K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

''Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ,càng nghe càng lớn.Lại có tiếng ào ào như thác chảy xiết;rồi lại có tiếng gà,chó,trâu,bò kêu vang tứ phía. Bấy giờ,ai nấy trong đình đều nôn nao sợ hãi.Thốt nhiên,một người nhà quê,mình mẩy lấm láp,quần áo ướt đầm đìa,tất cả chạy xông vào thở không ra lời: -Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi! Quan lớn đỏ mặt tía tai quát rằng: -Đê vỡ rồi!...Đê vỡ...
Đọc tiếp

''Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ,càng nghe càng lớn.Lại có tiếng ào ào như thác chảy xiết;rồi lại có tiếng gà,chó,trâu,bò kêu vang tứ phía.

Bấy giờ,ai nấy trong đình đều nôn nao sợ hãi.Thốt nhiên,một người nhà quê,mình mẩy lấm láp,quần áo ướt đầm đìa,tất cả chạy xông vào thở không ra lời:

-Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!

Quan lớn đỏ mặt tía tai quát rằng:

-Đê vỡ rồi!...Đê vỡ rồi,thời ông cách cổ chúng mày,thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?...Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

.......

Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:

-Ù! Thông tôm,chi chi nảy!...Điếu mày! ''

a) tìm 1 câu rút gọn trong đoạn trích. Nó rút gọn thành phần nào?

b) tìm 1 câu đặc biệt trong đoạn trích. Câu đặc biệt dó dùng để làm gì?

0
câu 1 : đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi : Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh ( Chợ tết - Đoàn Văn Cừ ) a , Đoạn thơ trên đã sử dụng phương thức biểu đạt nào ? b , Nêu chủ đề của đoạn thơ c , Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào ? Phân tích hiệu quả diễn đạt...
Đọc tiếp

câu 1 :

đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi :

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh

( Chợ tết - Đoàn Văn Cừ )

a , Đoạn thơ trên đã sử dụng phương thức biểu đạt nào ?

b , Nêu chủ đề của đoạn thơ

c , Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào ? Phân tích hiệu quả diễn đạt của các biện pháp đó ?

Câu 2 :

Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của câu rút gọn và câu đặc biệt trong đoạn văn sau :

Chim sâu hỏi chiếc lá ;

- Lá ơi ! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi !

- Bình thường lắm , chẳng có gì đáng kể đâu

Câu 3:

Nêu cảm nhận sâu sắc của em về câu ca dao ;

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều .

Câu 4 :

Trong bài " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " ( Trích trong " Báo cáo chính trị tại đại hội đảng lần 2 , tháng 5 , năm 1951 ) Chủ Tịch Hồ Chí Minh có viết ;

" Dân ta có một làng yêu nước nồng nàn . Đó là truyền thống quí báu của dân tộc ta "

Dựa vào các tác phẩm thơ văn đã học trong chương trình ngữ văn 7 , em hãy chứng minh làm nổi bật tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc .

Giúp mình làm đề này với !!!

4
22 tháng 2 2017

Câu 1:

Phương thức biểu đạt: miêu tả,biểu cảm

Nội dung: Miêu tả bao quát cảnh tượng của mọi vật xung quanh, vẻ đẹp của thiên nhiên.

Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa ( rỏ, uốn, nằm ), so sánh

Phân tích:

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa ==> Nhân hóa, so sánhsướng trắng vào buổi sáng sớm, những giọt sương ấy tinh khiết như giọt sữa

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa ==> nhân hóa tia nắng của buổi sáng, những tia nắng ấy ẩn mình trong ruộng lúa

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh ==> núi một màu xanh bao phủ uốn trọn mình trong cây, một màu xanh của đất trời ban cho

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh ==> dưới ảnh bình minh ấy là vẻ đẹp của đồi thoa son. Nó đẹp khi nằm dưới những ánh bình minh buổi sớm.

Câu 2:

Chim sâu hỏi chiếc lá ;

- Lá ơi ! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi !

==> câu đặc biệt

- Bình thường lắm , chẳng có gì đáng kể đâu

==> Câu rút gọn lược bỏ CN

21 tháng 2 2017

ban cung thi HSG ngu van cap thanh pho

Các bạn ơi giúp mình mấy câu này với, mình cần gấp nên các bạn ráng nghen.... 1,Trong câu"Mặt đất chưa sáng, lửa các bếp lò đã réo ù ù, chảo nước đồ bột ngô sôi lục ục" đâu là bộ phận trạng ngữ? A. Mặt đất chưa sáng, lửa các bếp lò đã réo ù ù B. Mặt đất chưa sáng C. lửa các bếp lò đã réo ù ù D. chảo nước đồ bột ngô sôi lục ục. 2,Trường hợp nào sau đây không nên dùng câu rút gọn? A. Cha nói với con....
Đọc tiếp

Các bạn ơi giúp mình mấy câu này với, mình cần gấp nên các bạn ráng nghen....

