K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4

1. Mục tiêu

  • Ngắn hạn: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đọc sách, khuyến khích thói quen đọc sách cho bản thân và cộng đồng.
  • Dài hạn: Xây dựng một môi trường đọc thân thiện và bền vững, đặc biệt hỗ trợ trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật tiếp cận sách dễ dàng hơn.

2. Đối tượng hưởng lợi

  • Cá nhân: Tự phát triển thói quen đọc sách hàng ngày để nâng cao kiến thức và kỹ năng.
  • Trẻ em: Đặc biệt chú trọng trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật.

3. Nội dung công việc thực hiện

  1. Phát triển văn hóa đọc cá nhân:
    • Đặt mục tiêu đọc ít nhất một cuốn sách mỗi tháng.
    • Tham gia các câu lạc bộ sách hoặc nhóm thảo luận online để trao đổi kiến thức.
  2. Khuyến khích văn hóa đọc cho cộng đồng:
    • Tổ chức các buổi đọc sách chung tại nhà văn hóa, trường học, hoặc ngoài trời.
    • Thực hiện chiến dịch quyên góp sách từ cộng đồng để xây dựng thư viện mini ở các khu vực khó khăn.
  3. Hỗ trợ trẻ em:
    • Hợp tác với các tổ chức từ thiện, trường học để cung cấp sách với nội dung phù hợp, bao gồm sách chữ lớn và sách có hình ảnh minh họa.
    • Tổ chức các lớp học kỹ năng đọc dành cho trẻ em khuyết tật hoặc không biết chữ.

4. Dự kiến kết quả đạt được

  • Cá nhân: Phát triển thói quen đọc sách, mở rộng kiến thức và kỹ năng sống.
  • Cộng đồng: Văn hóa đọc được nâng cao, tạo môi trường học tập tích cực.
  • Trẻ em: Tiếp cận được nhiều tài nguyên đọc, phát triển tư duy và sự sáng tạo.
6 tháng 1 2019

-Mở bài thì tự làm nhé ,dẫn dắt cho làm sao phù hợp liên kết với bài mình làm.

-Trước tiên nên nói qua các khổ trước để dẫn vào vấn đề chính.Cái này dùng trí tưởng tượng diễn đạt câu thơ đó ra rồi thêm 1 vài chi tiết mình cho là phù hợp(Vì c không nhớ thơ nên không nói ra cụ thể đc)

-Hình ảnh người bà dịu dàng,ân cần từng chút để lo cho đứa cháu của mình,lo cho mọi thứ có trong nhà.Người bà lấy đèn soi từng quả trứng kiểm tra loại bỏ những quả trứng trắng, trứng chết phôi để cho gà mái ấp.Bà làm rất ân cần và tỉ mỉ.Cầm từng quá trứng lên mà soi quanh quả trứng không chừa một chỗ nào.ôi lúc này hình ảnh người bà hiện ra thật dẹp làm sao.Nhìn từng cử chỉ tay bà xoay quá trứng như bà đang nâng niu đứa con của mình.Bà làm rất nhanh để tránh trứng bị mất nhiệt.Sự hiểu biết của bà làm cho người đọc ngwòi nghe pải khâm phục vào những năm đói rét của thời xưa.(Miếu tả qua bàn tay khuôn mặt bà,căn phòng bà nó ra sao...)=>Cốt của khổ này là miêu tả hành động cử chỉ bà

-Cứ hàng năm hàng năm bà rất sốt ruột về thời tiết bà mong sao trời tiết không ảnh hưởng gì đến việc bà chăm sóc dàn gà toi để mà cuối năm bà bán gà ,dứa cháu thân thương của bà sẽ có bộ quần áo mới.Dù làm gì ntn bà vẫn luôn nghĩ đến lợi ích của dứa cháu mình.Đến đoạn này em miêu tả bàn tay bà vỗ về đà n gà toi+kết hợp với tự sự,độc thoại.Như 1 lời tâm sự với dàn gà nhé->Dùng trí tưởng tượng để nch với con gà.Sau đó miêu tả nội tâm của bà ntn(bà lo lắng,bà sợ,kuôn mặt bà buồn....lòng bà không yên...).Nhấn mạnh doạn Cháu đc quần áo mới."=>sự dụng yếu tố biểu cảm.Chao ôi người bà thật vĩ đại làm sao=>Liên kết với khổ trc xem bà đã làm gì cho cháu nữa...

