K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1 2022

Tham khảo :

Kể lại một trải nghiệm của em với người thân 

Mỗi chúng ta không có ai sinh ra đã hoàn hảo đến mức tuyệt đối. Trong hành trình trưởng thành của mình, vô tình hay cố ý, chúng ta mắc phải những lỗi lầm. Những lỗi lầm ấy đôi khi lại làm tổn thương tới những người xung quanh. Em đã từng như thế. Cho đến hôm nay, hình ảnh mẹ khi em mắc lỗi vẫn in sâu trong tâm trí em.

Em may mắn được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Cha thường bận việc ở những miền đất xa xôi nên mẹ luôn quan tâm, chăm sóc em hết mực. Từ ngày cắp sách tới trường, em luôn cố gắng đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Mẹ và cha lúc nào cũng tự hào và tạo điều kiện tốt nhất cho em. Niềm tin của mẹ đặt trọn vẹn ở em, mẹ thậm chí không khắt khe thời gian học tập ở nhà với em.

Năm em học lớp 5, câu chuyện ấy đã xảy ra. Em mải chơi, lơ là việc học tập. Để rồi lần kiểm tra cuối kỳ 1, em bàng hoàng nhận bài kiểm tra điểm thấp. Trên trang giấy trắng, trong ô vuông điểm và lời phê ngay ngắn, con số 3 và dòng chữ “Lười học bài, kiến thức mơ hồ” đỏ chót chói mắt. Nỗi thất vọng và lo lắng bủa vây lấy em. Trống tan trường đã điểm mà em vẫn thẫn thờ ngồi trong lớp. Em suy nghĩ biết nói như thế nào với mẹ. Cả con đường về nhà quen thuộc cũng trở nên đáng sợ với em hơn bao giờ hết. Cuối cùng, em quyết định nói dối, em sẽ giấu kĩ bài kiểm tra này, mẹ chắc chắn sẽ không biết.

Cánh cổng gỗ đã hiện ra trước mắt. Giọng nói ấm áp của mẹ vang lên, ân cần hỏi em đi học về có mệt không. Mẹ pha cho em một cốc nước mát, nụ cười vẫn nở trên môi, mẹ hỏi: “Bài kiểm tra cuối kỳ con làm tốt chứ? Có áp lực quá không?” Em giật mình, không dám nhìn thẳng vào ánh mắt chờ mong của mẹ, em khẽ đáp: “Dạ, cũng ổn ạ” rồi lấy cớ vào phòng làm bài tập. Em đem bài kiểm tra kẹp vào quyển nhật ký, giấu tận trên tầng cao nhất của giá sách.

Nhưng “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”, em bị mẹ phát hiện. Một tuần trôi qua êm đẹp vì bài điểm kém đã giấu kín. Cho tới một hôm, em đi học về mà không thấy bóng dáng quen thuộc của mẹ ngoài phòng khách. Em rảo bước về phòng cất cặp sách. Qua khe cửa nhỏ, hình ảnh trong phòng làm em dừng hẳn lại. Giá sách bị đổ, sách vở nằm la liệt dưới đất, và trong đống lộn xộn đó, bài kiểm tra ở ngay dưới chân mẹ em. Mẹ cầm nó lên, em thấy khuôn mặt mẹ ngạc nhiên, bất ngờ rồi buồn bã vô tận. Hàng mi dài cụp xuống che đi đôi mắt đã ươn ướt lệ. Đôi tay gầy guộc của mẹ run lên nhè nhẹ. Lòng em dường như thắt chặt lại. Em khẽ gọi: “Mẹ”. Mẹ chầm chậm quay đầu nhìn em. Vội vàng lau đi những giọt nước mắt, giọng nói trong trẻo, ấm áp thường ngày chợt nghèn nghẹn, khàn khàn: “Con về rồi à. Rửa tay rồi ăn cơm thôi.” Mẹ nhanh tay gấp bài kiểm tra kia vào chỗ cũ, xếp lại sách đổ xuống cho tôi. Em cứ đứng như trời trồng ngoài cửa, lòng ngập tràn nỗi ân hận. Mẹ không đánh mắng mà im lặng, thể hiện nỗi buồn đó là rất lớn.