1,Trong câu"Mặt đất chưa sáng, lửa các bếp lò đã réo ù ù, chảo nước đồ bột ngô sôi lục ục" đâu là bộ phận trạng ngữ?

A. Mặt đất chưa sáng, lửa các bếp lò đã réo ù ù B. Mặt đất chưa sáng

C. lửa các bếp lò đã réo ù ù D. chảo nước đồ bột ngô sôi lục ục.

2,Trường hợp nào sau đây không nên dùng câu rút gọn?

A. Cha nói với con. B. Bạn bè nói chuyện với nhau.

C. Chị nói với em. D. Học sinh nói với thầy cô giáo.

3,Câu"Đã khuya, mà vẫn mải mê hát, mải mê đùa, vui thật." là loại câu gì?

A. Câu đặc biệt. B. Câu rút gọn.

C. Câu đơn bình thường. D. Câu ghép.

4,Trong câu "Trên những nương cao, lúa chín vàng rực." đâu là bộ phận trạng ngữ?

A. Trên những nương cao. B. lúa

C. vàng rực. D. Chín

5,Trường hợp nào, sau đây không nên dùng câu rút gọn?

A. Bạn bè nói chuyện với nhau. B. Cháu nói với ông bà

C. Anh nói với em D. Mẹ nói với con

6,Trong những câu sau, câu nào là câu đặc biệt?

A.Vàng A Tua dậy sớm. B.Trên những nương cao, mạch 3 góc mùa thu chín đỏ sậm.

C. Tháng mười. D. Chè trên núi lại sắp vào vụ mới, búp tơ đã nhu nhú.

7,Câu "Lặng lẽ nghe những âm thanh quen thuộc quanh mình" là loại câu gì?

A. Câu rút gọn B. Câu đặc biệt

C. Câu đơn bình thường D. Câu ghép

8,Xác định và nêu tác dụng của các trạng ngữ trong đoạn trích sau đây:

a,Trên quãng đường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi, cây và hoa khắp miền đất nước về đây hội tụ, đâm chồi phô sắc và tỏa hương thơm.

b,Diệu kì thay, trong một ngày, của Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc than hồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì biển đổi sang màu xanh lục.

9,Trạng ngữ được tách thành câu riêng dưới đây có tác dụng gì?

-Đêm. Trong phòng tập thể, Na, Hà đều đã ngủ say.

leuleu mình cho hơi nhiều thì phải, xin lỗi các bạn nhé nhưng cố gắng giúp mình trong thời gian sớm nhất nhé, cảm ơn các bạn nhiều.

3
28 tháng 2 2017

mình quên chưa cách A, B, C, D rồi các bạn thông cảm nhé

28 tháng 11 2017

2-D

3-B

4-A

5-B

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi : Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào áo như thác chảy xiết ; rồi có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía. Bấy giờ ai nấy ở trong đình đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời : - Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi ! Quan lớn đỏ mặt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi :

Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào áo như thác chảy xiết ; rồi có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía.

Bấy giờ ai nấy ở trong đình đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời :

- Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi !

Quan lớn đỏ mặt tía tai quay ra quát rằng :

- Đê vỡ rồi !... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không ?... Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không có phép tắc gì nữa à ?

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ?

2. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích trên.

3. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn trích ? Hãy ghi lại những câu văn sử dụng biện pháp nghệ thuật đó ?

4. Trong 6 câu cuối của phần trích, câu nào là câu đặc biệt, câu nào là câu rút gọn ?

4
19 tháng 7 2019

a) Đoạn văn trên thuộc trong văn bản " Tức nước vỡ bờ" của tác giả Phạm Duy Tốn.
b) Đoạn văn miêu tả lại sự việc vỡ đê của những người dân phu đồng thời cũng cho thấy được thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của tên quan phụ mẫu thông qua đoạn đối thoại trong bài. Qua đó lên án gay gắt tên lòng lang dạ thú, tàn nhẫn để nhân dân chịu khổ đau trong hoạn nạn, còn hắn thì vẫn ung dung, đó là một chi tiết tiêu biểu đại diện cho hệ thống quan lại lúc bấy giờ.
c) Biện pháp nghệ thuật :
- Liệt kê : + "Rồi có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía."
+ Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời.
- Điệp từ : + " Thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày !"
+Đê vỡ rồi !... Đê vỡ rồi
- So sánh : " . Lại có tiếng ào áo như thác chảy xiết"
4.
- Câu đặc biệt : + Có biết không ?
+ Lính đâu ?
- Câu rút gọn : + Không có phép tắc gì nữa à ?

