K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ 4 Câu 1: (5 điểm) Cho đoạn văn sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. (Trích Ngữ văn 7 – Tập 2) a. Hãy cho biết, đoạn văn trên được...
Đọc tiếp

ĐỀ 4 Câu 1: (5 điểm) Cho đoạn văn sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. (Trích Ngữ văn 7 – Tập 2) a. Hãy cho biết, đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả của văn bản đó. Em hiểu gì về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác văn bản? b. Tìm hình ảnh so sánh trong đoạn văn và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh ấy. c. Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay. Bản thân em là một học sinh, em thể hiện tinh thần yêu nước của mình như thế nào? Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu có trạng ngữ (gạch chân, ghi chú) help me ae ơi

1
11 tháng 2 2020

a. Đoạn văn được trích từ văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta". Tác giả Hồ Chí Minh.

- Xuất xứ: Trích từ Báo cáo chính trị

Tháng 2/1951 – Đại hội lần 2 của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Hoàn cảnh sáng tác: Mùa xuân năm 1951, tại Việt Bắc, Đại hội Đảng Lao động Việt Nam (nay là ĐCSVN) lần thứ II được tổ chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt ban chấp hành trung ương Đảng đọc Báo cáo chính trị quan trọng. Trong đó có đoạn bàn về Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

b. So sánh "nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ... lũ cướp nước".

-> So sánh khẳng định sức mạnh to lớn của lòng yêu nước.

Mọi người giúp em với ạ. Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói: - Ù! Thông tôm, chi chi nảy!... Điếu mày! ... Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ,...
Đọc tiếp

Mọi người giúp em với ạ.

Câu 1:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“ Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:

- Ù! Thông tôm, chi chi nảy!... Điếu mày!

...

Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!”

(Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốna.

a. Hãy nêu nội dung của đoạn văn trên?.

b. Nêu những đặc sắc nghệ thuật tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?

c. Từ nội dung, ý nghĩa đoạn văn trên, em rút ra bài học gì cho bản thân ? (Hãy viết 2 đến 3 câu văn nêu suy nghĩ của mình).

Câu 2:

Viết đoạn văn (6-8 câu) nêu suy nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác Hồ

0
Câu 1. Đáp án nào chính xác nhất khi nói về nội dung phản ánh của ca dao, dân ca ? A. Tình cảm, đời sống nội tâm của con người B. Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước C. Thân thận khổ đau của người phụ nữ D. Thói hư tật xấu trong xã hội cũ Câu 2. Thể thơ chủ yếu của ca dao, dân ca ? A. Lục bát B. Song thất lục bát C. Ngũ ngôn tứ tuyệt D. Thất ngôn tứ tuyệt Câu 3. Trong bài thơ Qua Đèo Ngang,...
Đọc tiếp

Câu 1. Đáp án nào chính xác nhất khi nói về nội dung phản ánh của ca dao, dân ca ?

A. Tình cảm, đời sống nội tâm của con người B. Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước

C. Thân thận khổ đau của người phụ nữ D. Thói hư tật xấu trong xã hội cũ

Câu 2. Thể thơ chủ yếu của ca dao, dân ca ?

A. Lục bát B. Song thất lục bát C. Ngũ ngôn tứ tuyệt D. Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 3. Trong bài thơ Qua Đèo Ngang, cảnh Đèo Ngang hiện lên với đặc điểm như thế nào ?

A. Thoáng đoãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ

B. Mênh mông, bát ngát và ấm áp sự sống con người

C. Rộng lớn, hùng vĩ với cỏ cây um tùm, rậm rạp, đầy sức sống

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 4. Trong câu " Nhớ nước đau lòng, con quóc quốc/ Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia", tác giả đã sử dụng BPTT nào ?

A. Điệp ngữ B. So sánh C. Ẩn dụ D. Chơi chữ

Câu 5. Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng có chung nội dung là gì ?