Bữa cơm yên lặng trôi qua, em cúi đầu, len lén nhìn vành mắt đỏ hoe của mẹ. Cả ngày hôm ấy, mẹ không nói thêm lời nào nữa. Em đắn đo mãi, quyết định xin lỗi mẹ. Em đứng bên giường khi mẹ đi nằm nghỉ, giọng lí nhí: “Con xin lỗi mẹ, con không nên học hành sa sút còn giấu mẹ. Con sẽ không bao giờ tái phạm nữa, mẹ đừng buồn mẹ nhé.” Em dứt lời rồi òa lên khóc. Mẹ hoảng hốt ôm lấy em, mẹ cũng khóc: “Con biết lỗi là tốt rồi. Đừng giấu mẹ, con phải tin tưởng cha mẹ. Dù có bị điểm kém, con nói ra mẹ mới biết và cùng con cố gắng. Con dù thế nào cũng là con của mẹ”. Giọng nói thân thương của mẹ vỗ về trái tim em, truyền cho em sức mạnh để kiên cường hơn. Mẹ con em cứ ôm nhau như vậy, lòng em nhẹ nhõm đi trông thấy.

Thời gian trôi đi, lỗi lầm ngày đó em đã sửa đổi. Song hình ảnh cảm động của mẹ vẫn luôn hiện diện nhắc nhở em phải sống cho xứng đáng. Mẹ là niềm hạnh phúc, là ánh mắt trời soi sáng cuộc đời em. Người mẹ nào trên thế gian này cũng vĩ đại, hãy trân trọng và yêu thương mẹ của mình.

10 tháng 1 2022

thanks

 

Mn nhận xét bài tả cây mai trong dịp Tết hộ mik vs ! Vậy là đã trôi qua mùa đông lạnh giá và vẫy tay chào mùa xuân nở rộ. Những kỉ niệm đẹp đẽ, vui buồn của mọi người đã tan biến, các học sinh thân yêu bước sang học kì mới tràn đầy những điều kì diệu. Những bông hoa nở rộ, chào đón tết đến, xuân về: Hồng đỏ đẫm, Lan tím nhạt, Cúc trắng trẻo, ... Nhưng một loài hoa tượng trưng cho dịp Tết,...
Đọc tiếp

Mn nhận xét bài tả cây mai trong dịp Tết hộ mik vs !

Vậy là đã trôi qua mùa đông lạnh giá và vẫy tay chào mùa xuân nở rộ. Những kỉ niệm đẹp đẽ, vui buồn của mọi người đã tan biến, các học sinh thân yêu bước sang học kì mới tràn đầy những điều kì diệu. Những bông hoa nở rộ, chào đón tết đến, xuân về: Hồng đỏ đẫm, Lan tím nhạt, Cúc trắng trẻo, ... Nhưng một loài hoa tượng trưng cho dịp Tết, cho mùa xuân mà ai cũng nhìn với cặp mắt say mê chính là hoa mai vàng.

Mỗi khi nhớ đến hoa mai, lại nhớ đến câu thơ tràn đầy mến thương:

Hoa hôm nay bừng nở
Sao gọi là hoa mai?
Hoa vàng – vàng sắc lụa
Hoa trắng – trắng như mây.

Mấy mùa chẳng thấy hoa
Tết về, hoa mới nở
Phải hoa là sứ giả
Mùa xuân cử đến không?


Nhìn hoa mai đơm bông
Em mừng thêm một tuổi
Lớn, phải càng học hỏi.
Càng chăm ngoan, chăm ngoan!

Hoa mai đơn thuần không chỉ để trang trí nhà cửa mà nó còn có một ý nghĩa sâu sắc. Mỗi khi đứng xa, nhìn " cô ấy " cứ như một cây dù vàng chói, nhỏ bé. Thân cây có màu nâu của đất, hoa mai xòe cánh bao phủ có màu vàng óng của nắng. Từ đây đã biết cây hoa mai tượng trưng cho thiên nhiên rồi ! Lá của mai xanh mơn mởn, ngọn cành có những nụ hoa xanh mạ mập mạp như em bé sơ sinh. Mọi người có biết không: " Người ta chưng hoa mai vào dịp Tết với mong muốn một năm mới phát tài, giàu sang. Theo quan niệm của nhiều người, nhà nào có hoa mai nở càng nhiều cánh thì nhà đó càng may mắn và sung túc trong năm mới đấy! " Ở giữa bông hoa mai vàng có nhị hoa và nhụy hoa cũng mang màu vàng tươi, chúng đươc sở hữu từ người mẹ của chúng.

Màu đỏ và màu vàng là hai màu rất hợp nhau, vì vậy cứ đến Tết, em luôn gắn trên cành những bao lì xì, những lời chúc tết gửi đến mọi người, những chiếc phụ kiện ngày tết kèm theo. Chỉ cần trang trí những thứ đó thôi đã thấy đẹp, sặc sỡ làm sao ! Đến Tết, mọi người sum vầy nhau, người thì cười hở lợi, người thì cười khe khẽ, người thì chẳng nói một câu. Họ toàn bàn tán, hỏi han về chuyện gia đình,chúc sức khỏe bằng những bao lì xì đỏ tươi . Một số người còn ngồi trậm lặng nhìn " cô Mai" , rồi lại mìm cười.