20 tháng 7 2019

a) Đoạn văn trên thuộc trong văn bản " Tức nước vỡ bờ" của tác giả Phạm Duy Tốn.

c, Đoạn trích trên có sử dụng những bp tu từ như:

- Liệt kê

+ "Rồi có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía."
+ Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời.

- Điệp từ :

+ " Thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày !"
+Đê vỡ rồi !... Đê vỡ rồi

- So sánh : " . Lại có tiếng ào áo như thác chảy xiết"

4. - Câu đặc biệt : + Có biết không ?

+ Lính đâu ?

(…) Hồ sen nho nhỏ, tròn như con mắt, rải rác đó đây trên mặt đồng thênh thang, đầm sen to rộng, ào ạt gió trăng trải đến chân trời một màu xanh bênh biếc. Nếu một lúc nào đó, những cơn gió nổi tình cao hứng, nồng lên thì những tàu sen hình cái ô dựng ngược cũng theo gió mà nghiêng hồn mình, khô ánh bạc của mặt lá phía dưới và mặt trên thì nghiêng như cúi rạp, đổ hết những hạt nước đã ngọc – hoá xuống lòng...
Đọc tiếp

(…) Hồ sen nho nhỏ, tròn như con mắt, rải rác đó đây trên mặt đồng thênh thang, đầm sen to rộng, ào ạt gió trăng trải đến chân trời một màu xanh bênh biếc. Nếu một lúc nào đó, những cơn gió nổi tình cao hứng, nồng lên thì những tàu sen hình cái ô dựng ngược cũng theo gió mà nghiêng hồn mình, khô ánh bạc của mặt lá phía dưới và mặt trên thì nghiêng như cúi rạp, đổ hết những hạt nước đã ngọc – hoá xuống lòng hồ, hẳn con cá cái tôm dưới hồ kia được uống cả loài hương cho thơm đầy da thịt.

Tháng Ba, sen nở tiên tròn, dập dềnh mặt nước lăn tăn gió sớm. Hình như những tràng ngó sen còn lơ mơ ngái ngủ dưới tầng sâu bùn ngấu nên cái cuống tàu sen chưa ngoi lên không trung vì “ngó ấy tờ mây”còn ẻo lả mỏng manh, chưa vương vấn nỗi trần thế oi nồng đầy đọa.

Mùa hè chín mọng trái mận trái đào, trùm vải, chín mọng cả mồ hôi đường trường… như tình ái chờ trao gửi, búp sen mới nhô lên chiếc búp, như ngọn bút nông vừa xuất xưởng để chấm vào nghiêng mực để viết thành bất hủ câu thơ có hương hoa thầm kín, màu sắc khiêm nhường ai có tiền duyên mới được hưởng.

Chưa hè mênh mông cao vợ trời quên, ta mỏi chân dặm dài được ngả lưng trên thảo cỏ gốc che ven đường, tháo đôi dép cho tan bàn chân buồn buồn đê mê sắc cỏ, hương sen hào phóng ùa đầy cái lồng lan ngực thị thành… thì con chim bị giam cầm lâu ngày trong đó cũng thêm thắm đỏ, phải hát lên một lời gì như nhịp sơn ca vút tầng không, như một sợi tơ sen bay lên, níu vào trời, ta mới chợt nhận ra thứ hoa đồng nội trắng sen hồng quý giá ấy, từ đầm hoang mà nên, từ bùn quê mà tịnh khiết… cho ta niềm thanh sạch với quê hương đất nước trường tồn là thế nào (…)

3
24 tháng 10 2019

Mình có thấy câu hỏi đâu bạn? LÊ ANH HÀO

24 tháng 10 2019

có bài tương tự không?

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: "Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác nước chảy xiết: rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu tứ phía. Bây giờ ai nấy trong đình đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên, một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xong vào thở không ra lời: -Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi! Quan...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

"Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác nước chảy xiết: rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu tứ phía.

Bây giờ ai nấy trong đình đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên, một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xong vào thở không ra lời:

-Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!

Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:

-Đê vỡ rồi!...Đê vỡ rồi, thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?...Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?"

Câu 1: Dấu chấm lửng và dấu gạch ngang trong đoạn trích dùng để làm gì?

Câu 2: Tìm phép liệt kê và nêu tác dụng

Câu 3: Đặt một câu đơn dùng cụm C - V để mở rộng nêu rõ bản chất của tên quan phụ mẫu và phân tích cấu tạo ngữ pháp

(giúp mk với ak, mai mk phải nộp bài rồi)

0
21 tháng 6 2020

thks you

Đọc truyện ngắn Túi gạo của mẹ và biết ý nghĩa của câu chuyện trên. Cái nghèo cái đói thường trực trong ngôi nhà nhỏ này, nhưng dường như, nỗi cơ cực bần hàn ấy không buông tha họ. Cậu con trai bắt đầu cắp sách đến trường cũng là lúc nỗi mất mát lớn bỗng nhiên đổ ập xuống đầu họ. Cha qua đời vì cơn bạo bệnh. Hai mẹ con tự tay mình mai táng cho người chồng, người cha vắn số Người mẹ góa...
Đọc tiếp

Đọc truyện ngắn Túi gạo của mẹ và biết ý nghĩa của câu chuyện trên.

Cái nghèo cái đói thường trực trong ngôi nhà nhỏ này, nhưng dường như, nỗi cơ cực bần hàn ấy không buông tha họ. Cậu con trai bắt đầu cắp sách đến trường cũng là lúc nỗi mất mát lớn bỗng nhiên đổ ập xuống đầu họ. Cha qua đời vì cơn bạo bệnh. Hai mẹ con tự tay mình mai táng cho người chồng, người cha vắn số

Người mẹ góa bụa ở vậy, chị quyết không đi bước nữa. Chị biết, bây giờ chị là chỗ dựa duy nhất cho con trai mình. Chị cặm cụi, chăm chỉ gieo trồng trên thửa ruộng chật hẹp, tài sản quý giá nhất của hai mẹ con chị. Ngày qua ngày, năm nối năm, những tấm giấy khen của cậu con trai hiếu học dán kín cả bức tường vôi nham nhở. Nhìn con trai ngày một lớn lên, ngoan ngoãn, học hành giỏi giang, nước mắt bỗng lăn trên gò má chị.

Học hết cấp hai, cậu thi đậu vào trường cấp ba trọng điểm của thành phố. Gánh nặng lại oằn lên vai người mẹ. Thế nhưng không may thay, khi giấy báo trúng tuyển về đến tay cậu cũng là lúc mẹ cậu ngã bệnh. Căn bệnh quái ác làm chị liệt nửa chi dưới. Vốn là lao động chính của gia đình, giờ chị chẳng thể đi lại bình thường như xưa nữa nói chi đến chuyện làm nông. Cậu bé vốn hiểu chuyện, thương mẹ vất vả, cậu xin nghỉ học:

– Mẹ này, con nghỉ học thôi, ở nhà làm ruộng thay mẹ. Đi học, tiền đâu mà đóng học phí, tiền sinh hoạt phí, lại còn một tháng nộp 15 cân gạo nữa, nhà mình biết lấy đâu ra.

– Có thế nào con cũng không được bỏ học. Con là niềm tự hào của mẹ. Chỉ cần con chăm chỉ học hành, còn những việc khác, con không phải bận tâm.

Hai mẹ con tranh luận rất lâu, cậu kiên quyết không đi học nữa vì không muốn mẹ mình khổ. Cậu trở nên ngang bướng và lì lợm. Phải đến khi nóng nảy quá không kiềm chế được, mẹ cậu giơ tay tát cậu một cái vào má, cậu mới sững người lại. Đây là cái tát đầu tiên trong đời cậu con trai mười sáu tuổi. Mẹ cậu ngồi thụp xuống đất và khóc nức nở…

Nghe mẹ, cậu khăn gói vào trường nhập học. Lòng cậu nặng trĩu. Người mẹ đứng lặng hồi lâu, nhìn bóng con trai khuất dần…

Ít lâu sau, có một người mẹ lặc lè vác bao tải dứa, chân thấp chân cao đến phòng giáo vụ. Chị nộp gạo cho con trai. Chị là người đến muộn nhất. Đặt bao gạo xuống đất, chị đứng thở hổn hển một hồi lâu rồi nem nép đi vào.

Thầy Hùng phòng giáo vụ nhìn chị, nói:

-Chị đặt lên cân đi. Mở túi gạo ra cho tôi kiểm tra.