A. Cảnh đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc, tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ

B. Tình cảm với thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ

C. Cảnh đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc, tâm hồn chiến sĩ và thi sĩ của Bác Hồ

D. Nỗi suy tư, trăn trở cho vận mệnh dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh

2
28 tháng 11 2018

Câu 1. Đáp án nào chính xác nhất khi nói về nội dung phản ánh của ca dao, dân ca ?

A. Tình cảm, đời sống nội tâm của con người

B. Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước

C. Thân thận khổ đau của người phụ nữ D. Thói hư tật xấu trong xã hội cũ

Câu 2. Thể thơ chủ yếu của ca dao, dân ca ?

A. Lục bát

B. Song thất lục bát

C. Ngũ ngôn tứ tuyệt

D. Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 3. Trong bài thơ Qua Đèo Ngang, cảnh Đèo Ngang hiện lên với đặc điểm như thế nào ?

A. Thoáng đoãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ

B. Mênh mông, bát ngát và ấm áp sự sống con người

C. Rộng lớn, hùng vĩ với cỏ cây um tùm, rậm rạp, đầy sức sống

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 4. Trong câu " Nhớ nước đau lòng, con quóc quốc/ Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia", tác giả đã sử dụng BPTT nào ?

A. Điệp ngữ

B. So sánh

C. Ẩn dụ

D. Chơi chữ

Câu 5. Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng có chung nội dung là gì ?

A. Cảnh đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc, tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ

B. Tình cảm với thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ

C. Cảnh đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc, tâm hồn chiến sĩ và thi sĩ của Bác Hồ

D. Nỗi suy tư, trăn trở cho vận mệnh dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh

28 tháng 11 2018

Câu 1. Đáp án nào chính xác nhất khi nói về nội dung phản ánh của ca dao, dân ca ?

A. Tình cảm, đời sống nội tâm của con người B. Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước

C. Thân thận khổ đau của người phụ nữ D. Thói hư tật xấu trong xã hội cũ

Câu 2. Thể thơ chủ yếu của ca dao, dân ca ?

A. Lục bát B. Song thất lục bát C. Ngũ ngôn tứ tuyệt D. Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 3. Trong bài thơ Qua Đèo Ngang, cảnh Đèo Ngang hiện lên với đặc điểm như thế nào ?

A. Thoáng đoãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ

B. Mênh mông, bát ngát và ấm áp sự sống con người

C. Rộng lớn, hùng vĩ với cỏ cây um tùm, rậm rạp, đầy sức sống

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 4. Trong câu " Nhớ nước đau lòng, con quóc quốc/ Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia", tác giả đã sử dụng BPTT nào ?

A. Điệp ngữ B. So sánh C. Ẩn dụ D. Chơi chữ

Câu 5. Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng có chung nội dung là gì ?

A. Cảnh đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc, tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ

B. Tình cảm với thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ

C. Cảnh đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc, tâm hồn chiến sĩ và thi sĩ của Bác Hồ

D. Nỗi suy tư, trăn trở cho vận mệnh dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau: a. Nhân dân ta thường khuyên nhau: Anh em như chân với tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần Hãy giải thích câu ca dao đó? b. Ca dao xưa có câu: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn Hãy giải thích câu ca dao đó? c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông...
Đọc tiếp

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:
a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Hãy giải thích câu ca dao đó?
b. Ca dao xưa có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Hãy giải thích câu ca dao đó?
c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-
ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ
quốc”
Em hiểu câu nói trên như thế nào? Theo em, khi ngồi trên ghế nhà trường, ta nên
thể hiện tình yêu quê hương, đất nước như thế nào?
d. Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Em hãy giải thích ý nghĩa những câu thơ trên và nêu rõ vai trò, tác dụng của tình
yêu quê hương, đất nước đối với cuộc sống tâm hồn của mỗi con người?
e. Chủ tịch Hổ Chí Minh có nói: Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Em hiếu thế
nào là đoàn kết? Tại sao đoàn kết lại có sức mạnh vô địch ? Em phải làm gì để