Cây Mai là một cây hoa có ý nghĩa, đẹp đẽ, tươi tắn. Em yêu cây mai như yêu thành viên trong gia đình vậy!
Mn nhân xét hộ em nha ! ( Nếu câu thơ chưa hay thì cứ góp ý ạ ! )

2
3 tháng 2 2018

HAYyeu

7 tháng 2 2018

hay lắm bạn

Câu 1 : Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”. Câu 2 : a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính? b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì? Câu 3 : a) Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật người anh từ đầu đến cuối truyện. b) Vì sao khi tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân...
Đọc tiếp

Câu 1 :
Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”.
Câu 2 :
a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?
b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng
gì?
Câu 3 :
a) Nêu diễn biến tâm trạng nhân vật người anh từ đầu đến cuối truyện.
b) Vì sao khi tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh lại có tâm trạng
không thể thân với em gái như trước kia được nữa?
c) Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”.
Câu 4 :
Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (“Tôi không trả lời mẹ… lòng nhân hậu
của em con đấy)? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh?
Câu 5 :
Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến em cảm mến
nhất ở nhân vật này (tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu…)?
Câu 6 :
Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức
tranh được giải nhất của em gái.
Câu 7 :
Viết một đoạn văn miêu tả thái độ của những người trong gia đình em (hoặc trong lớp
em) khi một thành viên đạt được thành tích xuất sắc nào đó.
Câu 8 :
Hãy nêu chủ đề của tác phẩm Bức tranh của em gái tôi.
Câu 9:
Vì sao truyện lại được đặt tên là Bức tranh của em gái tôi?
Câu 10:
Lòng ghen ghét, đố kị có phải là thói xấu phổ biến của con người không hay chỉ là của
riêng nhân vật người anh trong tác phẩm này? Lấy một số ví dụ trong thực tế mà em
biết hoặc được nghe kể lại.

các bạn giúp đỡ mình nha. tả lời đúng và nhanh nhất sẽ được điểm

10
19 tháng 3 2020

Câu 1 :Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”.

Người anh coi thường cô em gái Kiều Phương nên đặt tên cho cô là Mèo vì mặt cô bé hay bị bôi bẩn lem luốc. Một hôm, người anh thấy em gái tự chế ra màu vẽ. Khi tài năng hội hoạ được phát hiện và khẳng định, Kiều Phương được cả nhà yêu mến và quan tâm. Người anh cảm thấy mình bất tài và ruồng bỏ. Lén xem những bức tranh em gái vẽ, cậu ta phải công nhận là đẹp. Được sự giới thiệu của chú là hoạ sĩ Tiến Lê, cô bé được tham gia cuộc thi vẽ quốc tế thiếu nhi và được giải nhất với bức tranh anh trai tôi.

Đứng trước bức tranh của người em, cảm giác của người anh chuyển từ ngỡ ngàng sang hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Cậu nhận ra những điều đáng trê trách của mình cùng với tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu đáng quý cả em gái.

19 tháng 3 2020

Câu 2 :
a, Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?
b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì

a,Nhân vật chính trong truyện là người anh và cô em gái.Em cho hai nhân vật đó là nhân vật chính vì hai nhân vật đó giúp tác giả thể hiện chủ đề tác phẩm

b,Truyện được kể theo ngôi thứ nhất.Tác dụng:giúp tác giả tạo ra sự gần gũi tâm lí của người anh Kiều Phương.Giúp cho nhân vật người anh dễ dàng xoi xét tính cách, hành động của mình.

9 tháng 5 2020

2)

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? Ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).

2. Thân bài:

a) Tả bao quát:

Màu sắc, mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).

b) Tả chi tiết:

- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...(Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).

- Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).

Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm, gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).

Câu 1: a. Có ý kiến cho rằng: “Truyện Thạch Sanh kết thúc có hậu”. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao? Tìm chi tiết trong truyện để chứng minh. b. Cách kết thúc như vậy, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì? Câu 2: a. Trong truyện Thầy bói xem voi, năm thầy bói xem voi có gì khác thường? Cách xem đó có thể dẫn tới những sai lầm gì? b. Từ truyện Thầy bói xem voi, em rút ra được những bài học gì cho bản...
Đọc tiếp

