K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 4 2019

Mình thuyết minh về Cải lương nha.

---------------------------------------------------------------------------

Nhắc tới Nam Bộ, Việt Nam, người ta hẳn sẽ nhớ ngay tới những con sông dài, những con kênh chằng chịt, những vườn cây trái trĩu quả, những phiên chợ nổi tấp nập kẻ bán người mua, những con người miền Nam thật thà, chất phác, giản dị vô cùng trong chiếc áo bà ba nâu. Và chắc hẳn, nếu ai đã từng tới thăm nơi đây, sẽ không thể nào quên được những làn điệu dân ca, vọng cổ và đặc biệt là làn điệu cải lương - nghệ thuật sân khấu truyền thống của người dân Nam Bộ.

Nếu như miền Bắc có những làn điệu dân ca quan họ trĩu nặng tình yêu, miền Trung có những câu hò nghe tha thiết, thì ở miền Nam, người ta lại có thể rạo rực trong lòng khi nghe tới những câu cải lương thấm đẫm tình đất và người.Nói tới cải lương, hẳn không ai còn xa lạ. Cải lương là một làn điệu dân ca của người Nam Bộ. Nó là một loại hình kịch hát được hình thành trên cơ sở của nhạc đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long. Cải lương hiểu theo nghĩa từ Hán Việt có nghĩa là "sửa đổi để cho tốt hơn". Chính dựa trên những nguyên tắc và cơ sở từ lối hát truyền thống trước, đã hình thành nên một làn điệu dân ca mới, một sân khấu truyền thống mới in đậm hơn dấu ấn của người Nam Bộ.

Cải lương nổi tiếng là thế nhưng lịch sử và nguồn gốc ra đời của nó vẫn còn là đề tài tranh luận của nhiều học giả nổi tiếng.Có người cho rằng, cải lương xuất phát, manh nha từ những năm đầu thế kỉ hai mươi, từ những năm 1916 hoặc 1918. Thế nhưng cái tên chính thức "cải lương" thì lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1920 trong gánh hát Tân Thịnh với câu liên đối:

"Cải cách hát theo tiến bộ

Lương truyền tuồng tích sánh văn minh"

Cứ thế, cải lương ra đời và phát triển một cách hưng thịnh trong những năm đầu của thế kỉ hai mươi và lưu truyền tới tận bây giờ. Cải lương đã đi vào đời sống tinh thần của người dân Nam Bộ trong từng câu hát, từng điệu hò đối đáp nhau. Nó đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Nam Bộ.

Nghệ thuật sân khấu truyền thống - cải lương nổi tiếng đến như vậy nhưng đặc điểm của cải lương là gì thì ít ai có thể hiểu rõ.Chúng ta có thể bắt gặp ở bất cứ đâu đó Nam Bộ đôi ba câu cải lương vọng lên.Nhưng để hiểu được ý nghĩa của từng câu chữ, cũng như cách dùng từ, dựng sân khấu, đề tài thì chúng ta khó có thể nắm bắt được hết.Trong cải lương, cái bắt đầu khởi sự của cải lương là những vở kịch nói mang hơi hướng của những câu hát bội và sân khấu của hát bội miền Nam. Thế nhưng dần dần, từ những vở kịch đầu tiên mang bố cục từ những tích cổ, những câu chuyện xưa, cải lương đã có cho riêng mình một sân khấu đặc trưng với các phần mở màn, hạ màn và tiến triển theo hành động của kịch. Chính những điều này đã kích thích sự phát triển của sân khấu kịch cải lương từ những ngày đầu mới chớm.

Nếu như tuồng, hát bội, kịch nói, ... thường được dựng lên từ đề tài quen thuộc như những câu chuyện cổ tích, những sự tích được lưu truyền trong dân gian thì cải lương lại mở ra một lớp đề tài với cốt truyện rộng hơn. Những đề tài trong sân khấu cải lương được dựng lên từ những câu chuyện đời sống quen thuộc của người dân Nam Bộ, thêm vào đó là những câu chuyện mang màu sắc xã hội.Đề tài để dựng lên một vở cải lương không hề khan hiếm cũng không hề kén chọn.Người ta có thể dùng bất cứ nội dung đề tài nào để dựng lên một câu chuyện cải lương với những câu hát da diết, thầm đẫm tình cảm trong đó. Chúng ta có thể thấy những vở cải lương rất nổi tiếng như Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên, ... Ngoài ra, những câu chuyện tạo nên vở cải lương cũng có thể là các truyện nổi tiếng ở nước ngoài. Tóm lại, cải lương có thể dung nạp bất kì nội dung nào để tạo nên một vở kịch cải lương đặc sắc nhưng không thể thiếu trong đó là cái chất riêng của người Nam Bộ, cái hồn riêng của nghệ thuật sân khấu truyền thống được thổi vào đó qua từng câu chữ, từng tiếng hát.

