Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo
1. Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
Em có một người bạn rất thân, hai đứa luôn khăng khít với nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui nỗi buồn. Dù Thắm đà theo gia đình về quê sinh sống nhưng những tình bạn tốt đẹp ấy vẫn luôn sống trong em.
Bạn Thắm có vóc dáng nhỏ nhắn, thân hình mảnh khảnh nhưng rất khỏe, mái tóc dài thường buông xõa lúc ở nhà và được cột gọn gàng khi đến trường. Với gương mặt sáng cùng chiếc mũi thanh tú, Thắm rất thông minh. Bạn là học sinh giỏi nhiều năm liền ở lớp. Vua siêng năng lại sáng dạ, học đâu hiểu đây và nhớ bài lâu, Thắm được các bạn mến phục. Thắm tốt lắm, luôn giúp đỡ những bạn gặp khó khăn về học tập lẫn sức khỏe.
Em nhớ như in một sự việc đã khiến em cảm thấy hổ thẹn, sự việc ấy đã là một kỉ niệm đẹp, một bài học quý cho em về tình bạn.
Bạn Dung trong lớp nghỉ học đã hai ngày, không rõ lí do,cô giáo và các bạn rất lo. Được cô giáo phân công, Thắm tìm đến nhà Dung. Gia đình Dung rất khó khăn. Bố mất sớm, mẹ lấy chồng và sinh sống nơi khác. Nhà chỉ còn Dung với bà. Bà lại già và thường xuyên đau ốm nên những ngày qua, bà không ra chợ mua bán rau củ được. Theo em, sau khi rõ căn nguyên, Thắm chỉ cần báo lại cho cô là xong. Thế mà bạn ấy ngày hai buổi đến với bạn Dung. Có hôm tôi mịt mới về. Thú thật rằng khi ấy em giận Thắm lắm. Em cho rằng Thắm không còn thân thiết với em nữa. Em tỏ thái độ lạnh nhạt với bạn ấy; thậm chí, em cũng chẳng thèm đến nhà Dung, dù Thắm và các bạn cùng lớp nhiều lần khuyên nhủ.
Hôm Dung trở lại lớp, cô giáo tuyên bố với lớp rằng bạn ấy vẫn đủ sức dự thi học kì. Cô đã kiểm tra và nhận xét tốt về những kiến thức mà bạn Dung còn thiếu trong thời gian vắng mặt. Có được kết quả ấy, công của bạn Thắm rất lớn. Cô giáo rất hài lòng về Thắm. Thắm là một người bạn tốt, luôn quan tâm đến mọi người, giúp đỡ ai thì giúp tận tình. Bà của Dung cũng gửi lời cảm ơn đến Thắm.
Thật ngại ngùng khi nghe Thắm rủ vào thư viện xem truyện vào giờ ra chơi. Em lấy hết can đảm, hỏi Thắm có giận mình không. Câu trả lời của Thắm khiến em không thể nào quên : "Giận về điều gì? Tình cảm bạn bè rất đáng quý, đáng trân trọng nhất trong quãng đời học sinh. Không hài lòng vì ta chưa hiểu, khi hiểu thì ta sẽ quý nhau hơn.
Em rất nhớ Thắm, người bạn tốt nhất của em. Em cố gắng học thật tốt, thật giỏi để sánh với bạn ấy. Bạn Thắm là tấm gương để em noi theo.
2. Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.
Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó: Điều ước của vua Mi - đát.
Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.
Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi - ô - ni - dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:
- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!
Thần ban cho Mi - đát cái ước muồn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước ...
Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:
- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.
Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.
Bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến từ ước muốn tham lam mà làm nên từ bàn tay và trí óc.
3. Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.
Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.
Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:
- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!
Chim lạ liền nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.
Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.
Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.
Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

mk ko copy dc nên bạn nhấn link nha .-.
