K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 8 2023

Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo đai cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.” Được liên kết với nhau bằng phép thế.

+ "Con họa mi" -> "Nó".

10 tháng 8 2023

giúp với 

I. Đọc – hiểu văn bảnĐọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Chim họa mi hót   Chiều nào cũng vậy, con chim họa ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.   Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng...
Đọc tiếp

I. Đọc – hiểu văn bản

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Chim họa mi hót

   Chiều nào cũng vậy, con chim họa ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

   Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

   Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

   Rồi hôm sau khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.

                                                                                                                   Theo Ngọc Giao

Câu 1: Đoạn trích trên kể về nhân vật nào?

Câu 2: Tìm những từ ngữ được sử dụng để thay thế khi gọi “chim hoạ mi” trong đoạn trích trên?

Câu 3: Em hãy tìm hai từ đồng nghĩa với từ “êm đềm”?

Câu 4: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu văn sau: “Rồi hôm sau khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.”

Câu 5: Dấu phẩy trong câu: “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.” có tác dụng gì?

Câu 6: Em hãy tìm một câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 7: Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Tuy...nhưng…”.

II. Tập làm văn

Hãy kể về một kỉ niệm của em đối với người bạn em yêu quý nhất. (Em có thể vẽ bức tranh về người bạn thân của em hoặc một bức tranh về kỉ niệm giữa hai người).

0
9 tháng 12 2021

ND: Đoạn trích nói về cảnh đẹp của mùa xuân và những điều thay đổi sau khi mùa xuân đến.

Buổi sớm trên đồng cỏ sôi động . Nỗi nhớ và nỗi cô đơn của ban đêm mau chóng bị xua tan . Ánh nắng mới bình yên,bầy chim như bừng tỉnh dậy hót vang lừng. Một vài con nai rời bến nước,lững thững tìm về ổ ở khuất đâu đó dưới lùm cây.Bình minh diễn ra chỉ trong khoảng khắc . Ở đồng cỏ mênh mông cũng giống ngoài biển cả,mặt trời lên nhanh vùn vụt. Thoạt đầu nó chậm rãi nhô...
Đọc tiếp

Buổi sớm trên đồng cỏ sôi động . Nỗi nhớ và nỗi cô đơn của ban đêm mau chóng bị xua tan . Ánh nắng mới bình yên,bầy chim như bừng tỉnh dậy hót vang lừng. Một vài con nai rời bến nước,lững thững tìm về ổ ở khuất đâu đó dưới lùm cây.

Bình minh diễn ra chỉ trong khoảng khắc . Ở đồng cỏ mênh mông cũng giống ngoài biển cả,mặt trời lên nhanh vùn vụt. Thoạt đầu nó chậm rãi nhô lên ,đỏ hồng như 1 trái dưa hấu mới bổ ,rồi sau khi vượt khỏi đg chân trời chắn ngang ,nó leo mau lên caova nắng chợt chói chang lúc nào ko hay 

Câu 1: phương thức biểu đạt chính 

Câu 2: chỉ ra hình ảnh so sánh có trg văn bản? Tác dụng của các hình ảnh so sánh đó 

Câu 3 :nêu nội dung đoạn văn 

Câu 4 : em hãy tả quang cảnh thôn xóm nơi em ở khi tết đến,xuân về

 

0
Buổi sớm trên đồng cỏ sôi động. Nỗi buồn và nỗi cô đơn của ban đêm mau chóng bị xua tan. Ánh nắng mới lên nhuộm hồng làn sương vương trên những ngọn cây. Sau một đêm ngủ bình yên, bầy chim tỉnh dậy hót vang lừng. Một vài con nai rời bến nước, lững thững tìm về ổ ở khuất đâu đó dưới lùm cây.Bình minh diễn ra chỉ trong khoảng khắc. Ở đồng cỏ mênh mông cũng giống ngoài biển...
Đọc tiếp

Buổi sớm trên đồng cỏ sôi động. Nỗi buồn và nỗi cô đơn của ban đêm mau chóng bị xua tan. Ánh nắng mới lên nhuộm hồng làn sương vương trên những ngọn cây. Sau một đêm ngủ bình yên, bầy chim tỉnh dậy hót vang lừng. Một vài con nai rời bến nước, lững thững tìm về ổ ở khuất đâu đó dưới lùm cây.

