K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5
  1. Trồng nhiều cây xanh. ...
  2. Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên. ...
  3. Rút các phích khỏi ổ cắm. ...
  4. Sử dụng năng lượng sạch. ...
  5. Sử dụng sản phẩm tái chế - Nguyên tắc 3R (reduce, reuse, and recycle) ...
  6. Ta tắm ao ta. ...
  7. Giảm sử dụng túi nilông. ...
  8. Tận dụng ánh sáng mặt trời.
12 tháng 5

@Lập Nguyễn Thị Bạn thêm chữ TK vào nhé!

14 tháng 5 2019

vì hiện nay, nhiệt độ trái đất đang tăng lên do khí nhà kính khiến cho băng ở hai cực tan ra. Điều đó gây nên các hiện tượng lũ lụt, sóng thần

em sẽ trồng nhiều cây xqnh để giảm khí nhà kính trong ko khí

19 tháng 4 2017

Câu 1:

a) Thế nào là sông, hệ thống sông? Khí hậu nước ta mưa nhiều vào mùa hạ thì sông thường có lũ vào mùa nào?

- Sông là: dòng chảy thường xuyên và tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. - Hệ thống sông là một mạng lưới các con sông nhỏ hợp thành cung cấp nước cho con sông chính. Bao gồm: phụ lưu (cung cấp nước cho sông chính), sông chính và chi lưu (từ sông chính đổ ra sông khác hoặc đổ ra biển). Khí hậu nước ta mưa nhiều vào mùa hạ thì sông thường có lũ vào mùa Thu.

b) Để bảo vệ nguồn nước chúng ta cần làm gì?

Trước hết, các địa phương, các ngành không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông qua đó, mỗi tổ chức cũng như người dân nâng cao nhận thức tầm quan trọng của nước sạch đối với cuộc sống; đồng thời có ý thức đối với hành động, việc làm của mình để không gây thêm sự suy thoái, cạn kiệt nguồn nước sạch quý giá mà xã hội đang sử dụng mỗi ngày.

Câu 2: Dòng biển là gì? Nguyên nhân sinh ra dòng biển? Khí hậu nơi có dòng biển nóng đi qua có gì khác với những tia cùng độ?

- Dòng biển : là sự đi chuyển của nước biển theo quy luật và chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các loài gió thổi thường xuyên trên Trái Đất -Nguyên nhân hình thành dòng biển : chủ yếu là do GIÓ ngoài ra còn các yếu tố như nhiệt độ, độ mặn , tỷ trọng giữa các khối nước...
Ở biển Đông Việt Nam
+ Dòng biển mùa đông : Đông Bắc - Tây Nam
+ Dòng biển mùa hè : Tây Nam - Đông Bắc
1.Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Tâng nào có tác động trực tiếp đến đời sống của các sinh vật trên Trái Đất. vì sao ? Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ tầng đối lưu? 2. Mùa mưa ở Kon Tum năm nay đến sớm hơn năm trước. Đó là biểu hiện của khí hậu hay thời tiết ? Vì sao ? 3. Khí áp là gì ? Hãy mô tả sự phân bố các loại gió : Tín phong, gió Tây ôn đới trên trái đất 4. Trong điều kiện nào thì...
Đọc tiếp
1.Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Tâng nào có tác động trực tiếp đến đời sống của các sinh vật trên Trái Đất. vì sao ? Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ tầng đối lưu? 2. Mùa mưa ở Kon Tum năm nay đến sớm hơn năm trước. Đó là biểu hiện của khí hậu hay thời tiết ? Vì sao ? 3. Khí áp là gì ? Hãy mô tả sự phân bố các loại gió : Tín phong, gió Tây ôn đới trên trái đất 4. Trong điều kiện nào thì hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ tạo thành mây, mưa? 5. Nước ta nằm trong đới khí hậu nào, nêu đặc điểm? Bản thân em có thể làm gì để làm giảm thiểu sự nóng lên của khí hậu trên Trái Đất hiện nay ? 6. Hồ là gì ? Căn cứ vào tính chất của nước, hồ được chia làm mấy loại? 7. Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng sóng và thủy triều? 8. Đất( thổ nhưỡng) gồm có những thành phần nào, hãy kể tên? Nêu một số biện pháp để có thể làm tăng thành phần hữu cơ trong đất ? 9. Sông và hồ khác nhau như thế nào? Hãy cho biết những căn cứ để phân loại hồ? Để bảo vệ nguồn nước sông và hồ, bản thân em cần phải làm gì ? 10. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành đất?
15
17 tháng 4 2017