6

thực hiện lời dạy đó ?
f. Tục ngữ xưa có câu :
Đất rắn trồng cây khẳng khiu,
Những người thô tục nói điều phàm phu.
Em hãy giải thích câu tục ngữ đó và nêu giá trị của nó trong việc nhắc nhở
thanh thiêu niên xây dựng phong cách sống văn minh trong thời đại ngày nay
g. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Hãy giải thích và làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ trên bằng một số bài học bổ
ích mà Dế Mèn (nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài)
học được trong quá trình phiêu lưu đó đây.
h. Giải thích về sức mạnh của niềm tin
i. Giải thích câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề”
j. Giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".
k. Bác Hồ dạy chúng ta: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc
nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”. Em hiểu lời dạy trên
đây của Bác như thế nào?
l. Ông cha ta thường nói: “Có học phải có hành” Em có ý kiến gì về lời dạy
trên. thực hiện theo các bước sau:a. Nêu định nghĩa: …nghĩa là gì (nghĩa đen, nghĩa bóng)? …có nghĩa gì…?
thế nào là….?
b. Lý giải: …tại sao phải?
c. Dẫn ra các biểu hiện
d. Ý nghĩa của vấn đề: …có tác dụng gì? Lợi gì? Hại gì? Có ý nghĩa gì đối
với cuộc sống?
e. So sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác: …có gì giống hay khác như
thế nào?
f. Chỉ ra nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng
g. Hướng người đọc tới suy nghĩ và hành động đúng: …trước vấn đề này
có suy nghĩ gì? Nên có thái độ như thế nào? Nên làm gì?...

1
30 tháng 3 2020

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:
a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

Dàn ý:

A. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Bên cạnh tình phụ tử, mẫu tử, thì tình anh em cũng là một tình cảm cao đẹp, trong sáng của người dân Việt Nam.

- Nêu vấn đề và khái quát ý nghĩa câu ca dao: Viết về tình anh em, câu ca dao: “Anh em...” đã mang đến cho chúng ta mỗi bài học quý giá về sự đoàn kết, yêu thương giữa những người con trong gia đình.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Giải thích

- Tay chân: 2 bộ phần trên cơ thể con người, hỗ trợ nhau để con người có thể hoạt động, không thể tách rời.

⇒ Anh em như thể tay chân: Anh em trong nhà khăng khít, gắn bó.

- Rách: khi khó khăn thiếu thốn; lành: khi sung túc, đầy đủ; dở hay: tốt hay xấu

⇒ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần: Khi khó khăn hay khi đầy đủ đều phải đùm bọc nhau; dù tốt hay xấu cũng đều phải biết giúp đỡ, dìu dắt nhau.

⇒ Câu ca dao nói về tình cảm gắn bó khăng khít giữa những người trong gia đình, răn dạy chúng ta cần phải biết đùm bọc, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.

Luận điểm 2: Tại sao lại nói như vậy

- Anh em trong nhà là những người có chung dòng máu, chung huyết thống, chung gốc gác, tổ tiên, cha mẹ. Vì vậy, tình cảm anh em là thứ tình cảm bền chặt, gắn bó khăng khít, như tay chân, như khúc ruột của nhau, giống như tình mẫu tử, phụ tử.

- Đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau vốn đã là truyền thống quý báu của dân tộc ta, vậy nên, những người sống dưới một mái nhà lại càng phải gắn bó, đùm bọc nhau trong mọi hoàn cảnh, dù khó khăn thiếu thốn, hay dù đầy đủ sung túc, đều phải nghĩ đến nhau.

- Giữa những người anh em trong gia đình luôn có một sợi dây kết nối bền chặt vô hình, khi một người gặp khó khăn, đau khổ thì tất cả những người còn lại cũng đều cảm nhận được nỗi đau đó, đồng cảm và cùng dìu dắt nhau bước qua khó khăn. Anh giúp đỡ em và ngược lại, em cũng yêu thương, giúp đỡ anh, cứ như vậy khăng khít không rời.

