K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2023

Đời Trần. Chùa Thái Lạc được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn còn giữ được nhiều di vật gỗ thời Trần như bộ vì nhà, các bức cốn, cột chạm nhạc công tấu nhạc, nữ thần chim (Kinnari), em bé nâng hoa sen, rồng, phượng, hoa lá... Tác phẩm đá Tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ là tượng hổ sớm nhất của kỷ nguyên độc lập tự chủ của Việt Nam còn lại đến nay, được ước đoán tạc vào khoảng năm 1264. Tượng hổ đã được đưa về bày ở sân Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, ở thế nằm tự nhiên hơi nghiêng về bên trái, gắn liền thân với bệ thành một khối, đang nghỉ ngơi song đầu nghểnh cao quan sát. Tượng có kích cỡ dài 143 cm, cao 75 cm, rộng 64 cm. Tượng hổ trong tư thế nằm dễ chồm dậy, các chân được gấp lại đưa về đằng trước, đuôi dài quặt về cùng phía xuôi chiều. Thân mình hổ được thể hiện bằng những mảng khối căng phồng như thấy cả cơ bắp. Đây là tác phẩm điêu khắc tượng tròn điển hình của thời Trần với phong cách hiện thực và khỏe khoắn. Chùa Dâu (hay chùa Pháp Vân, chùa Ứng Tự) trăm gian và cầu Chín Nhịp tại xã Khương Tự (Bắc Ninh) cũng là công trình kỹ thuật đáng kể, tương truyền do Mạc Đĩnh Chi xây cất.

31 tháng 12 2022

Hoàng thành Thăng Long được hình thành vào năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư đến Đại La và cho xây dựng Kinh thành cũng như hàng loạt cung – điện, trong đó có Hoàng thành Thăng Long.Theo sách sử và tài liệu khảo cổ, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách, bao gồm: vòng ngoài cùng là La thành hay Kinh thành – nơi sinh sống của cư dân, vòng ở giữa là Hoàng thành – khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều, và vòng trong cùng là Tử Cấm thành hay Long Phượng thành – nơi dành cho vua, hoàng hậu, và các thành viên hoàng tộc khác. Với những giá trị lịch sử, văn hóa mà công trình kiến trúc đặc biệt này mang lại, vào năm 2010, tổ chức UNESCO đã công nhận Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản Văn hóa thế giới, và trở thành địa điểm nghiên cứu khoa học cũng như tham quan du lịch nổi tiếng của Hà Nội.

1 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !!

 

* Những thành tựu về văn hóa:

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Sử học: có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

- Địa lí: có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.

=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.

Quốc gia Đại Việt thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu về văn hóa, giáo dục do:

- Đất nước thái bình, yên ổn, không còn chiến tranh.

- Những chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của Nhà nước đã khuyến khích, tạo điều kiện cho kinh tế, văn hóa, giáo dục phát triển.

- Giáo dục, khoa cử phát triển nên đào tạo được nhiều nhân tài giúp nước.

- Nhân dân ta có truyền thống thông minh, hiếu học.

1 tháng 3 2021

Em cảm ơn nha !!!yeuyeuyeu.

Thanks you.yeu

13 tháng 12 2021

Tham khảo

 

* Những thành tựu về văn hóa:

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

- Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.

⇒ Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.
 

- Nghệ thuật thời Lý phát triển đa dạng, độc đáo, mang những nét riêng của dân tộc, phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta thời bấy giờ.

- Nhiều công trình nghệ thuật có giá trị như: Chùa Một Cột, tháp Báo Thiên (Thăng Long), tháp Chương Sơn (Nam Định), chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh),… thể hiện trình độ khéo léo, tinh vi của bàn tay người nghệ nhân.

- Các loại hình nghệ thuật ca múa dân gian như: hát chèo, múa rối nước,… cùng nhiều nhạc cụ dân tộc đặc sắc cũng rất phổ biến, xuất hiện ở nhiều nơi.

=> Như vậy, nghệ thuật thời Lý mang phong cách đa dạng, độc đáo, linh hoạt đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc - văn hóa Thăng Long. Đây chính là thời kì định hình một nền văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc.


 

13 tháng 12 2021

* Những thành tựu về văn hóa:

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

- Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.

=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.