Bình minh diễn ra chỉ trong khoảng khắc. Ở đồng cỏ mênh mông cũng giống ngoài biển cả, mặt trời lên nhanh vùn vụt. Thoạt đầu nó chậm rãi nhô lên, đỏ hồng như một trái dưa hấu mới bổ, rồi sau khi vượt khỏi đường chân trời chắn ngang, nó leo mau lên cao và nắng chợt chói chang lúc nào không hay.

Những bầy voi thong thả đi về phía bến nước. Bầy thứ nhất, bầy thứ hai và xa xa là bầy thứ ba. . . Nghe động bước chân từng đàn chim dẽ và cun cút bay vụt lên từ những hàng sậy. Những con cá sấu nhỏ bò từ dòng nước lạnh lên phơi mình trên bãi cát, thấy bầy voi rậm rịch đi tới liền theo nhau toài nhanh xuống sông, để lại trên đường những vết trườn. Đàn trâu rừng với con trâu mộng đầu đàn mang đôi sừng nhọn hoắt đang ăn gần bến nước đủng đỉnh bỏ đi xa, nhường chỗ cho những bầy voi.

Câu 1: Xác định  phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Đối tượng nào được tái hiện ở đoạn trích trên?

Câu 3: Đối tượng được tái hiện theo trình tự nào?

Câu 4: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích.

1
28 tháng 4 2020

câu 1; ptbđ là miêu tả; liệt kê

câu 2;    các loài dv như; chim , nai,bầy voi, cá sấu,đàn trâu

câu 3;tái hiện theo trình tự nhất quán, bổ sung ý nghỉa cho câu văn dc hay hơn lôi cuốn ng đọc

câu 3;nd chính; xoay quanh khung cảnh vào một buổi sáng sớm  trên một đồng quê yên bình khi thiên nhiên cùng các loài đv  tỉnh giấc sau một giấc ngủ dài.sự nhộn nhịp nô đùa của từng loài dv

ĐỌC HIỂU   ĐỌC DOẠN TRÍCH SAU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎINhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú...
Đọc tiếp

ĐỌC HIỂU 

  ĐỌC DOẠN TRÍCH SAU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI

Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi. Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu. Từ xa , men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện . Thỉnh thoảng , các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu. Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông.

  1.     chỉ ra phó từ có trong đoạn trích

2.nêu nội dung chính của đoạn văn trong câu

                                            giúp mình với ......

1
28 tháng 2 2018

2. nêu nội dung chính của đoạn trong 1 câu

Võ sĩ Bọ Ngựa (Trích- Tô Hoài)Hôm sau Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng – không vui vẻ như bữa đầu nữa –thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy mộtcon vật lạ chưa trông thấy bao giờ.Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đôi râu cũngđen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trông không...
Đọc tiếp

Võ sĩ Bọ Ngựa (Trích- Tô Hoài)

Hôm sau Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng – không vui vẻ như bữa đầu nữa –
thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy một
con vật lạ chưa trông thấy bao giờ.
Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đôi râu cũng
đen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trông không có thể đoán biết
được đầu đuôi nó đằng nào. Bởi chỗ nào cũng tròn múp míp, chỗ nào cũng nhẵn thín.
Nhất là dưới mắt Bọ Ngựa ta, thì càng lạ lùng hơn nữa. Từ thuở bé, Bọ Ngựa chưa
được trông thấy một con vật kì quái đến nhường ấy. Song thực đó chỉ là một cu cậu
thường hay đậu trên thân những cây dừa, cây cau và có tiếng kêu cồ cộ… cồ cộ. Tiếng
kêu ấy thành tên là Cồ Cộ. Hai mắt đen nhánh lẫn vào trong làn vỏ đen thẫm, nhưng
đôi mắt thực tinh. Bọ Ngựa mới sột soạt đi đến, mà Cồ Cộ đã trông thấy ngay. Cồ Cộ
hỏi:
- Tên kia, đến đây làm chi?
Bọ Ngựa cố gắng cứng cỏi:
- Ta là Đại Mã! Võ sĩ Đại Mã. Ta đi…
Cồ Cộ ngạc nhiên:
- Tên mi là Đại Mã? Lại là võ sĩ nữa?
Bọ Ngựa vênh mặt:
- Phải đó, ngươi đã nghe đại danh ta rồi ư?
Cồ Cộ cười:
- Thằng oắt tì! Tên mi là Bọ Ngựa chứ? Mà mi sao dám đặt hai chữ võ sĩ lên trước tên?
Không sợ bị đánh cho gãy cổ hả?
- Mỗi chốc, ai đánh nổi ta, ta là võ…
Cồ Cộ cả cười:
- Ta sẽ vặn gãy cổ mi. Nhưng này, võ sĩ Đại Mã oắt con ơi! Trước khi đánh nhau với
võ sĩ, ta hỏi võ sĩ một điều: Võ sĩ định đi đâu đó?
- Ta đi du lịch phiêu lưu, con đường của Dế Mèn.
- Ái chà! Hăng nhỉ. Bắt chước ông Dế Mèn! Đi được bao nhiêu lâu rồi?
- Đã qua biết bao nhiêu rừng núi, không thể nhớ xiết được.
Thấy Cồ Cộ cứ hỏi căn hỏi vặn, Bọ Ngựa đồ ngay Cồ Cộ cũng hạng xoàng, liền nổi
máu hăng, thách:
- Làm sao ngươi lại được hỏi căn vặn ta? Định đấu gươm với ta chăng?
Cồ Cộ cười ha hả:

- Ta đã bảo rồi ta sẽ đánh mi mà, đừng vội. Nhưng bây giờ thì ta lại thương mi mà
không muốn đánh mi nữa.
- Nếu thế, đồ hèn!
- … Nhưng ta sẽ làm cho mi mở mắt ra, rồi muốn sống, muốn tốt thì quay ngay về với
mẹ.
Nói rồi Cồ Cộ quắp lấy lưng Bọ Ngựa, giương cánh ra, bay tít lên ngọn cây dừa gần
đó. Bọ Ngựa hoảng hốt quá, rúm cả chân, rúm cả càng và nhắm tịt mắt lại. Bốn bên
xung quanh gió thổi vo vo. Cồ Cộ đỗ trên ngọn cây dừa và bảo Bọ Ngựa rằng:
- Mi đã mở mắt ra chưa? Nếu mở mắt rồi, hãy cùng ta nhìn xuống dưới kia. Mi đi bấy
nhiêu ngày đường, lặn lội qua bao nhiêu đèo, bao nhiêu suối, vậy mà không bằng ta
chỉ vỗ cánh mấy cái, bay lên cao, đã có thể trông thấy quê hương của mi. Cái sự khó
nhọc của mi đối với ta, chỉ là hạt bụi, hạt tấm. Đã hiểu như thế chưa? Và mi lại nên
biết thêm rằng ở trên đời này, không thiếu gì kẻ còn giỏi hơn ta bao nhiêu lần nữa.
Sau đó, chú Bọ Ngựa được Cồ Cộ đưa trả xuống đất. Bọ Ngựa chạy biến ngay về,
không dám ngoảnh cổ lại nữa.
Bọ Ngựa về đến cành hồng, mẹ vẫn chưa về. Nó nằm bẹp trên cây, không dám lởn vởn
đi đâu nữa. Bởi vẫn chưa tan cơn sợ.
Được mươi hôm thì mẹ trở về. Nó mừng rỡ nhãy cỡn lên ôm lấy mẹ. Từ đấy, hai mẹ
con lại sống với nhau đề huề. Mẹ nó đưa nó đi đến một chỗ ở mới kín đáo, ấm áp hơn.
Những lương thực mà bà lão đêm bên kia sông về cũng thừa đủ cho hai mẹ con ăn hết
một mùa đông giá rét.
Một hôm, trời có nắng. Nắng mùa đông ấm áp, dịu dàng làm sao. Hai mẹ con ra hong
cánh dưới ánh mặt trời. Trong lúc vui chuyện Bọ Ngựa con kể với mẹ:
- Mẹ ơi! Độ nọ mẹ sang bên kia sông rồi, ở nhà con đã làm được nhiều điều ghê lắm.
- Con thử kể cho mẹ nghe những ghê gớm ấy đến thế nào?
- Con đánh thằng Châu Chấu Ma ở đằng kia. Nó phải nhận con là thầy nó.
Bà Bọ Ngựa mỉm cười:
- Tưởng là con đánh ai. Châu Chấu Ma con chẳng phải đánh, nó vẫn sợ như thường.
Con đã làm một việc thừa, mà lại ác nữa.
Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu. Rồi chú tiếp:
- Con lại cho cả Gián Ống một trận.
Bà Bọ Ngựa cười to:
- Tưởng ai, cái thằng Gián Ống lúc nào cũng sợ, ai cũng sợ. Con lại làm một việc thừa,
mà lại độc ác nữa.
Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu hơn, và chú không khoe thêm gì nữa. Chú im lặng, nhìn ánh
nắng rung rinh trong lá cây.
Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp:
- Và con sang đánh nhau cả với Bọ Muỗm, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ
ấy nện cho con một trận mê tơi. Con phải bỏ chạy về. Nhưng con cũng không chừa
được cái thói khoác lác. Cho nên, khi con nghe tiếng đồn có ông Dế Mèn đi phiêu lưu