https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-6/dong-vai-mot-quyen-vo-va-ke-cau-chuyen-ve-cuoc-doi-minh-faq284289.html
Hôm chủ nhật vừa qua, với tôi là một ngày hội thực sự. Các bạn biết không, tôi được cô giáo và các bạn trong lớp của bạn Thanh Hương đến thăm. Khi bạn Thanh Hương mở khóa tủ và giới thiệu với cô giáo và các bạn, tôi hãnh diện lắm. Hàng mấy trăm cuốn sách đủ loại trong tôi như cũng mỉm cười chào đón khách. Thích nhất là tôi được cô giáo gọi bằng cái tên “Tủ sách quý” của bạn Thanh Hương. Hồi mới ra đời, tôi chỉ là một ngăn tủ với một vài quyển sách, quyển vở năm bạn Hương học lớp 4. Ngoài ra có thêm mươi quyển sách thiếu nhi mà bạn Hương được thưởng và bố bạn mua về cho. Được cái là bạn Hương chăm chút, nâng niu và luôn là người bạn tốt với tôi, quan tâm tới tôi hàng ngày. Mỗi lần lấy sách vở ra học, bạn Hương nhẹ nhàng mở cánh tủ, nâng niu vuốt ve từng quyển sách trong ngăn. Khi đọc xong quyển nào, bạn không quên gấp lại nhẹ nhàng, vuốt lại cho khỏi quăn góc, sờn mép rồi để đúng vị trí mà bạn quy định. Buổi chiều ở nhà tự học, bạn ấy cũng lục tìm sách tham khảo để đọc thêm. Học bài xong, bạn lấy cuốn truyện thiếu nhi ra đọc. Bởi thế tôi cũng luôn được bận rộn, được hoạt động chứ không phải chịu cái cảnh buồn chán vì bụi bám, vì nhện giăng, vì phải đứng “làm duyên” trong xó nhà.Năm bạn Hương lên học lớp 5, bạn càng chăm đọc sách. Bây giờ tôi đã là hai ngăn sách với nhiều loại sách khác nhau. Này nhé, có cả sách giáo khoa, sách tham khảo đọc thêm, sách Kim Đồng và báo Mực tím, Hoa học trò, báo Nhi đồng, báo Thiếu niên Tiền phong nữa. Những sách này một phần được bố mẹ mua cho, được thưởng vì học giỏi, một phần vì bạn Thanh Hương dành dụm tiền ăn quà sáng, tiền lì xì trong dịp Tết mua. Tôi bây giờ chẳng những trông đầy đặn vì các ngăn nhiều sách, mà còn đẹp hơn vì nhiều sắc màu nữa. Tuy có nhiều sách nhưng bạn Thanh Hương vẫn sắp xếp gọn ghẽ đâu vào đấy và thường xuyên chăm lo cho sách, cho tủ sách thêm đẹp. Bây giờ, khi Thanh Hương đã học lớp 6, đã là học sinh giỏi toàn diện thì nhu cầu đọc sách của bạn càng trở nên không thể thiếu được, vì thế tôi đã lớn lên và trở thành một “tủ sách” hẳn hoi. Bạn Hương chăm đọc hơn, vì thế tôi cũng phải luôn luôn bận rộn. Ban ngày thì khỏi phải nói, lúc Bạn Hương lấy sách học Văn, lúc lại lấy sách làm bài tập toán. Rảnh rỗi, bạn Hương lại lấy sách tham khảo, sách thiếu nhi, lấy báo ra đọc một cách say sưa. Bạn Hương còn lấy cả sách cho bạn thân mượn để đọc nữa. Bạn Hương chăm đọc sách và lấy sách ra tham khảo, đến nỗi có hôm đã 22 giờ rồi mà tôi vẫn phải vất vả phục vụ. Ây thế mà lại vui. Tôi luôn luôn tự hào mình là một pho “bách khoa toàn thư”, chứa đựng biết bao điều mới lạ, kì thú về thiên nhiên, về xã hội và con người. Bạn Thanh Hương rất thân với tôi, rất gần gũi với tôi và có vẻ còn tự hào về tôi với mọi người xung quanh nữa. Bạn Thanh Hương có lúc còn tỏ ý cảm ơn tôi đã giúp bạn học giỏi hơn, là người tốt hơn nữa đấy! Còn gì vui bằng mình thật sự có ích cho bạn của mình. Để đáp lại tấm lòng của bạn Thanh Hương, tôi lúc nào cũng vui vẻ phục vụ bạn, động viên bạn. Kết quả của đợt thi học sinh giỏi cấp quận vừa qua của bạn Thanh Hương có đóng góp tích cực của tôi. Vì thế, sau khi nhận được phần thưởng, bạn đã mua về nhiều cuốn sách quý để bổ sung cho “tủ sách” của mình. Tôi tự nhủ: Mình phải cố gắng đáp lại sự yêu mến của bạn, mãi mãi xứng đáng là “Tủ sách quý” của bạn.
