trường đại học thật thụ để hiểu rõ hơn về môi trường giảng dạy của nó. Thật khó để chọn lựa phải không nào, khi mà trên Internet hay báo chí, truyền hình, ngôi trường đại học nào cũng thật đẹp và có những điều kiện tuyển sinh hết sức hấp dẫn.

Và rồi, như một sự may mắn, tôi và nhiều hoc sinh khác được nhà trường tổ chức tham quan trường Đại học Tân Tạo thuộc “thành phố tri thức Tân Đức”, cũng tọa lạc trên địa phân huyện Đức Hòa của chúng tôi. Chắc chắn rằng, sự xuất hiện của ngôi trường này sẽ làm thay đổi rất nhiều bộ mặt của huyện Đức Hòa nói riêng và của cả tỉnh Long An nói chung chỉ trong tương lai gần mà thôi.

Hình như, có  nhiều lúc tôi đã mơ màng hình dung trong tâm trí mình những hình ảnh đẹp đẽ và tráng lệ nhất của ngôi trường đại học trong nhiều bộ phim của nươc ngoài. Chẳng hạn như trong phim Harry Potter, rõ ràng ngôi trường ấy thật lộng lẫy và nguy nga đến không thể tả được. Tôi đã từng nghĩ rằng ở nước Việt Nam của chúng ta không thể nào có một ngôi trường tầm cỡ như vậy. Thế rồi, chuyến tham quan  Đại học Tân Tạo đã thay đổi rất nhiều suy nghĩ non trẻ và có phần sai lệch trong tôi, đồng thời nó gieo cho tôi rất nhiều hy vọng về một tương lai tốt đẹp phía trước.

Tôi hầu như đã bị choáng ngợp khi đứng trước tòa nhà trung tâm của trường. Đó chỉ là một trong số rất nhiều tòa nhà khác đã và đang được hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Tuy không quá lịch lãm như những ngôi trường trong tưởng tượng phi thực của tôi, Đại học Tân Tạo cũng ít nhiều giúp tôi hình dung được rõ ràng và cụ thể hơn ước mơ cháy bỏng của mình.  Hơn thế nữa, qua trò chuyện với đội ngũ giảng viên và những thành viên trong ban sáng lập trường, tôi cảm nhận rõ được sự thân thiện toát lên qua từng lời nói và thái độ của họ dành cho lớp học sinh tương lai chúng tôi. Đâu đó trong ánh mắt thiết tha của các thầy, các cô là cả một niềm tin yêu và hoài vọng lớn lao đặt vào thế hệ trẻ chúng tôi. Không dùng những từ ngữ cầu kỳ, không diên những bộ trang phục mang tính thời đại, các thầy cô tận tình như anh chị, cha mẹ của chúng tôi vậy. Và còn gì tốt hơn khi tôi được học và sinh hoạt trong một môi trường thân thiện, ấm áp tình người như thế. Thầy cô sẽ không còn là những người ở trên, xa cách và luôn nghiêm khắc với tôi mà họ sẽ là những người bạn vô cùng đặc biệt, luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ và đồng hành cùng chúng tôi trên chặng đường chông gai phía trước.

Sau một vòng tham quan cơ sở vật chất của trường, tôi cảm thấy rất vui và tầm nhìn của mình đã được mở mang đôi chút. Chưa bao giờ tôi tiếp xúc thực tế với những căn phòng, kiến trúc xây dựng hay tất cả mọi thứ theo tiêu chuẩn quốc tế như thế này. Thật hào hứng khi tôi chợt ước rằng một ngày nào đó được trở thành sinh viên của Đại học Tân Tạo. Khi ấy, chắc tôi sẽ phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều.