Chị cẩn thận tháo túi.

Liếc qua túi gạo, hàng lông mày của thầy khẽ cau lại, giọng lạnh băng:

-Thật chẳng biết nên nói thế nào. Tôi không hiểu sao các vị phụ huynh cứ thích mua thứ gạo rẻ tiền đến thế cho con mình ăn. Đấy, chị xem. Gạo của chị lẫn lộn đủ thứ, vừa có gạo trắng vừa có gạo lức lẫn gạo mốc xanh đỏ, cả cám gạo nữa, đây còn có cả ngô nữa… Thử hỏi, gạo thế này, chúng tôi làm sao mà nấu cho các em ăn được. Thầy vừa nói vừa lắc đầu.

– Nhận vào.

Thầy nói, không ngẩng đầu lên, đánh dấu vào bảng tên của học sinh.

Mặt người mẹ đỏ ửng lên. Chị khẽ khàng đến bên thầy nói:

-Tôi có 50.000 đồng, thầy có thể bổ sung vào thêm cho cháu để phụ tiền sinh hoạt phí được không thưa thầy?

-Thôi, chị cầm lấy để đi đường uống nước.

Thầy nói và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn người phụ nữ tội nghiệp đang loay hoay, khổ sở, mặt đỏ ửng lên, chân tay thừa thải vì chẳng biết làm thế nào. Chị chào thầy rồi lại bước thấp bước cao ra về.

Đầu tháng sau, chị lại đến nộp gạo cho con trai. Thầy lại mở túi gạo ra kiểm tra rồi lại cau mày, lắc đầu. Thầy có vẻ lạnh lùng, ác cảm:

– Chị lại nộp loại gạo như thế này sao? Tôi đã nói phụ huynh nộp gạo gì, chúng tôi cũng nhận, nhưng làm ơn phân loại ra, đừng trộn chung như thế này. Chúng tôi làm sao mà nấu cơm cho ngon để các em ăn được? Chị nghĩ thử xem, với loại gạo hổ lốn thế này, liệu chúng tôi có thể nấu cơm chín được không? Phụ huynh như các chị không thấy thương con mình sao?

– Thầy thông cảm. Thầy nhận cho, ruộng nhà tôi trồng được chỉ có thế ! Người phụ nữ bối rối.

– Thật buồn cười cái nhà chị này ! Một mảnh ruộng nhà chị có thể trồng đến hàng trăm thứ lúa thế sao? Nhận vào ! Giọng thầy gằn từng tiếng và vẫn không ngẩng đầu lên nhìn chị.

Người mẹ im bặt, mặt chị trở nên trắng bệch, nhợt nhạt. Chị lí nhí cảm ơn thầy rồi lại lặng lẽ bước thấp, bước cao ra về. Dáng chị liêu xiêu, đổ vẹo trong cái nắng trưa hầm hập như đổ lửa.

Lại sang đầu tháng thứ ba của kỳ nộp gạo. Chị lại đến. Vẫn dáng đi xiêu vẹo, mồ hôi mướt mải trên trán, ướt đẫm lưng áo của người mẹ trẻ. Bao gạo nặng dường như quá sức với chị.

Thầy lại đích thân mở túi gạo ra kiểm tra. Lần này, nét giận dữ in hằn trên mặt thầy. Thầy rành rọt từng tiếng một như nhắc để người phụ nữ ấy nhớ:

– Tôi đã nói với chị thế nào. Lần này tôi quyết không nhân nhượng chị nữa. Chị làm mẹ mà sao ngoan cố không thay đổi thế này. Chị mang về đi. Tôi không nhận !

Người mẹ thả phịch bao gạo xuống đất. Dường như bao nỗi ấm ức, đau khổ và bất lực bị dồn nén bao ngày đột nhiên bừng phát. Chị khóc. Hai hàng nước mắt nóng hổi, chan chứa trên gương mặt sớm hằn lên nét cam chịu và cùng quẫn. Có lẽ, chị khóc vì tủi thân và xấu hổ. Khóc vì lực bất tòng tâm.

Thầy Hùng kinh ngạc, không hiểu đã nói gì quá lời khiến cho người phụ nữ trẻ khóc tấm tức đến thế.
Chị kéo ống quần lên để lộ ra đôi chân dị dạng. Một bên chân quắt queo lại.