- Cả anh và em đều có nghĩa vụ phải chăm sóc cha mẹ, báo hiếu cha mẹ, tình cảm anh em bền chặt chính là điều mà những bậc sinh thành muốn các con mình hiểu được.

Luận điểm 3: Bài học rút ra

- Tình cảm anh em là thứ tình cảm gắn bó vô cùng khăng khít, thắm thiết, dù có chuyện gì xảy ra thì tình cảm đó vẫn mãi mãi bền chặt.

- Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta cần biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, nhường nhịn nhau. Khi trưởng thành, mặc dù mỗi người sẽ có một con đường riêng, một gia đình mới nhưng vẫn luôn phải nghĩ cho nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề

- Có rất nhiều trường hợp anh em sống không hòa thuận, vô tâm, ích kỉ, khi có người gặp khó khăn thì xa lánh, khinh bỉ,…

- Hoặc có những người còn cãi nhau, đánh nhau, tranh giành nhau tài sản bất chấp tình anh em hãm hại nhau…

C. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị câu ca dao: Câu ca dao luôn là bài học quý giá cho những người anh em trong gia đình.

- Liên hệ bản thân: Chúng ta cần biết giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống và giáo dục của những câu ca dao, tục ngữ.

Giải thích:

Người Việt Nam đã từ lâu đời rất coi trọng tình gia tộc. Anh em trong nhà phải sống hòa thuận, yêu thương nhau. Đó là đạo đức, là tình cảm mà ai cũng phải quan tâm. Từ xưa đã có bao lời khuyên dạy, lời ca, điệu ru của người đi trước nhằm xây dựng cuộc sống, gia đình đầm ấm, thuận hòa đó. Một trong những câu ca dao thề hiện lời răn dạy trên là:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần

Câu ca dao đã dùng hình ảnh so sánh để khẳng định tình cảm khắng khít giữa anh và em trong gia đình. Vật được đem ra so sánh là tay và chân trong cơ thể con người. Tay và chân là hai bộ phận của một cơ thể có quan hệ khắng khít với nhau, hỗ trợ cho nhau. Tay và chấn giúp con người có khả năng lao động để làm ra của cải vật chất. Nếu mất một trong hai bộ phận trên thì con người khó hoạt động và khả năng hoạt động bị giảm bớt. Điều này rõ ràng cho thấy sự cần thiết của cả tay lẫn chân đối với cơ thể của con người. Anh em trong gia đình cũng vậy, đều sống chung trong một mái nhà, cùng lớn lên có quan hệ tình cảm gắn bó với nhau. Anh có thể giúp em và ngược lại, em có thể giúp anh. Mối quan hệ đó giống như mối quan hệ giữa tay và chân.

Qua hình ảnh so sánh Anh em như thể tay chân nhân dân ta muốn nêu lên tình cảm khăng khít giữa anh em, giữa những người trong gia đình. Chính tình cảm đó sẽ là cơ sở xây dựng môi quan hệ thuận hòa, cách cư xử giữa anh em với nhau. Nếu ở câu trên là hình ảnh so sánh thì câu dưới Rách lành đùm bọc khó khăn đỡ đần là hình ảnh tượng trưng mang nhiều ý nghĩa biểu cảm. “Rách”, “lành” chỉ hai hoàn cảnh sông khác nhau. “Rách” tượng trưng cho cuộc sống khó khăn, khổ sở. “Lành” tượng trưng cho hoàn cảnh sống thuận lợi, sung túc. ơ đây dù trong hoàn cảnh nào “rách” hay “lành” cũng đều phải đùm bọc lấy nhau. Đó là lời khuyên về cách cư xử của anh em trong một gia đình, trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Lúc đói, khi no, lúc sung sướng, khi thiếu thốn… hoàn cảnh có thể thay đổi nhưng đã là anh. em thì lúc nào cũng phải yêu thương nhau đùm bọc lẫn nhau. Tình cảm thiêng liêng này không có lí do nào, tình huống nào làm thay đổi được. Tình anh em mãi mãi thắm thiết.