1.

khí quyển được chia thành 3 tầng:
– Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao(trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC)
+ Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng : mây, mưa, sấm chớp,….
– Tầng bình lưu: 16 – 80km, có lớp ô-dôn ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật.
– Các tầng cao của khí quyển: cao trên 80 km không khí rất loãng.

tầng đối lưu có tác động trực tiếp đến đời sống của các sinh vật trên tái đất vì :

– Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao(trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC)
+ Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng : mây, mưa, sấm chớp,….

17 tháng 4 2017

3.Khí áp: Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.

Một số loại gió chính
1. Gió Tây ôn đới
– Phạm vi hoạt động: 30-60o ở mỗi bán cầu (áp cao cận nhiệt về hạ áp ôn đới).
– Thời gian: Gần như quanh năm.
– Hướng: Tây là chủ yếu (Tây nam ở Bắc bán cầu, Tây bắc ở Nam bán cầu)
– Nguyên nhân: chênh lêch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.
– Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa.

2. Gió Tín Phong
– Phạm vi hoạt động: 30o về xích đạo.
– Thời gian: quanh năm.
– Hướng: Đông là chủ yếu (Đông bắc ở Bắc bán cầu, Đông nam ở Nam bán cầu).
– Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.
– Tính chất: khô, ít mưa.

3 tháng 5 2019

Đặc điểm của vùng nhiệt đới:

+ Nằm từ 2 chí tuyến về xích đạo

+ Nhiệt độ cao, ẩm, mưa nhiều. Càng về xích đạo mưa càng giảm.

+ Sinh vật phong phú, đa dạng

Việc làm góp phần giảm thiểu sự nóng lên của Trái Đất:

+ Hạn chế sử dụng lò sưởi và điều hòa nhiệt độ, tích cực sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng

+ Trồng cây, gây rừng

19 tháng 4 2017

-Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Những năm trở lại đây trên thế giới xuất hiện nhiều thiên tai như bão lũ, sóng thần, động đất, phun trào núi lửa một cách dày đặc. những hiện tượng đó đã gây ra bao nhiêu đau thương và mất mát cho con người. Hơn hết có một điều mà có lẽ ai cũng nhận ra chính là sự xuất hiện của nhiều căn bệnh lạ. Đó cũng là do thời tiết đã và đang chuyển biến khiến dịch bệnh phát sinh.

-Có lẽ nhiều người nghĩ rằng chuyện biến đổi khí hậu là chuyện của quốc gia, chúng ta không thể giải quyết được. Nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm, vì hành động của mỗi cá nhân cụ thể sẽ quyết định đến việc ảnh hưởng biến đổi khí hậu.

-Nhận ra được tác hại vô cùng to lớn của biến đổi khí hậu, các cơ quan chức năng cần có trách nhiệm tuyên truyền, vận động mọi người có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ chính cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp

19 tháng 4 2017

Suy nghĩ của em

+do tác động của con người làm cho khí hậu càng ngaỳ càng tệ

+khí hậu như thế làm cho con người càng bị thiệt hại về nhiều thứ (con người, của cải, vật chất, tinh thần...)

Hành động

+tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường để cho khí hậu càng tốt

+trồng nhiều cây xanh

+ko xả rác ra môi trường

+...

