K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ra-xum Ga-da-top được mệnh danh là nhà thơ của mọi thời đại có dành cho báo nước Nga văn học một cuộc trò chuyện trong đó bày tỏ sâu sắc suy nghĩ của mình về văn học : « ... Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lý được khắc họa bằng tất cả tài nghệ của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu của thời đại mình và phải miêu tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không...
Đọc tiếp
Ra-xum Ga-da-top được mệnh danh là nhà thơ của mọi thời đại có dành cho báo nước Nga văn học một cuộc trò chuyện trong đó bày tỏ sâu sắc suy nghĩ của mình về văn học : « ... Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lý được khắc họa bằng tất cả tài nghệ của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu của thời đại mình và phải miêu tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không chút giả tạo » Em hiểu lời bàn trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về hoàn cảnh lịch sử đất nước con người VN trong hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mỹ hãy làm sáng tỏ lời bàn ấy qua tác phẩm đồng chí của Chính Hữu và bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. mọi người có thể viết văn phần mở bài của đề này là được ạ! e đang cần rất gấp ạ!
0
15 tháng 11 2023

`*` Hình ảnh những chiếc xe trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" được miêu tả qua những chi tiết:

"Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi"

`->` Sử dụng các từ ngữ phủ định để khẳng định: "không... không"

`-` "giật, rung": động từ mạnh

`-` Điệp từ "bom": giật, rung `->` Lý do khiến kính vỡ đi

                                           Nhấn mạnh lý do, hiện thực tàn khốc của chiến tranh

"Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước"

`->` Điệp ngữ "không có"

`-` Không có: kính, đèn, mui xe, có xước `->` Liệt kê: chiếc xe bị bóp méo, biến dạng, thiếu thốn mà còn có xước.

Phần I (6 diểm): Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Câu 1 (1 điểm): Xuyên suốt tác phẩm, có những hình ảnh thơ nào luôn song hành, gắn bó với nhau. Nêu rõ mối quan hệ của những hình ảnh thơ đó trong việc thể hiện nội dung tác phẩm.Câu 2 (1,5 điểm): Tình cảm nào của người lính lái xe được thể...
Đọc tiếp

Phần I (6 diểm): Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Câu 1 (1 điểm): Xuyên suốt tác phẩm, có những hình ảnh thơ nào luôn song hành, gắn bó với nhau. Nêu rõ mối quan hệ của những hình ảnh thơ đó trong việc thể hiện nội dung tác phẩm.

Câu 2 (1,5 điểm): Tình cảm nào của người lính lái xe được thể hiện trong hai câu thơ sau: “Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi"

Tình cảm này còn được thể hiện ở một bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn 9 ( nêu rõ tên tác giả). Giữa muôn vàn hiểm nguy, gian khó, thiếu thốn hành động “bắt tay qua cửa kính vỡ” trong câu thơ trên có ý nghĩa như thế nào?

Câu 3 (3,5 điểm): Viết một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu theo lập luận diễn dịch để làm rõ cảm nhận của em về khổ thơ sau trong bài: “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”

Trong đoạn văn, có sử dụng lời dẫn trực tiếp, thành phần biệt lập ( gạch chân dưới một lời dẫn trực tiếp, một thành phần biệt lập và chú thích).

0
20 tháng 3 2022

1.

Ngôn ngữ giọng điệu của bài thơ rất giản dị, pha một chút ngang tàng: Từ thì", "chưa cần"...

2. Tác dụng :góp phần thể hiện tinh thần bất chấp gian khổ, khó khăn của người lính: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai".

27 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Hai câu thơ đầu đã sử dụng biện pháp nghệ thuật lặp từ "Không" vô cùng độc đáo để khẳng định sự thiếu thốn và hoàn cảnh khó khăn trong chiến đấu của những người chiến sĩ Trường Sơn. Đồng thời, đây cũng là biện pháp liệt kê những sự thiếu thốn của hoàn cảnh chiến đấu: xe không có kính, xe không có đèn, xe không có mui và thùng xe có xước. Ta có thể thấy được sự khẳng định về sự thiếu thốn trong hoàn cảnh chiến đấu của những người lính. Trong hành trình chiến đấu và lái những chiếc xe xẻ dọc Trường Sơn của mình, những người lính phải đối mặt với vô vàn những sự khó khăn và thiếu thốn và những thử thách đối với ý chí và tinh thần chiến đấu của họ. Thế nhưng, câu thơ thứ ba khẳng định những chiếc xe vẫn tiếp tục chạy trên hành trình giải phóng miền Nam vẫn còn nhiều khó khăn ở trước mặt. Hình ảnh cuối cùng của bài thơ là hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp "một trái tim". Chao ôi hình ảnh trái tim đó chính là tình yêu dành cho đất nước, là tinh thần chiến đấu, là tinh thần lạc quan và tinh thần chiến đấu mạnh mẽ của người lính! Nhà thơ Tố Hữu từng có câu thơ rằng: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai"(Lời dẫn trực tiếp). Đây chính là hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mỹ có tinh thần tuổi trẻ, dũng cảm, không ngần ngại khó khăn, gian khổ. Khổ thơ có âm điệu hào hùng, chan chứa tình cảm, tha thiết tình cảm của những người lính dành cho đất nước của mình, dành cho miền Nam vẫn chưa được giải phóng. 