Câu 1: a. Có ý kiến cho rằng: “Truyện Thạch Sanh kết thúc có hậu”. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao? Tìm chi tiết trong truyện để chứng minh.
b. Cách kết thúc như vậy, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?
Câu 2: a. Trong truyện Thầy bói xem voi, năm thầy bói xem voi có gì khác thường? Cách xem đó có thể dẫn tới những sai lầm gì?
b. Từ truyện Thầy bói xem voi, em rút ra được những bài học gì cho bản thân?
Câu 3: Viết đoạn văn ngắn (8 đến 10 câu) nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật mà em yêu thích trong các truyện dân gian đã học.
Câu 4: Từ học là từ đơn hay từ phức? Vì sao?
Câu 5: Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ mắt trong các câu sau:
a. Thương ai con mắt lá răm Lông mày lá liễu thương năm nhớ mười (Ca dao)
b. Mắt na hé mở nhìn trời trong veo. (Trần Đăng Khoa).
Câu 6: Xác định lỗi sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng:
a. Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích con mèo nhà em.
b. Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.
c. Ngôi nhà kia được xây rất kiên cường.
Câu 7: Lập dàn bài cho đề văn: Kể về một người bạn mà em yêu mến

0
27 tháng 1 2018

1.

Màn đêm buông xuống thật nhanh, trên khắp đường phố, nhà nhà đã lên đèn. Ánh điện sáng lung linh. Nhưng chỉ ít phút sau, mặt trăng tròn vành vạnh đã nhô lên. Cả gia đình tôi quây quần trên chiếc chiếu nhỏ đặt trước hiên nhà, ngồi ngắm trăng. Trăng đêm nay đẹp và sáng quá! Đêm nay là trăng rằm tháng tám cơ mà!

Cái bóng dáng tròn vành vạnh của trăng trông giống như cái đóa bạc khổng lồ treo lơ lửng trên nền trời xanh thẳm. Trăng lấp ló lờ mờ ẩn hiện sau ngọn phi lao. Làng xóm tưng bừng tiếng cười nói râm ran. Ánh trăng vằng vặc soi sáng từng cảnh vật. Gió thổi nhè nhẹ lướt qua như đang thì thầm trò chuyện. Ngoài vườn, gió luồn qua từng kẽ lá hiu hiu thổi mát, hoà lên một bản nhạc du dương, thích thú làm sao?

Tôi và mấy đứa bạn trong xóm tụm năm, tụm bảy rủ nhau xếp thành hàng dọc rồng rắn đi rước đèn phá cỗ đêm rằm Trung thu. Những chiếc đèn giấy ông sao, đèn cá chép... với ánh lửa bập bùng hoà trọn với ánh trăng làm một. Chơi chán, chúng tôi cùng nhau phá cỗ. Trong mâm cỗ có cả phần của Chị Hằng và Chú Cuội. Có lúc ngước nhìn lên, tôi cảm giác như họ đang tươi cười với chúng tôi, rồi nhón tay cầm lấy một cái kẹo mà tôi để phần cho họ. Đêm cũng đã đến khuya, trăng càng lúc càng cao hơn và nhạt dần. Bất chợt một đám mây đen từ đâu bay đến che khuất ánh trăng, phá tan không khí náo nhiệt. Cuộc vui phải tàn, chúng tôi trả lại không khí tĩnh mịch cho đêm khuya, tuy tất cả mọi người không muốn rời đêm trăng ấy.

Trở về nhà, ai nấy đều mong muốn cho thời gian quay trở lại để cùng nhau được hưởng sự thú vị của những đêm trăng sáng như đêm nay.

27 tháng 1 2018

2.

Đó là một buổi sáng đầy kỉ niệm. Trời còn sớm, nhưng mình đã thức dậy, bước ra sân. Khi trời se se lạnh, gió thoảng khẽ lay động cành cây để lộ những giọt sương mai trong vắt trên lá. Cả làng xóm dường như bồng bềnh trong biển sương sớm. Ở phía đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng, còn nấp sau hàng bạch đàn, tỏa ánh sáng lấp lánh như hình rẽ quạt nhiều màu rực rỡ. Trên không, từng đám mây trắng, xanh với các hình thù kì lạ đang nhè nhẹ trôi. Bỗng ánh đèn từ trong ngôi nhà thức sớm vụt tắt. Khói bếp bay lên quyện vào sương mai tạo nên những dải lụa mềm, uốn lượn trên bầu trời rộng, rồi lan tỏa cả cánh đồng. Lúa đang thì con gái mơn mởn ngả đầu vào nhau thầm thì trò chuyện. Nhìn ra xa, đồng lúa như một tấm thảm xanh rờn nhấp nhô theo làn gió sớm. Trong ánh sáng dịu dàng của buổi bình minh, sương tan, nhìn cánh đồng lúa quê mình như một bức tranh tuyệt đẹp. Mình say sưa ngắm nhìn và hít thở không khí trong lành mà bấy lâu mình không hay để ý. Đến khi mặt trời thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu mây trắng, chiếu ánh sáng xuống vạn vật thì cả làng xóm như bừng lên giữa ánh bình minh. Cánh đồng lúa tràn ngập ánh nắng và rộn ràng. Đằng xa, thấp thoáng bóng những chiếc áo màu tươi tắn của những cô gái làm cỏ lúa bên đê. Tiếng kẽo kẹt của chiếc xe bò chở phân và dụng cụ ra đồng bón lúa, hòa cùng tiếng lội nước bì bõm của các bác nông dân tranh thủ làm sớm, càng làm cho cánh đồng nhộn nhịp hẳn lên.