Chúc bạn học tốt

tớ giúp 1 chút ở phần thân bài về cây hoa hồng thôi nhé:
khi tớ mới sinh ra, tớ chỉ là 1 cái cây bé tí, có mấy chiếc lá ở trên. lớn thêm 1 chút, bỗng tớ lại mọc gai ngay trên thân của mình, ôi...nhìn cứ sao sao í... sau 1 khoảng thời gian nữa, tớ lại có các cái nhụ ở trên đầu, có lẽ đó là hoa đấy! rồi cứ thế, tớ được Dan tưới cây, chăm sóc, sáng nào cậu ấy cũng ra nhìn tớ hết!
tới đây tớ bí rùi, cậu lm tiếp đi nha! "Dan" là tên cậu, cậu cũng có thể thay tên thật của cậu trong khi viết văn nha.

ôi là bà cụ hàng xóm của gia đình Hoa. Tôi đã biết Hoa từ nhỏ, khi cô bé còn là một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên. Hoa sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng luôn vui vẻ, lạc quan. Cô bé yêu thương mọi người xung quanh và luôn sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn.
Hôm nay, tôi xin kể cho các bạn nghe về một câu chuyện nhỏ của Hoa.
Ngày ấy, Hoa đang chơi ở sân trước nhà thì thấy một bà cụ đang ngồi bên vệ đường, mặt buồn bã. Hoa liền chạy đến hỏi:
- Bà ơi, sao bà buồn vậy?
Bà cụ nhìn Hoa và nói:
- Cháu à, bà đi chợ mua thức ăn về nấu cơm cho con trai nhưng khi về đến nhà thì con trai bà đã đi mất. Bà không biết phải làm sao.
Hoa nghe xong, liền ôm bà cụ và nói:
- Bà đừng lo, cháu sẽ giúp bà tìm con trai bà.
Hoa nắm tay bà cụ dẫn đi khắp nơi tìm kiếm. Họ hỏi thăm mọi người nhưng không ai biết con trai bà cụ. Hoa và bà cụ đã đi tìm kiếm cả ngày nhưng vẫn không thấy con trai bà cụ đâu.
Trời đã tối, Hoa và bà cụ mệt mỏi, đói bụng. Họ ngồi xuống một gốc cây nghỉ ngơi. Lúc này, Hoa nhìn thấy một người đàn ông ngồi ở một quán ăn bên đường. Người đàn ông ấy có vẻ giống như con trai bà cụ.
Hoa liền chạy đến chỗ người đàn ông và hỏi:
- Anh có phải là con trai của bà cụ không?
Người đàn ông ngạc nhiên nhìn Hoa và nói:
- Dạ đúng rồi.
Hoa vui mừng ôm chầm lấy người đàn ông và nói:
- Con trai bà cụ, con ở đâu mà bà cụ tìm con mãi không thấy vậy?
Người đàn ông kể lại rằng, anh đi làm ăn xa, lâu ngày không về nhà nên bà cụ lo lắng. Anh rất cảm động trước tấm lòng của Hoa và bà cụ. Anh hứa sẽ ở nhà phụ giúp bà cụ.
Bà cụ cảm ơn Hoa và nói:
- Cháu là một đứa trẻ tốt bụng. Cháu đã giúp bà tìm được con trai bà.
Hoa cười và nói:
- Cháu chỉ làm những việc mà cháu nghĩ là đúng. Cháu vui vì đã giúp được bà cụ.
Hoa và bà cụ trở về nhà. Bà cụ nấu một bữa cơm ngon để đãi con trai. Người đàn ông rất cảm động trước tấm lòng của bà cụ và Hoa. Anh hứa sẽ luôn ở bên cạnh bà cụ và Hoa.
Câu chuyện về Hoa tuy nhỏ nhưng đã thể hiện được tấm lòng tốt bụng, nhân hậu của cô bé. Hoa là một tấm gương sáng cho mọi người noi theo.

Câu 1: Nhân vật nhận hộp thư mật được nhắc đến trong câu chuyện có tên là gì?
A. Hữu Lâm
B. Hải Long
C. Phú Lâm
D. Hai Long
Câu 2: Hộp thư mật được ngụy trang khéo léo như thế nào?
A. Che hộp thư kín đáo giữa những đám cỏ dày và rậm.
B. Bỏ báo cáo trong một chiếc hộp đánh răng.
C. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều
lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng
những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy.
D. Tất cả các ý trên
Câu 3: Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long
điều gì?
A. Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình.
B. Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình và lời chào chiến
thắng.
C. Người liên lạc muốn nhắn gửi lời chào chiến thắng.
D. Ý nghĩa khác.
Câu 4: Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào
đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?
A. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi vì nhờ có những thông tin mật mà các chiến sĩ
tình báo cung cấp ta mới có thể chủ động chống trả và giành được thắng lợi mà
không thiệt hại quá nhiều về sức người và sức của
B. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi khi các chiến sĩ tình báo được bọn chúng tín
nhiệm, ta sẽ có thêm những đồng chí xuất sắc đạt được các danh hiệu, chức quyền
cao của địch.
C. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nhờ có các chiến sĩ tình báo mà ta mới nắm rõ
được nhân thân của bọn giặc để tấn công gia đình bọn giặc
D. Có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nhờ có các chiến sĩ tình báo ta mới có thể nắm
được những sở thích thú vị của bọn giặc
Câu 5: Ý nghĩa câu chuyện Hộp thư mật?
A. Phê phán những kẻ bán nước và bọn giặc xấu xa, đê hèn
B. Ca ngợi Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch vô cùng
kiên định, dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần vào thắng lợi
chung của toàn dân tộc.
C. Trình bày diễn biến một lần hoạt động cách mạng của một chiến sĩ tình báo
D. Ca ngợi những chiến sĩ giải phóng quân mưu trí, dũng cảm
Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “truyền thống”?
A. Phong tục và tập quán của tổ tiên, ông bà.
B. Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người và địa phương khác nhau.
C. Được ca ngợi và truyền từ đời này sang đời khác.
D. Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác.
Câu 7: Hai “Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp
thư cũng đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất” liên kết với nhau bằng cách
nào?
A. Bằng cách thay thế từ ngữ.
B. Bằng cách lặp từ ngữ.
C. Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ.
D. Một cách khác.
Chắc hẳn ai cũng có những ký ức đặc biệt về quê hương, về những nơi chốn gắn bó với tuổi thơ. Với tôi, một trong những kỷ niệm đó chính là lần tôi theo ông nội và anh Nguyên đến Văn Chỉ của làng, vào dịp chuẩn bị hội làng. Dù không phải là ngày hội, nhưng không khí xuân tươi vui, ấm áp ấy vẫn làm lòng tôi rạo rực. Tôi là Thư, em gái út trong gia đình, nhưng hôm ấy tôi lại là người giữ trong mình nhiều sự háo hức nhất, bởi vì tôi không thể nào quên được những hình ảnh trong buổi lễ đặc biệt đó.
Buổi sáng hôm ấy, trời trong xanh, gió xuân mơn man thổi qua những cánh đồng lúa mới nhú, tạo thành một không gian thật yên bình. Tôi cùng ông nội và anh Nguyên lên đường tới Văn Chỉ, nơi có những bia đá ghi danh các tiến sĩ của làng. Đây là một công việc rất quan trọng mà ông nội dặn dò chúng tôi phải làm, một công việc để tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân, đồng thời cũng là dịp để con cháu chúng tôi có thể nhìn lại những thành tựu của dòng họ.
Văn Chỉ của làng, nơi ghi danh những người con ưu tú của quê hương, đã trở thành một địa điểm linh thiêng mà mỗi lần nhắc đến, mọi người đều cảm thấy tự hào. Tôi nhớ rõ lần đầu tiên được đến đây, lòng tôi cũng tràn đầy niềm kính trọng và háo hức. Lần này, tôi lại được đến đây trong một không khí khác, vui tươi và háo hức hơn khi biết rằng hôm nay, chúng tôi sẽ có một hoạt động đặc biệt – trồng cây trong khuôn viên của Văn Chỉ.
Ông nội tôi, một người rất nghiêm túc và tôn kính những giá trị truyền thống, đã giải thích cho anh Nguyên và tôi nghe về ý nghĩa của việc trồng cây này. Ông nói: “Mỗi cây được trồng hôm nay đều mang trong mình hy vọng về sự tiếp nối của những thế hệ đi trước, sự phát triển của quê hương và sự trường tồn của những giá trị tốt đẹp mà các tiến sĩ của làng đã để lại.” Lúc ấy, tôi thấy sự nghiêm trang trong lời ông, nhưng lòng tôi cũng đầy ắp niềm vui vì nghĩ rằng mình sẽ có cơ hội tham gia vào một việc làm có ý nghĩa.