6 tháng 1 2019

em cảm ơn ạ

1 tháng 6 2020

Bài học tận dụng thời cơ, sống hết mình cho từng khoảnh khắc hiện tại.

BÀI ÔN LUYỆN VĂN BẢN “NHỚ RỪNG” Bài tập 1.Một bạn học sinh đã chép hai câu thơ đầu của bài thơ “Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ như sau: Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua. a) Bạn ấy đã chép sai ở chỗ nào? Em hãy chép lại cho đúng với nguyên bản. b) So sánh các từ bị chép sai...
Đọc tiếp

BÀI ÔN LUYỆN VĂN BẢN “NHỚ RỪNG”

Bài tập 1.Một bạn học sinh đã chép hai câu thơ đầu của bài thơ “Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ như sau:

Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua.

a) Bạn ấy đã chép sai ở chỗ nào? Em hãy chép lại cho đúng với nguyên bản.

b) So sánh các từ bị chép sai với các từ ở trong nguyên bản để thấy rõ cái hay trong việc dùng từ của nhà thơ Thế Lữ.

c) Có ý kiến cho rằng hai câu thơ đã thể hiện sự đối lập giữa vẻ bên ngoài với nội tâm của con hổ. Em có đồng tình với ý kiến này không ? Vì sao ?

Bài tập 2.Khổ thơ thứ ba của bài thơ “Nhớ rừng” được xem là một bộ tranh tứ bình độc đáo. Hãy viết một đoạn vân trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của bộ tranh ấy.

Bài tập 3. Trong bài thơ “Nhớ rừng”, cảnh vườn bách thú và cảnh giang sơn ngày xưa của hổ hoàn toàn đối lập với nhau. Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện điều ấy.

Bài tập 4. Vì sao nhà thơ Thế Lữ lại mượn “lời con hổ ở vườn bách thú” ?. Việc mượn lời đó có tác dụng thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của bài thơ ?

Bài tập 5. Vì sao có thể nói bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy ?

Giúp mk vs ạ !!!

2
4 tháng 4 2020

Bài 4

  • Lý do: Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ cảm xúc của mình vì không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn.
  • Tác dụng:
    • Hổ được xem là chúa sơn lâm, là vua của muôn loài, bởi sức mạnh, chí khí của nó. Tác giả mượn lời con hổ cũng là để thể hiện khí phách của một trang nam tử trong hoàn cảnh đất nước đang lầm than, đau khổ cũng giống như con hổ đang bị giam cầm trong không gian chật hẹp của vườn thú.
    • Bộc lộ cảm xúc của tác giả một cách mạnh mẽ, mãnh liệt, đầy ấn tượng khiến cho người đọc tò mò, hứng thú
    • Đồng thời, cũng khơi dậy trong lòng những người con mất nước một nỗi nhục, thức tỉnh ý chí chiến đấu trong họ, để họ vùng lên, vượt thoát khỏi cảnh cầm tù này, trở về với núi rừng với ý chí tung hoành, với vị thế mà một vị chúa sơn lâm nên có. Ấy là khi họ đấu tranh vì đất nước.
    • Thể hiện tinh thần yêu nước thầm kín, tha thiết của Thế Lữ
4 tháng 4 2020

Bài 2

Khổ thơ thứ 3 là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.

Hai câu thơ đầu nói về “đêm vàng”, ánh trăng sáng quá như biến mọi vật thành màu vàng, trong đêm trăng đó đứng bên bờ suối ngắm nhìn thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong khung cảnh đó con hổ ăn no rồi còn thưởng thức cả “ánh trăng tan”. Một hình ảnh nhân hóa vô cùng đẹp, chủ thể hòa quyện vào cả thiên nhiên.

Đi qua sự yên bình là những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả núi rừng, điều đó thể hiện ở 2 câu thơ tiếp theo, nhưng chúa sơn lâm vẫn không hề e sợ mà vẫn “lặng ngắm giang sơn”. Hình ảnh đó thể hiện sự bản lĩnh và sức mạnh trước thiên nhiên.

Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muôn. Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Tất cả đều tạo ra một không gian nghệ thuật, cảnh sắc hệt như xứ sở thần tiên.

Nhưng than ôi tất cả chỉ còn là kí ức huy hoàng, quá khứ càng oanh liệt nỗi tiếc nuối, hoài niệm càng đau đớn. Các cụm từ trước mỗi câu thơ như “nào đâu”, “đâu những”, càng cho thấy niềm nuối tiếc khôn cùng, sự xót xa trong chính con hổ. Bức tranh tứ bình đã khép lại, chỉ còn lại hình ảnh hiện thực tối tăm, gian cầm, tù túng và sự khát khao mãnh liệt được tự do.

