K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2019

Tham khảo:

Đã có những tượng đài hoành tráng, những tiểu thuyết sử thi dựng lên hình tượng Mẹ. Nhưng mỗi lúc tưởng nhớ Mẹ, con chỉ ước ao lặng lẽ trở về chốn cũ, nơi những khóm tre ngàn năm nay vẫn xào xạc gió, những cánh lục bình tim tím rưng rưng và chiếc bóng gầy của Mẹ những chiều chạng vạng, lặn lội, nhặt nhạnh từng đọt rau, nắm tép nuôi con. Con đã đi qua hơn nữa đời người để thấm thía được rằng chỉ có một suối nguồn tình thương không bao giờ cạn dành riêng cho con mang tên Mẹ. Trang ca dao bỗng nhòe đi vì bao câu hỏi: Ca dao hay lời ru hời ngày xưa của Mẹ! Ca dao hay chính cuộc đời tảo tần, lận đận của Mẹ! Cái chấm nhỏ đơn độc một góc trời quê buổi tiễn con đi lừng lững lớn lên thành một khoảng trời đủ rộng, đủ cao, chở che suốt một đời con. Đã bao lần lời ru của Mẹ vọng về yêu thương, kể lể, dặn dò là bao lần chúng con “NGỒI BUỒN NHỚ MẸ TA XƯA” để thương nhớ, ngợi ca và xót xa về Mẹ!

Chúc bạn học tốt!

23 tháng 10 2019

Mình học lớp 8 đấy. Sáu Nguyễn

       Từ ngày xưa, rừng đã được coi là tài sản quý báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. Ông cha ta đã nhận xét giá trị của rừng qua câu: Rừng vàng, biển bạc.

       Trước hết, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý giá cần thiết cho cuộc sống. Nói đến rừng là người ta nghĩ ngay đến gỗ. Từ đinh, lim, sến, táu cứng bền như sắt (được gọi là tứ thiết) có độ bền hàng ngàn năm là nguyên liệu để xây dựng đình chùa, lăng tẩm, đến lát chun, cẩm lai, vàng tâm, giáng hương... rất được ưa chuộng để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ và để làm nhà cửa. Từ cây gỗ chống lò trong hầm mỏ đến cành củi, mẩu than... tất cả đều từ rừng mà ra.

       Ngày nay, với khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, con người đã chế tạo ra nhiều nguyên liệu tổng hợp giống gỗ từ các sản phẩm hoá học, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗ lấy từ rừng. Tre, nứa, trúc, mai, vầu... cùng với gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất giấy và hàng ngàn vật dụng quen thuộc khác.  

       Rừng còn cung cấp hàng trăm sản vật quý hiếm khác. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khoẻ và sự sống cho con người. Không thể kể hết những nguồn lợi do rừng đem lại.

       Rừng còn giữ vai trò điều hoà khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Có loại rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú, loài cây quý giá, là nguồn đề tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học.

       Đối với dân tộc Việt Nam, rừng còn gắn chặt với từng chặng đường lịch sử. Trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, rừng trở thành căn cứ cách mạng : Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Trong thời bình, rừng là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng, là điểm tham quan du lịch của mọi người.

       Rừng đem lại nhiều lợi ích như thế nhưng con người chưa biết bảo vệ nguồn lợi quý giá từ rừng. Bọn lâm tặc săn lùng gỗ quý khắp nơi. Muốn lấy một cây gỗ, chúng sẵn sàng chặt phá hàng trăm cây cối to nhỏ xung quanh. Vì tiền, chúng bẫy hổ, săn gấu, bò tót, hươu, nai, lợn rừng... ngay cả trong mùa sinh sản. Tập quán đốt rừng làm rẫy của đồng bào miền núi đã thu hẹp rất nhiều diện tích rừng. Nguy hại của việc làm đó là phá huỷ vành đai rừng phòng hộ, dẫn đến hiểm hoạ sạt núi, lở đất và những cơn lũ lớn không thể nào ngăn chặn được, gây ra hậu quả ghê gớm khó lường.

       Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết, nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản cũng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ... và lấy đâu ra rừng vàng cho con cháu mai sau?

       Để bảo vệ rừng, Nhà nước ta đã có pháp lệnh cụ thể về khai thác rừng. Với sự ủng hộ của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới, phong trào thực hiện vườn rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc... đang được tiến hành rộng khắp. Chúng ta hi vọng rằng rừng Việt Nam sẽ được bảo tổn và ngày càng phát triển.