Sân khấu cải lương cũng như các loại hình tuồng chèo, ... được coi là một loại hình sân khấu ca kịch. Dựa theo những khuôn nhạc đã có sẵn, từng vào từng vở diễn mà người sáng tác đã viết nên những lời bài hát phù hợp với từng câu chuyện diễn biến trong đó. Sân khấu cải lương quy tụ hầu như tất cả các loại hình dân ca của miền Nam Việt Nam. Nó sử dụng vốn ca từ phong phú của dân ca Nam Bộ, từ những câu hò, những điệu lý như lý con sáo, lý giao duyên, lý ngựa ô, ... đều được sử dụng và vận dụng trong cải lương hết sức sáng tạo và nhuần nhuyễn. Có lẽ vì thế, người ta yêu thích cải lương bởi sự ngẫu hứng, sự tinh tế, nồng nàn, da diết qua từng câu hát quen thuộc, từ những sân khấu được dàn dựng chi tiết.

Không chỉ độc đáo trong cách bố cục hay lựa chọn đề tài, cải lương còn làm người ta ngạc nhiên khi có thể dung nạp và làm hòa hợp cả hai dàn nhạc cổ và tân. Nếu như với các loại hình dân ca khác, người ta chỉ có thể sử dụng các loại nhạc cụ cổ điển để tạo nên âm thanh cho vở diễn thì đến với cải lương, nó lại có thể hòa hợp được cả hai loại hình nhạc cụ này.Nói đến nhạc trong các vở diễn cải lương, nó đóng một vai trò hết sức quan trọng.Nó là công cụ giúp làm đẹp cho giọng hát của diễn viên, khiến cho diễn viên có thể dùng nó để tô điểm cho không chỉ giọng hát của mình mà còn thể hiện cả diễn biến tâm lý của nhân vật được thể hiện nữa.Nét riêng trong dàn nhạc của cải lương như đã nói ở trên là sự hòa trộn tham gia của hai dàn nhạc.Chúng không những không lấn át nhau, không kệch cỡm mà lại có sự giao thoa, bổ trợ lẫn nhau, tạo nên một bản phối hoàn hảo cho loại hình cải lương này.Trong đó, dàn nhạc cổ điển giữ vai trò chủ đạo trong những vở diễn cải lương. Nó luôn luôn giữ linh hồn trong từng câu hát và bổ sung vào đó là những nhạc cụ hiện đại cũng rất đa dạng, đầy màu sắc.

Loại hình cải lương cũng có lối diễn khác so với các loại hình khác của dân ca Nam Bộ. Nếu như các điệu hò, điệu lý của Nam Bộ chỉ chuộng về giọng hát, không chuộng cử chỉ hành động thì cải lương lại khác. Nó không chỉ yêu cầu diễn viên phải có một giọng hát tốt, với các quãng sâu và rộng, nó còn yêu cầu diễn viên phải có được sự dẻo dai trong các cử động, cử chỉ. Nói chung, cải lương đã mở ra một lối mới trong dân ca miền Nam, với cách diễn như kịch nói nhưng lại sử dụng hình thức lời ca. Nghệ thuật cải lương hình thành từ lâu, nhưng trước kia, nó chỉ được dàn dựng để phục vụ khi có nhu cầu từ những quán hát hay từ những quan chức chính quyền. Ngày nay, cải lương đã trở thành một nét văn hóa truyền thống mà đi đến bất cứ đâu ở Nam Bộ, ta cũng có thể nghe thấy những câu hát cải lương vọng lên da diết thân thương. Với chiều dài và bề dài lịch sử, cải lương đã sớm trở thành biểu tượng văn hóa của Nam Bộ, Việt Nam.