Câu ca dao nêu lên một vấn đề đạo đức đồng thời cũng là vấn đề tình cảm: tình anh em. Trong gia đình, anh em đã từng sống chung với nhau từ thuở bé. Đến lúc lớn lên, dù mỗi người có bận bịu vì cuộc sống, vì gia đình riêng thì cũng phải giữ mãi tình cảm cao đẹp đó. Dù hoàn cảnh có khác nhau, người sống sung sướng, hạnh phúc, người sống nghèo khổ đói nghèo thì anh em vẫn phải quan tâm, săn sóc cho nhau. Giữ mãi tình cảm tốt đẹp ấy là bổn phận của mỗi người con trong gia đình. Yêu thương hòa thuận với nhau là đạo đức, là nhân cách của con người. Gia đình nào có được anh em biết yêu thương, đùm bọc cho nhau là gia đình đó có hạnh phúc.

Ông cha ta khuyên bảo nhắc nhở con cháu phải duy trì tốt tình cảm cao quý đó trong gia đình là vì đây là truyền thống đẹp đẽ của dân tộc. Hơn nữa, trong thực tế cuộc sống cũng như lịch sử đã khẳng định – chính tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa anh em trong gia đình được nhân rộng ra là tình thương yêu đồng loại – đã giúp cho nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn thử thách mà tưởng chừng như nhân dân ta không vượt, qua được. Những thiên tai lũ lụt đã gây biết bao tang thương đói khổ cho dân lành, nếu không có tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau, tình anh em một nhà, một nước, thì liệu đất nước ta, dân tộc ta đứng dậy nổi không? Cũng như trải qua những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhân dàn ta cần có sự “đùm bọc” đỡ đần như tiếp thêm sức mạnh để chiến thắng kẻ thù.

Tình anh em là một quan hệ tình cảm mà ai ai cũng cần, cũng gặp phải. Vì thế, câu ca dao trên có ý nghĩa to lớn vô cùng. Nó là bài học đạo đức được diễn đạt bằng hình ảnh thật gần gũi và hàm súc. Ngoài việc giáo dục tình cảm anh em trong gia đình, câu ca dao còn khuyên nhủ mọi người trong xã hội phải biết thương yêu nhau, thủy chung với nhau.

Câu ca dao đã nêu lên một vân đề có ý nghĩa lớn đối với mỗi người: phải biết yêu thương nhau, đùm bọc lẫn nhau – khi mà cuộc sống ngày càng diễn ra những cảnh tượng đau lòng về mối quan hệ gia đình. Ngày nay, mỗi người đọc câu ca dao trên cần suy gẫm để hiểu cho hết ý nghĩa của nó đế sống đẹp hơn theo như lời khuyên nhủ của cha ông.

28 tháng 11 2017
Cảm nghĩ về bài “Cảnh Khuya” của Hồ Chí Minh
Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đến nay, ánh trăng ko chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà hơn thế có những lúc ánh còn trở thành người bạn trhi kỉ. để mỗi có thể chia sẻ buồn vui, có lúc trăng như dòng suôí mát làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi sau những giờ phút căng thẳng. bác Hồ của chúng ta sau những giờ phút vất vả cũng tìm đến trăng để tạm quên đi những vất vả. Biết bao nhiêu công việc bề bộn. Thế nhưng khi đọc bài thơ Cảnh Khuya của Bác, ta vẫn thấy hiên lên một bức tranh thiên nhiên đẹp.Bài thơ cho em hiuể rõ hơn về bác, đó là một con người ko chỉ có tình yêu đối với nhân loại mà còn có một tình yêu sâu đậm với thiên nhiên. Bài thơ hiện lên như một bức tranh:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai câu thơ đầu:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa.