10 tháng 10 2017

Đôn Ki-hô tê:

  • Đôn Ki-hô-tê có hoài bão, ước mơ tốt : diệt ác, cứu nguy nhưng phi thực tế. Lão vốn là dòng dõi quý tộc, do đọc nhiều sách kiếm hiệp mà mê muội bắt chước các nhân vật trong truyện làm một hiệp sĩ lang thang để tiễu trừ quân gian ác và giúp đỡ người lương thiện. Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, lão hiệp sĩ tưởng đó là những tên khổng lồ gian ác và nghĩ đó là phép thuật cùa pháp sư Phơ-re-xtôn. Lão muốn ra tay tiễu trừ sự xấu xa. Khát vọng ấy của Đôn Ki-hô-tê là tốt đẹp nhưng chỉ tiếc là do đầu óc hoang tưởng làm cho sai lệch đi và trở thành hão huyền.
  • Hành động dũng cảm, quên mình diệt cái ác là rất đáng khâm phục ở lão hiệp sĩ, nhưng hành động ấy trở nên nực cười vì chỉ là đánh nhau với cối xay gió. Lăo bị trọng thương mà không hể rên rỉ cũng rất đáng học tập, nhưng đáng tiếc đó chỉ vì lão muốn làm theo các hiệp sĩ trong sách.
  • Thích sống trong hoài niệm cùng những lí tưởng viển vông. Lão không quan tâm đến nhu cầu cá nhân của mình như ăn và ngủ bởi lão cho đó là chuyện tầm thường của hiệp sĩ nhưng lại rất buồn cười khi lão không ngủ, nhịn đói nhịn khát và chí nghi tới “tình nương”.

==> Đôn Ki-hô-tê có nhiều tính cách tốt đẹp như khát vọng muốn làm hiệp sĩ diệt trừ cái ác, bao vệ người lương thiện, hành động dũng cảm, quên mình vì mục đích cao cả, nhưng cái đáng trách ở lão là kẻ mê muội, hão huyền, phi thực tế, đáng trách mà cũng đáng thương.

Nhân vật Xan-chô Pan-xa cũng bộc lộ cả những mặt tốt lẫn mặt xấu:

  • Sống vui vẻ, tự nhiên, thoải mái: Xan-chô Pan-xa là một bác nông dân béo lùn cưỡi trên lưng con lừa thấp tè. Bác làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê với kì vọng là khi chủ thành đạt sự nghiệp lớn, bác sẽ được làm thông đốc cai quản một vài hòn đảo. Đủng đỉnh cười lừa đi sau chú, gã giám mã này chẳng lúc nào quên bầu rượu và cái túi hai ngăn đựng đầy đủ các thức ăn ngon.
  • Đầu óc sáng, thiết thực: Bác luôn tỉnh táo. Khi thấy chủ muốn tiến công những chiếc cối xay gió, bác vội can ngăn. Nhưng khi chú xông tới giao tranh với cối xay gió, bác đã hèn nhát lẩn tránh, đợi tới lúc chú bị trọng thương, bác mới vội thúc lừa đến cứu
  • Nhát gan, ích kỉ: Bác sợ hài, nhút nhát, nếu không muốn nói là hèn nhát. Hơi đau một chút thì rên rỉ ngay.
  • Thiện cận, vụ lợi: Bác quan tâm đến nhu cầu vật chất hàng ngày như ăn, ngủ, nhưng vì quá chú trọng chăm lo cho cá nhân mình nên trở thành tầm thường.

==> Có thể nói, Xan-chô Pan-xa khác xa với tính cách của người chủ. Bác sống thực tế, thiết thực hơn nhưng cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách như nhát gan, ích kỉ và vụ lợi.

18 tháng 10 2017


Đôn Ki-hô-tê
- Theo đuổi lí tưởng cao đẹp
- Dũng cảm, lao thẳng vào hiểm nguy
- Xa rời thực tế
- Hành động mù quáng, điên rồ
- Làm theo sách vở kiếm hiệp

Xan chô Pan xa
- Thực dụng
- Tránh xa những nguy hiểm
- Luôn luôn thực tế
- Hành động tỉnh táo, khôn ngoan
- Làm theo sở thích tự nhiên

25 tháng 2 2020

a. - Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ " Đập đá ở Côn Lôn" của tác giả Phan Châu Trinh.

- Bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt

b. Bốn câu thơ trên có hai lớp nghĩa:

- Tầng nghĩa 1: Thể hiên môi trường công việc, hoàn cảnh lao động khổ sai của các người tù yêu nước.

- Tầng nghĩa 2: Qua đó, khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng cách mạng với những hành động phi thường vì nước, vì dân.

c. Giá trị nghệ thuật của bài thơ:

- Giọng thơ: Ngang tàn, mạnh mẽ, khí thế hào hùng, bất khuất

- Nghệ thuật: đối, động từ mạnh...

- Nhịp thơ: Mạnh, dồn dập

- Những cảm xúc được thể hiện: lạc quan, ý chí sắt đá không lung lay của các người tù cách mạng

25 tháng 2 2020

cảm ơn

17 tháng 3 2019

Thảo Phương chị ơi giúp em

Trần Thị Hà My,Hoàng Minh Nguyệt

Liana :< chị yeuuu ới

18 tháng 3 2019

Xã hội ngày càng phát triển, ta có thể không quá lạ lẫm khi bắt gặp một người có nhiều tài sản, tiền của và giàu có từ rất trẻ. Nhưng khi xã hội càng trở nên mạnh hơn về kinh tế như vậy, việc gặp một người sống có văn hóa và trình độ ứng xử thì dường như lại khan hiếm hơn? Vì thế, có câu nói của Vũ Khiêu từng viết: “Để giàu sang, một người chỉ có thể mất vài ba năm, nhưng để trở thành người có văn hóa có thể phải mất hàng chục năm, có khi cả cuộc đời”

Đó là một câu nói nổi tiếng trong bài phát biểu nhân kỉ niệm 1000 năm Thăng Long của Vũ Khiêu, ông đã nêu ra một vấn đề mà dường như ở thời đại nào, tầng lớp nào đều có và xuất hiện. Ngoài đường, ta gặp không ít người vô gia cư hành khất nghèo khổ, nhưng lại có một trái tim ấm áp, biết sẻ chia cho nhau từng miếng cơm manh áo, dù cuộc sống vật chất của họ thì thiếu thốn chẳng có gì. Nhưng lại không khó để bắt gặp những giới thượng lưu đẳng cấp, thừa tiền bạc và tài sản, nhưng lại coi người khác như một sự xúc phạm đối với mình, và có thể nói những câu vô văn hóa khi gặp kẻ kém hơn mình về tiền bạc.

Thật vậy, điều đó là không tránh khỏi, vì con người ta đam mê tiền bạc và sự giàu có về thể xác mất rồi. Còn đời sống tinh thần lại dường như bị xem nhẹ và bỏ qua. “Văn hóa” trong câu nói của Vũ Khiêu chỉ khái niệm rộng, bao gồm mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa, từ khoa học cho đến nghệ thuật, và từ đời sống tâm hồn, tâm linh đến thói quen sinh hoạt, thị hiếu thẩm mĩ và giao tiếp ứng xử hằng ngày của con người. Trong câu nói của mình, Vũ Khiêu đề cập tới văn hóa, như một quá trình phải rèn luyện dày công của con người trong thời gian dài mới có được. Đối lập với “vài ba năm” để giàu sang, muốn hình thành nhân cách phải trải qua trong một quãng thời gian rất dài và không phải ai cũng có thể làm được nhanh chóng. Văn hóa tri thức và đạo đức vốn dĩ đi liền với nhau, người có văn hóa cao thì thường sẽ là một thường có đạo đức phẩm chất tốt và đáng nể. Mặc dù cuộc sống có nhiều trường hợp không được như vậy, đòi hỏi con người không chỉ rèn luyện tri thức văn hóa, mà còn phải học cách làm người, tăng cường rèn luyện kĩ năng sống. Con người có thể gây dựng sự nghiệp và trở nên giàu có trong vòng vài ba năm nhờ sự lao động cần cù và sáng tạo của mình, nhưng con người ta không thể nhờ thế mà tạo nên một sự giàu có về văn hóa cho chính mình. Mà cần phải trải qua sự thử thách của thời gian trong một thời gian dài.