27 tháng 10 2021

em cảm ơn ạ :33

5 tháng 2 2019

Nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo

dựng hình ảnh nhân vật chính Nguyễn Huệ

Các tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca, họ đứng trên tinh thần dân tộc phản ánh. Nhờ điều đó, càng tạo ra cho tác phẩm sức thuyết phục, tính chân thực, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử

Đây là đặc điểm đặc sắc của thể loại truyền thuyết lịch sử.

Tâm trạng ông Hai, trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, được Kim Lân miêu tả:“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây... ” – cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.Hay là quay về làng? ...Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay, về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ...
Đọc tiếp

Tâm trạng ông Hai, trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, được Kim Lân miêu tả:

“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây... ” – cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.

Hay là quay về làng? ...

Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay, về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ...

Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây (...).

Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. về bây giờ ra ông chịu mất hết à?

Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”

(Làng – Kim Lân)

Cho câu văn “Vậy là, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc họa thành công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến.”

 

Lấy câu văn này làm câu chủ đề để phân tích đoạn trích trên, hãy triển khai thành một đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu, trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép, (gạch chân chú thích lời dẫn trực tiếp và câu ghép).

1
23 tháng 11 2019

- Về hình thức: chép chính xác câu chủ đề đã cho để tạo thành đoạn văn có dung lượng khoảng 10 câu (tối thiểu 8 câu, tối đa 12 câu), theo phương pháp quy nạp, có liên kết chặt chẽ, đủ lí lẽ và dẫn chứng, có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu ghép.

- Về nội dung: chỉ phân tích đoạn trích đã cho để làm rõ ý khái quát: ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế (độc thoại nội tâm rất lô-gic, đa dạng kiểu câu, giọng điệu,... ), nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân (yêu làng kháng chiến, đặt tình yêu với đất nước lên trên,...)

- Tham khảo đoạn văn:

Trong đoạn văn được trích từ tác phẩm Làng của Kim Lân, ta thấy lời người đàn bà đi tản cư thông báo về cái tin dữ “cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”... đã ám ảnh ông Hai, khiến ông có ý định “Hay là quay về làng?” ... (1). Đây là lời độc thoại nội tâm rất chân thực diễn tả những suy nghĩ, băn khoăn, không muốn rời xa cái làng mà mình vốn luôn hãnh diện, luôn “khoe ” (2). Thế nhưng suy nghĩ sai lầm ấy đã bị dập tắt ngay khi tác giả miêu tả một cách rất tinh tế những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật (3). Bởi ông Hai hiểu rằng quay về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, là chấp nhận làm nô lệ (4). Rồi ông mường tượng ra quá khứ đen tối và nhục nhã của kiếp sống trước mà còn cảm thấy “rợn cả người” (5). Trong con người ông Hai diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa sáng và tối, được và mất (6). Để rồi người nông dân tản cư ấy đi đến quyết định dứt khoát: “Không thế được! Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” (7). Thù cái làng mà mình đã từng yêu thương, từng gắn bó như máu thịt, đó là sự hi sinh vì làng đó đã theo Tây phản bội đất nước(8). Điều đó chứng tỏ ông Hai đã đặt tình yêu kháng chiến, yêu lãnh tụ lên trên tất cả. Lòng yêu nước đã bao trùm lên tình cảm làng quê, đây là nét mới, là chuyển biến sâu sắc trong tư tưởng, tình cảm của người nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp (9). Vậy là, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc họa thành công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến (10).

4 tháng 12 2017

Hình tượng con người giàu phẩm chất truyền thống.

* Người lính trong bài thơ Đồng chí hiện lên với vẻ đẹp chân chất, mộc mạc, gắn bó tha thiết với quê hương, giàu tình yêu nước…

* Những người nông dân trong truyện ngắn Làng, đặc biệt là ông Hai là những người thật thà, chất phác, chăm chỉ, yêu làng quê tha thiết…

+ Hình tượng con người mang đậm nét thời đại.

* Ở Đồng chí là tình đồng chí đồng đội. Đây là những tình cảm mới của con người ViệtNam giai đoạn này.

* Ở truyện ngắn Làng, sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu làng quê với tình yêu đất nước và niềm tin yêu cách mạng, kháng chiến là vẻ đẹp mới của người nông dân Việt Nam, cũng là của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

+ Để thể hiện những vẻ đẹp ấy của con người Việt Nam, hai tác phẩm đã lựa chọn sáng tạo được những hình thức nghệ thuật đặc sắc: Bài thơ Đồng chí thành công trong việc sử dụng thể thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh chân thực, giản dị, hàm súc, gợi cảm… . Truyện ngắnLàng xây dựng  được tình huống truyện đặc sắc, nhân vật  hiện lên sống động, chân thực, đặc biệt ở các trạng thái tâm trạng, ngôn ngữ tự nhiên, gần với đời sống, …