Đọc hai câu thơ này ta cảm nhận được một không gian tĩnh lặng, đó là vào một đêm khuya trong khu rừng của chiến khu Việt Bắc, nơi đang diễn ra một cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt của quân và dân ta trong 9 năm chống quân Pháp xâm lược. Giữa bề bộn công việc ấy,Bác Hồ của chúng ta vẫn dành một khoảng thời gian để tìm đến với thiên nhiên hiện lên như một bức tranh phong cảnh thật đẹp. Ta có thể thấy tất cả như đang chìm đắm say sưa trong khung cảnh thiên nhiên của đất trời. Cảnh vật như ngừng lặng, chỉ nghe đâu đây tiếng suối chảy rì rầm và nghe văng vẳng như tiếng hát cất lên nhẹ nhàng trong trẻo, lan toả, ngân vang khắp núi rừng. Đặc biệt là âm thanh càng trở nên nhẹ nhàng, ngân vang khi nó được cất lên dưới ánh trăng vàng. Ánh trăng sang chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bong trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cậy cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Hình ảnh trăng lồng hoa này khiến ta gợi nhớ đến câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm Khúc:

Hoa giãi nguyệt,nguyệt in một tấm,
Nguỵêt lồng hoa, hoa thắm từng bong
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Thế nhưng bức tranh của thơ xưa đọc lên ta thấy đượm buồn và ko thể hiện đc rõ nét vẻ đẹp thơ mộng, trong trẻo của thiên nhiên. Và có một sự khác biệt nữa là bức tranh của Bác Hồ có sức sống hơn hơn khi giữa khung cảnh đó ta còn nghe tiếng suối chảy như tiếng hát xa vọng lại. Tiếng hát khiến cho không gian của đêm khuya vắng lặng như chợt tỉnh, ở đây Bác Hồ đã sử dụng nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy tiếng suối để gợi tả sự yên tĩnh, vắng lặng của đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Đọc câu thơ ta nghe văng vẳng như âm vang của tiếng suối chảy ở Côn Sơn mà sáu chăm năm về trước Nguyễn Traĩ đã từng nghe thấy:

Côn sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Chỉ có 2 câu thơ ngắn gọn nhưng khi đọc lên chúng ta như thấy hiện ra 1 bức tranh tuyệt đẹp. Ở đó có dòng suối chảy, hơn thế còn có cả tiếng suối chảy róc rách. Và tất cả như đang ẩn hiện dưới bong’ cây loang loáng ánh trăng. Ánh trăng trong veo, vàng dịu toả khắp cánh rừng tạo nên 1 khung cảnh đẹp, lung linh huyền bí. Bài thơ gồm 4 câu thơ vậy mà Bác đã dành 1 nửa để miêu tả thiên nhiên, nên mới đọc qua ta tưởng Bác đang thả tất cả tâm hồn của mình với thiên nhiên và ta có cảm giác như vẻ đẹp thiên nhiên khiến tâm hồn Bác thật sự thanh thản, tạo quên đi những khó khăn vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt. Nhưng chúng ta thấy nếu ở 2 câu thơ đầu Bác chỉ miêu tả về thiên nhiên thỳ đến 2 câu thơ cuối ta chợt nhận thấy đó là 1 tâm hồn đang trằn trọc “chưa ngủ” vì 1 lẽ rất cao cả “lo nỗi nước nhà”:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Hai câu thơ cuối gíup ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước.Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ.Đồng thời ta cũng có thể thấy Bác Hhồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng thiên nhiên. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sự vất vả mà hàng giò hàng phút Bác phải chăng chở suy tư. Từ đây ta nhân thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên.Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nõi khao khát về một đất nứơc thanh bình, để ngày ngày con người đc sống tự do, hạnh phúc. Dương như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nứơc mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng?Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước.Vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả.Đối với trẻ thơ Bác HỒ cũng luôn dành tình yêu thương nhất:
Trung Thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đông.
Sự hi sinh của Bác đã đc đền đáp, đất nước chúng ta đẫ thanh bình,tự do, hạnh phúc.Chúng ta có thể thả sức ngắm trăng và dưới ánh trăng lung linh huyền ảo ấy ta vẫn như thấy đâu đây hình ảnh Bác ung dung,thanh thản,mỉm cười dưới ánh trăng.
7 tháng 5 2020

bạn hểu sai đề bài rồi

 

Bài 3: Cho đoạn văn: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xăm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước" (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh) 1. Văn bản "Tinh thần yêu nước...
Đọc tiếp

Bài 3:

Cho đoạn văn:

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xăm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước"

(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh)

1. Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" nghị luận về vấn đề gì? Hãy chỉ ra câu chủ đề thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong văn bản.