Câu nói trên thực sự rất đúng và đáng để chúng ta phải lưu tâm suy nghĩ. Lenin đã từng nói “học, học nữa, học mãi” nhấn mạnh sự học với con người là suốt đời không ngừng nghỉ. Nhiều bạn trẻ nghĩ việc học chỉ dừng lại đến khi ta học xong đại học có bằng cấp, nhưng xin thưa, việc học văn hóa là suốt đời. Bạn không thể trở thành một người văn minh lịch sự, nếu bạn không có văn hóa và kĩ năng đúng đắn, vì vậy bạn sẽ chỉ là một người thô tục và tầm thường mà thôi. Mỗi người trong chúng ta phải mất cả đời để rèn luyện những đức tính như: lòng vị tha, tình yêu thương ,nhân ái, dũng cảm, bao dung, trân trọng quá khứ, ý thức dân tộc, cộng đồng… Như Hồ Chí Minh, một người sống và cống hiến hết mình vì đất nước, và cũng là tấm gương tiêu biểu cho thế hệ trẻ noi theo, một con người nhân cách vĩ đại và cao thượng.

Câu nói trên đã dạy cho ta một bài học và mở rộng cho ta hơn về suy nghĩ. Đừng nghĩ bạn chỉ cần giàu sang là bạn có tất cả, đôi khi giàu sang chỉ là một điểm nghỉ chân rất nhỏ, mà bạn cần phải tiến xa hơn trong bước đường học tập văn hóa của mình. Một xã hội với những con người tiến bộ về tri thức, rất cần những con người toàn diện về văn hóa và đạo đức.

Cảm ơn câu nói của Vũ Khiêu, đã khiến cho ta hiểu việc học tập tri thức văn hóa là quan trọng như thế nào. Để đào tạo điều đó rất cần sự chung tay của gia đình và xã hội. Mặc dù vậy, điều quan trọng nhất là mỗi cá nhân hãy tự ý thức, và là người thầy văn hóa của chính mình.

25 tháng 4 2020

câu đấy hỏi về câu nghi vấn , cảm thán, trần thuật , cầu khiến

25 tháng 2 2020

a. Ư

a. À

c. Nhỉ

Chúc bạn học tốt!

25 tháng 2 2020

cảm ơn

Đề: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn.MB: Giới thiệu thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện (giờ kiểm tra).TB:a. Các lớp đang làm tiết KT- Đề tương đối dễ, nếu có học và đầu tư.- Cả lớp tập trung làm bài (miêu tả).- Em luống cuống vì đề đối với em quá khó (em đã quên không học vì lo chơi cùng các bạn vào ngày chủ nhật vừa rồi).b. Hành động của...
Đọc tiếp

Đề: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn.
MB: Giới thiệu thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện (giờ kiểm tra).
TB:
a. Các lớp đang làm tiết KT
- Đề tương đối dễ, nếu có học và đầu tư.
- Cả lớp tập trung làm bài (miêu tả).
- Em luống cuống vì đề đối với em quá khó (em đã quên không học vì lo chơi cùng các bạn vào ngày chủ nhật vừa rồi).
b. Hành động của em
- Lén lút lật sách (tập) ra xem.
- Cô phát hiện, nhắc nhở.
- Không xem đc tài liệu, lại xem bài của bạn bên cạnh.
- Cô nhắc nhở tiếp tục.
c. Thái độ của em
- Vẫn ngoan cố hỏi bài bạn.
- Bạn không cho, giật bài của bạn để chép vào.
- Cô gọi đứng lên, lại có thái độ nghênh ngang, bất cần, không biết hối lỗi.
- Cô không nói gì nhưng rất buồn vì thái độ của em.
d. Hối hận về việc làm của mình
- Ngồi suy nghĩ và cảm thấy hổ thẹn, xấu hổ trước việc làm của mình.
- Hết giờ đến xin lỗi cô, nhận khuyết điểm của mình.
- Cô tha thứ, khuyên bảo, hứa với cô.
KB:
- Cảm nghĩ của em về việc làm của mình.
- Rút ra bài học từ việc làm trên.

VIẾT THEO DÀN Ý NHÉ!

2
23 tháng 10 2017

Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có lần mắc khuyết điểm. Nhưng có những khuyết điểm khiến ta luôn ray rứt mãi. Đó là trường hợp của tôi. Đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in chuyện của ngày hôm ấy. Tôi ân hận đã khiến cô buồn phiền vì lỗi lầm của mình nhưng tôi tin rằng Cô sẵn sàng cảm thông và tha thứ cho tôi.