thì con cũng tập tọng đi. Con đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, con gặp bác Cồ Cộ, con
dọa dẫm cả bác ta. Bác ta liền túm cổ con, bay lên ngọn cây dừa. Đến đây con mới thực
là sợ, biết chừa thói ngông cuồng và con mới thực hiểu rằng đường đời mỗi bước một
khó. Con chạy trở về. Phải kể đến đây mới là hết những chuyện mà con đã làm trong
khi vắng mẹ. Có phải thế chăng? Con ơi! Bác Bọ Muỗm chỉ cho con một cái đá hậu,
là con thủng bụng. Bác Cồ Cộ chỉ buông con từ ngọn cây cho rơi xuống, là con đủ tan
xương. Các bác ấy đã thương con đấy.
Trong khi bà lão Bọ Ngựa nói, chú Bọ Ngựa cứ ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rung
rung. À, chú Bọ Ngựa hợm mình đã biết hối rồi./
* Câu hỏi
1. Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Ai là nhân vật chính?
2. Chỉ ra đoạn văn có yếu tố miêu tả? Yếu tố miêu tả ấy có tác dụng gì trong khi kể
chuyện?
3. Thái độ của Bọ Ngựa khi lần đầu gặp bác Cồ Cộ như thế nào? Vì sao Bọ Ngựa
phải “cố gắng cứng cỏi”?
4. Bọ Ngựa có nét tính cách đẹp nào ? Còn có những biểu hiện và suy nghĩ nào cần
điều chỉnh để không gây rắc rối, để an toàn cho bản thân ?
5. Bọ Ngựa đã nhận ra những bài học nào từ Cồ Cộ, từ lời của mẹ ? Và em rút ra bài
học gì cho chính mình khi đọc xong truyện này?
Giups mình nha!!!

 

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:                                                                                 CHÚ BÒ BA BỚTBa Bớt là con bò đẹp. Ở nó hội đủ các tiêu chuẩn: mình thon, chân cao, mắt sáng, lông mượt, sừng khỏe, dáng đi oai vệ. Giữa cái trán rộng màu hạt dẻ nổi lên ba cái bớt màu trắng, thế nên nó có tên là Ba Bớt. Được thả vào đàn đã gần một tháng nhưng Ba...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