Khi tìm hiểu về công tác giảng dạy và hệ thống giáo dục của trường, tôi bất giác quên mình vẫn còn là một học sinh trung học phổ thông bởi chúng quá hấp dẫn và đầy quyến rũ với tôi. “Một nền giáo dục theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ”. Có thật không trong địa phận của huyện nhà đa số những người dân nơi đây đều nghèo và quanh năm tần tảo như nhau cả. Sẽ rất khó cho chúng tôi khi phải học trong môi trường giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với khoảng 60% giảng viên là người nước ngoài. Nhưng tôi chợt vững tâm và bớt đi phần nào lo ngại vì tôi tin rằng họ có thừa năng lực, trí thức và lòng hăng say yêu nghề để giảng giải tận tình cho chúng tôi. Học phí vào trường đại học là vấn đề đã gây rất nhiều suy ngẫm cho tôi, bởi với số tiền ít ỏi từ việc làm nông của gia đình, tôi hoàn toàn không thể với tới một ngôi trường tầm cỡ quốc tế thế này. Nhưng như một phép màu, trường có hẳn học bổng toàn phần cho những sinh viên vượt khó học tập. Hơn thế nữa, tất cả những sinh hoạt cá nhân, ăn nghỉ, vui chơi, giải trí của học viên đều được thực hiện trong ký túc xá và khuôn viên nhà trường. Sẽ rất tiên lợi cho những sinh viên xa nhà và có nhiều lo ngại về hệ thống an ninh phức tạp trong các khu nhà trọ.

Tuy không được tham quan toàn bộ cơ sở vật chất của trường, chưa được vào thư viện và nhiều phòng khác nhưng tôi rất mong rằng: tất cả mọi thứ đều đầy đủ và tiện dụng cho sinh hoạt của chúng tôi.

Tôi nghĩ thư viện của nhà trường phải là nơi mà chúng tôi có thể tự do thả hồn mình nổi trôi trên những trang sách biết nói ở tất cả các lĩnh vực khác nhau. Phòng tự học dành cho sinh viên sẽ thật rộng rãi, thoáng mát để chúng tôi chú tâm vào việc học thay vì lười biếng ngồi buồn trong ký túc xá của trường. Trong môi trường mà tất cả mọi người đều học hăng say như vậy thì tin chắc rằng nhưng học viên khác cũng sẽ làm theo thôi.

Tôi còn rất nhiều mong muốn muốn bày tỏ với ban tổ chức cuộc thi này nhưng thời gian không còn nhiều nữa. Tôi nghĩ rằng, trường Đại học Tân Tạo đã, đang và sẽ đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của sinh viên, vượt xa cả những mong muốn giản đơn, bình dị của tôi. Thế nên tôi cũng chẳng còn muốn ước mơ gì khác ngoài việc sẽ được học tập, sẽ được bay đến tương lai bằng đôi cánh do Đại học Tân Tạo ban tặng cho mình. Ngay từ giây phút này, tôi sẽ nỗ lực trau dồi hết sức, hết lòng để vươn tới ước mơ khó khăn nhưng không phải là không thực hiện được. Trở thành sinh viên của trường Đại học Tân Tạo và cho dù ước mơ ấy không thực hiện được, tôi vẫn sẽ có cơ hội vào những trường đại học chất lượng khác, chỉ sau Đại học Tân Tạo thôi,  hy vọng là như vậy.

Chờ tôi nhé, ngôi trường Đại học yêu quí của tôi! Chờ nhé, ước mơ, khát vọng cháy bỏng trong tôi lúc này. Một lần nữa, tôi muốn động viên chính mình bằng câu danh ngôn yêu thích: “Hãy luôn là chính mình và đừng bao giờ từ bỏ ước mơ”.

Và dĩ nhiên, tôi sẽ viết vào ký ức đẹp đẽ của mình những gì mà tôi trông thấy và cảm nhận được sau chuyến viếng thăm không thể nào quên này. Tuyệt. Cảm ơn tất cả mọi thứ từ cuộc sống đã cho tôi cơ hội được đến gần hơn với mơ ước của mình.