6 tháng 6 2020

1.

a. Đới nóng (hay nhiệt đới)
– Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
– Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.
– Gió thổi thường xuyên: Tín phong
– Lượng mưa trung bình: 1000mm – 2000mm.
b. Hai đới ôn hòa (hay ôn đới)
– Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
– Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
– Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới
– Lượng mưa trung bình: 500 -1000mm
c. Hai đới lạnh (hay hàn đới)
– Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
– Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm.
– Gió đông cực thổi thường xuyên.
– Lượng mưa trung bình 500mm.

7 tháng 6 2020

Cảm ơn bạn. Chúc bạn thi tốt!!!!!

1. Khoáng sản là gì? Thế nào là mỏ khoáng sản nội sinh? Thế nào là mỏ khoáng sản ngoại sinh? Nêu ví dụ về công dụng của các loại khoáng sản. 2. Không khí bao gồm mấy thành phần? chứng minh tại sao tầng đối lưu có vai trò quan trọng nhất đối với đời sống của con người? 3. Thời tiết là gì? Khí hậu là gì? Sự thay đổi nhiệt độ không khí phụ thuộc vào những yếu tố nào? Trong đó yếu tố nào là quan...
Đọc tiếp

1. Khoáng sản là gì? Thế nào là mỏ khoáng sản nội sinh? Thế nào là mỏ khoáng sản ngoại sinh? Nêu ví dụ về công dụng của các loại khoáng sản.

2. Không khí bao gồm mấy thành phần? chứng minh tại sao tầng đối lưu có vai trò quan trọng nhất đối với đời sống của con người?

3. Thời tiết là gì? Khí hậu là gì? Sự thay đổi nhiệt độ không khí phụ thuộc vào những yếu tố nào? Trong đó yếu tố nào là quan trọng nhất? Phân biệt thời tiết và khí hậu? Cho ví dụ?

4. Khí áp là gì? Tại sao lại có khí áp? Nguyên nhân hình thành gió trên trái đất?

5. Vẽ sơ đồ cấu tạo hệ thống sông và cho biết phụ lưu, chi lưu có nhiệm vụ gì?

6. Phân tích biểu đồ nhiệt độ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và giải thích tại sao vào tháng 7( âm lịch) gọi là tháng Ngâu.

1
13 tháng 4 2018

1. Khoáng sản là gì? Thế nào là mỏ khoáng sản nội sinh? Thế nào là mỏ khoáng sản ngoại sinh? Nêu ví dụ về công dụng của các loại khoáng sản.

- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng .

- Những nơi tập trung khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản.
- Mỏ nội sinh: là những mỏ được hình thành do nội lực (quá trình măcma): đồng, chì, kẽm.
- Mỏ ngoại sinh: là những mỏ được hình thành do các quá trình ngoại lực (quá trình phong hoá, tích tụ...): than, đá vôi…

Công dụng:

+ Khoáng sản năng lượng. ví dụ: dầu mỏ, than đá,....
Công dụng: Nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất,...

+ Khoáng sản kim loại. ví dụ: kẽm, sắt, đồng, titan,....
Công dụng: Nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu,....

+ Khoáng sản phi kim loại. ví dụ: thạch anh, sỏi, kim cương,....
Công dụng: Để sản xuất nguyên liệu làm đồ gốm, sứ,...

2. Không khí bao gồm mấy thành phần?

Không khí bao gồm:

- Khí Nitơ (78%) - Khí Oxi (21%) - Các thành phần khí khác (1%)

chứng minh tại sao tầng đối lưu có vai trò quan trọng nhất đối với đời sống của con người?

+ Không khí tập trung khoảng 90% ở tầng này. + Nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa,...
+ Không khí được chuyển động theo chiều thẳng đứng

3. Thời tiết là gì?

Thời tiết là tập hợp các trạng thái của các yếu tố khí tượng xảy ra trong khí quyển ở một thời điểm, một khoảng thời gian nhất định như nắng hay mưa, nóng hay lạnh, ẩm thấp hay khô ráo.