Mình khoan khoái bước nhẹ dọc bờ đê nhỏ. Anh sáng chiếu xuống dòng nước bạc lấp lánh như bạn nào đó tinh nghịch chơi trò chiếu gương. Thỉnh thoảng một vài chú cá long tong, cá trắm cỏ nhảy lên khỏi mặt nước đớp mồi, rồi vội lặn xuống mất tăm để lại những vòng tròn lan xa… Trong không khí yên ắng ấy, bỗng đột ngột vang lên tiếng rao hàng trên sông hòa cùng tiếng khua mái chèo. Đàn chó ùa ra bờ sông sủa ăng ẳng với theo. Mình bước vội về khu vườn nhà tràn ngập ánh nắng vàng ấm áp. Bên luống rau xanh mái đầu bạc thân yêu của bà mình đang lúi húi nhổ cỏ, bắt sâu. Một ngày mới bắt đâu trên quê mình như vậy đó.

Được chiêm ngưỡng buổi bình minh đẹp vào ngày hè trên quê hương thân yêu, mình thấy vui, khỏe, lạc quan, yêu đời hơn. Quê bạn chắc cũng có những buổi bình minh đẹp như thế, phải không bạn?

Có một gia đình Én đang bay đi trú đông. Chú Én con mới tập bay. Đây là lần đầu tiên Én con phải bay xa đến vậy. Trên đường đi, gia đình Én phải bay qua một con sông lớn, nước chảy xiết. Chú Én con sợ hãi nhìn dòng sông. Én sẽ bị chóng mặt và rơi xuống mất. Bố mẹ động viên Én rất nhiều nhưng Én vẫn không dám bay qua. Bố liền ngắt cho Én một chiếc lá rồi nói: - Con hãy cầm chiếc lá thần kỳ này. Nó sẽ bảo...
Đọc tiếp

Có một gia đình Én đang bay đi trú đông. Chú Én con mới tập bay. Đây là lần đầu tiên Én con phải bay xa đến vậy. Trên đường đi, gia đình Én phải bay qua một con sông lớn, nước chảy xiết. Chú Én con sợ hãi nhìn dòng sông. Én sẽ bị chóng mặt và rơi xuống mất. Bố mẹ động viên Én rất nhiều nhưng Én vẫn không dám bay qua. Bố liền ngắt cho Én một chiếc lá rồi nói:
- Con hãy cầm chiếc lá thần kỳ này. Nó sẽ bảo vệ con được an toàn.
Lúc qua sông rồi, Én con vui vẻ bảo bố:
- Bố ơi, chiếc lá thần kỳ tuyệt vời quá. Nó giúp con qua sông an toàn rồi đây này.
Én bố ôn tồn bảo:
- Không phải chiếc lá thần kỳ đâu con ạ. Đó chỉ là một chiếc lá bình thường như bao chiếc lá khác. Cái chính là con vững tin và rất cố gắng.

Câu hỏi: Viết một đoạn văn 6 đến 8 câu để nói về bài học em rút ra cho bản thân?

1
1 tháng 8 2017

Cuộc đời con người chúng ta sẽ tuyệt vời hơn khi mỗi ngày được học thêm một bài học. Không chỉ đi đến những nơi xa, xung quanh chúng ta đây muôn vàn kiến thức mà chúng ta có thể học được.Để rồi hôm nay tôi tình cờ đọc câu chuyện ấy-một câu chuyện ngây thơ, hồn nhiên mà bài học của nó thì vô cùng thú vị và ý nghĩa. Sau câu chuyện trên, tôi rút ra một điều:+Trong cuộc sống phải có ý chí, nghị lực, biết tự mình vượt qua những khó khăn, thử thách./+Thấy việc gì khó chớ buông xuôi, quyết tâm cố gắng, thành công sẽ đến với những ai kiên trì và nhẫn nại, hay ông cha ta thương nói:"Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo".