Cải lương đã làm nên tên tuổi của mình trong lòng những khán giả yêu mến nó bởi không ít những vở diễn thành công. Trong số đó, không thể kể tên các vở cải lương nổi tiếng, để lại dấu ấn khó phai mờ trong lòng khán giả như vở Lan và Điệp, Tô Ánh Nguyệt (Trần Hữu Trang), Kiều Nguyệt Nga (Ngọc Cung), Đời cô Lựu (Trần Hữu Trang), ... cùng với đó là các nghệ sĩ nổi tiếng đã thể hiện thành công cải lương trên màn ảnh như nghệ sĩ Kim Cương, nghệ sĩ Út Bạch Lan, nghệ sĩ Thanh Sang, Ngọc Giàu, ... Chính những vở cải lương và những nghệ sĩ tâm huyết này đã mang khán giả không chỉ ở riêng Nam Bộ mà còn là khán giả cả nước cũng như nước ngoài đã trở nên gần gũi hơn, yêu mến hơn và quý trọng hơn loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống này.

Trong nửa đầu của thế kỉ trước, đã có những lúc sân khấu cải lương trở lên vị trí độc tôn, trên mọi loại hình ca nhạc khác.Ngày nay, công chúng vẫn luôn yêu mến loại hình này tuy đã không còn được phổ biến rộng rãi như trước nữa.Nhưng cải lương vẫn đang được các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là người dân Nam Bộ lưu truyền và gìn giữu qua bao năm tháng. Cùng với đó, những người nghệ sĩ tâm huyết với cải lương như Bạch Tuyết, Út Bạch Lan, ... vẫn tổ chức những đêm nhạc cải lương để phục vụ đông đảo người dân yêu mến loại hình này. Những nghệ sĩ trẻ cũng đang chung tay hành động, bảo vệ và phát triển cải lương. Họ đã đem cải lương ra cả hải ngoại để phục vụ cho bà con Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài và tuyên truyền để phát huy hơn nữa nghệ thuật sân khấu truyền thống này của Việt Nam.Cùng với sự phát triển của sân khấu điện ảnh, của những gameshow truyền hình, cải lương ngày nay không còn có được vị thế huy hoàng như trước kia. Thế nhưng không vì thế, sự yêu mến đối với bộ môn này bị mất đi trong lòng những người yêu văn hóa. Cải lương cũng đã trải qua những thăng trầm, thử thách khắc nghiệt của lịch sử, nhưng nó vẫn đang ở lại cùng người dân Nam Bộ nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Và nó sẽ còn được giữ gìn, phát huy và trường tồn cùng dòng lịch sử của Việt Nam và xứng danh là nghệ thuật sân khấu truyền thống của Nam Bộ.

16 tháng 4 2019

Tham khảo:

Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ

Nghệ thuật Đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ, ra đời vào đầu thế kỷ 20, trên cơ sở kế thừa và cải biên dòng nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Nhạc cụ dùng trong ĐCTT gồm: Đờn kìm, đờn tranh, đờn cò, đờn sến, đờn độc huyền (đờn bầu)...và gõ nhịp song lang. ĐCTT một đặc sản âm nhạc của Nam bộ.

Nghệ thuật ĐCTT Nam bộ được Bộ VH-TT&DL công nhận DSVHPVTQG đợt đầu tiên (2012) với quyền sở hữu của 21 tỉnh, thành Nam bộ. Ngày 5/12/2013, ĐCTT đã được UNESCO vinh danh DSVHPVT đại diện của nhân loại.

Những di sản văn hóa đặc sắc của Nam bộ - Ảnh 1

Sinh hoạt câu lạc bộ ĐCTT ở TP Bạc Liêu.

Theo GS.TS Trần Văn Khê, nếu miền Bắc có ca trù, miền Trung có ca Huế, thì ĐCTT là một sinh hoạt văn hóa giải trí của người Việt ở miền Nam. Nếu ca trù quan trọng nhất là người ca nương, kế đó mới đến người đờn là phụ họa, ở ca Huế cũng tương tự, thì với ĐCTT ở miền Nam, đờn quan trọng có khi còn hơn ca nữa và đã chơi thì bất kể sang hèn.

GS.TS Trần Văn Khê cho rằng: “Đến hôm nay, Nghệ thuật ĐCTT Nam bộ được cả thế giới vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Niềm hạnh phúc ấy trước hết do công sức, trí tuệ, tâm huyết của các bậc tiền nhân, của bao thế hệ nghệ nhân đã lao động sáng tạo, gìn giữ, trao truyền mà có”.

21 tháng 3 2020

Tham khảo , tham khảo thôi !!

Có rất nhiều loài vật đã được con người thuần hoá, nuôi dưỡng và trở thành "thú cưng" trong mỗi gia đình. Nhưng trong số đó, có thể nói mèo là loài vật được yêu chiều, nâng niu nhất.