– Thưa với thầy, gạo này là do tôi… Tôi đi ăn xin, gom góp lại bao ngày mới có được. Chẳng giấu gì thầy, chân cẳng tôi thế này, tôi làm ruộng thế nào được nữa. Cháu nó sớm hiểu chuyện, đòi bỏ học ở nhà giúp mẹ làm ruộng. Thế nhưng tôi kiên quyết không cho, kiên quyết không để con tôi thất học. Có học mới mong thoát khỏi cảnh cơ cực này. Nhà chỉ có hai mẹ con, cha cháu mất sớm… Thầy thương tình, thầy nhận giúp cho. Không nộp gạo, con tôi thất học mất !

Người mẹ trẻ này đều đặn ngày nào cũng thế. Trời còn tờ mờ, khi xóm làng còn chưa thức giấc, chị lặng lẽ chống gậy, lê mình rời khỏi thôn. Chị đi khắp hang cùng,ngõ hẻm xóm khác xin gạo. Đi mãi đến tối mịt mới âm thầm trở về. Chị không muốn cho mọi người trong thôn biết.

Lần này người bị xúc động mạnh lại là thầy Hùng. Thầy đứng lặng hồi lâu rôi nhẹ nhàng đỡ chị đứng lên. Giọng thầy nhỏ nhẹ :

– Chị đứng lên đi, người mẹ trẻ ! Chị làm tôi thực sự bất ngờ. Tôi đã có lời không phải với chị. Thôi thế này, tôi nhận. Tôi sẽ thông báo với trường về hoàn cảnh của em học sinh này, để trường có chế độ học bổng hỗ trợ cho học sinh vượt khó.

Người mẹ trẻ đột nhiên trở nên cuống quýt và hoảng hốt. Chị gần như chắp tay lạy thầy. Giọng chị van lơn:

– Xin thầy. Tôi có thể lo cho cháu, dù không đủ đầy như các bạn nhưng tôi lo được. Khổ mấy, vất vả mấy tôi cũng chịu được. Chỉ xin thầy đừng cho cháu hay chuyện này. Đây là bí mật của tôi, mong thầy giữ kín giùm cho.

Chị kính cẩn cúi đầu chào thầy như người mà chị mang một hàm ơn lớn, đưa tay quệt mắt rồi lại nặng nhọc, liêu xiêu ra về.

Lòng thầy xót xa.

Thầy Hùng đem câu chuyện cảm động này báo với hiệu trưởng. Ban giám hiệu trường giữ bí mật này tuyệt đối. Nhà trường miễn phí toàn bộ học phí và sinh hoạt phí cho cậu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt này. Ngoài ra,học lực của cậu rất khá, đủ tiêu chuẩn nhận được học bổng của trường.

Cuối cấp, cậu dẫn đầu trong danh sách những học sinh xuất sắc của trường. Cậu thi đậu vào trường đại học danh tiếng nhất của Thủ Đô. Trong buổi lễ vinh danh những học sinh ưu tú, khi tên cậu được xướng lên đầu tiên, mẹ cậu lặng lẽ đứng ở một góc khuất, mỉm cười sung sướng.

Có một điều rất lạ rằng trên sân khấu hôm ấy, có ba bao tải dứa sù sì được đặt trang trọng ở một góc phía ngoài cùng, nơi mọi người có thể dể dàng nhìn thấy nhất. Ai cũng thắc mắc,không hiểu bên trong ấy chứa thứ gì.

Trong buổi lễ trang nghiêm ấy, thầy hiệu trưởng rất xúc động và kể lại câu chuyện người mẹ trẻ đi ăn xin nuôi con học thành tài.
Cả trường lặng đi vì xúc động. Thầy hiệu trưởng ra dấu cho thầy Hùng phòng giáo vụ đến mở ba bao tải ấy ra. Đó là ba bao gạo mà người mẹ với đôi chân tật nguyền lặn lội khắp nơi xin về.

Thầy nói:

– Đây là những hạt gạo mang nặng mồ hôi và nặng tình của người mẹ yêu con hết mực. Những hạt gạo đáng quý này, tiền, vàng cũng không thể mua nổi. Sau đây, chúng tôi kính mời người mẹ vĩ đại ấy lên sân khấu.

Cả trường lại một lần nữa lặng người đi vì kinh ngạc. Cả trường dồn mắt về phía người phụ nữ chân chất, quê mùa đang được thầy Hùng dìu từng bước khó nhọc bước lên sân khấu.

Cậu con trai cũng quay đầu nhìn lại. Cậu há hốc miệng kinh ngạc. Cậu không thể ngờ rằng người mẹ vĩ đại ấy không ai khác chính là người mẹ thân yêu của cậu.