Dựa vào đoạn văn tả Kiều Phương, viết đoạn văn cảm thụ nhân vật người anh. Với cách viết nhẹ nhàng, trong sáng và giàu chất thơ, nhà văn Tạ Duy Anh đã đưa đến cho chúng ta tác phẩm ''Bức tranh của em gái tôi''. Truyện ngắn ấy khiến chúng ta không thể nào quên nhân vật Kiều Phương - một cô bé rất đáng yêu. Trước hết, Kiều Phương hiện lên với ngoại hình rất đặc biệt, rất ấn tượng bởi vì cô bé...
Đọc tiếp

Dựa vào đoạn văn tả Kiều Phương, viết đoạn văn cảm thụ nhân vật người anh. Với cách viết nhẹ nhàng, trong sáng và giàu chất thơ, nhà văn Tạ Duy Anh đã đưa đến cho chúng ta tác phẩm ''Bức tranh của em gái tôi''. Truyện ngắn ấy khiến chúng ta không thể nào quên nhân vật Kiều Phương - một cô bé rất đáng yêu. Trước hết, Kiều Phương hiện lên với ngoại hình rất đặc biệt, rất ấn tượng bởi vì cô bé ''mặt mũi lúc nào cũng lem nhem, miệng dẩu ra'' trông rất ngộ. Không những thế, Kiều Phương còn có tính cách ngây thơ, hồn nhiên. Cô bé cảm thấy vui, khoe với bạn bè về cái tên Mèo mà anh trai đặt cho mình. Cô bé rất thích lục lọi đồ đạc trong nhà và tự chế màu vẽ. Kiều Phương còn là một họa sĩ nhí tài năng. Chính niềm đam mê vẽ và tài hội họa đã khiến cô bé vẽ những thứ đơn sơ một cách sống động và có hồn. Đặc biệt Kiều Phương đã vẽ bức tranh ''Anh trai tôi'' đạt giải nhất trong cuộc thi vẽ tranh quốc tế. Đó là một bức tranh vô cùng độc đáo và ấn tượng. Một bức tranh chân thực, có hồn đến mức nguyên mẫu - chính là người anh trai cũng phải ngỡ ngàng, hãnh diện. Đáng quý nhất ở Kiều Phương chính là một tâm hồn trong trẻo, thánh thiện. Điều gần gũi, thân thuộc nhất với Kiều Phương chính là anh trai. Người anh trong bức tranh đạt giải với ''tư thế ngồi và ánh mắt mơ mộng, suy tư'', tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ, hoàn hảo chính là kết tinh tình cảm yêu thương anh sâu sắc và tấm lòng nhân hậu, bao dung của cô bé Kiều Phương. Bởi thế, người anh đã thức tỉnh, đã nhận ra ''tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy''. Kiều Phương thực sự là một hình tượng đẹp, lay động trái tim người đọc, người nghe, gửi đến chúng ta nhiều thông điệp có ý nghĩa. Từ đó, chúng ta không thể nào không nhớ đến cây bút Tạ Duy Anh tài năng vì đã xây dựng thành công một nhân vật ấn tượng đến như thế.

Gợi ý:
* Nét chưa đẹp : - Mặc cảm, thất vọng với chính mình
- Đố kị, ghen tị với tài năng của em, với sự quan tâm mọi người dành cho em
* Nét đẹp : - Thương yêu em, gần gũi với em (khi tài năng của em chưa được bộc lộ)
- Biết nhận lỗi và sửa lỗi, biết nhận ra phần khuyết điểm của mình để sửa chữa
- Khái quát, đánh giá
- Bộc lộ cảm nghĩ
- Ca ngợi tác giả về nghệ thuật xây dựng nhân vật... (Nhà văn Tạ Duy Anh rất thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật người anh với diễn biến tâm lí rất tinh tế và sâu sắc. Phải am hiểu tâm lí trẻ thơ và yêu mến trẻ thơ, nhà văn mới viết được những dòng miêu tả nội tâm nhân vật người anh xúc động đến như thế)