                                                                                 CHÚ BÒ BA BỚT

Ba Bớt là con bò đẹp. Ở nó hội đủ các tiêu chuẩn: mình thon, chân cao, mắt sáng, lông mượt, sừng khỏe, dáng đi oai vệ. Giữa cái trán rộng màu hạt dẻ nổi lên ba cái bớt màu trắng, thế nên nó có tên là Ba Bớt. Được thả vào đàn đã gần một tháng nhưng Ba Bớt vẫn chưa làm thân với con nào. Từ bác bò đực cao niên đầu đàn có cặp sừng quặp xuống hai má như hai quả mướp hay chị bò cái óng ả, duyên dáng đến con bê con vô tư suốt ngày rúc vú mẹ … Có con nào tìm đến để thể hiện tình cảm, Ba Bớt liền tỏ thái độ khinh kỉnh, quay đi nơi khác. Khi các con khác ăn theo đàn thì Ba Bớt lại tách ra một mình một chỗ. Cậy mình có sức khỏe, gặp con bò đực nào nó cũng nghênh sừng thách đấu. Thực ra trong đàn nhiều con chẳng thua kém gì Ba Bớt, song hay gì cái chuyện đánh lộn cơ chứ. Vậy nên khi Ba Bớt gây sự là chúng vội lảng đi. Nhưng nào Ba Bớt có biết, nó lại nghĩ tất cả đều sợ nó. Một hôm có con hổ vằn xuất hiện ở bìa rừng. Đàn bò cụm lại, những con bò đực đứng dàn hàng, hướng cặp sừng nhọn hoắt ý như mũi kiếm về phía con hổ, bảo vệ đàn bò cái, bê non. Phát hiện con Ba Bớt đứng một mình, hổ lao tới. Ba Bớt hoảng sợ tung vó chạy, nó chạy tới đâu, hổ vằn bám theo tới đó. Cuộc rượt đuổi thật ngoạn mục. Cuối cùng Ba Bớt chạy thoát nhưng nó bị lạc đàn. Buổi chiều, khi đàn bò lục tục kéo nhau về chuồng thì Ba Bớt vẫn một mình bươn bả ngoài rừng. Chưa quen địa hình, mỗi lúc nó càng đi xa hơn. Đêm đầu tiên trong rừng, nó dừng chân bên con suối cạn. Đói, mệt và sợ hãi, Ba Bớt không sao ngủ được. Đầu lắc, đuôi đập liên hồi mà vẫn không xua được đám muỗi đói. Nhưng cái làm nó hoảng sợ nhất là những đốm sáng lân tinh, ẩn hiện như ma dưới đám lá mục. Ba Bớt thầm mong cho đêm chóng qua, nhưng càng mong càng thấy đêm rộng dài hơn. Rồi mặt trời cũng mọc, Ba Bớt mừng rơn khi ánh sáng trải khắp khu rừng. Nó vươn vai định bước đi, chợt một trận mưa trái cây trút xuống. Những con khỉ nghịch ngợm và lém lỉnh vừa ném trái cây vừa quát: “Này anh bò kia, đàn của anh đâu? Anh không có bạn bè hay sao mà đi một mình? …” Những trái chín to bằng hạt ngô, đập vào đầu vào lưng, không đau nhưng Ba Bớt thấy sao mà hổ thẹn. Đã bao giờ nó bị xua đuổi như một tên ăn cắp thế này đâu. Nuốt nhục, nó lặng lẽ bước đi, đói thì ăn lá rừng, khát uống nước suối, buồn ngủ đứng tựa vào gốc cây và gà gật. Có đêm thiêm thiếp, thấy động, nó choàng tỉnh. Ôi chao! Một con trăn đất to như cây chuối, da cóc cáy, loang lổ đang trườn qua lưng nó. Hoảng sợ, nó chồm lên, lao bừa vào bụi cây, thật hú vía. Cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ đưa Ba Bớt đến những nơi cảnh sắc nổi tiếng như giếng Tiên, hang Đầu Voi, cây chò ba nghìn tuổi, … Nhưng nó chẳng còn tâm trí nào mà thưởng ngoạn. Một mình lủi thủi, lại phải thường xuyên đề phòng chuyện bất trắc, Ba Bớt cảm thấy cô đơn và nhớ đàn. Một hôm vừa lách qua đám lau, nó gặp một con lợn rừng đang đào măng. Tưởng bò đến giành ăn, con lợn lao vào cắn xé. Ba Bớt bị những chiếc răng nanh lợn dài, sắc xé toạc cổ, máu phun như suối. Mang tấm thân rách nát bươn bả đi tìm đàn, Ba Bớt tự hỏi vì đâu nên nỗi? Phải chăng do cái tính kiêu căng, ngạo mạn của nó gây nên? Giá nó sống giản dị, khiêm tốn như những con bò kia, chắc không phải nhận hậu quả đáng buồn. Trưa ngày thứ mười thì Ba Bớt tìm về được trảng cỏ. Vừa trông thấy nó, cả đàn bò lao tới, xúm xít vây quanh. Chúng đã chờ đợi giây phút này lâu lắm rồi. Con nào cùng muốn len vào trong để được đứng gần Ba Bớt, nhìn rõ người bạn sau bao ngày lưu lạc. Trông thân hình gầy rộc, đầy thương tích và đôi mắt hõm sâu vì đói khát, mất ngủ của Ba Bớt, những con bò trong đàn rất xúc động. Chúng hỏi Ba Bớt những ngày qua sống ở đâu, ăn uống thế nào và làm sao bị thương; ở trong rừng Ba Bớt có nghe được tiếng gọi của chúng không? … Nghe Ba Bớt kể lại nỗi vất vả, nguy hiểm trong chuyện lạc đàn, bác bò đực đầu đàn nhẹ nhàng nói: - Khi cháu bị lạc, cả đàn cũng không ăn ngủ được vì nhớ thương. Ở đời, không có ai hiểu và thông cảm với ta bằng chúng ta với nhau đâu. Nhưng thật may cháu đã trở về. Ba Bớt cứ nghĩ rằng khi nó trở về, sẽ phải nhận thái độ ghẻ lạnh và những lời nhiếc móc, giễu cợt của đám bò. Nhưng không, tất cả đều yêu thương nó. Những lời hỏi han ân cần, trìu mến của các bạn đã xóa tan mặc cảm trong lòng Ba Bớt. Nó cảm thấy vô cùng ân hận về lối sống trước đây của mình. Từ đôi mắt hõm sâu của Ba Bớt ứa ra hai giọt nước mắt. Ba Bớt xúc động nói: - Những ngày lưu lạc, tôi đã thấy thấm thía rằng: Không thể nào sống mà không có bạn, không có đàn. Kể từ nay tôi sẽ sống gần gũi, chân tình với các thành viên trong đàn. Những con bò cất tiếng hò vang, chúng sung sướng chạy khắp bãi cỏ, đua vui với nhau vì chú Ba Bớt đã nhận ra một bài học sâu sắc ở đời.