    Mèo nhà là một phần loài trong họ mèo (trong họ mèo còn có báo, linh miêu..). Theo những căn cứ khoa học đáng tin cậy thì chúng đã sống gần gũi với loài người trong khoảng từ 3.500 năm đến 8.000 năm.

    Có rất nhiều các giống mèo khác nhau, một số không có lông hoặc không có đuôi. Các màu lông mèo rất đa dạng: màu trắng, màu vàng, màu xám tro... Có những chú mèo mang nhiều màu lông nên có những tên gọi như mèo tam thể (có ba màu lông), mèo vằn (hai màu lông chạy xen nhau), mèo đốm,...

    Mèo con từ 1 tháng tuổi trở lên đã được mèo mẹ dạy các động tác săn bắt mồi như chạy, nhảy, leo trèo, rình và vồ mồi. Mèo 4 tháng tuổi có thể bắt được chuột, gián, thạch sùng... Chúng giao tiếp bằng cách kêu "meo”, "mi-ao", "gừ-gừ", rít, gầm gừ và ngôn ngữ cơ thể. Mèo trong các bầy đàn sử dụng cả âm thanh lẫn ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với nhau.

    Thông thường mèo nặng từ 2,5 kg đến 7 kg. Cá biệt, một số chú mèo từng đạt tới trọng lượng 23kg vì được cho ăn quá nhiều. Trái lại, cũng có những chú mèo rất nhỏ (chưa tới 1,8 kg), ở tình trạng nuôi trong nhà, mèo thường sống được từ 14 năm tới 20 năm. Chú mèo già nhất từng biết đến trên thế giới đã sống 36 năm. Mèo giữ năng lượng bằng cách ngủ nhiều hơn đa số các loài động vật khác, đặc biệt khi chúng già đi. Thời gian ngủ hàng ngày có khác nhau, thường là 12 giờ đến 16 giờ, mức trung bình 13 giờ đến 14 giờ. Một số chú mèo có thể ngủ 20 giờ trong ngày. Vì thường chỉ hoạt động nhiều lúc mặt trời lặn, mèo rất hiếu động và hay đùa nghịch vào buổi tối và sáng sớm. Mèo là những "vận động viên điền kinh" tài giỏi có thể chạy rất nhanh và nhảy xuống đất từ độ cao lớn. Có điều đó vì chúng có cấu tạo cơ thể rất đặc biệt.

    Mèo có bốn chân, mỗi bàn chân đều có vuốt và đệm thịt ở phần tiếp xúc với mặt đất. Giống như mọi thành viên khác của họ mèo, vuốt của mèo thu lại được. Bình thường, ở vị trí nghỉ các vuốt được thu lại trong da và lông quanh đệm ngón. Điều này giữ vuốt luôn sắc bởi chúng không tiếp xúc với mặt đất cũng như cho phép mèo đi nhẹ nhàng rình mồi. Các vuốt chân trước thường sắc hơn so với phía sau. Mèo có thể giương một hay nhiều vuốt ra tùy theo nhu cầu. Khi rơi từ trên cao xuống, mèo có thể sử dụng cảm giác thăng bằng sắc bén và khả năng phản xạ của nó tự xoay thân tới vị trí thích hợp. Khả năng này được gọi là "phản xạ thăng bằng." Nó luôn chỉnh lại thăng bằng cơ thể theo một cách, khiến chúng luôn có đủ thời gian thực hiện phản xạ này khi rơi. Giống như chó, mèo là loài vật đi trên đầu ngón chân: chúng bước trực tiếp trên các ngón, các xương bàn chân của chúng tạo thành phần thấp nhìn thấy được của cẳng chân. Mèo có thể bước rất chính xác, bởi vì khi đi, chúng đặt bàn chân sau (hầu như) trực tiếp lên đầu của bàn chân trước, giảm thiểu tiếng ồn và dấu vết để lại. Điều này cũng giúp chúng có vị trí đặt chân sau tốt khi bước đi trên bề mặt ghồ ghề.

    Hỗ trợ đắc lực cho mèo trong quá trình di chuyển, ngoài chân ra còn có đuôi. Đuôi mèo dài và uyển chuyển, chúng được dùng để xua đuổi ruồi muỗi. Nhưng chức năng chủ yếu là giữ thăng bằng khi chạy nhảy leo trèo.