1
12 tháng 3 2017

Ôn tập ngữ văn lớp 6

12 tháng 3 2017

em cảm ơn chị ạ

25 tháng 12 2018

Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng có những hồi ức riêng để lưu giữ trong tim, để nhớ, để trân trọng. Có thể là những kỉ niệm êm đềm đáng nhớ của tuổi thơ, thời học trò.... Riêng tôi, tôi nhớ mãi những kỉ niệm, niềm vui, hạnh phúc bên người thân. Đó là bà nội của tôi. Mỗi khi nhắc đến bà nội lòng tôi lại dâng lên những cảm giác trong sáng, trân trọng bà.
Năm nay, nội tôi đã bay mươi rồi. Cái tuổi không còn trẻ trung gì nữa nhưng bà có sự lạc quan, yêu đời, sức sống mãnh liệt đối với đời. Hồi còn trẻ, bà mạnh khỏe và làm việc rất tháo vát. Tuy đã già nhưng bà vẫn còn mạnh khỏe như hồi xưa. Bởi bà tập thể dục buổi sáng rất đều đặn. Bà nói: “Phải tập thể dục và ăn uống điều độ mới có sức khỏe tốt”. Dáng bà đi nhanh nhẹn, làm việc gì cũng tháo vát.
Bà rất thương tôi, bà thường dạy cho tôi nhiều điều hay lẽ phải, học làm sao để trở thành một công dân tốt cống hiến cho xã hội. Tôi thương bà bởi lòng nhân hậu hay giúp đỡ người khác. Hang xóm ai cũng quý mến bà, vì bà luôn quan tâm giúp đỡ họ. Mỗi khi ai cần gì giúp, bà luôn sẵn sàng, mở rộng con tim để giúp. Các anh hàng xóm khoảng mười bảy, mười tám tuổi thường làm những việc sai trái vì bỏ học, thất nghiệp nên bà cũng hỏi han và khuyên nhủ các anh đó hiểu về pháp luật, phải có công việc làm ăn. Tôi rất tự hào về bà. Bà nói: “Hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau” mà!, con phải quan tâm giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh”. Tôi vâng lời và học tập theo bà. Mỗi tôi bà thường kể tôi nghe những câu chuyện cổ tích, cuộc sống của mọi người của ngày xưa rất khổ, những điều cần biết trong xã hội...
Mỗi khi tôi làm điều gì sai thì bà không la mắng mà ân cần dạy bảo, khuyên nhủ tôi. Hạnh phúc khi tôi nhận những điểm mười ở trên lớp, hạnh phúc hơn nữa là khi bà biết tôi đạt danh hiệu học sinh giỏi trong năm học lớp Bảy vửa rồi. Mặc dù bà đã lớn tuổi rồi nhưng bà còn trồng rau và nuôi một đàn lợn. Tôi thường giúp bà tưới rau, bón phân hay cho lợn ăn,... Mẹ của tôi nói rằng: “Bà đã lớn tuổi rồi, không nên nuôi lợn làm gì cho cực để cho chúng con lo là đủ rồi”. Mà bà không chịu nghe. Bà nói: “ Bà không muốn ăn không ngồi rồi”. Bà nói là làm, không ai có thể cản được. Bà nói rồi đi ra vườn tưới rau, cho lợn ăn. Mỗi khi tôi đau, bà lo lắng vô cùng, phải chăm sóc tôi từng chén cháo , từng viên thuốc. Khi tôi khỏe bệnh thì bà rất vui mừng. Niềm vui của tươi cười trên môi nhưng lại có vai giọt nước mắt thấm trên mắt.
Không phải ngày nào bà cũng vui, cũng làm việc đều đặn la không bệnh, không mệt mỏi. Mà cứ mỏi đêm, bà thường thức giấc, đối diện với bức tường phẳng trong căn phòng trống. Dường như bà đang rất buồn vì ông đã mất. Và em nhận thấy được sự già yếu trên khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, làn da điểm đồi mồi. Những tâm sự, nỗi buồn này dù bà không nói ra nhưng tôi cũng thầm hiểu trong sự cô đơn của bà.
Một kỉ niệm mà tôi sẽ không bao giờ quên bà. Hồi ấy, tôi là học sinh lớp Một. Vì trường gần nên tôi phải đi bộ đến trường. Sau tan học, trời mưa to. Bà phải làm xong hết mọi việc rồi bà đón tôi. Vì bà sợ tôi bị cảm nên phải đem áo mưa đến tận trường cho tôi. Tôi thương bà lắm. Tôi dúi đầu vào lòng bà khóc, hơi ấm của bà làm vơi đi nỗi sợ hãi của tôi.
Tôi sẽ nhớ mãi những lời dạy của bà và những kỉ niệm đẹp bên bà. Nó sẽ sống mãi trong lòng tôi, giục tôi bước đi nhanh hơn trên con đường thành công của cuộc đời. “Con hứa sẽ học thật tốt, cố gắng làm con ngoan trò giỏi để không phụ lòng mong mỏi của bà. Bà mãi mãi là người con quý trọng nhất.

25 tháng 12 2018

Tuần trước, trường em phát động phong trào học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người đánh mất.

Vào trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chầm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.