Anh Nguyên, dù là anh trai tôi, nhưng luôn tỏ ra rất điềm tĩnh và trưởng thành. Anh đứng gần tôi, nhắc tôi phải chú ý trong từng cử chỉ, hành động khi trồng cây. Tôi nhớ rất rõ lúc ấy, anh Nguyên mỉm cười dặn dò tôi: “Em phải cẩn thận đấy, không là cây không sống đâu.” Tôi gật đầu, dù trong lòng tôi vẫn còn đầy ắp sự tò mò và háo hức.
Cùng với ông nội và anh Nguyên, tôi đứng bên những cây giống được chuẩn bị sẵn. Mỗi người nhận một cây, rồi bắt đầu thực hiện công việc trồng cây. Tôi khẩn trương làm theo những gì ông nội dặn, vừa đào lỗ vừa đặt cây vào đất. Chỉ trong một thời gian ngắn, những cây non đã được trồng xuống, đón nhận ánh nắng và không khí xuân tươi mới. Nhưng không chỉ là việc trồng cây mà còn là những lời nói của ông nội về sự kính trọng đối với các tiến sĩ đã có công với đất nước, là những câu chuyện về những người con ưu tú của làng tôi. Những câu chuyện ấy không chỉ làm tôi thêm phần tự hào mà còn khiến tôi cảm thấy mình có trách nhiệm hơn với mảnh đất quê hương.
Sau khi trồng xong cây, tôi nhìn lại những mảnh đất đã được cắm những cây non, trong lòng tràn đầy niềm vui. Tôi nghĩ rằng, trong suốt thời gian cây lớn lên, nó sẽ trở thành một phần của lịch sử làng tôi, như một minh chứng cho sự tiếp nối và phát triển của truyền thống gia đình, của những con người đã đi trước.
Tuy nhiên, công việc chưa dừng lại ở đó. Sau khi cây được trồng, tôi còn được giao một nhiệm vụ rất quan trọng, đó là tưới nước cho các cây mới trồng. Tôi hứng một gáo nước đầy và cẩn thận rưới lên mỗi gốc cây, miệng lẩm bẩm trong lòng: “Mong cho cây nhanh lớn, sẽ sống mãi với thời gian.” Tôi cảm thấy tự hào khi mình có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào công việc quan trọng này, và lòng tôi ngập tràn cảm giác yêu quý quê hương, yêu mảnh đất mà mình đang sống.
Không chỉ có vậy, trong suốt quá trình làm việc, tôi còn được nghe ông nội kể về những kỷ niệm của ông, về những câu chuyện từ ngày xưa khi ông còn nhỏ, khi mà quê hương chưa phát triển như hôm nay. Những câu chuyện đó khiến tôi thêm yêu quý mảnh đất này và thấy mình thật may mắn khi được sinh ra và lớn lên tại đây.
Đặc biệt, tôi không thể quên được khoảnh khắc khi tôi đứng bên ông nội, nhìn những cây đã được trồng và chăm sóc một cách cẩn thận. Tôi biết rằng, những cây non này không chỉ là cây mà còn là những biểu tượng của lòng kiên trì, của sự chăm sóc và bảo vệ truyền thống văn hóa của dân tộc. Tất cả chúng tôi, từ người già đến trẻ nhỏ, đều có chung một nhiệm vụ, đó là bảo vệ và duy trì những giá trị ấy.
Ngày hôm ấy, khi hoàn thành công việc trồng cây, tôi cảm thấy trong lòng mình một niềm vui khó tả. Không chỉ là niềm vui vì giúp đỡ ông nội và anh Nguyên, mà còn là niềm vui vì đã góp phần vào việc bảo tồn một phần của văn hóa truyền thống, giúp cho thế hệ sau tiếp tục được tận hưởng những giá trị đó. Và tôi, từ ngày hôm ấy, đã hiểu sâu sắc hơn về sự tiếp nối của thời gian, về trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương, đối với lịch sử.
Vậy là, mùa xuân năm đó, không chỉ có những bông hoa khoe sắc, những cánh đồng lúa xanh tươi mà còn có những cây non mới được trồng, như một lời hứa hẹn về một tương lai tươi sáng, về sự phát triển bền vững của quê hương. Những cây ấy sẽ lớn lên cùng với tôi, cùng với mọi người trong làng, và cùng gìn giữ những giá trị tốt đẹp mà các thế hệ đi trước đã để lại.