    Tai mèo khá thính. Đa số mèo có tai thẳng vểnh cao. Nhờ tính năng động cao của cơ tai mà mèo có thể quay người về một hướng và vểnh tai theo hướng khác. Mắt mèo cũng là một bộ phận khá đặc biệt. Nghiên cứu cho thấy tầm nhìn của mèo tốt nhất vào ban đêm so với người, và kém nhất vào ban ngày. Màu mắt của mèo khá đa dạng: màu vàng, màu đen, màu nâu, màu xanh... về thính giác, con người và mèo có tầm thính giác ở mức thấp tương tự như nhau, nhưng mèo có thể nghe được những âm thanh ở độ cao lớn hơn, thậm chí tốt hơn cả chó. Khi nghe âm thanh nào đó, tai mèo sẽ xoay về hướng đó; mỗi vành tai mèo có thể quay độc lập về hướng nguồn âm thanh. Khứu giác của mèo cũng rất phát triển. Nó mạnh gấp 14 lần so với của con người. Số lượng tế bào khứu giác ở mũi của chúng cũng nhiều gấp đôi, do dó mèo có thể ngửi thấy những mùi mà chúng ta không nhận thấy được.

    Mèo là động vật ăn thịt thế nên đối tượng để nó săn mồi cho nhu cầu sinh tồn là những loài vật nhỏ như: chuột, rắn, cóc nhái, cá... Vũ khí để săn mồi là móng vuốt. Khi gặp con mồi, nó thường đứng từ xa cách con mồi khoảng chừng 5 đến 6 mét. Sau đó nó nằm bẹp hạ cơ thể xuống sát đất, mắt chăm chăm nhìn không nháy mắt đến đối tượng đồng thời bước tới con mồi cần săn rất nhẹ nhàng. Khi đến gần khoảng cách mà nó cảm thấy ăn chắc, loài mèo tung ra sức mạnh cuối cùng bằng cách đẩy mạnh 2 chân sau và đồng thời phóng mạnh toàn cơ thể tới phía trước và dùng móng sắc nhọn duỗi thẳng ra và chụp lấy con mồi. Ngày nay, loài mèo luôn sống với người qua nhiều thế hệ con cháu. Cho nên, thức ăn của loài mèo là cơm hoặc thức ăn sẵn. Nhưng thức ăn ưa thích nhất của loài mèo vẫn là món cá.
Mèo thường tránh nơi ẩm ướt và ở rất sạch sẽ. Để làm vệ sinh cho cơ thể, nó thường thè lưỡi ra, tiết nước bọt vào chân của nó rồi bôi lên mặt và toàn thân thể. Hành động này cho thấy mục đích nó muốn xóa sạch các vết bẩn, ngay cả hơi tay của con người vừa mới bồng hay vuốt ve nó. Loài mèo luôn tự làm lấy vệ sinh cho cơ thể nhiều lần trong ngày, thường là lúc nó mới ngủ dậy hay đi đâu đó về. Hành động đó đã trở thành thói quen thường thấy ở loài mèo ngay cả khi cơ thể của nó không có vết bẩn nào cả.

    Trải qua một thời gian dài được con người thuần dưỡng, ngày nay, mèo đã trở thành một loài vật cưng trong nhiều gia đình, đặc biệt là các em nhỏ. Mèo không chỉ là một "người bảo vệ", một "dũng sĩ diệt chuột" mà còn là một loài vật cảnh hết sức dễ thương. Có lẽ bởi vậy, tình cảm giữa con người và loài mèo sẽ ngày càng gắn bó hơn.

học tốt

 

23 tháng 3 2020

Thanks

31 tháng 3 2021

tham khảo

Phá Tam Giang - Thừa Thiên Huế không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp của sự hòa quyện giữa sông nước với mây trời mà còn bởi chỉnh những con người nơi mảnh đất miền trung nắng gió này.

Phá Tam Giang là một phá nằm trong hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. Diện tích phá Tam Giang khoảng 52 km², trải dài khoảng 24 km theo hướng tây tây bắc-đông đông nam từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương, thuộc địa phận của ba huyện là Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế. Phá Tam Giang có độ sâu từ 2m đến 4m, có nơi sâu tới 7m, là nơi hội tụ của 3 con sông lớn là sông Ô Lâu, sông Hương và sông Bồ trước khi đổ ra biển qua cửa Thuận An.

Để đến Phá Tam Giang, bạn có thể đi bằng đường bộ qua quốc lộ 49 hoặc len lỏi qua các làng cổ từ kinh thành Huế. Nhưng thú vị hơn cả là đi đò từ bến đò Vĩnh Tu để khám phá vẻ đẹp của đầm phá và nét sinh hoạt của các làng chài.