Một lúc lâu sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết mình đã đánh rơi. Mà nếu biết, chắc giờ này đang loay hoay tìm kiếm trên những đoạn đường đã qua. Người ấy là ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú cồng nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi đựng những gì? Thế nào lại chẳng có tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc? Bao câu hỏi cứ dồn dập hiện lên trong suy nghĩ của em. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Những người chạy xe máy hay xe đạp trên đường không mootjai chú ý tới em đang lơ ngơ với chiếc cặp trên vai và chiếc túi lạ trên tay.

Em nghĩ ngợi, phân vân mãi là trả hay không trả. Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, am thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Bỗng dưng, tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động như văng vẳng đâu đây: "Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hồ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi... ".

Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!

Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.

Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vưẻ, chỉ có một chú trực ban. Thấy em, ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:

- Có chuyện chi đó cháu?

- Dạ thưa chứ... cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người bị mất ạ!

Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:

- Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu mình xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.

Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai triệu tiền mặt . Chú ghi rõ từng thứ và biên bản rồi yêu cầu em ghi tên và địa chỉ xuống phía dưới. Có tên tuổi, địa chỉ của người đánh mất, các chú công an sẽ thuận lợi trong việc trả lại chiếc túi.

Sáng thứ hai tuần sau đó, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ. Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cảm ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vở hoặc đồ chơi nhưng em kiên quyết từ chối.

Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui vui.

Câu 1: Trong truyện cổ tích ''Em bé thông minh", em bé đã trải qua hai lần thử thách oái oăm của nhà vua bằng cách nào? Theo em, cách giải đố của em bé lí thú ở chỗ nào? Câu 2: a. Nêu nguyên nhân dẫn đến cái chết của con ếch trong truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng". b. Từ câu chuyện của con ếch, em rút ra được bài học quý giá nào cho bản thân? Câu 3: Cho các đông từ: học, hỏi, vui, quét. Động từ nào chỉ trạng...
Đọc tiếp

Câu 1: Trong truyện cổ tích ''Em bé thông minh", em bé đã trải qua hai lần thử thách oái oăm của nhà vua bằng cách nào? Theo em, cách giải đố của em bé lí thú ở chỗ nào?

Câu 2: a. Nêu nguyên nhân dẫn đến cái chết của con ếch trong truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng".

b. Từ câu chuyện của con ếch, em rút ra được bài học quý giá nào cho bản thân?

Câu 3: Cho các đông từ: học, hỏi, vui, quét. Động từ nào chỉ trạng thái, động từ nào chỉ hành động?

Câu 4: Giải thích nghĩa của từ chân trong câu sau và cho biết từ chân được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Trên đường làng, có một chú nghé con đi cà nhắc, có lẽ chân chú bị đau.

Câu 5: Suốt những năm tháng học tập của mình, chắc em có nhiều kỉ niệm về bạn bè, thầy cô, về những giờ học, những giờ ra chơi,...Hãy viết bài văn kể lại một trong những kỉ miện đáng nhớ đó.

Câu 6: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Bấy giờ có giặc Ân đến xâm lược bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa trẻ nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Sứ giả vào, đứa trẻ bảo: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những thứ chú bé dặn.

a.Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian nào?

b.Tiếng nói đầu tiên của chú bé Gióng cất lên là câu nói đòi đi đánh giặc: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".

Câu nói này có ý nghĩa gì? Từ đó, em hiểu gì về quan niệm và ước mơ của nhân dân ta qua hình tượng Thánh Gióng?

Câu 7:

a. Trong truyện "Thầy bói xem voi" năm ông thầy bói đã được sờ vào voi thật, nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?

b.Từ những sai lầm của năm ông thầy bói, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Câu 8:

Tìm, viết lại 1 cụm danh từ trong câu "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này." và gạch chân dưới phần trung tâm (danh từ).

Câu 9: Chỉ ra từ dùng sai trong câu sau và sửa lại cho đúng.

Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học trước, An đã tiến bộ vượt bậc.

Câu 10: Dọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi câu chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lý Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lý Thông lắp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà còn cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung."

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

b. Chi tiết: "Chàng không giết mà còn cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.", thể hiện phẩm chất nào của Thạch Sanh? Đồng thời, nhân dân ta muốn gửi gắm điều gì trong cuộc sống?

c.Tìm một cụm danh từ và một cụm động từ trong câu văn sau: "Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông, giao lại cho Thạch Sanh xét xử."

Câu 11: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp." được

a. Đoạn văn trên đã gợi cho em những bài học nào trong cuộc sống?

b. Giải thích nghĩa của từ mắt có trong đoạn văn trên? Đặt một câu văn có sử dụng từ mắt được dùng với nghĩa chuyển?

0