15 tháng 3 2018

ca dao tục ngữ nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy giáo cô giáo: 
- Muốn sang thì bắc cầu kiều 
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy 
- Mấy ai là kẻ không thầy 
Thế gian thường nói đố mày làm nên 
- Tôn sư trọng đạo 
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư 
- Một chữ nên thầy 
Một ngày nên nghĩa 
- Gươm vàng rớt xuống hồ Tây 
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu 
- Trọng thầy mới được làm thầy 
- Dốt kia thì phải cậy thầy 
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên 
- Cơm cha, ao mẹ, chữ thầy 
Gắng công mà học có ngày thành danh 
- Ở đây gần bạn, gần thầy 
Có công mài sắt có ngày nên kim 
- Tầm sư học đạo 
- Sư như phụ 
- Mồng một thì ở nhà cha, 
Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy. 
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa 
- Con hơn cha là nhà có phúc 
Trò hơn thầy là đất nước yên vui 
- Con ơi ghi nhớ lời này 
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên 
- Cơm cha áo mẹ chữ thầy 
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao 
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
- Uống nước nhớ nguồn 
- Bẻ lau làm viết chép văn 
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy 
- Cơm thầy cơm cô 

Chúc bạn vui !

15 tháng 3 2018

- Mẹ cha công sức sinh thành 
Ra trường thầy dạy học hành cho hay 
- Công cha, áo mẹ, chữ thầy 
Gắng công mà học có ngày thành danh 
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư 
- Nhất nhật vi sư 
- Bao giờ anh chiếm bảng vàng 
Ơn thầy ta trả, nghĩa nàng nào vong 
- Yêu kính thầy mới được làm thầy 
Những phường bội bạc sau này ra chi

1. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư 
2. Không thày đố mày làm nên 
3. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy 
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao 
4.Dốt kia thì phải cậy thầy 
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên 
5. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa

- Một chữ cũng là thầy,nửa chữ cũng là thầy 
-Bán tự vi sư, nhất tự vi sư 
-Muốn qua sông phải bắt cầu Kiều 
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy 
-Không thầy đố mày làm nên 
-Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa 
-Đắc đạo quên thầy, được cá quên nơm 
-Đến đây viếng cảnh viếng thầy 
Không say mùi đạo cũng khuây mùi trần 
-Bẻ lau làm viết chép văn 
Âu Dương có mẹ dạy răng như thầy 
-Cơm cha áo mẹ chữ thầy 
Gắng công mà học có ngày thành danh 
-Con ơi ghi nhớ lời này 
Công cha nghĩa mẹ ơn thầy chớ quên 
-học thầy không tày học bạn 
-dốt kia thì phải cậy thầy 
vụng kia cậy thợ đố mày làm nên 
-mấy ai là kẻ không thầy 
thế gian thường nói không thầy sao nên

25 tháng 10 2023

Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Dựng nước luôn luôn gắn chặt với giữ nước, trong đó dựng nước là yếu tố cơ bản. Phải xây dựng được đất nước hùng mạnh về mọi mặt mới có điều kiện, khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ được nước mới có điều kiện để xây dựng đất nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, truyền thống đó có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư tưởng và các thành quả tinh thần và vật chất của nhân dân ta.

19 tháng 7 2020

Tôi rất yêu và tự hào về gia đình mình.

Gia đình nhỏ của tôi lúc nào cũng ngập tràn tiếng cười của bố, giọng nói ấm áp của mẹ và sự hiếu động của em trai. Bố tôi vốn là bộ đội chiến đấu ngoài chiến trường, đến nay vẫn công tác trong ngành quân đội. Có lẽ vì trải qua những năm tháng đấu tranh và rèn luyện, bố tôi trở nên cương trực và nghiêm khắc hơn nhưng cũng rất vui tính, dí dỏm. Nhìn bề ngoài, bố là người cứng rắn nhưng bên trọng lại sống rất tình cảm. Bố là trụ cột vững chắc trong gia đình. Bố không chỉ là điểm tựa tinh thần cho mẹ mà còn là tất cả với chị em tôi.