– Chúng tôi biết, kể ra câu chuyện này sẽ khiến cậu học sinh ưu tú nhất trường bị chấn động rất mạnh về tâm lý. Thế nhưng, chúng tôi cũng mạn phép được nói ra vì đó là tấm gương sáng, tấm lòng yêu thương con vô bờ bến của người mẹ. Điều đó hết sức đáng quý và đáng được trân trọng vô cùng. Chúng tôi muốn thông qua câu chuyện cảm động này, giáo dục các em học sinh thân yêu của chúng ta về đạo đức và lối sống, về tình người và những nghĩa cử cao đẹp. Hôm nay, một lần nữa chúng ta vinh danh những người cha, người mẹ đã cống hiến, hy sinh cả đời mình vì tương lai con em…

Giọng thầy hiệu trưởng đều đều, ấm áp và hết sức xúc động. Tai cậu ù đi, cậu chẳng nghe thấy gì nữa cả,mắt cậu nhòe nước. Mẹ cậu đứng đó, gầy gò, khắc khổ, mái tóc đã sớm điểm bạc, mắt bà cũng chan chứa niềm hạnh phúc và ánh mắt ấm áp, yêu thương ấy đang hướng về phía cậu với cái nhìn trìu mến.

Người phụ nữ ấy run run vì chưa bao giờ đứng trước đám đông. Run run vì những lời tốt đẹp mà thầy hiệu trưởng đã giành cho mình. Với chị, đơn giản, tất cả chỉ xuất phát từ tình yêu bao la mà chị giành cho con trai. Chị không nghĩ được thế nào là sự hy sinh hay đạo lý lớn lao ấy.
Cậu con trai cao lớn đứng vụt dậy, chạy lên ôm chầm lấy mẹ mà mếu máo khóc thành tiếng:

– Mẹ ơi ! Mẹ của con…

2
15 tháng 6 2017

hic, cảm động thế ~ :(( khocroi

Ý nghĩa: Mẹ là nguồn ánh sáng, soi lói, dẫn đường cho chúng ta. Mẹ là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Mẹ là niềm hi vọng, nguồn động viên mỗi khi ta vấp ngã. Mẹ là tất cả cuộc sống của những đứa con. Tình mẫu tử của mẹ và con là thứ tình cảm đáng quí nhất mà suốt cuộc đời này những đứa con sẽ mãi trân trọng. Dù “ tung cánh muôn phương”, con vẫn sẽ mãi mang theo tình mẫu tử cao đẹp mà mẹ dành cho con. Những ai đang và đã được nhận tình mẫu tử thiêng liêng ấy, hãy cố gắng trân trọng và giữ gìn vì nếu như một ngày nào đó nếu tình cảm ấy không còn thì cuộc sống này sẽ trở nên tẻ nhạt... Câu chuyện trên đã chứng tỏ cho ta thấy được rằng tình nẫu tử thật là thiêng liêng, cao quý, và vĩ đại,.... Thật đẹp biết bao... khocroi

16 tháng 6 2017

Ý nghĩa:

- Mẹ luôn là người chấp cánh khơi dậy cho con những ước mơ, với những đứa ***** luôn là người hi sinh nhiều nhất. Có lẽ, với mỗi người con khi làm chuyện có lỗi với mẹ thì sẽ có chút bối rối trong lòng, có chút ân hận với những hành động mà mình đã gây ra với mẹ. Tình yêu mẫu tử bao giờ cũng cao đẹp nhất vì trong đó ta có thể thấy rõ được mẹ yêu và hi sinh cho chúng ta nhiều đến mức nào và mẹ không bao giờ muốn con phải trả lại cho mẹ công lao ấy. Mẹ chỉ cần con thành đạt, chứng kiến con trưởng thành đó mới là món quà lớn nhất của mẹ...

Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới Em gái tôi rất thích ăn mì, nhưng hồi ấy nhà nghèo lắm, nên không phải cứ thèm là được. Có hôm ba đến trường đón nó, hai ba con ghé lại xe mì ở đầu hẻm, ba kêu 1 tô mì rồi đẩy về phía nó"con ăn đi, ba no rồi".Ăn xong, nó nhìn thấy ba vét hết túi tiền nhưng vẫn không đủ trả, đành phải nợ lại chủ quán.15 năm đã trôi qua, em gái tôi giờ đã là 1 cô giáo. Hôm...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Em gái tôi rất thích ăn mì, nhưng hồi ấy nhà nghèo lắm, nên không phải cứ thèm là được. Có hôm ba đến trường đón nó, hai ba con ghé lại xe mì ở đầu hẻm, ba kêu 1 tô mì rồi đẩy về phía nó"con ăn đi, ba no rồi".Ăn xong, nó nhìn thấy ba vét hết túi tiền nhưng vẫn không đủ trả, đành phải nợ lại chủ quán.15 năm đã trôi qua, em gái tôi giờ đã là 1 cô giáo. Hôm nhận lương tháng đầu tiên, nó cầm xấp tiền trầm ngâm. Tôi hỏi:

-Định mua sắm gì đây?