Trái ngược với vẻ đẹp u tịch, cổ kính, man mác buồn của xứ Huế mộng mơ, phá Tam Giang lại mang trong mình một vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình, gió nồng nàn và nắng chứa chan.

Với chiều dài khoảng 24km, khởi nguồn từ cửa sông Ô Lâu, hòa mình với dòng sông Hương hiền hòa trước khi đổ ra cửa biển Thuận An, Tam Giang là một trong những con phá lớn nhất Đông Nam Á. Nơi đây tập trung nhiều cò, vạc, sâm cầm, ngỗng trời, vịt trời... bơi trắng mặt nước, vẽ nên khung cảnh  nên thơ mà cũng hết sức sống động. Du khách có thể xuôi dòng nước trên con thuyền nhỏ, thả hồn mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên để cảm nhận một vùng trời nước đã từng đi vào thơ, ca, nhạc, hoạ.

Đến với đàm phá Tam Giang bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỷ ảo của đầm phá rộng lớn mênh mông trong ánh bình minh hay lúc chiều tà, khi những tia nắng cuối cùng của một ngày còn sót lại trên mặt nước lung linh. Những cung bậc màu sắc của thiên nhiên đã tạo cho đầm phá Tam Giang một vẻ đẹp muôn màu.

Đầm phá đẹp khi khoác lên mình màu áo của ánh chiều tà như ôm cả bầu trời mây tím thẫm vào lòng nước. Sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn ngồi trên những con thuyền nhỏ trôi lững thững trên mặt nước và đắm mình trong mênh mang trời nước.

Ngay từ đầu bến là một khu chợ nhộn nhịp về chiều khi các đoàn ghe thuyền đánh bắt thuỷ hải sản trở về, tôm, cá, mực tươi  được chuyển lên chợ rồi từ đó đi khắp các vùng.

Những người dân nơi đây đa phần  sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản. Đêm xuống cũng là lúc họ đi thuyền ra đầm, buông lưới, thả lừ đánh bắt thủy sản và mang ra chợ bán vào sáng hôm sau. Người dân nơi đây hiền hòa, chất phác và cũng rất hiếu khách. Nếu bạn ngỏ lời họ có thể mời bạn cùng du ngoạn sông nước vào buổi đêm và chiêu đãi đặc sản nơi đây.

Sẽ là một trải nghiệm đầy thú vị nếu bạn được một lần ngủ lại trên con phá này, cảm nhận bầu không khí trong lành và thưởng thức những sản vật thiên nhiên ban tặng.

Khung cảnh đẹp nhất khi đến phá Tam Giang mùa này có lẽ là lúc bình minh và hoàng hôn. Mặt trời đỏ rực như hòn son khuất dần trên mặt nước mênh mông. Tất cả trở nên vàng óng ả tạo nên một bức tranh thanh bình và thơ mộng.

 

Chiều trên phá Tam Giang là một khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục đã đi vào văn thơ và hội họa bởi sụ hiền hoà, thơ mộng trữ tình với cảnh nước biếc và  xa xa là từng hàng phi lao chắn cát rì rào trong từng cơn gió.

Chắc chắn Phá Tam Giang sẽ hấp dẫn bạn ngay khi đặt chân đến nơi đây. Tất cả những gì bạn cảm nhận được ở nơi con nước mênh mông này là cuộc sống thật thanh bình, yên cả, người dân thân thiện, chất phác và cảnh vật say đắm lòng người.

Đề văn thuyết minha) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).b) Giới thiệu một tập truyện.c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê...
Đọc tiếp

Đề văn thuyết minh

a) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).

b) Giới thiệu một tập truyện.

c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.

e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.

g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.

h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, kiến trúc,…).

i) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.

k) Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.

l) Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giấy, phở, cốm,…).

m) Giới thiệu về tết Trung thu.

n) Giới thiệu một đồ chơi dân gian.

- Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên

- Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh để tìm hiểu đề văn và yêu cầu về nội dung của bài văn thuyết minh.

1
14 tháng 5 2017

- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…

- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:

   + Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…

   + Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh

10 tháng 7 2018

Bố cục thường gặp nhất khi làm bài văn thuyết minh là bố cục bao gồm 3 phần:

   - Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh

   - Thân bài: Trình bày một cách chi tiết, cụ thể về các mặt như: cấu tạo, đặc điểm, lợi ích, và những điểm nổi bật khác của đối tượng.

   - Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.

23 tháng 11 2021

dạ khuyên là nên tự viết ạ!