Tôi vốn là một học sinh giỏi Toán của lớp. Bài kiểm tra nào tôi cũng đạt điểm chín, điểm mười. Mỗi lần, cô gọi điểm, tôi luôn tự hào và trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, tôi chủ quan không xem lại bài cũ. Theo thường lệ, cô sẽ gọi các bạn lên bảng làm để lấy điểm. Tôi khăng khăng nghĩ rằng cô sẽ không gọi đến tôi đâu, bởi tôi đã có điểm kiểm tra miệng rồi. Vì vậy, tôi ung dung ngắm trời qua khung cửa sổ và thả hồn tưởng tượng đến trận kéo co mà đội lớp tôi và lớp bảy năm sẽ diễn ra chiều nay. Nhưng chuyện bất ngờ đã xảy ra, một tin "chấn động" làm lớp tôi nhốn háo cả lên. Cô giáo yêu cầu chúng tôi lấy giấy ra làm bài kiểm tra. Biết làm sao bây giờ? Tôi vẫn chưa ôn bài cũ. Mỗi khi làm bài, cô thường báo trước để chúng tôi chuẩn bị mà. Còn hôm nay sao lại thế này? Tôi ngơ ngác nhìn quanh một lượt và chợt bừng tỉnh khi nhỏ Hoa ngồi cạnh huých tay vào sườn nhắc tôi chép đề và lo làm bài. Tôi loay hoay mãi cứ viết rồi lại xóa. Nhìn quanh tôi thấy các bạn chăm chú làm bài. Về phía tôi, đầu óc tôi quay cuồng như muốn vỡ tung, tôi hoàn toàn mất bình tĩnh và không thể suy nghĩ được cách làm bài. Thời gian đã hết, tôi nộp bài mà lòng cứ thấp thỏm, không yên. Tôi nghĩ đến lúc phát bài ra, bài tôi bị điểm kém tôi sẽ ra sao đây? Tôi sẽ mất mặt trước lớp, lại bị cô giáo khiển trách, chưa nói đến việc thế nào bố mẹ cũng la rầy. Bố mẹ sẽ đốt sạch sành sanh kho tàng truyện tranh của tôi cho mà xem. Tôi phải làm gì đây? Tôi phải làm gì đây? Các câu hỏi dồn dập ấy đạt ra khiến tôi càng lo lắng hơn.

Rồi thời khắc định mệnh đã đến. Như mọi lần, tôi nhận bài từ tay cô để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, con số ba khiến tim tôi thắc lại. Tôi đã cố không để ai nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên. Vẻ mặt ấy che giấu biết bao sóng gió đang quay cuồng, đang nổi lên trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Tôi biết ăn nói làm sao với cô, với bố mẹ, với bạn bè bây giờ? Tôi lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý... Cô giáo bắt đầu gọi điểm vào sổ. Đến tên tôi, tôi bình tĩnh xướng to "Tám ạ!". Cô giáo dường như không phát hiện. Tôi thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ: "Chắc cô không để ý đâu ví có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!". Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy tôi làm lại bài khác rồi lấy bút đỏ ghi điểm "tám" theo nét chữ của cô. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc cô giáo đòi xem lại bài, tôi lạnh cả người. Trời hỡi, đúng như lời "tiên tri", trời xui đất khiến làm sao ấy, cô thật sự muốn xem lại bài chúng tôi vì điểm tám không khớp với con số cô tổng kết trước khi trả bài. Cả người tôi lạnh run, mặt tôi tái mét. Tôi chỉ muốn trốn ra khỏi lớp mà thôi. Và tôi càng hốt hoảng hơn khi nghe cô gọi tên tôi. Cô đã phát hiện ra tôi sửa điểm. Cô gọi tôi lên và đưa giấy mời phụ huynh ngay. Cả lớp tôi như bị bao trùm bởi cái không khí nặng nề, khô khốc ấy. Cô chẳng nói lời nào với tôi khiến tôi càng sợ và càng bối rối hơn. Tôi không còn tâm trạng để học các môn khác. Tôi cảm thấy "ghét" cô biết bao! Tôi mới vi phạm lần đầu đầu thôi mà sao cô không tha thứ cho tôi. Tôi sẽ ghi nhớ điều này và chỉ muốn trả thù cô. Sự việc tiếp theo đó thì ba mẹ tôi đã phạt tôi suốt mấy tuần lễ không cho xem truyện, bắt tôi làm bài tập Toán miệt mài. Tôi lại càng "ghét" cô hơn... Và thế là một ngày nọ, khi hết giờ đến giờ ra chơi, các bạn chạy lên bàn hỏi bài cô, tôi đã nhanh tay giấu đi quyển số chủ nhiệm và một quyển sổ tay của cô. Tôi chỉ nghĩ làm cô tức và lo lắng... Tôi thấy cô quay lại lớp tìm và thông báo cho cả lớp. Nhưng không một ai biết... Cô không hề mảy may nghi ngờ đến những cô cậu học trò bé bỏng của cô. Đúng như tôi dự đoán, cô phải nộp sổ chủ nhiệm cho nhà trường. Cô làm mất sổ nên bị nhà trường khiển trách. Trên môi cô không nở được nụ cười nào, trông cô buồn rười rượi. Cô phải mất thời gian làm lại quyển số ấy. Điều ấy làm tôi thấy hả dạ.