-Em sẽ mua 1 tôi mì thật ngon để cúng ba!Rồi nó quay mặt đi hướng khác, dấu tôi 2 con mắt đỏ hoe.

a) Xác định phương thức biểu đạt chính

b) tìm ra câu rút gọn và cho biết thành phần được rút gọn, phân tích cấu tạo thành phần chính của câu và cho biết thuộc kiểu câu gì: 15 năm đã trôi qua, em gái tôi giờ đã là 1 cô giáo

c) nêu ý nghĩa của câu chuyên trên

Giúp mình với mai nộp rồi

0
2 tháng 12 2019

Câu 4:

Bất cứ ai trong cuộc sống này cũng có một quê hương, một Tổ Quốc trong tim. Ngay từ bé, tôi đã được mẹ nói cho nghe về những truyền thống lịch sử dân tộc, những văn hóa cổ truyền đặc sắc của quê hương, từ đó trong tôi đã dồi dào một lòng yêu quê hương, đất nước từ bao giờ không hay. Quả thực, đây là một thứ tình cảm cao quý mà ai cũng cần có trong mình. Vì quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn ta, cho ta sự sống, cội nguồn để hướng về, là nơi chôn rau cắt rốn mà bất cứ ai cũng không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, con người ta có được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, ấm no như ngày hôm nay là nhờ công lao của biết bao thế hệ ông cha ta ngày trước đã kiên cường dựng nước và giữ nước, không ngại đổ máu xương để chống lại kẻ thù xâm lược. Vậy nên, cần biết trân trọng và yêu thương Tổ Quốc này vì từng tấc đất mà ta đang ở đều được đánh đổ bằng bao mồ hôi công sức của thế hệ trước.

Điệp ngữ: quê hương. Chúc bạn học tốt!
2 tháng 12 2019

câu 1:tự sự xen lẫn miêu tả

câu 1 : qua văn bản : " Sống chết mặc bay " của tác giả Phạm Duy Tốn , em hiểu gì về cuộc sống của người dân lúc bấy giờ ? câu 2 : Cho đoạn văn : " Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý . có khi được trưng bày trong tủ kính , trong bình pha lê , rõ ràng dễ thấy . nhưng cũng có khi cất giấu giấu kín đáo trong rương , trong hòm . bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy được đưa...
Đọc tiếp

câu 1 : qua văn bản : " Sống chết mặc bay " của tác giả Phạm Duy Tốn , em hiểu gì về cuộc sống của người dân lúc bấy giờ ?

câu 2 : Cho đoạn văn : " Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý . có khi được trưng bày trong tủ kính , trong bình pha lê , rõ ràng dễ thấy . nhưng cũng có khi cất giấu giấu kín đáo trong rương , trong hòm . bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày . nghĩa là phải ra sức giải thích , tuyên truyền ,tổ chức , lãnh đạo , làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước , công việc kháng chiến . "

a , đoạn văn trên được trích trong văn bản nào ? tác giả là ai ? phương thức biểu đạt chính là gì ?

b, xác định câu rút gọn , rút gọn thành phần gì và tác dụng của nó ?

c, xác định phép liệt kê trong đoạn văn trên

d, tìm cụm C-V để mở rộng câu và phân tích cụ thể là mở rộng câu ở thành phần nào trong câu :" bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đề được đưa ra trưng bày " .

mọi người giúp mình nhé !!!!!!!!

1
18 tháng 3 2018

Câu 1:

- Là người am hiểu đời sống hiện thực nước ta thời trước Cách mạng tháng Tám.

- Là người có tình cảm yêu ghét phân minh (thông cảm với người nghèo, căm ghét kẻ có quyền lực)

- Là người dùng văn để bênh vực người nghèo, lột mặt bọn quan lại vô lương tâm.

18 tháng 3 2018

bạn ơi là cuộc sống của người dân lúc bấy giờ cơ mà .