Khác với bố, mẹ là người phụ nữ yếu mềm, dịu dàng và đảm đang. Như những người phụ nữ Việt Nam tự bao đời nay vẫn thế, mẹ chịu khó, hi sinh mà không một lời than vãn. Mẹ luôn coi chăm sóc gia đình là niềm hạnh phúc. Với chúng tôi, mẹ vừa là người bạn vừa là người thầy vĩ đại nhất. Bố mẹ là thần tượng trong trái tim tôi. Vui nhộn, hiếu động nhất nhà không ai khác là cậu em trai sáu tuổi. Năm nay, nó sẽ vào lớp một. Nhìn cậu hào hứng chuẩn bị mọi thứ cho năm học mới, tôi như gặp lại chính mình của năm năm về trước, cũng hồn nhiên trong sáng như thế. Tuy hiếụ động nhưng em ngoan và rất thông minh. Hai chị em tôi có thể chơi với nhau suốt ngày không chán. Nếu một ngày mà thiếu vắng tiếng nói tiếng cười của em, gia đình tôi dường như trống trải, nhất là tôi sẽ nhớ em vô cùng...

Gia đình nhỏ của tôi thật hạnh phúc. Cũng sẽ có lúc khó khăn hay gặp phong ba giông tố nhưng gia đình tôi vẫn sẽ mãi kiên cường vì trong mọi người đều có một trái tim yêu thương, tin tưởng.

19 tháng 7 2020

cảm ơn bạn nha !

23 tháng 11 2021

tra mạng đi bn

25 tháng 11 2021

tl : re ơi, tra mạng nó ra dài lắm mình muốn viết một bài ngắn nhắn thui

20 tháng 3 2018

Tả chiếc bàn học

Đố các bạn ngồi học mà không có bàn được đấy. Chắc chắn sẽ chẳng có ai có thể ngồi như thế đâu nhỉ? Chính vì lẽ đó mà vô tình chiếc bàn đã trở nên thân thiết với học sinh chúng ta. Tớ cũng có một chiếc bàn học đấy, các bạn có muốn biết về bạn ấy không? Vì tớ có rất nhiều sách vở nên bố mẹ tớ đã chọn mua cho tớ một chiếc bàn học thật to.

Bàn ấy được kê thật ngay ngắn ở góc phòng học của tớ. Bàn được làm từ gỗ xoan đào, khoác bên ngoài một chiếc áo với những đường vân gỗ nổi lên thật giống với những dải lụa. Ngoài ra, bạn bàn của tớ còn được đánh véc ni bóng loáng, trông rõ đẹp. Mặt bàn rất láng và phẳng, có màu nâu nhạt hơi nghiêng về phía tớ ngồi. Bàn có bốn chân, chống đỡ bốn góc, mỗi chân có bốn cạnh, phần trên ăn vào bốn gọc, kéo thẳng như thả dọi xuống mặt đất. Các cạnh của chân bàn được gọt thu dần lại, phía dưới chỉ còn bằng một nửa phần trên khiến cho cái bàn thanh thoát hẳn lên Không những thế, bạn còn giúp tớ nhiều việc lắm đó. Đó chính là sáu ngăn của bàn. Mỗi ngăn đều được phân chia rất rõ ràng, chính vì thế mà tớ chẳng bao giờ sợ nhầm ngăn này với ngăn kia. Hai ngăn ở bên trái và phải là nơi ở của sách. Hai ngăn ở giữa là nơi cư trú của vở. Còn hai ngăn ở phía trên là nơi tớ để những loại sách tham khảo và các loại truyện đọc. Ngoài ra, bàn còn có một ngăn kéo rất thuận tiện, tớ thường để những bài kiểm tra và giấy tờ quan trọng vào trong đó. Mỗi khi về đến nhà, nhìn thấy bàn là tớ lại muốn ngồi học luôn. không chỉ có bàn là bạn thân thôi mà luôn sát cánh bên tớ và bàn là bạn ghế. Bạn ấy cũng được tạo nên bởi gỗ và có bộ quần áo y trang bàn, trông hai bạn ấy thật ngộ nghĩnh! Bàn luôn giúp tớ ngồi học một cách thoải mái, vào mỗi buổi sáng tớ vừa học, vừa nghe tiếng chim hót trong trẻo ngoài vườn và nhìn những tia nắng sớm dịu dàng chen qua kẽ lá, nhảy nhót trên mặt bàn như nô đùa với tớ. Chính điều đó đã tạo cho tớ một cảm hứng để học tốt hơn!