Khí hậu là gì?

Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, gió, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định.

Sự thay đổi nhiệt độ không khí phụ thuộc vào những yếu tố nào?

- Sự thay đổi nhiệt độ không khí phụ thuộc vào các yếu tố sau: +Vĩ độ: không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn là không khí ở các vùng vĩ độ cao. + Ở tầng đối lưu của lớp vỏ khí, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên 100m giảm 0.6 độ C. + Vị trí gần hay xa biển: những nơi nằm gần hay xa biển có nhiệt độ không khí khác nhau. Gần biển có không khí mát mẻ, ấm hơn.

Phân biệt thời tiết và khí hậu? Cho ví dụ?

-Thời tiết là trạng thái của bầu khí khí quyển tại một địa điểm trong một thười gian nhất định, có thể là một giờ, một buổi, một ngày hay vài tuần. Thời tiết bao gồm các yếu tố: nhiệt độ không khí, áp suất khi quyển, gió, độ ẩm không khí và các hiện tượng khác như mưa dông, lốc… Thời tiết luôn thay đổi.

-Ví dụ, trời có thể mưa hàng tiếng lin và sau đó lại hửng nắng.

-Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một không gian nhất định và khoảng thời gian dài (thường là 30 năm). Khí hậu mang tính ổn định tương đối. Vì vậy bạn có thể nói khí hậu miền Bắc, khí hậu miền Nam, hoặc cũng có thể là khí hậu ôn đới, khí hậu nhiệt đới gió mùa

- ví dụ : khí hậu ở miền trung mát lạnh

4. Khí áp là gì?

khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt TĐ.

Tại sao lại có khí áp?

- Khí áp có vì: Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trọng lượng. Vì khí quyển rất dày nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất. Sức ép đó gọi là khí áp

Nguyên nhân hình thành gió trên trái đất?

Gió là một hiện tượng trong tự nhiên hình thành do sự chuyển động của không khí trên một quy mô lớn. Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp. Sự chuyển động này của không khí sinh ra gió.
Câu 1: Khoáng sản là gì? Dựa vào đâu mà người ta phân loại khoáng sản? Có mấy loại khoảng sản? Thế nào là mỏ nội sinh, ngoại sinh? Câu 2: Thành phần của không khí? Cấu tạo của lớp vỏ khí quyển? Có mấy khối khí? Căn cứ vào đâu để phân loại? Câu 3: Thời tiết là gì? Khí hậu là gì? Nêu cách tính nhiệt độ TB ngày, tháng, năm? Nhiệt độ không khí thay đổi theo mấy yếu tố? Câu 4: Khí áp là gì? Gió là gì? Có...
Đọc tiếp

Câu 1: Khoáng sản là gì?

Dựa vào đâu mà người ta phân loại khoáng sản?

Có mấy loại khoảng sản?

Thế nào là mỏ nội sinh, ngoại sinh?

Câu 2: Thành phần của không khí?

Cấu tạo của lớp vỏ khí quyển?
Có mấy khối khí? Căn cứ vào đâu để phân loại?

Câu 3: Thời tiết là gì? Khí hậu là gì? Nêu cách tính nhiệt độ TB ngày, tháng, năm?

Nhiệt độ không khí thay đổi theo mấy yếu tố?

Câu 4: Khí áp là gì? Gió là gì? Có mấy loại gió? Nêu đặc điểm từng loại?

Câu 5: Lương hơi nước do đâu mà có? Nguồn cung cấp nào là chủ yếu?

Sự ngưng tụ là gì? Nêu quá trình hình thành mây, mưa

Cách tính tổng lượng mưa và lượng mưa TB

Câu 6: Hai chí tuyến và Hai vòng cực nằm ở vĩ độ bao nhiêu? Có mấy đới khí hậu? Nêu đặc điểm?