Một hôm, tôi tình cờ giở quyển sổ tay của cô ra xem. Từng trang, từng trang là những ghi nhận về công việc, có cả những trang cô kỉ niệm của lớp. Cô ghi lại tên các bạn bị ốm, nhận xét bạn này cần giúp đỡ về môn nào, bạn nào tiến bộ... Tôi cảm thấy bất ngờ quá. Thì ra cô đã rất chăm chút, yêu thương chúng tôi. Tôi lật đến trang gần cuối, cô viết về bài kiểm tra Toán gần đây của lớp. Tôi hết sức ngạc nhiên khi có một đoạn nhỏ cô viết về tôi: "Không hiểu sao con bé Trinh làm bài tệ quá nhỉ? Hay nó gặp chuyện gì không vui? Mình phải tìm hiểu nguyên nhân xem có giúp em ấy được gì không? Thường trò này rất chăm ngoan, luôn giúp đỡ bạn bè và lễ phép..."Đọc những dòng tâm tình của cô, tôi thấy khóe mắt mình cay cay, lòng tôi như thắt lại. Giờ đây tôi mới biết cô luôn xem tôi là đứa trò ngoan, luôn lễ phép và tôn trọng cô. Cô luôn nghĩ vì lí do nào đó khiến tôi khiến tôi không làm bài được chứ có nghĩ vì tôi lười học bài đâu. Cô cho tôi điểm ba cũng đáng thôi. Điểm ba ấy khiến tôi khiến tôi phải nhắc nhở mình... Tôi biết làm gì để chuộc lỗi ngoài việc đem trả sổ cho cô và xin lỗi cô. Mong sao cô có thể tha thứ cho tôi. Nghĩ vậy, sáng hôm sau, tôi định đem sổ vào trả cô thì hay tin cô phải về quê gấp vì mẹ cô đang bệnh nặng không có người chăm sóc. Cô đã nộp đơn xin nghỉ việc một thời gian... Cái tin ấy làm tôi sửng sốt. Hai quyển sổ vẫn còn nguyên trong cặp của tôi. Tôi không biết làm thế nào để liên lạc với cô đây? Mọi thứ giờ đã quá muộn. Giá như lúc ấy tôi không sửa điểm thì có lẽ tôi sẽ không gây nên bao lỗi lầm, bao buồn phiền cho cô đâu. Và tôi cũng không phải ray rứt như bây giờ. Tôi chẳng biết làm gì hơn, chỉ biết dày vò chính bản thân. Bao cảm xúc đè nén trong tôi làm tôi muốn vỡ tung. Tại sao ngày ấy tôi lại có những suy nghĩ sai lầm và ngốc nghếch đến thế để rồi bây giờ ân hận mãi. Tôi không còn gặp cô nữa và chẳng biết làm sao để xin lỗi cô. Tôi chỉ còn biết gìn giữ quyển sổ của cô và mong một ngày gần đây tôi sẽ gặp lại cô, sẽ trả sổ cho cô và kèm lời xin lỗi chân thành của tôi. Cô ơi...

Thời gian không dừng lại. Giờ đây tôi đã xa cô. Chiếc ghế cô ngồi giờ đã có người thầy khác. Tôi dẫu biết người thầy ấy cũng sẽ yêu thương, lo lắng cho chúng tôi nhưng tôi chỉ mong tìm lại bóng dáng của cô ngày nào. Tôi mong có thể gặp lại cô để xin lỗi, để nhận được sự tha thứ, bao dung của cô. Cô ơi, con thật lòng xin lỗi cô...

23 tháng 10 2017

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta không ít lần mắc lỗi nhưng có những lỗi lầm đã gây ra không bao giờ chúng ta quên được. Bây giờ, cứ mỗi lần nhớ đến cô giáo dạy văn năm lớp bảy, tôi lại thấy trong lòng mình ray rứt vì đã vô lễ với cô.

