K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2020

"Xuân, xuân ơi, xuân đến rồi" đó là lời bài hát để nhắc đến mùa xuân đã về. Xuân về, cây cối và hoa lá đua nhau nở, khoe sắc thắm. Bầu trời xuân xanh trong thoát khỏi chiếc áo xám xịt của mùa đông, những đám mây vì vậy cũng trắng trong, trôi lững lờ hơn. Những chú chim cất tiếng hót véo von cùng hòa tấu lên khúc nhạc chào xuân. Thỉnh thoảng vào buổi sáng sớm, những cơn mưa phùn làm ướt cành lá. Thời tiết hơi se se lạnh nên mọi người ai cũng mặc áo ấm. Em rất thích mùa xuân vì nó mang lại cho con người may mắn và hạnh phúc.

18 tháng 11 2021

Giúp mk với!!

10 tháng 5 2020

Bạn có thể tham khảo:

Bác Hồ là một tấm gương sáng về mọi mặt cho chúng ta noi theo, đặc biệt là học tập. Là con trai của một gia đình sĩ phu yêu nước, sớm có chí trả thù giặc, em bé Nguyễn Sinh Cung sinh ra và lớn lên đến năm hơn mười tuổi đã tham gia cách mạng. Khi được hai mươi mốt tuổi lấy tên Văn Ba chàng thanh niên mảnh khảnh ngày xưa đi làm phụ bếp, thăm dò tình hình chính trị Pháp. Đi qua bao nhiêu quốc gia, Bác Hồ biết được tiếng và nói thành thạo được ngôn ngữ của quốc gia đó. Không những thế,Bác còn học được tiếng của các dân tộc thiểu số trong nước. Chúng ta không thể ngờ, một người cao quý như Bác lại có chí lớn như vậy. Người vẫn sáng mãi trong chúng ta với cương vị thầy giáo, cha già.

Lưu ý: Những từ in đậm là cách thay đổi xưng hô về Bác

11 tháng 5 2020

Thuở bé, Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học ngay cả khi đốn củi, kéo vó tôm. Vì nhà nghèo nên buổi tối không có đèn, cậu bé bèn bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng mà đọc sách. Nhờ học say mê và chăm chỉ như vậy nên chẳng bao lâu Khái đỗ tiến sĩ rồi làm quan to cho nhà Lê. Ông còn có công truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng. Nhân dân biết ơn ông nên tôn ông là “Ông tổ nghề thêu”.

*Ryeo*

28 tháng 12 2021

Từng tia nắng ấm áp dần xuất hiện khiến em chợt nhận ra rằng mùa xuân đã về thật rồi. Thỉnh thoảng em lại nghe thấy tiếng chim oanh hót vang giữa không gian, bầu trời không còn xám xịt như mùa đông nữa, những đám mây trắng lại dần xuất hiện. Cây hoa trước cửa nhà cũng hé lộ những nụ hoa nhỏ xinh cùng những chiếc lá xanh non nhỏ xíu. Cả thảm cỏ cũng tràn ngập một sắc xanh mơn mởn đầy sức sống. Dù tiết trời còn lạnh nhưng đã không còn cái giá buốt mà nàng tiên mùa đông mang đến nữa. Cây đào nhà ai đã điểm những bông hoa nhỏ xinh trên cành lá, đua nhau khoe sắc thắm. Trên con đường đến trường, em đều có thể thấy được những sắc màu khác nhau trong khu vườn của mọi người, hương thơm của hoa, của nắng, của gió, tất cả hòa quyện vào với nhau trong không gian, khiến con người cảm thấy thoải mái và thấy mình như trẻ hơn, khỏe hơn. Ai cũng vui vẻ và cảm thấy hạnh phúc. Mùa xuân kì diệu như vậy đấy! Vậy nên nó chính là mùa em yêu thích nhất.

10 tháng 8 2023

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ta ngày một phát triển. (Câu trần thuật - trình bày)Cùng với đó là sự hiểu biết về trình độ và khả năng chuyên môn là điều không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên, đã có nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lí thuyết ở nhà trường mà đôi khi quên mất phải thực hành-một điều hết sức quan trọng. Mối quan hệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành”. Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học ở sách vở và thực tế cuộc sống. Học để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân. Tuy nhiên khi học phải tóm lược kiến thức cơ bản để dễ nhớ, dễ vận dụng… Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hàng ngày. Ví dụ như một bác sĩ đem những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho mọi người. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên…để phục vụ đời sống con người. Học sinh vận dụng những điều thầy giáo dạy để làm một bài toán khó, một bài văn…Đó là hành. Bác Hồ cũng đã từng khẳnng định: Học để hành, có nghĩa là học để cho tốt. Thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha ta ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri lí ( Không học thì không biết đâu là phải, là đúng). Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chằng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi. Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm. Như khi ta học lí thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những kiến thức đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để nắm vững những lí thuyết ấy. Nói chung phương châm “Học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được! Vậy nên chúng ta phải vừa học vừa thực hành. (Câu cầu khiến - đề nghị)

Tuệ Lâm

2 tháng 12 2021

buổi sáng thật đấy 

6 tháng 3 2018

(1)Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nhưng rất hiếu học .(2)Ngày ngày , mỗi lần gánh củi đi qua ngôi trường gần nhà , cậu bé lại ghé vào học lỏm . (3)Thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học , thầy đồ cho phép cậu được vào học cùng chúng bạn . (4)Nhờ thông minh , chăm chỉ , cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành trò giỏi nhất trường.

Sử dụng câu thay thế:
(1) Nhà tuy rất nghèo, nhưng Mạc Đĩnh Chi rất hiếu học.
(2) Thuở nhỏ, từng hôm, đi mót củi, cậu bé lại tranh thủ ghé vào lớp học thầy đồ gần nhà để học lỏm.
(3) Thấy cậu nhà nghèo ham học, thầy đồ gọi vào học cùng chúng bạn. 
(4) Nhờ sáng dạ lại cần cù, cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất lớp của thầy đồ

6 tháng 3 2018

(1)Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nhưng rất hiếu học .(2)Ngày ngày , mỗi lần gánh củi đi qua ngôi trường gần nhà , cậu bé lại ghé vào học lỏm . (3)Thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học , thầy đồ cho phép cậu được vào học cùng chúng bạn . (4)Nhờ thông minh , chăm chỉ , cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành trò giỏi nhất trường.

Sử dụng câu thay thế:
(1) Nhà tuy rất nghèo, nhưng Mạc Đĩnh Chi rất hiếu học.
(2) Thuở nhỏ, từng hôm, đi mót củi, cậu bé lại tranh thủ ghé vào lớp học thầy đồ gần nhà để học lỏm.
(3) Thấy cậu nhà nghèo ham học, thầy đồ gọi vào học cùng chúng bạn. 
(4) Nhờ sáng dạ lại cần cù, cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất lớp của thầy đồ