2. Trong văn bản “Tinh thẩn yêu nước của nhân nhân ta”, tác giả đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”. Dựa vào nội dung văn bản, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu làm sáng tỏ nhận định trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu rút gọn và một câu đặc biệt (Gạch chân và chú thích rõ).

3. Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Là một học sinh em sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tôc? Em hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn khoảng ½ trang giấy.

0
Các bạn ơi, giúp mình vs ngày mai mình thi r. Ai học giỏi văn thì kt cho mình bài cảm nghĩ này nhé . Rằm tháng giêng Bác Hồ là 1 vị lãnh tụ vĩ đại của VN , bên cạnh đó Bác cũng là 1 thi nhân tài hoa. Dưới ngòi bút của mình bác đã viết lên bao nhiêu là bài thơ hay và đặc săc. Với nhiều tác phẩm tác phẩm giá trị để lại , Bác đã đóng góp 1 phần ko nhỏ cho nền thi ca nước nhà .Trong thời kì kháng chiến chống thực dân...
Đọc tiếp

Các bạn ơi, giúp mình vs ngày mai mình thi r. Ai học giỏi văn thì kt cho mình bài cảm nghĩ này nhé .

Rằm tháng giêng

Bác Hồ là 1 vị lãnh tụ vĩ đại của VN , bên cạnh đó Bác cũng là 1 thi nhân tài hoa. Dưới ngòi bút của mình bác đã viết lên bao nhiêu là bài thơ hay và đặc săc. Với nhiều tác phẩm tác phẩm giá trị để lại , Bác đã đóng góp 1 phần ko nhỏ cho nền thi ca nước nhà .Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bộn bề trăm công ngàn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt vời . Rằm tháng giêng là 1 bài thơ ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà.

Rằm tháng giêng là 1 bài thơ rất hay giúp em cảm nhận đc tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước thiết tha của vị Cha già kính yêu của dân tộc.

Mở đầu bài thơ là cảnh xuân tuyệt đẹp ở Chiến khu Việt Bắc Bác viết:

Rằm xuân lồng lộng ánh trăng soi

Trong đêm nguyên tiêu Bác đã miêu tả hình ảnh vầng trăng tròn, lan tỏa khắp dòng sông ở chiến khu . Ánh trăng đêm xuân an lành , lồng lộng. Từ “lồng lộng” đc đảo lên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân .Hình ảnh thiên nhiên tràn căng sức sống . Lòng ng đang say mê, ngây ngất trước mùa xuân thiên nhiên. Em cảm nhận đc Bác là 1 ng yêu thiên nhiên tha thiết.

Sông xuân nc lẫn màu trời xuân

Từ “xuân” điệp lại 2 lần cho ta thấy 1 ko gian đầy sắc xuân, tràn ngập sức sống. Sông, nc, ánh trăng, bầu trời, mặt đất như nối liền nhau ,giao hòa vs nhau giữa vẻ đẹp của đất trời. 1 vẻ đẹp làm ngây ngất lòng ng Nhưng dù vẻ đẹp có đến đâu đi chăng nữa thì Bác vẫn ko thể nào quên đc việc nc, việc quân-đó là sự nghiệp của toàn đảng , toàn dân.

Giữa dòng bàn việc quân

. Trong ko gian tràn ngập sắc xuân đó , xuất hiện h/ả con ng, con ng là Bác và các đồng chí Trung ương đảng đang bàn việc quân cơ ,bí mật trên 1 con thuyền giữa nơi sâu thẳm khói sóng.Dù khó khăn, gian khổ nhưng những ng ngồi trên con thuyền đó vẫn giữ vững niềm tin vào 1 con đg chiến thắng.