Tôi vốn là một đứa trẻ bất hạnh nhất trên đời – tôi luôn nghĩ về bản thân mình như vậy. Mẹ tôi sinh ra tôi nhưng tôi không có bố. Từ bé tôi đã luôn bị mọi người xung quanh khinh miệt, giễu cợt là “đồ con hoang”. Nhiều bà mẹ không cho con họ chơi với tôi. Tôi sống thui thủi như thế với mẹ trong căn nhà nhỏ tồi tàn cuối xóm. Từ bé, tôi không thấy ai tốt bụng và thương tôi ngoài mẹ tôi. Hai mẹ con tôi sống trơ trọi không họ hàng trong sự khinh miệt của mọi người xung quanh. Trong mắt tôi, loài người thật xấu xa và độc ác – trừ người mẹ hiền lành mà tôi hết lòng thương yêu và kính trọng. Đến tuổi đi học, tôi không chơi với bạn nào trong lớp, luôn lãnh đạm, thờ ơ với mọi người xung quanh.

Năm ấy, tôi học lớp bảy. Trong giờ văn, hôm nay lớp học văn nghị luận chứng minh. Cô giáo giảng đề “Lá lành đùm lá rách”. Cô đã dùng nhiều lập luận và dẫn chứng gần gũi, cụ thể, thiết thực để cho chúng tôi thấy đấy là lòng nhân ái của người Việt Nam ta. Giảng xong, cô cho lớp viết bài, tiết sau cô sẽ sửa. Tiết học sau, cô gọi một số bạn nộp bài cho cô sửa – trong đó có tôi. Cô gọi tôi lên và hỏi: "Toàn, tại sao em lại không làm bài mà để giấy trắng? Em không hiểu bài à? Không hiểu chỗ nào cô sẽ giảng lại cho?"

Phản ứng của tôi bất ngờ đến mức làm cả lớp sững sờ nhìn tôi. Tôi gân cổ lên trả lời cô: "Em không làm vì em không thèm làm chứ không phải không hiểu. Toàn là nói dối, bịa đặt, trên đời này làm gì có lòng nhân ái, người yêu thương người. Tại sao em lại chứng minh điều dối trá như thế là đúng cơ chứ?" Tôi nói mà không biết mình đang nói gì. Có lẽ đó là những điều uất ức dồn nén từ lâu hôm nay bộc phát. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt ngỡ ngàng về phía tôi. Còn cô giáo thì mặt tái xanh, tôi thấy cô giận đến run người. Cô không nói lời nào mà bước nhanh ra khỏi lớp. Tôi biết cô rất giận. Cô sợ không kìm chế được cảm xúc nên bước ra ngoài chăng? Tôi thoáng ân hận vì quá lời với cô nhưng tôi không thấy mình sai. Lớp trưởng đến bên tôi nhẹ nhàng: "Tại sao cậu vô lễ như thế? Đi theo xin lỗi cô đi!" Tôi giận dữ: "Tớ không nói sai. Tớ không có lỗi!".

Sau sự việc trên, tôi đinh ninh mình sẽ bị đuổi học hoặc chí ít là mời phụ huynh. Tôi chỉ lo mẹ sẽ buồn. Cuối giờ, cô gọi tôi lên gặp riêng cô. Tôi biết mình sẽ bị khiển trách rất nặng. Tôi bước vào phòng giáo viên, cô ngồi đó vẻ mặt buồn rười rượi. Trên đôi mắt đen lay láy của cô còn ngân ngấn nước. Tôi đoán cô vừa khóc và thấy ngạc nhiên. Tôi càng ngạc nhiên hơn khi cô không trách mắng tôi mà nhẹ nhàng phân tích cho tôi thấy rằng tôi nghĩ như thế là lệch lạc. Các bạn đã luôn gần gũi và giúp đỡ tôi, cô đã luôn quan tâm và yêu thương tôi,... Tôi vô cùng ân hận. Tôi lí nhí xin lỗi cô. Cô dịu dàng xoa vào đầu tôi và bảo: "Em hiểu được như thế là tốt và đừng nên mất niềm tin vào tình người như thế! Cô không giận em đâu". Dù cô nói vậy nhưng tôi vẫn thấy mình thật có lỗi khi vô lễ với cô.

Tôi thật biết ơn cô vì đã dạy tôi bài học về tấm lòng độ lượng và giúp tôi lấy lại niềm tin về tình người