Câu 7: Sông là gì? Phụ lưu, chi lưu là gì? Thế nào là lưu vực sông? Đặc điểm của một con sông được thể hiện qua điều gì?

Hồ là gì? Hồ có những nguồn gốc nào?

Câu 8: Độ muối của nước biển và đại dương là bao nhiêu? Nước biển có mấy hình thức vận động? Sóng là gì? Thủy triều là gì? Dòng biển là gì? Nguyên nhân chính sinh ra sóng, các dòng biển và thủy triều? Nêu lợi ích và tác hại của sóng, thủy triều và dòng biển?

1
30 tháng 4 2017

Câu 1:

-Những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích đước con người khai thác sử dụng gọi là khoáng sản.

- Dựa theo các tính chất và công dụng các khoáng sản được chia thành 3 nhóm

+ Năng lượng(nhiên liệu)

+Kim loại

+Phi kim loại

-Mỏ khoáng sản nội snh là những mỏ hình thành do nội lực(do các quá trình dịch chuyển mác ma lên gần bề mặt trái đất)

-Mỏ khoáng sản ngoại sinh là những mỏ hình thành do ngoại lực(quá trình phân hóa,tích tụ,...)

30 tháng 8 2020

a) Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí?

a. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí xa hay gần biển

- Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau.

- Nguyên nhân: Đặc tính hấp thụ nhiệt của nước và đất khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước.

b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao:

- Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.

- Cứ lên cao 100 m nhiệt độ lại giảm 0,6 độ C.

- Nguyên nhân: Sự thay đổi của lớp không khí trên mặt đất và thành phần: bụi, hơi nước trong không khí.

c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ:

- Nhiệt độ không khí giảm dần theo vĩ độ:

+ Vùng vĩ độ thấp: nhiệt độ cao.

+ Vùng vĩ độ cao: nhiệt độ thấp.

- Nguyên nhân: Sự thay đổi của lượng nhiệt và góc chiếu tia sáng Mặt Trời.

b)Nêu một số dẫn chứng về biến đổi khí hậu ở Việt Nam.Những năm gần đây các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề của loại thiên tai nào nhất, hãy phân tích nguyên nhân xảy ra và giải pháp để hạn chế loại thiên tai này?

Đối với con người thì biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng tới hệ thống kinh tế- xã hội và làm ảnh thưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người trên trái đất.

Hiện nay thì việc biến đổi làm gia tăng nhiệt độ toàn cầu và khiến cho mực nước biển đang dâng lên là một trong những thách thức hàng đầu mà nhân loại phải giải quyết.

Sự biến đổi về thời tiết có thể được diễn ra ở một vùng nhất định hoặc cũng có thể diễn ra trên toàn thế giới.

Biến đổi khí hậu thường được đề cập tới sự thay đổi thời tiết hay còn được gọi bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Nguyên nhân biến đổi khí hậu hiện nay

Hiện nay thì nguyên dân dẫn tới biến đổi khí hậu gồm 2 nguyên nhân chính:

Nguyên nhân chủ quan:
  • Nguyên nhân này phần lớn là do sự tác động của con người vào. Do việc thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước và sự gia tăng lượng khí thải và một số loại khí nhà kính khác từ các hoạt động kinh tế của con người.
  • Những tác động này sẽ là biến đổi bầu khí quyển của trái đất. Khi mật độ khí nhà kính vượt mức báo động sẽ làm cho nhiệt độ của trái đất cũng tăng dần lên. Điều này sẽ làm thay đổi thời tiết ở nhiều vùng trên trái đất.
Nguyên nhân khách quan
  • Đây là nguyên nhân do sự biến đổi của tự nhiên như: sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, trái đất thay đổi quỹ đạo, quá trình kiến tạo núi và kiến tạo các thềm lục địa, sự biến đổi của nhiều dòng hải lưu và sự lưu chuyển bên trong của hệ thống khí quyển.
  • Như vậy nguyên nhân dẫn tới biến đổi khí hậu là do hiện tượng hiệu ứng nhà kính hay còn được gọi là sự nóng lên của trái đất và nhiều nguyên nhân từ tự nhiên khác.
Hậu quả của biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu để lại nhiều hậu quả tới hệ sinh thái cũng như môi trường sống của con người. Dưới đây là một số hậu quả gây ra cho trái đất:

Hệ sinh thái bị phá hủy

Biến đổi khí hậu ngày càng thay đổi sẽ làm cho hệ sinh thái của trái đất bị thay đổi. Việc biến đổi sẽ làm cho nguồn nước ngọt bị thiếu hụt, môi trường không khí bị ô nhiễm, Các nguồn năng lượng tự nhiên dần bị cạn kiệt và một số vấn đề khác.

Điển hình hậu quả của biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái như làm cho san hô bị tẩy trắng do nước biển ấm lên.

Do mất đi sự đa dạng sinh học

Nhiệt độ trái đất ngày một tăng nên điều này sẽ khiến cho một số loài có nguy cơ bị biến mất và thậm chí là bị tuyệt chủng. Nguyên nhân chính là do môi trường sống của các loại động vật này đang bị đe dọa do nạn phá rừng của con người.

Đối với chúng ta thì cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng, tình trạng đất bị hoang hoắc và nước biển xâm lấn cũng đe dọa tới nơi cư trú của chúng ta.

Dịch bệnh

Khi nhiệt độ môi trường tăng lên kéo theo đó là các hiện tượng tự nhiên như lũ lụt, hạn hán điều này sẽ tạo điều kiện cho các con vật truyền nhiễm như chuột, muỗi có thể sinh sôi. Truyền nhiễm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới.

Tổ chức y tế thế giới đa có cảnh báo một số loại dịch bệnh nguy hiểm đã lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều khu vực trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện một số bệnh nhiệt đới.

Mức nước biển dâng lên

Ngày nay do nhiệt độ tăng lên khiến cho mực nước biển cũng dần tăng lên. Khi nhiệt độ tăng nên sẽ khiến cho các con sông băng, biển băng hay một số lục địa băng trên thế giới bị tan chảy và khiến cho lượng nước đổ ra biển và đại dương cũng tăng lên.

Tình trạng nước biển dâng lên sẽ làm cho các bờ biển bị biến mất.

Tình trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam như thế nào

Hiện nay thì Việt Nam là một trong những quốc gia phải chịu ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu như: mực nước biển tăng lên, đặc biệt tình trạng nước biển xâm lấn đang diễn ra theo chiều hướng tích cực ở những vùng ven biển.

Việt Nam năm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa lên tình trạng thường xuyên xuất hiện những cơn bão từ biển vào và phải ứng phó với tình trạng ngập lụt do biến đổi khí hậu gây ra.

Tình trạng biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới Việt Nam được biểu hiện rõ nhất là diện tích đất ở sẽ bị ngập nước điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống của người dân.

Cứ mỗi năm thì Việt Nam phải gánh chịu hơn 10 cơn bão đổ bộ vào do khí hậu gây ra.

c) chúng ta có thể làm những gì để dự đoán và hạn chết hiệt hại do động đất gây ra?

Để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra, con người cần phải có những biện pháp để phòng tránh. Cụ thể đó là:

  • Nghiên cứu và xây dựng nhà cửa chịu được những chấn động lớn.
  • Lập các trạm nghiên cứu, dự báo trước để kịp thời sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

d) mk chịu

BẠN THẤY QUAN TRỌNG CHỖ NÀO THÌ GHI

HỌC TỐT

1 tháng 9 2020

d anh chịu thì em bó tay r ..... hihi