23 tháng 8 2018

Chính con người chúng ta đã biết, nếu như chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì ta thấy được tất cả những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không có tác dụng đối với đời sống. Đó dường như cũng chính là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam chúng ta khi đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Các thí sinh Việt luôn tự tin và làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Đây là một trong những thành tích đáng nể. Nhưng cho đến khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt điều này, thậm chí người ta còn ứng dụng rất linh hoạt thì chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí có nhiều thí sinh phải bỏ cuộc vì không biết thực tiễn lại khác những gì họ học được. Và từ đó cũng tương đương với việc có nhiều trường hợp học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng ngay cả bản thân các bạn ý lại hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế. Họ dường như cũng không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, các bạn không tự viết được một lá đơn xin việc,… Và quả thật nếu học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc của bố mẹ. Bởi xét theo thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Như vậy, tất cả chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế và đó mới là mục đích của việc học.
 

12 tháng 3 2022

Tham khảo:

Qua đoạn văn trên, tác giả khẳng định lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước đó được thể hiện rõ ràng nhất, rực rỡ nhất trong những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Đoạn trích cũng phản ánh thái độ trân trọng, tự hào của tác giả trước truyền thống ấy.Phần mở bài nêu lên vấn đề được đưa ra nghị luận: Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta… nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Trong cuộc sống chiến đấu, trong xây dựng biểu hiện của lòng yêu nước rất phong phú và đa dạng, ở bài viết này, tác giả nhấn mạnh đến lòng yêu nước ở các cuộc chống ngoại xâm bởi nó được bộc lộ mạnh mẽ nhất, cụ thể nhất. Đặc điểm lịch sử của đất nước ta là luôn phải đương đầu với giặc ngoại xâm nên rất cần đến lòng yêu nước và tinh thần xả thân vì nước. Trên thực tế, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra quyết liệt, đòi hỏi phải phát huy cao độ tinh thần thi đua yêu nước của toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiệt liệt biểu dương những gương sáng về lòng yêu nước.

16 tháng 3 2022

dài zậy

22 tháng 3 2022

Khi bàn về tinh thần yêu nước của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta". Vậy thế nào là lòng yêu nước? Đó là tình cảm cao quý, thiêng liêng dành cho quê hương, đất nước. Trong thời chiến, tinh thần ấy đã được nhân dân ta sử dụng như một thứ vũ khí để nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước. Trong thời bình, những tưởng tinh thần yêu nước sẽ bị vùi lấp bởi bụi thời gian, nhưng không. Nó vẫn được phát huy một cách cao độ. Đặc biệt là trước đại dịch coivd 19 hiện nay, nhờ có yêu nước, nhờ cùng chung một nhịp đập mà dân ta đã đoàn kết, đồng lòng, đồng sức xây dựng nên bức tường thành kiên cố để ngăn cản bước tiến của quân thù. Thật vậy, tinh thần yêu nước chính là "của quý" của dân tộc ta. Hơn hết, nó chính là sức mạnh vĩ đại để đất nước ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách. Chưa dừng lại ở đó, yêu nước còn là động lực quý báu giúp ta tiến vững chắc lên phía trước. Qua đây, mỗi chúng ta hãy không ngừng phát huy và rèn luyện tinh thần cao quý ấy, đừng để nó bị cuốn đi theo chiều gió Trong tác phẩm '' Tinh thần yêu nước của nhân dân ta '' Bác có khẳng định nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Từ xưa đến nay, tinh thần yêu nước của nhân dân ta luôn là thứ quý báu nhất, là điều đáng tự hào nhất của dân tộc và còn là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ông cha ta luôn có câu '' Quê là mỗi người chỉ một, Như là chỉ một mẹ thôi, Quê hương nếu ai không nhớ, Sẽ không lớn nổi thành người ''. Nhân dân ta luôn lấy đó làm cách sống của mình để sống thật tốt, thật đẹp. Câu ca dao trên muốn truyền đến mọi người rằng: '' Đừng tìm ở đâu xa nước để yêu vì nước đang cần yêu đã ở gần ngay chúng ta rồi ''. Hãy yêu nước, yêu bằng chính tâm hồn, yêu như chính người mẹ đẻ, yêu như đó chính là bản thân mình. Ngày xưa, nước ta luôn bị giặc ngoại xâm có mưu kế muốn xâm chiếm nhưng những tư tưởng xấu xa ấy đã được toàn dân ta dập tắt bằng lòng yêu nước cháy bỏng trong chính bản thân mình. Chúng ta có thể sẵn sàng hi sinh, ra chiến trường như một dũng sĩ để đánh bại những kẻ có mưu đồ cướp nước và bán nước. Thật oai linh, thật hùng vĩ ! . 