Khuya về bát ngát ánh trăng đầy thuyền

Buổi họp kết thúc, m.n ra về lúc nửa đêm. Chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng sông trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền . Con thuyền như chở đầy ánh trăng .Cuộc kháng chiến của dân tộc khó khăn ,đất nc nghèo, thiếu thốn mọi mặt. Là 1 vị lãnh đạo,Bác lo lắng ngày đêm ,mất ăn mất ngủ vì vận mệnh của đất ns. Bác lo chèo lái con thuyền để đưa dân tộc đến thắng lợi. Con thuyền báo hiệu cho ngày chiến thắng ko còn xa. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.

Bài thơ đã thể hiện tình cảm của Bác với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

1
8 tháng 12 2017

bạn làm như vậy là tốt rồi ạ^^

Bài 1: Hãy tìm và nêu tác dụng của câu đặc biệt có trong các đoạn trích sau: a. Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong mộtmàu trắng đục. (Hà Minh Ánh) b. Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! c. Than ôi! Sức người khó địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự được lại với thếnước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. (Phạm Duy...
Đọc tiếp

Bài 1: Hãy tìm và nêu tác dụng của câu đặc biệt có trong các đoạn trích sau:
a. Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong mộtmàu trắng đục. (Hà Minh Ánh)
b. Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!
c. Than ôi! Sức người khó địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự được lại với thếnước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. (Phạm Duy Tốn)

d. Sớm. Chúng tôi tu họp ở góc sân. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran.
Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

(Duy Khán)

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong giương,trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ratrưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích,t uyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinhthần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, côngviệc kháng chiến”.
(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? Hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó
có gì đặc biệt? Hoàn cảnh đó liên quan đến nội dung văn bản như thế nào?
Câu 2: Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích trên và cho biết rút gọn thành phần
nào?
Câu 3: Tìm và nêu hiệu quả của phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 4: Từ văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, em hãy viết đoạn văn khoảng
10 câu trình bày suy nghĩ của em về vai trò của thanh niên đối với đất nước, trong đoạn
văn có sử dụng câu rút gọn (gạch chân và giải thích rõ).
Bài 3: Viết đoạn văn nghị luận ngắn khoảng 10-15 câu để chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của conngười

0
Phần 1: Đọc-hiểu Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước...” (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta -...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc-hiểu

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước...”

(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản chứa đoạn trích?

Câu 3: Nêu nội dung chính đoạn trích?

Phần 2: Tạo lập văn bản

Dựa vào văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” – Hồ Chí Minh, em hãy viết một đoạn văn ngắn, nêu suy nghĩ của mình về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

2
24 tháng 3 2020

giúp mình nha mình đang cần gấp

25 tháng 3 2020

a) ptbđ chính là: nghị luận

c) -khẳng định tinh thần yêu nc của nhân dân ta\

- tinh thần yêu nc giúp ta chiến thắng mọi kẻ thù

27 tháng 12 2018

Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đến nay, ánh trăng ko chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà hơn thế có những lúc ánh còn trở thành người bạn trhi kỉ. để mỗi có thể chia sẻ buồn vui, có lúc trăng như dòng suôí mát làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi sau những giờ phút căng thẳng. bác Hồ của chúng ta sau những giờ phút vất vả cũng tìm đến trăng để tạm quên đi những vất vả. Biết bao nhiêu công việc bề bộn. Thế nhưng khi đọc bài thơ Cảnh Khuya của Bác, ta vẫn thấy hiên lên một bức tranh thiên nhiên đẹp.Bài thơ cho em hiuể rõ hơn về bác, đó là một con người ko chỉ có tình yêu đối với nhân loại mà còn có một tình yêu sâu đậm với thiên nhiên.