Trải qua đã gần bốn năm rồi, bàn và ghế - người bạn thân thiết của tớ, giúp tớ đạt những danh hiệu học sinh giỏi và dù cho có lớn lên, có học cao hơn nữa thì hai bạn ấy sẽ luôn là người bạn giúp tớ đi tới những chân trời mơ ước.

14 tháng 10 2021

Bài thơ “Sắc màu em yêu” của tác giả Phạm Đình Ân đã tạo nên một bức tranh về đất nước Việt muôn màu sắc, rực rỡ, vui tươi và tràn đầy tài nguyên, của cải. Hòa vào đó là cả những niềm tự hào dân tộc, đất nước sâu sắc.

chúc bn học tốt ! 

HT

TL

Là học sinh, ta đã quá quen thuộc với những chiếc bút màu giúp những bức tranh chúng ta thêm sống động. Mà ta còn thấy được qua bài thơ Sắc màu em yêu được liệt kê với đủ loại màu sắc như những mảng màu không thể thiếu trong  cuộc sống được tả dưới con mắt chân thật của một bạn nhỏ có thể thấy được trong những vần thơ vô tư của tác giả Phạm Đình Ân.

Một bảng màu sắc hiện ra mỗi màu đều mang ý nghĩa riêng đều tượng trưng cho hình ảnh riêng, bạn nhỏ nhanh chóng chọn được màu đỏ với suy nghĩ khá hồn nhiên mà thực tế là màu máu con tim, màu cờ tổ quốc,khăn quàng đỏ đeo trên cổ. Tiếp theo,màu xanh của đồng bằng bao la,  của biển xanh , bầu trời quê hương thân thương. Và màu vàng được quan sát tỉ mỉ là nắng vàng rực rỡ, của màu hoa cúc, của đồng lúa chín dưới sự chăm sóc của người lao động. màu  không thể thiếu màu trắng liên tưởng là trang giấy vật quen thuộc,là màu của những bông hồng bạch, và đặc biệt được chìm trong làn tóc trắng mượt mà của người bà minh chứng rõ ràng của thời gian.

Hok tốt

Trong ngày sinh nhật lần thứ mười, em được mẹ tặng cho món quà có ý nghĩa sâu sắc với em. Đó là cây bút máy mà em hằng mong ước.

Ôi! Trông cây bút máy này mới đẹp làm sao! Cây bút nhó nhắn, dài khoảng một gang tay em. Thân bút tròn, thon thon như ngón tay. Nắp bút bằng kim loại, được mạ kềnh sáng loáng. Thân bút nhỏ hơn, bằng nhựa màu đen, trơn bóng, càng về sau thon lại như búp măng non. Trên thân bút nổi bật dòng chữ “Bút mài nét thanh nét đậm”. Mở nắp bút ra, em thấy chiếc ngòi nho nhỏ, xinh xinh, sáng lấp lánh, phía dưới ngòi là cục than màu đen để điều hoà mực.

Khi bơm mực, em mở thân bút ra, xoay thanh bơm theo chiều kim đồng hồ để lấy mực. Chiếc ruột gà làm bằng cao su, sau nhiều ngày nhịn đói bỗng được một bữ no nê. Trong ruột gà có một ống nhỏ hơn que tăm để dẫn mực. Hôm mới dùng chiếc bút lần đầu, nét chữ em còn vương vướng. Nhưng chỉ vài hôm sau là ngòi bút viết thật êm, nét chữ thanh đậm. Khi ngòi bút chạy trên giấy thì nét chữ của em trở nên mềm mại, duyên dáng, trông thật là đẹp. Chiếc bút như một người nông dân miệt mài cày trên đồng ruộng không ngừng nghỉ.

Em thầm cảm ơn mẹ đã tặng cho em món quà kì diệu này! Hằng ngày, ở trường cũng như ở nhà, cây bút là người bạn thân thiết nhất của em. Mỗi khi làm xong công việc của mình là cây bút được em bơm mực cho, rồi sau đó được ngủ một giấc ngon lành trong hộp bút.Em sẽ giữ gìn nó cẩn thẩn để nó luôn mới.