Tìm các từ ngữ, chi tiết thể hiện đặc trưng của nhân vật trong truyện đồng thoại qua nhân vật chú bò Ba Bớt về: - Hình dáng - Hành động, lời nói - Suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc.

8
2 tháng 10 2021

đọc tến tết bạn ơi

2 tháng 10 2021

dài thế

7 tháng 11 2021

D

7 tháng 11 2021

D

Hôm nay, sau khi ăn sáng xong tôi nhận được một lá thư bỏ dưới chân cửa:Người bạn không quen biết thân mến!Tôi có một bí mật muốn chia sẻ cho bạn biết. Năm 10 tuổi, tôi giết con cún ở nhà kế bên bằng món thịt tẩm bả chó. Thật là sai trái, tôi đau lòng và san sẻ lại câu chuyện với thằng bạn thân nhất của mình. Không ngờ nó lại phản bội tôi khi kể việc này cho cha của nó nghe. Tôi...
Đọc tiếp

Hôm nay, sau khi ăn sáng xong tôi nhận được một lá thư bỏ dưới chân cửa:

Người bạn không quen biết thân mến!

Tôi có một bí mật muốn chia sẻ cho bạn biết. Năm 10 tuổi, tôi giết con cún ở nhà kế bên bằng món thịt tẩm bả chó. Thật là sai trái, tôi đau lòng và san sẻ lại câu chuyện với thằng bạn thân nhất của mình. Không ngờ nó lại phản bội tôi khi kể việc này cho cha của nó nghe. Tôi đã phải giết cả hai bằng cách bỏ bả chó vào chai sữa được giao trước nhà họ.

Thế là tôi đã giết cả 3 sinh mạng, đau khổ dằn vặt tôi tìm đến đứa em gái và kể cho nó nghe. Thật là đáng ghét, sao nó lại kể cho cha mẹ tôi nghe cơ chứ? Không thể tin tưởng được ai cả.

Bây giờ tôi cảm thấy cắn rứt lương tâm với những chuyện tôi đã làm lắm, dù sao cũng rất vui vì đã được trò chuyện san sẻ cùng với bạn.

Thân ái, chào tạm biệt bạn!

hỏi sao khi ăn sáng ng này ra sao

3
8 tháng 6 2018

Thằng “tôi” (người viết thư) rất hay dằn vặt.
Lần đầu “tôi”  dằn vặt nên kể cho bạn thân nghe chuyện mình giết con cún. Sau đó đứa bạn lại tiết lộ điều này cho cha của mình => Tôi đã giết 2 cha con.
Kế đó, “tôi” kể cho em gái việc mình đã giết 3 sinh mạng nhưng em gái lại đi mách với cha mẹ => Tôi đã giết cha mẹ và em gái.
Lần này “tôi” lại dằn vặt, và “tôi” muốn thổ lộ điều đã làm cho một người nào đó.
Người này chính là nhân vật nhận thư.
Bởi những sai lầm lần trước nên giờ “tôi” không còn tin ai nữa => “tôi” sẽ giết luôn nhân vật nhận thư để bịt miệng.
Thủ pháp “tôi” sử dụng để giết sẽ tương tự như những lần trước, đó là bỏ bả chó vào thức ăn.
Để ý chi tiết đầu tiên của câu chuyện: “Sau khi ăn sáng xong tôi nhận được” => thức ăn đã dính bả rồi, thằng này sẽ chết.

8 tháng 6 2018

hay đấy thế nó có giết bạn ko nếu bạn kể cho ng khác hoặc chia sẻ lên đây ntn