27 tháng 9 2019

Tham khảo:

Con đường đi học của em thời thơ bé là con đường làng nhỏ hẹp, chạy dài qua thôn xóm. Năm ngoái, con đường liên thôn, liên xã đã được xi-măng hoá thẳng tắp, phẳng lì. Trên con đường đi tắt qua đồng Áng lúa xanh rì bát ngát. Có chim én đưa thoi về mùa xuân và cò trắng bay lượn vào tháng mười. Trâu bò cày bừa, bê nghé gặm cỏ non. Những chiếc nón trắng nhấp nhô trên đồng lúa, ngô, khoai. Đi qua cánh đồng, mái trường thân yêu của chúng em hiện ra với vẻ khang trang, đẹp đẽ. Mái ngói đỏ son, tường vôi trắng xoá với khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn ngay ngắn. Với em, con đường đi học là con đường vui, chắp cánh cho bao mơ ước của tuổi học trò.

27 tháng 9 2019

Tham khảo:

Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp. Đó là con sông hiền hòa, cánh đồng thẳng cánh cò bay… nhưng thân thuộc với em nhất có lẽ là con đường quen thuộc từ nhà đến trường.


Con đường tới trường là một con đường nhỏ được rải đá răm thẳng tắp. Hai bên đường là hai hàng cây xanh mát. Buổi sáng con đường rộn rã hẳn lên. Hình như tất cả lũ trẻ trong xóm em đều có mặt trên đường. Chúng chia thành những nhóm nhỏ tung tăng đến trường. Tiếng nói chuyện ríu rít xen lẫn tiếng cười vui vẻ làm con đường thêm rộn rã, tươi vui. Buổi trưa đường lạnh lùng ít được hỏi han. Lúc ấy, con đường yên lặng như chìm trong giấc ngủ. Hai hàng cây đứng quạt cho con đường càng thêm yên giấc. Trên cành, mấy chú chim sâu đang chuyền cành để bắt những gã sâu phá hoại cây, làm cho hàng cây thêm tốt tươi. Những tia nắng li ti rải xuống mặt đường trông như dát bạc. Những mái nhà nằm thấp thoáng dưới bóng cây thưa. Từ mái nhà nào vọng ra tiếng ru em trầm bổng. Tiếng võng đưa kẽo kẹt giữa buổi trưa hè làm cho con đường làng càng thêm vẻ yên tĩnh lạ lùng. Những đoạn đường bằng phẳng, mấp mô, gập ghềnh em đều thuộc như lòng bàn tay. Chẳng có ngày nào lũ trẻ chúng em không đặt bàn chân nhỏ bé của mình lên con đường thân thuộc ấy. Bởi vậy mà con đường trở thành một người bạn thân thiết với em.

Con đường tới trường đã khắc sâu vào trong tâm trí em. Mỗi buổi đến trường, con đường đã để lại trong em bao kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò. Mai ngày lớn lên em cũng không thể quên hình ảnh con đường thân yêu.

Chúc bạn học tốt!

10 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Tình mẫu tử là thứ tình cảm đáng quí nhất mà suốt cuộc đời này những đứa con sẽ mãi trân trọng. Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, là người chấp cho ta những đôi cánh ước mơ để bay đến chân trời hi vọng .Những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Tình mẫu tử thật thiêng liêng, cao quý làm sao!. Tình mẹ ấm áp như vầng thái dương, dịu hiền như dòng sông xanh. Ngay từ những ngày đầu, mẹ là người nâng đõ , yêu thương chúng ta. Ngay cả khi lớn lên, mẹ vẫn sát cánh cùng chúng ta trên con đường đời đầy gian lao và thử thách. Tình mẫu tử cao quý ấy không gì có thể sánh bằng. Và cũng chính vì vậy mà những đứa con luôn trân trọng điều ấy. Chúng ta phải đáp lại những tình cảm mà mẹ dành cho mình qua những biểu hiện cụ thể. Chúng ta phải siêng năng học hành, nghe lời cha mẹ. Như vậy, tình mẫu tử càng trở nên cao cả hơn.

Tính liên kết về ND là tập trung nói về tình mẫu tử, các câu đã theo 1 trình tự nhất định

Phương tiện ngôn ngữ theo 1 trình tự nhất định

14 tháng 12 2019

a. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ là biểu cảm.

b. Nội dung chính của đoạn thơ là: Tiếng gà trưa trở thành động lực, là cội nguồn sức mạnh cho người cháu trên bước đường chiến đấu.

c. Đoạn thơ sử dụng biện pháp điệp từ. Từ "vì" được lặp lại 3 lần góp phần biểu hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ vì Tổ quốc, vì nhân dân, trong đó bao gồm cả những người thân yêu trong gia đình mình, mà ở đây ghi đậm dấu ấn của người bà yêu quý với biết bao kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ..

d. Mục đích học tập của học sinh:

- Bổ sung kiến thức cho mình

- Chinh phục những đỉnh cao tri thức mới

- Chuẩn bị hành trang hướng tới tương lai tươi đẹp.

- Sau này lớn lên có thể đóng góp một phần nhỏ cho đất nước.